Đinh La Thăng, Điều phải đến đã đến

Bùi Quang Vơm

Hội nghị Trung ương 5 dự định diễn ra trong nửa đầu tháng 5/2017 có thể phải chuyển nội dung trọng tâm từ chuyên đề tăng trưởng và cân đối vĩ mô cho nền kinh tế đang có nguy cơ sụt giảm không thể cứu vớt, các chỉ tiêu lớn có khả năng bị phá sản, sang một vấn đề nóng bỏng và gay cấn hơn là vấn đề nhân sự, vốn là nội dung trọng tâm được sắp đặt cho Hội nghị Trung ương 6 dự kiến vào khoảng tháng 10/2017.

Ngày 27/04/2017 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kiến nghị Bộ Chính trị kỷ luật Đảng đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, đương kim Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị.

Những gì phải đến đã đến và đang đến. Dù công bố của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có hơi đột ngột, nhưng là công bố được chờ đợi từ lâu.

Đây có thể là phát súng đầu tiên của một chiến dịch có quy mô tổng hợp, được bắt đầu từ Nghị quyết 4 khoá XI năm 2012; nhưng ngay lúc đó ít ai hình dung được tính chất trầm trọng và quy mô chiến dịch tới mức độ như hiện đang bộc lộ.

Nghị quyết TW 4, ban hành ngày 16/01/2012, có viết “một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”...

Ngày 30 tháng Tư

Phạm Đình Trọng

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng Tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng Tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng Tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng Tư được những người cộng sản gọi là Ngày Giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng Tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của Tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Giải phóng đích thực, giải phóng có giá trị lớn lao, thiết thực nhất phải là giải phóng con người, giải phóng tư duy, giải phóng sự sáng tạo của con người và giải phóng sức phát triển của xã hội.

Nước mắt, nước biển và thuyền nhân Việt

Bài: Trần Mộng Tú

Ảnh: Trùng Dương

Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan. Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho Đài Truyền hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của Đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của Đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.

Chúng tôi may mắn có ba linh mục, cha Nguyễn Hùng đến từ Đài Loan, cha Phạm Hồng từ Úc và Phạm Tâm (cũng còn là bác sĩ y khoa) đến từ Houston, hòa thượng Thích Huyền Việt đến từ Houston, thầy Tây Tạng Geshe Gawa đến từ Úc.

Trong nhóm còn một bác sĩ trẻ nữa là Kenneth Nguyễn đến từ California.

Những ngôi mộ bị cầm tù

Nguyễn Lân Thắng

Tôi vào Nam thăm gia đình và bạn bè một ngày cuối năm rực nắng. Sài Gòn vẫn hối hả như bao lần tôi đã đến. Gia đình tôi bên nội là dân Bắc, bên ngoại là dân Nam, thế nên từ bé đến giờ tôi chẳng xa lạ gì với mảnh đất này. Mọi lần đến Sài Gòn, tôi thường cố gắng bỏ thời gian về nghĩa trang thành phố để thăm mộ ông ngoại tôi. Lần này đi, tôi chợt nhớ đến đã đọc đâu đó về nghĩa trang quân đội VNCH cũng nằm tại Biên Hòa. Gia đình tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, nhưng tôi rất tò mò muốn đến đây để mắt thấy tai nghe mọi chuyện và để thắp dù chỉ một nén nhang cho những người đã khuất.

Lẽ nào lại là một cuộc bể dâu mới

Nguyễn Duy Nghĩa

Tác giả gửi tới Dân Luận

Nghe tin Cơ quan quản lý đã thu hồi quyết định về việc tạm dừng cấp phép phổ biến 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, tạm yên lòng. Nói “tạm” vì có lèo thêm sẽ tiếp tục thu thập tư liệu các bài hát sáng tác trước năm 1975 chưa được phổ biến để thẩm định, cho phép phổ biến (*). Xem chừng sẽ có bài hát tới đây chịu trận. Những công bộc sau khi bị “kiểm điểm, nghiêm khắc rút kinh nghiệm” chắc sẽ mài sắc tinh thần, bới lông tìm vết những bài hát cũ thì không biết việc gì sẽ xảy ra.

Sau năm 1975 là đến năm nào

Những bài hát sáng tác trước năm 1975, tức là trong những tháng năm Miền Nam bị kìm kẹp bởi bọn cướp nước, bè lũ bán nước, các nhạc sỹ ở thời đó do không được thấm nhuần đường lối văn hóa cách mạng đang lưu hành ở Miền Bắc, là đương nhiên. Ca từ, giai điệu của các ca khúc đó không đùng đoàng như tiếng súng át tiếng bom, chẳng rầm rập khí phách đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà ủy mỵ, sướt mướt, con tim anh, nụ hôn em… Nhưng có lẽ cũng nhờ vậy mà đã ru ngủ những chiến binh của chế độ Sài Gòn, khiến họ mềm lòng, mờ mắt, gục ngã trước đội quân bách chiến, bách thắng. Thế thì càng tốt chứ sao. Nếu cho rằng những bài hát trước 75 ở Miền Nam là không hợp “khẩu vị” tại sao không bắt bẻ từ những ngày đó cùng với việc đưa những người gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” đi cải tạo. Tính đến việc soi từng bài hát ở Miền Nam sau 42 năm thống nhất nước nhà, là kỳ thị, trái với tinh thần hòa hợp dân tộc, xóa bỏ quá khứ, hướng tới tương lai.

Gãi dư luận

Tuấn Khanh

Thông tin ông Đinh La Thăng đột ngột bị đề nghị kỷ luật và có thể bị mất chức Bí thư Sài Gòn sau Hội nghị Trung ương 5, khóa 12 khiến không ít người quan tâm. Vì bởi, ông Thăng là một nhân vật rất ồn ào. Khi ông về nhậm chức tại Sài Gòn, rất nhiều trò trình diễn để lấy lòng người dân Sài Gòn đã diễn ra, bao gồm tổ chức hàng loạt tờ báo, truyền hình đăng nhanh các lời tuyên bố, liên tục hình ảnh hoạt động của ông… thậm chí còn có cả báo lên tiếng thề nguyện sẽ đồng hành cùng ông Thăng trong cuộc cầm quyền ở thành phố.

Thư giãn Chủ nhật:

Thủ tướng Việt Nam và Hoàng đế Pháp

L.T.H

Tình trạng chạy đua phá ruộng lúa, phá rừng tràm nuôi tôm vào cuối thập niên 80 đã khiến môi trường miền Tây bị đảo lộn với tình trạng nhiễm mặn, xâm thực và sâu bệnh. Thêm vào đó Mũi Cà Mau thì ngày bị “cùi” do không được phù sa bồi đắp.

Hậu quả nhãn tiền vẫn còn rành rành đó mà nay vẫn có người hô hào phá ruộng đào ao nuôi tôm!

Ngày 13.11.2016 trang online của Đài tiếng nói Việt Nam đăng bản tin của Vũ Dũng: “Thủ tướng: Tại sao Sóc Trăng không phấn đấu như Bạc Liêu, Cà Mau?”[1]:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi, tại sao Sóc Trăng không phấn đấu như Bạc Liêu, Cà Mau để trở thành trung tâm sản xuất tôm của ĐBSCL”.

Khổ thật, đến nay Thủ tướng vẫn chưa rút kinh nghiệm “khối tàu”!

Những con voi bị xích

Lê Anh Hùng

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)

Vào các vườn thú, người ta thường thấy những con voi bị buộc chân bằng dây xích nhỏ. Cảnh tượng quen thuộc đó thu hút nhiều khách tham quan, khiến những người lần đầu được nhìn thấy những con voi bằng xương bằng thịt không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ.

Sau 100 ngày chấp chính: Donald Trump xoay chiều chiến lược?

Vũ Ngọc Yên

Trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20.01.2017 Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phơi bầy trước công luận Mỹ và thế giới hình ảnh một nước Mỹ hiện tại yếu kém về mọi mặt qua phát biểu: …Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt; Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn; Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình; Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát… Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần… Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau…”. Trump khẳng định siêu cường Mỹ xuống cấp là hậu quả của những chính sách sai lầm của các chính quyền tiền nhiệm. Các chính quyền đó đã thi hành những chính sách đối nội cũng như đối ngoại chỉ có lợi cho giới tinh hoa trong nước và các nền kinh tế nước ngoài, còn hậu quả không tốt thì nhân dân và đất nước phải gánh chịu. Trump khẳng định là tân chính quyền sẽ chỉnh hướng đường lối: “…một viễn kiến mới sẽ điều hành đất nước (a new vision will govern our land) tất cả là nước Mỹ trước tiên (America First)…làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America Great Again)…”

Bắc Hàn là một vấn đề nan giải

Ls Nguyễn Văn Thân

Trong mấy ngày qua, cả thế giới nín thở vì có cảm giác căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn có thể nổ tung dẫn đến chiến tranh nguyên tử bất cứ lúc nào. Ngày 15/4 vừa qua đánh dấu 105 năm sinh nhật của Kim Nhật Thành. Đối với Bắc Hàn thì đây là một ngày lễ lớn. Trước đây, Bắc Hàn thường có những hành động chẳng hạn như tiến hành thử vũ khí nguyên tử hoặc hỏa tiễn ngay trong ngày lễ để kích động tinh thần quốc gia cũng như thu hút sự chú ý của thế giới. Nhưng năm nay thì có Tổng thống Trump. Chỉ một tuần trước đó, Trump đã đón Tập Cận Bình tại Mar-A-Lago hội đàm mà đề tài chính là Bắc Hàn. Và như để dằn mặt tay ngựa non háo đá họ Kim, Trump đảo ngược chính sách đối với Syria và hạ lệnh cho hải quân Mỹ bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào al-Sharyat, một căn cứ không quân của Syria mà Hoa Kỳ cho rằng máy bay ném bom hóa học đã xuất phát. Chẳng những thế, Tổng thống Trump cũng ra lệnh cho một đoàn tàu chiến dẫn đầu là hàng không mẫu hạm Carl Vinson từ Singapore trực chỉ đến bán đảo Triều Tiên nhưng thật ra đoàn tàu lúc đó đi về hướng Ấn Độ Dương để tập trận với Úc. Không biết đây là một ‘‘tin giả’’ (fake news) cố ý của Trump hay là đòn tung hỏa mù? Chưa đủ, Mỹ cũng quyết định thả “bom mẹ” tại A Phú Hãn với mục đích chính là phá hủy hệ thống đường hầm và hang động của phiến quân Nhà nước Hồi Giáo nhưng mặt khác cũng để dằn mặt Kim Chánh Ân. Làm tổng thống chưa tròn 100 ngày mà Trump đã có những quyết định sử dụng biện pháp quân sự cứng rắn và mạnh bạo, khác rất nhiều với phong cách của người tiền nhiệm Obama.

Chuyện người Việt trong nước có lẽ ít biết về Petro Vietnam sau hiệu ứng Đinh La Thăng bị khiển trách

FB Thơ Phương

…bài phân tích kinh tế sắc sảo, chặt chẽ và đáng sợ quá vì sự phiêu lưu của người trong cuộc. Tuy nhiên, đây là quan điểm cá nhân của người viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Đời người có vay-có trả. Biết làm sao được. Xét cho cùng, ông ĐLT cũng là “sản phẩm chính danh’ của guồng máy chính trị, và của cuộc đấu tranh quyền lực luôn khốc liệt. Kẻ thắng kẻ thua.

Người dân luôn thua thiệt thì chỉ biết đứng ngắm nhìn.

Theo Kim Dung/Kỳ Duyên

Ruồi bay mất, hổ bị đả

FB Chu Mộng Long

Tôi từng thích Thăng, hoan hô Thăng trong nhiều sự kiện, nhưng từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh, tôi bắt đầu ngờ ngợ. Đến khi đọc bài của Huy Đức với từng chi tiết mồn một về sự thua lỗ của PVN thì chắc như đinh đóng cột về một Tào Tháo tái sinh.

Một số bạn tôi nói Thăng sẽ tiến xa đến chức Thủ tướng hay Tổng Bí thư khi Thăng đắc cử UV Bộ Chính trị và được điều động làm Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tôi nói sự nghiệp Thăng chấm dứt tại mảnh đất Sài Gòn.

Xem Kết luận của UBKTTW thì mới hiểu vì sao Thăng hăng hái đòi có cơ chế tự trị cho Thành phố HCM. Thăng muốn thoát khỏi mọi kiểm soát để làm điều đã từng làm khi thống trị PVN.

UBKTTW nói về sự “thiếu trách nhiệm” là nói nhẹ để bảo vệ chiếc bình quý chứ tầm của Thăng mà để cỡ như Trịnh Xuân Thanh qua mặt thì tệ quá.

Tôi chưa bao giờ tin tiền hàng trăm tỉ có thể bị “thất thoát”, trừ phi là tiền âm phủ. Tiền chỉ có thể chuyển từ nơi này sang nơi khác theo định luật bảo toàn và sinh lãi.

Kỷ luật Đinh La Thăng: Việt Nam vẫn nhảy múa trong bài tang lễ không tên

Anh Văn (VNTB)

Ngày 27/04/2017, Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật liên quan đến sai phạm điều hành kinh tế. Hai mươi bảy năm về trước, cũng vào ngày 27 (27/03), một kỷ luật được đưa ra và áp dụng với một Ủy viên Bộ Chính trị - Trần Xuân Bách.

Ủy viên Bộ Chính trị - Trần Xuân Bách

Thương quá dân gã ơi...

FB Lưu Trọng Văn

Gã tính không có nhời liên quan tới chuyện Thăng chuẩn bị lên thớt...giáng, nhưng mở mạng, liếc báo, thấy tin tức Thăng bị đề nghị kỉ luật ì xèo nên đành gõ vài hàng vậy.

Thương quá dân gã ơi!

Tít thì ba chấm, giờ thì chấm than.

Có nhiều người trách dân gã ngây ngô hồ hởi vội ngợi khen Thăng khi là bộ trưởng Giao thông, cách chức tay này, quát nhà thầu Trung Quốc kia, rồi quyết liệt đốc thúc để hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm. Có nhiều người trách dân gã lú lẫn vội phấn khởi chào đón từng lời nói, hành động của Thăng hợp lòng dân khi Thăng làm Bí thư Sài Gòn.

Hê, trong dân gã có cả gã đấy.

Bộ Chính trị lấy đâu ra tiền trả nợ cho “con tàu đắm”?

Minh Quân (VNTB)

Tình thế bi đát đến mức vào lúc này, cho dù cả “tập thể Bộ Chính trị” có quyết cho việc dùng ngân sách để trả nợ thay cho Vinashin, cũng chẳng kiếm đâu ra tiền!

Lại một tháng trôi qua. Bộ Chính trị giao Chính phủ, Chính phủ lại bổ cho Bộ Tài chính, còn đến lượt bộ này lại phân công cho “đơn vị chức năng” để lập phương án trả nợ thay cho Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) để báo cáo Chính phủ rồi Chính phủ báo cáo lại Bộ Chính trị.

Mạng xã hội và quyền tự do ngôn luận

Phạm Minh Hoàng (VNTB)

Chiều ngày 18/4/2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bộ Thông tin & Truyền thông (bộ 4T) đã trả lời hàng loạt câu hỏi “nóng” của các ĐBQH về công tác quản lý an toàn thông tin mạng, việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, trong đó có cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây hoang mang trong dư luận theo đó Bộ sẽ làm việc với Facebook để gỡ bỏ các trang mạng bôi nhọ lãnh đạo. Facebook hứa sẽ làm việc với Bộ ngày 26/4.

Trước thông tin này cộng với Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Thông Tư 38 liên qua đến quản lý internet, nhiều người nghĩ rằng nhà nước VN đang “đi đêm” với các mạng xã hội đặc biệt là Facebook và Google để kiểm soát các lực lượng đấu tranh dân chủ.

Thực sự mà nói, hiện nay pháp luật VN đã có những điều khoản xử lý những trường hợp xúc phạm nhân phẩm người khác cho dù là trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông, và nước nào cũng có những ràng buộc pháp lý như thế. Tại Pháp, xúc phạm nhân phẩm có thể bị phạt đến 40.000 euros và/hay 1 năm tù giam. Và tại Đức, nội các Đức đã phê chuẩn một dự luật mà có thể phạt tiền Facebook, Twitter, và các trang web truyền thông xã hội khác nếu không loại bỏ “nội dung bất hợp pháp” một cách nhanh chóng. Kế hoạch yêu cầu các công ty này phải xóa các bài viết có nội dung thù địch và tin giả mạo. Nếu không, chính phủ có thể phạt các nhóm này lên đến 53 triệu đô la Mỹ.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao quà lưu niệm cho bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook.

Kiểm soát quyền lực hay tranh giành quyền lực

Nguyễn Quang Dy

Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối (Absolute power corrupts absolutely)

Lord Acton

Quan hệ nhân quả

Cách đây gần một năm, ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó ban Tuyên giáo T.Ư.) đã làm dư luận ồn ào với loạt bài về “Kiểm soát Quyền lực” (Tuần Việt Nam, 22/9/2016). Những gì ông Hoàng đề cập về cơ bản là đúng (tuy không mới). Chỉ có điều cứ như “đến hẹn lại lên”, dư luận ồn ào rồi lại xẹp xuống, nóng lên rồi lạnh nguội đi. Nay “quả bom Đồng Tâm” lại gây chấn động dư luận, thức tỉnh mọi người như cảnh báo: cái gì phải đến sẽ đến!

Hội nghị Trung ương 5 sắp họp để chuẩn bị thay đổi giữa kỳ. Dư luận lại nóng lên như một cơn sốt định kỳ với chủ đề “nhất thể hóa” vai trò của đảng và chính quyền. Đằng sau câu chuyện về tranh giành và thâu tóm quyền lực còn có một sự thật trần trụi. Vì thu không đủ chi và nợ công chồng chất nên ngân sách thâm hụt ngày càng nan giải, không thể bao cấp mãi một bộ máy nhân sự chồng chéo khổng lồ nhưng thiếu hiệu quả. Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối, và nguồn lực cuả đất nước cũng “cạn kiệt tuyệt đối”.

Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật!

Hà Sĩ Phu

Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”! Đọc lên toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và cũng êm tai, nhưng cái thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương máu dân lành, là những kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội, là những đoàn người mất đất lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù tội… thì mới thấy tội ác của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn. Cũng là một điều luật nhưng điều luật này khó sửa vì nằm trong gan ruột của trào lưu CS, và vẫn đang gắn chặt với ngai vàng của các vua quan tập thể lớn nhỏ hiện nay.

Là một sinh vật, con người muốn sống phải có cái nhà của mình trên mảnh đất riêng của mình (chưa kể những người phải có đất sản xuất để có miếng ăn). Quyền sở hữu riêng bất khả xâm phạm đối với một mảnh đất để ở, một không gian tiên quyết tối thiểu để tồn tại trên đời là một quyền tự nhiên, thiêng liêng, bẩm sinh; không có quyền đó sự hiện diện của con người trên đất nước mình sẽ không có cơ sở vật chất đầu tiên để tồn tại. Con chim con thú trong rừng cũng phải “sở hữu” được một nhành cây, một hang hốc, một khoảnh đất cho riêng nó mà nó phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ.

Lấy thúng úp voi?

Nguyễn Văn Chiến

Ngày 24.4.2017 mục “Chống Diễn biến hòa bình” của báo Quân đội nhân dân đăng bài bình luận của Bắc Hà (BH): “Làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’: Cần có cách nhìn khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.

Nhan đề là “cái nhìn khách quan về tình hình nhân quyền” mà bài viết thì đăng ngay trong mục “Chống diễn biến hòa bình”. Đã vậy còn chua thêm lời “hạ quyết tâm” là “Làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’”.

Ngay từ nhan đề, đề mục và “khẩu khí” đã thấy rặt một giọng điệu chủ quan, vậy thì làm gì có đủ tư cách để đòi hỏi người khác phải “có cái nhìn khách quan”?

Để khỏi mất thì giờ, tôi xin đi thẳng vào bài viết:

1. BH: “Đã từ lâu, ở nước ngoài, một số người vốn kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trong đó có Việt Nam, và một số kẻ cực hữu, nhất là ở Hạ viện Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, cùng với một số hãng thông tấn, báo chí phương Tây, trong đó có RFA, VOA, BBC… luôn đưa tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền”.

Vì sao ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học’ phá sản?

Phạm Chí Dũng

Lễ kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng Ba âm lịch (6/4/2017) đã lặng tăm trôi qua mà chẳng hề hiện ra “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” như hứa hẹn đinh đóng cột của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - ông Hữu Thỉnh. Song cảnh phá sản của một ảo tưởng chính trị chưa bao giờ thành hình lại chẳng có gì đáng kinh ngạc…

Bản tin về một sự kiện “chưa từng có”: Hội Nhà văn Việt Nam sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (VNCH), về dự “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.

Đôi mắt phẫn uất của người cha

LS Lê Ngọc Luân

Cơ quan điều tra đã làm một việc sai lầm chết người do những kẻ điều tra vô trách nhiệm, chỉ nóng nảy muốn “lập công dâng Đảng” bằng mọi giá, bất chấp sự thật, nên từ nỗi đau của một gia đình nhân lên thành nỗi đau của hai gia đình. Không dừng lại ở đó, khi có cơ hội hàn gắn nỗi đau thì cũng vì vô trách nhiệm mà không hàn gắn được, lại đẩy nỗi đau của cả hai gia đình đến mức cùng tột, có cơ lan ra thành hội chứng xã hội, bản thân chính quyền mua lấy tiếng cười. Cách đào tạo quan chức của bộ máy công quyền trong bao nhiêu năm hình như đã làm thui chột gần hết mọi lương tri, biến vô số con người chức năng thành những cái máy vô lương, vô hồn, ở lĩnh vực nào cũng thế và cấp nào cũng thế. Sự nhọ nhem không còn để đâu cho hết.

Bauxite Việt Nam

Đây là hình ảnh người Cha có con gái 5 tuổi bị giết hại trong vụ án oan Hàn Đức Long ở Bắc Giang. Lúc ông Phó Chánh án đọc lời xin lỗi, người Cha tội nghiệp, đã tìm mọi cách lao lên phía trên để phản đối.

Việt Nam bị xếp vào nước hoàn toàn không có tự do thông tin

Việt Hà, phóng viên RFA

Bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen. RFA photo

Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Pháp hôm 26 tháng 4 công bố bản báo cáo hàng năm về tình hình tự do thông tin trên toàn thế giới. Báo cáo năm nay cho thấy một bức tranh ảm đạm của tự do thông tin ở nhiều nước trên thế giới bao gồm cả ở những nước phát triển, và đặc biệt đáng lo ngại ở những nước vốn luôn bị xếp vào những nước cuối bảng hàng năm của tổ chức này, trong đó có Việt Nam.

Nông dân và đất đai nông thôn

Phước An Thy

(danlambao)

Các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp hơn 20 năm qua, tuy đã trả lại quyền cho người dân được sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, nhưng với quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản thì vẫn không cho quyền sở hữu tư nhân hóa đất đai. Dù các quyền về đất đai đã được giao cho cá nhân và tổ chức, nhưng luôn có những văn bản giới hạn kèm theo, rằng nhà nước có quyền thu hồi đất vì bất kỳ lý do gì và bất cứ lúc nào.

Đồng Tâm liệu có yên?

Quang Nguyên

(VNTB)

Cho đến nay cơn bão chống tham nhũng, bất công, ăn cướp đất của người dân Xã Đồng Tâm có thể được coi là tạm lắng dịu. Nhưng giải quyết rốt ráo, hợp tình, hợp lý có thể đạt được, hay nói cách khác lợi ích của ba bên chính quyền, Viettel và của dân có được dàn xếp một cách công bằng để cơn bão này hoàn toàn tan đi thì còn chưa chắc.

Có ‘bàn tay’ của thế lực thù địch nhúng vào vụ nổi dậy của nông dân Đồng Tâm không? (phần 2)

Phạm Viết Đào

(tiếp theo phần 1)

“Thế lực thù địch” vào Đồng Tâm: “sản phẩm” tưởng tượng của VTV1, một vài tờ báo và của Tuyên giáo Hà Nội…

Không khí xã Đồng Tâm bắt đầu nóng lên lên từng ngày sau sự việc ngày 15/4/2017 bà con Đồng Tâm đã giữ lại 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động của Trung đoàn Cảnh sát Cơ động của Công an Hà Nội được điều về giữ trật tự tại xã này…

Thông tin này được một số blogger đưa lên, còn các phương tiện thông tin báo chí thì mấy ngày sau mới đưa; chính quyền thì mãi tới chiều 19/4 ông Nguyễn Đức Chung mới về huyện Mỹ Đức. Mặc dù trước đó qua điện thoại trung gian của luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Đức Chung hứa sẽ về Đồng Tâm ngày 18/4 nhưng sau đó ông đã cải chính phủ nhận lời hứa…

Ngày 20/4/2017 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính thức lên tiếng về vụ này do được báo chí nước ngoài hỏi…

Sửa đổi luật đất đai cần dựa trên những luận cứ khoa học nào?

Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Người ta đã và ngày càng thấy rõ những khiếm khuyết của luật đất đai hiện hành. Những khiếm khuyết này chính là nguyên nhân pháp lý quan trọng nhất gây ra biết bao vấn đề kinh tế - xã hội, rất nhức nhối, bức xúc không chỉ ở nông thôn mà cả trên bình diện toàn xã hội. Do vậy, người ta đang thảo luận sôi nổi để tìm ra cách sửa đổi luật đất đai nhằm khắc phục cơ bản những khiếm khuyết của nó, mà trọng tâm là những quy định pháp lý đang chi phối đất nông nghiệp. Trong thảo luận, những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau là chuyện bình thường. Nhưng để việc thảo luận đạt kết quả mong muốn, trước hết chúng ta cần phải đồng thuận với nhau về những khái niệm khoa học, thuật ngữ chứa đựng những khái niệm khoa học này, đang chi phối tư duy, quan điểm của những người tham gia thảo luận về nội dung sửa đổi luật đất đai.

Xin có vài ý kiến góp phần hình thành luận cứ khoa học của việc sửa đổi luật đất đai hiện hành.

1. Trước tiên, cần đồng thuận với nhau là nội dung luật đất đai sửa đổi phải phù hợp với quy luật, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo khung pháp lý chi phối sự vận động của đất đai nói chung, trước hết là đất nông nghiệp nói riêng, với tư cách là một nguồn lực quan trọng và to lớn nhất của nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội về môi trường. Nền kinh tế thị trường dựa trên chế độ đa sở hữu về các nguồn lực kinh tế, trong đó có sỡ hữu đất đai, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu của cộng đồng, sở hữu của tổ chức, của doanh nghiệp và sở hữu cá nhân, tư nhân. Trong đó, sở hữu cá nhân và tư nhân vừa là nguồn lực quan trọng nhất, vừa là động lực mạnh mẽ nhất, năng động nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.

Xói lở sông ở đồng bằng sông Cửu Long

Kính Hòa, phóng viên RFA

Một bến dò trên sông Mekong địa phận tỉnh Cần Thơ chụp tháng 12/2014. AFP photo

Trong hai ngày 22 và 23 tháng Tư có tất cả gần 20 căn nhà ven sông Vàm Nao bị đổ ụp xuống sông. Ông Lâm Quang Thi, Phó chủ tịch tỉnh An Giang nói với báo chí rằng nguyên nhân ban đầu có thể là do sông Vàm Nao là hợp lưu của hai dòng sông Tiền Giang và Hậu Giang, tạo nên dòng xoáy dưới đáy sông gây ra tai họa sụp đổ nhà cửa tại đây. Còn có nguyên nhân nào khác theo như giải thích vừa nêu của vị chủ phó chủ tịch tỉnh An Giang?

Hội chứng Stockholm ở nhà báo Việt Nam

FB Pham Doan Trang

Khi viết những lời này, tôi biết phần đông các bạn giận hoặc ghét tôi lắm, các bạn phóng viên nội chính trong làng báo Việt Nam.

Có thể các bạn sẽ bảo tôi nói toàn những điều rác rưởi, “mày không nói thì có ai bảo mày ngu đâu”.

Nhưng tôi nghĩ mình vẫn nên liều “đổ dầu vào lửa” xem sao. Tôi muốn nói bởi vì đây là một quan sát từ lâu của tôi, tôi không nêu ra lúc này (sau vụ Đồng Tâm) thì cũng sẽ nêu lúc khác.

Ấy là chuyện về cái tâm lý “hội chứng Stockholm” trong mỗi người làm báo.

* * *

Vụ Đồng Tâm: Điệp khúc “thế lực thù địch” kích động!

Lan Hương, phóng viên RFA

Một con đường bị dân chặn bởi đất đá ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Trong suốt những ngày xảy ra xung đột đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, báo chí trong nước liên tục đăng tải những bài viết phản ảnh quan điểm của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng những thế lực thù địch, phản động đã kích động người dân Đồng Tâm khiến tình hình thêm phức tạp và tuyên truyền những thông tin sai lệch sự thật.

LM và hàng chục ngàn giáo dân trong Giáo hạt Văn Hạnh lên tiếng về thảm họa Formosa

Hàn Giang (VNTB)

Người dân Việt Nam nói chung và người giáo dân ở Giáo phận Vinh nói riêng vẫn kiên trì đấu tranh chống Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, do công ty này xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển vào hồi đầu tháng 04/2016, lần này là Giáo hạt Văn Hạnh đã ra một Bản Kiến Nghị gửi cho các cấp, ban ngành ở Hà Tĩnh cũng nói về việc thảm họa ô nhiễm môi trường biển và những vấn đề liên quan…

Nội dung Bản Kiến Nghị hy vọng được đáp ứng

Bản Kiến Nghị về việc thảm họa ô nhiễm môi trường biển và những vấn đề liên quan được Giáo hạt Văn Hạnh trực thuộc Giáo phận Vinh lập vào ngày 20 tháng 04 năm 2017, gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, UBND huyện Lộc Hà, UBND xã Thạch Bằng và UBND xã Thạch Kim do Linh mục Quản hạt Văn Hạnh là Linh mục Micae Hoàng Xuân Hường ký tên làm đại diện. Một số Linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện Giáo hạt Văn Hạnh đồng ký tên như: Linh mục Phero Trần Phúc Chính, Linh mục J.B Lê Trọng Châu, Linh mục Giuse Nguyễn Công Bình, Linh mục Phero Hoàng Anh Ngợi…

Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ!

Nguyễn Đăng Quang

Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải được gọi đúng tên và bản chất của nó. Đó không phải là sự cố, mà là một biến cố xã hội! Vâng, nó là biến cố mang tên Đồng Tâm. Rồi đây biến cố này sẽ được ghi vào sử sách nước nhà như một bước ngoặt mang đến sự thay đổi về nội trị của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực: từ thể chế kinh tế, mô hình xã hội, chính trị nội bộ đến luật pháp (chắc chắn Luật Đất đai sẽ phải thay đổi, sẽ phải áp dụng hình thức “đa sở hữu” đất đai trong đó có “sở hữu tư nhân” thay vì duy nhất một hình thức sở hữu là “sở hữu toàn dân” mù mờ và tai hại như hiện thời)! Đồng Tâm là biến cố nội trị của Việt Nam, song nó còn liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam nữa!

Báo chí và dư luận đã bàn luận khá đầy đủ về biến cố này. Năm năm trước (2012), chính quyền cảm thấy hãnh diện vì đã thắng được người dân khi sử dụng “phương thức bạo lực cực đoan” trong các biến cố xã hội, như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), vụ Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) và ngay cả vụ Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội). Nhưng mấy năm gần đây, tình thế đã thay đổi, không còn như xưa nữa! Trong biến cố Đồng Tâm, chính quyền không dám mạo hiểm với “phương thức vũ lực truyền thống” như trước, mà thay vào đấy là “phương thức hòa giải ôn hòa”! Tình hình chính trị nội bộ và bối cảnh xã hội hiện nay ở Việt Nam đang diễn biến khá nhanh và khó lường. Đây chính là yếu tố chủ yếu khiến chính quyền không dám sử dụng “phương thức bạo lực cực đoan” được nữa. Thay vào đó, chính quyền phải tính đến “phương thức hòa giải ôn hòa”! Đây là sự lựa chọn khôn ngoan. Phương thức WIN-WIN, tức các bên cùng thắng, là phương thức tối ưu lúc này, không thể khác! Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế khá phức tạp như hiên thời, tôi cho rằng, việc tháo ngòi nổ Đồng Tâm như vừa qua, ngoài yếu tố nội trị như đã phân tích, tôi thấy thấp thoáng có “yếu tố về Hoa Kỳ” khá đậm nét. Tôi nói “yếu tố về Hoa Kỳ” chứ không phải “yếu tố của Hoa Kỳ”. Nếu nói vậy thì chẳng nhẽ Hoa Kỳ lại can thiệp thô thiển vào công việc nội bộ của Việt Nam ư? Không, tôi không nghĩ như vậy. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh, biến cố Đồng Tâm đã được tháo ngòi, song vấn đề quan trọng hơn là “Bản cam kết 3 điểm” của Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải được thực thi một cách nghiêm túc và phải thật thành tâm, có vậy mới góp sức làm cho quan hệ Việt Nam và Mỹ dịch chuyển suôn xẻ và đúng hướng trên lộ trình vừa mới được thiết lập. Nếu không, chắc chắn nó sẽ có tác dụng ngược và hoàn toàn bất lợi cho phía Việt Nam! Tại sao tôi lại nói vậy? Xin mời quý độc giả xem xét 2 động thái dưới đây:

Sự biến Mỹ Đức và ước mơ Đồng Tâm CHẤN HƯNG NƯỚC VIỆT

Lê Thăng Long

Nếu tôi là Chủ tịch thành phố Hà Nội, thì tôi sẽ kêu gọi nhân dân toàn thủ đô Hà Nội có những oan khuất gì tương tự Đồng Tâm, Mỹ Đức hãy gửi thẳng kiến nghị hoặc kêu cứu khẩn cấp đến Văn phòng Chủ tịch Ủy ban. Tôi sẽ chỉ đạo trực tiếp để giải quyết ngay bức xúc của người dân tương tự như giải quyết vụ Mỹ Đức, Đồng Tâm vừa qua. Tôi cam kết trong vòng 1 tháng đến 3 tháng nếu không giải quyết hết những oán thán, oan sai của nhân dân Hà Nội tôi sẽ từ chức ngay lập tức.

Phiếm luận

Bàn về Võ Kim Cự bị kỷ luật

Nguyễn Đình Cống

Ngồi buồn, nghe tin Võ Kim Cự... viết bài đăng lên Facebook. Nhớ tới các bạn, chép gửi để ai có thì giờ thì đọc cho vui và ngẫm nghĩ sự đời.

Thành Trung và Hữu Trí, hai ông bạn già của tôi, đều là đảng viên, đang trao đổi việc gì đó về Đảng. Tôi được 2 ông đồng ý cho ngồi tham dự mặc dầu các ông thừa biết tôi đã ra khỏi Đảng của các ông.

Ông Trung nói: Các ông biết rồi đấy, Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, vì vụ Formosa, bị Đảng thi hành kỷ luật, cách hết các chức vụ quan trọng trong Đảng mà ông đã giữ từ năm 2005 đến 2015. Thế mới thể hiện sự kiên quyết trong việc thực thi Nghị quyết 4 về xây dựng và củng cố Đảng. Sáng suốt, nghiêm minh, thật đáng hoan nghênh.

Ô Trí nói: Xin lỗi 2 ông, giữa chốn bạn già, sắp xuống lỗ, cho tôi nói thật. Sáng suốt, nghiêm minh, kiên quyết cái con khỉ. Vụ kỷ kuật vuốt đuôi Vũ Huy Hoàng, Bí thư Đảng Đoàn Bộ Công Thương, bị dư luận phê phán tới số, tưởng đã đã rút bài học để chừa, không ngờ chúng nó vẫn chưa sáng mắt ra được. Tự cổ chí kim, khắp nơi trên thế giới có lẽ chỉ mới có ở ta cái kiểu thi hành kỷ luật dạng vuốt đuôi như vậy. Tội của Cự rất nặng. Vừa tham, vừa ngu, độc quyền lợi dụng chức vụ để gây ra thảm họa vô tiền khoáng hậu. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự, lập tòa án nghiêm minh, xử đúng luật, có lẽ tòa sẽ kết tội tử hình Cự và tịch thu toàn bộ tài sản của 3 họ nhà ông ấy. Ừ thì kỷ luật Đảng chứ không phải tòa án hình sự, nhưng tội trạng như thế thì phải dùng kỷ luật nặng nhất là khai trừ chứ sao chỉ cách các chức trong quá khứ. Cách chức như thế chỉ như là phủi tí bụi dính trên áo mà thôi. Nhiều người cho là trò hề quá rẻ tiền.

Mấy suy nghĩ từ một buổi nghe thời sự

FB Đinh Văn Chinh

1. “Người dân đã thừa nhận không hiểu luật pháp, đã bắt giữ người trái pháp luật”. Đây là một luận điệu quen quen, đã được lặp đi lặp lại về vụ nóng Đồng Tâm gần nửa tháng qua. Mồm phát thanh viên nói ra thì còn bảo do được/bị biên soạn thế. Nhưng mồm quan chức dưới quyền Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nói ra là chỉ nói một nửa sự thật. Ai khiến cho người dân Đồng Tâm nổi giận, bất chấp tội hình sự? Ấy là quan chức làm trái, định xúc họ đi lấy đất thổ cư thổ canh của họ cho Viettel nhưng lại nhân danh lấy đất cho quốc phòng. Ấy là các quan chức đã đánh đập cụ Kỉnh - một đảng viên 60 tuổi Đảng. Đó là cái “nhân” nở thành chảo lửa Đồng Tâm - đó cũng là giọt nước làm tràn ly của nhân dân nổi giận.

Vậy thì, nên nói lại:

“Người dân Đồng Tâm đã bức xúc trước hàng loạt hành xử trái pháp luật; hoặc làm vì mục đích lợi nhuận của một nhóm người nhưng lại nhân danh Nhà nước của cán bộ xã huyện khiến cơn nổi giận của dân trở nên quá đà, thậm chí bắt giữ người trái pháp luật”.

Ở Việt Nam, công lý là… ổn định chế độ?

Trúc Giang (VNTB)

Trả lời báo chí về văn bản cam kết không khởi tố hình sự người dân Đồng Tâm về chuyện “giữ người” của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, có vô hiệu hay không, vì ở đây thuộc thẩm quyền tư pháp, chứ không phải bên hành pháp, ông Nguyễn Sĩ Dũng - cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, cho rằng ông Chung đủ thẩm quyền.

Ông cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói gì?

Nguyên văn lời của ông Nguyễn Sĩ Dũng: “Nhiều người băn khăn hiện nay là cam kết của anh Nguyễn Đức Chung không truy cứu trách nhiệm hình sự bà con Đồng Tâm. Một cam kết như vậy có căn cứ pháp luật không? Anh Chung có thẩm quyền để cam kết khác với các quy định của pháp luật không? Hay anh Chung bắt buộc phải làm như vậy để giải cứu con tin? Xin thưa, anh Nguyễn Đức Chung hoàn toàn có căn cứ để cam kết như vậy. Mà căn cứ của anh là quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở nước ta - Hiến pháp năm 2013.

Là người tham gia biên tập Hiến pháp năm 2013, tôi có điều kiện biết được những điểm sáng đổi mới quan trọng của Hiến pháp. Một trong những điểm sáng chói lọi nhất của Hiến pháp mới là quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý” (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013).

Bài học Đồng Tâm

Nguyễn Quang Dy

“Cách mạng không phải là một bữa tiệc - Revolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông).

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), Chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Đối thoại ôn hòa để xử lý khủng hoảng

Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, hai bên cần những cái đầu khôn ngoan và ôn hòa được tín nhiệm và ủy quyền đứng ra cầm chịch dẫn dắt cuộc chơi. Cụ Lê Đình Kinh (lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm) và ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã nổi lên như hai ngôi sao trên màn hình radar, đại diện cho đối thoại ôn hòa, có vai trò chính góp phần thành công bước đầu. Chúng ta hãy cám ơn họ như các “anh hùng hòa giải”.

Kẻ gieo rắc sợ hãi cũng biết sợ hãi

Vũ Đông Hà

(Dân Làm Báo)

Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quảng trường Thiên An Môn nhuộm máu. Quân đội và xe tăng được lệnh của lãnh đạo Đảng CSTQ xả súng vào quần chúng. Trong suốt gần 7 tuần lễ trước đó, bắt đầu từ 15 tháng 4, nửa triệu người dân Trung Hoa, phần lớn là sinh viên, đã vượt qua sợ hãi để làm người tự do đúng nghĩa tại quảng trường có hình chân dung vĩ đại của Mao. Cả ngàn thanh niên thiếu nữ đã chết. Họ đã thắng nỗi sợ hãi nhưng bị dẹp tan trong máu và nước mắt vì một điều đơn giản: họ đã đẩy một guồng máy cai trị tàn ác vào vị trí đường cùng khi thiểu số lãnh đạo và tập đoàn thừa hành của guồng máy ấy chưa biết sợ; vẫn còn những cái đầu điên cuồng tuân lệnh và những ngón tay chưa biết run bấm vào cò súng.

Coi chừng bộ máy tử hình ở Việt Nam

David Hutt

Vũ Quốc Ngữ dịch

Vào một ngày thứ Năm trong tháng 7 năm 2013, Barack Obama và người đồng nhiệm Việt Nam của ông, Trương Tấn Sang, ngồi ở Phòng Bầu Dục để thảo luận về Thomas Jefferson. Sang đã trưng ra tại cuộc họp lịch sử này giữa hai người đứng đầu hai quốc gia bức thư Hồ Chí Minh đã cử Harry Truman, trước Chiến tranh Việt Nam nhằm tìm kiếm hợp tác với Hoa Kỳ. Những lời nói của ông Hồ, Obama nói, “được truyền truyền cảm hứng bởi những lời của Thomas Jefferson”. Trong thực tế, khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, ông ta đã bắt đầu bằng một trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà tác giả của nó chính là Jefferson.

Trong khi chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Việt Nam là một dịp để phản ánh lịch sử, thì đây là điều thực sự quan trọng. Thật vậy, ngoại giao và thương mại là những điểm chính, báo hiệu sự bắt đầu của một mối quan hệ tăng cường giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ ít nhất đã đề cập đến hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

“Tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện rất thẳng thắn về cả tiến trình mà Việt Nam đang làm và những thách thức vẫn tồn tại”, Obama nói sau cuộc họp. Bình luận duy nhất của Sang là giữa hai người còn “có sự khác biệt về vấn đề này”.

Nền báo chí KHUYẾT TẬT Việt Nam

Lê Mẫn

(VNTB)

Đó là nền báo chí Việt Nam dưới sự chỉ đạo, định hướng của nhà cầm quyền cộng sản khiến những thông tin trên mặt báo lệch lạc, sai sự thật, còn người làm báo mang tiếng là dân “trí thức” nhưng lại làm việc không khác gì những người thiếu nhận thức, thiếu lương tri…

Báo chí dưới sự cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một nền báo chí méo mó, nửa báo chí nửa “công văn” khi đưa thông tin theo “định hướng”. Nền báo chí sống nhờ dân nhưng lại phục vụ cho nhà cầm quyền… nói đúng hơn thì đây là một nền báo chí khuyết tật, tờ báo, người làm báo chưa hiểu hết nghĩa thật sự của cụm từ Báo chí, truyền thông là gì.

Cái bẫy

Ngô Thị Hồng Lâm

Ngày xưa nghe ông nội tôi kể chuyện thời Pháp còn cai trị nước ta, chúng thường sử dụng những kẻ lười biếng lao động, cờ bạc, hút thuốc phiện vào những việc rình mò trong làng xóm, rồi về báo cáo với chúng thường ngày.

Những kẻ đó dân ta thường gọi là “mật thám”. Kể cả chúng còn đạo diễn cho những kẻ tự nguyện làm “mật thám” lén bỏ vào trong nhà người nào mà chúng muốn sinh sự những thứ quốc cấm như: rượu quốc lủi, thuốc phiện, hay vài tờ bạc giả. Lén lút làm xong báo với chúng để chúng ập đến xét nhà chộp lấy những thứ ấy, thế là chủ nhân kể như rũ tù với thực dân Pháp.

Vừa qua “cái bẫy” cũ mèm này lại được dùng lại nhằm hãm hại anh Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ với tội danh theo Điều 79 “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Nếu như cái tin nhắn mà “thuộc cấp” báo cáo với “thượng cấp” không gửi nhầm sang FB của phóng viên Nghê Lữ, thì hẳn việc tố cáo của những người biết rõ đầu đuôi sẽ bị hỏi vặn lại rằng: bằng chứng đâu???

Có ‘bàn tay’ của thế lực thù địch nhúng vào vụ nổi dậy của nông dân Đồng Tâm không?

Phạm Viết Đào

“...Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân!”

Bà con Đồng Tâm nên mời Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ về làm công dân danh dự của xã vì: ông đã quán triệt cho binh lính dưới quyền hòa đồng với bức xúc của người dân!

Hậu Đồng Tâm trong bóng đêm & rắn rết

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

Sẽ còn nhiều “lươn lẹo”, “mưu mẹo” ở Đồng Tâm.

GS. Tương Lai

Ngay sau biến động Đồng Tâm, vài trang mạng (Đàn chim Việt, Vấn đề ...) đã đăng lại “Báo cáo về vụ nổi dậy ở Thái Bình” của GS. Tương Lai - khi ông còn đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam. Đây là một tập tài liệu khả tín, khách quan - dài 53 trang - với phần kết luận hơi (bị) lạc quan:

“Sự kiện Thái Bình, nếu với cái nhìn tỉnh táo, sẽ là một cơ hội để chúng ta có thể nhìn rõ thực trạng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của nông thôn nước ta, do vậy mà có những chủ trương đúng sách lược đúng, đưa nông nghiệp và nông thôn đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.

Hai mươi năm sau, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Khánh An (VOA) vào hôm 17 tháng 4 năm 2017, GS. Tương Lai - tiếc thay - đã không còn giữ được sự lạc quan và niềm hy vọng (“có những chủ trương đúng sách lược đúng”) như hai thập niên trước nữa. Ông buông thõng: “Sẽ còn nhiều ‘lươn lẹo,’ ‘mưu mẹo’ ở Đồng Tâm”.

Những sự hy sinh không được công nhận

Lan Hương, phóng viên RFA

Bà Bùi Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc. AFP photo

Những người phụ nữ bất đồng chính kiến hay những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam phải hi sinh rất nhiều trong đời tư và có những đóng góp lớn lao cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, những đóng góp của họ chỉ được một bộ phận xã hội nhất định công nhận, còn ngoài ra bị tảng lờ trong các sự kiện trao giải, vinh danh của nhà cầm quyền.

Lứa sinh viên chuyển tiếp chế độ: Một thời ‘ấu trĩ tả khuynh trong sáng’

Kiều Phong

Hồi đó, ông Lý Chánh Trung - giáo sư ở Văn khoa nói lần đầu tiên trong đời đào 1 mét khối đất thì thấy mình vĩ đại ghê lắm!!!

Quân Bắc Việt đánh vào Đà Nẵng, đánh lên Ban Mê Thuột, nhưng sinh viên ở Sài Gòn vẫn đi học bình thường. Cho đến một hôm, bỗng tự nhiên nghe thấy bom nổ, mấy ông thầy nháo nhác đi về, lái xe hơi chạy về nhà. Hóa ra hôm đó là ông Nguyễn Thành Trung (phi công) ném bom Dinh Độc lập.

Hồi đó có một ông giáo sư dạy triết học Phương Đông là thầy Nguyễn Duy Cần, bây giờ sách vở của ông có in lại một ít như Thuật yêu đương, sách Học làm người, vân vân, nói như đinh đóng cột rằng các nước lớn dụng thuyết an dân lên Việt Nam, đại khái là miền Nam giữ được từ Nha Trang vào. Nhưng sau đó mọi thứ đã cho thấy ngược lại. Quân đội Bắc Việt thống nhất đất nước, sự kiện 30 tháng Tư khung cảnh hôm ấy cho đến nay chưa có phim nào dựng lại, đó là một khung cảnh vừa bi tráng và vừa đặc biệt rất khó tả. Lúc đó máy bay trực thăng của Mỹ, loại máy bay đó rất to của Hải quân Mỹ, bay từ Hạm đội 7 ở ngoài biển vào. Ngày hôm đó máy bay đầy trời, đi vào lấy người, chở những người di tản đi. Máy bay bay khắp bầu trời Sài Gòn, sau đó quân đội của Sài Gòn ở những vùng xung quanh rút vào, họ vừa đi vừa bắn súng loạn xạ, sau đó mới gửi quần áo xuống, quăng đầy đường. Lúc đó anh nào tham lam có khi kiếm được nhiều tài sản lắm, ví dụ như thời đó xe Honda được bỏ lại đầy ngoài đường. Sau đó thì đất nước bước sang một cuộc sống mới. Sinh viên Sài Gòn có những người chưa hiểu gì về cách mạng, cũng không dính líu gì đến chế độ cũ, nhiều anh chị còn có bố mẹ có cảm tình với cách mạng. Tâm trạng của một số thanh niên mới lớn ấy, thành thực mà nói, chẳng khác nào được sinh lại một lần nữa.

Khi báo chí là con rối trong tay nhà cầm quyền

Song Chi

Trong một chế độ độc tài thì làm gì có một nền báo chí tự do, trung thực? Ở VN cũng vậy thôi. Cả nước có trên hơn 800 cơ quan báo chí, chưa kể hơn 100 cơ quan báo điện tử, hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày, với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp vùng miền của đất nước và ở nước ngoài. Đó là một con số không nhỏ tính theo tỷ lệ dân số.

Nhưng như nhiều người vẫn nói, hơn 800 tờ báo chỉ có một ông Tổng biên tập, đó là đảng và nhà nước cộng sản thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cho phép báo chí truyền thông được nói cái gì, cái gì không, nói tới đâu, v.v… Chưa kể, đảng bắt nói không thành có, có thành không, đen thành trắng và ngược lại. Lịch sử VN mấy ngàn năm nói chung và lịch sử VN kể từ khi có đảng cộng sản ra đời nói riêng, còn tẩy xóa, sửa đổi, bóp méo, viết lại được kia mà.

Điều đó chẳng có gì mới. Vì miếng cơm manh áo, nhiều nhà báo đã phải chấp nhận thực tế này, và cũng có những nhà báo vì hám lợi, hám danh và cả vì sự ngu dốt, thật sự hăm hở, tích cực tự biến mình thành công cụ, thành cái loa của đảng, mà chúng ta vẫn gọi là bồi bút, thậm chí, điếm bút. Nhưng cũng có những nhà báo vẫn giữ được lương tri, lương tâm, cố gắng nếu không viết được thì im lặng chứ không làm bẩn ngòi bút của mình.

Cuộc tự sát “chậm nhưng chắc”

Vương Trí Nhàn

Khi trả lời phỏng vấn một tờ báo Việt Nam, một chuyên gia giao thông người Nhật Bản nêu nhận xét rằng ông thấy người dân ở Hà Nội đi xe máy đúng theo kiểu tự sát.

Có thể bảo “đâm đầu vào cõi chết” là tinh thần chi phối xã hội ta trên nhiều phương diện sống khác. Ít ra là trong mấy việc:

1/ cách ta xả rác và hủy hoại môi trường
2/ cách ta khai thác hầm mỏ, đất đai… và các di sản văn hóa để thu lợi.
3/ Cách ta dùng người và đào tạo lớp trẻ.

Đấy cũng là cái ý mà Nhị Linh viết trong bài đưa trên blog của tác giả ngày 25-2-2012. Bài viết “Nào ta cùng tự sát” dành để nói về các mặt đi lại, phóng xe, đổ rác... của dân ta hiện nay. Tôi mượn để nói về giáo dục nên cải lại như trên.
Sinh viên các trường sư phạm giờ đây khi ra trường dù là giỏi đến đâu cũng không được nhận vào biên chế ngay mà phải qua nhiều lần hợp đồng

Nói là để thử thách.

Pháp trị trong khuôn khổ tự do (liberal order)

Đoàn Hưng Quốc

Pháp trị (rule of law) là một trong các nền tảng của Dân chủ Tự do, nhưng tại sao một số đông dân chúng Âu-Mỹ vốn sống tại những quốc gia với truyền thống pháp luật minh bạch và không phân biệt đối xử lại phẫn nộ bỏ phiếu chống lại điều mà họ gọi là một hệ thống chính trị gian lận – “the system is rigged” theo cách nói của Donald Trump trong thời gian tranh cử.

Trước tiên chúng ta cần tránh ngộ nhận giữa tâm lý bất mãn ở Tây Phương và tình trạng vô pháp luật tại nhiều nước đang mở mang trong đó có Việt Nam. Ở Âu-Mỹ không có các trường hợp cướp nhà đất, hối lộ cho cảnh sát giao thông hay đút lót bôi mỡ khi đi xin chữ ký.

Dân chúng Hoa Kỳ và Âu Châu phẫn nộ vì những người bị tình nghi khủng bố dù biết tên họ nhưng vẫn không bị bắt giữ do chưa đủ chứng cớ cho đến khi họ đã thi hành khủng bố. Còn nếu bị bỏ tù hay mất mạng thì gia đình con cái vẫn được nhận trợ cấp xã hội.

Các Giáo sĩ rao truyền công khai chủ nghĩa cực đoan và chống Tây Phương lại được bảo vệ vì tự do ngôn luận.

Hà Nội ‘đánh gió’ 2 quan chức cao cấp của đảng

Pháp luật nghiêm minh, kỷ luật nghiêm khắc: cách tuột mọi chức vụ không còn, để nguyên các chức đang giữ.

La Khắc Hòa

Trước nay trong Đảng và trong chính quyền cũng không thấy có chuyện này. Cũng không thấy chuyện Ban TĐKT bàn và quyết định rút Huân chương Lao động của tội phạm truy nã QT. "Những ngày ta đang sống đây là những ngày lạ hơn tất cả..." :(

Giang Đoàn Lê

Cách một cái chức đã kết thúc cách đây 2 năm? Trong lịch sử văn học, hình như chưa có nhà văn nào nghĩ ra tình huống này để viết hài kịch.

Nguyễn Lương Hải Khôi

PHÁT MINH LỚN của thời đại này là cách chức đối với những cái chức người ta không còn giữ nữa. Quả có một không hai trên thế giới. Đáng ghi vào Guiness. Thấy tin đưa ông TBT ngồi trang trọng mặt rất nghiêm trước một bộ hạ cũng lập nghiêm để ra nghị quyết cách mấy chức mà Võ Kim Cự đã bỏ đi rồi mà phục lăn. Chắc ông Cự theo dõi tin này phải rũ ra buồn... cười. Có vẻ như cụ Tổng đang diễn vai "Dự Nhượng đả long bào" thì phải. Dự Nhượng thời Xuân thu cắp gươm nấp dưới cầu định làm thích khách trả mối thù cho chủ của mình là Trí Bá Dao. Không những không trả được thù mà còn bị Triệu Tương Tử – người diệt Trí Bá Dao – bắt. Trước khi chết anh ta xin được đối thủ cởi áo cho mình đánh ba roi vào áo để gọi là trả xong mối thù giúp ân nhân. Sáng chế ra loại nghị quyết “cách cựu chức” thì về mặt tâm lý cũng sánh ngang với Dự Nhượng được rồi. Hẳn là trước khi hưu ngài Tổng nhà ta cũng sẽ nhắm đến cái đích "cách những chức mà đồng chí X đảm nhiệm trước khi làm Thủ tướng", còn chức Thủ tướng thì tuy cũng là “cựu”... nhưng thôi, để lại cho đồng chí ấy ấy vậy.

Nguyễn Huệ Chi

Nghe các bạn nói về việc Trung Quốc mua hết đất trên nhiều tỉnh ở nước ta, lập cả khu dân cư như khu tự trị, đến nỗi bà con ngư dân không có lối đi trên biển phải đi vòng để lên bờ... mà căm thù bọn cầm quyền bán lẻ đất nước quá. Có bạn nói Trung Quốc nó mua của nhiều nước trên thế giới. Nhưng mua cổ phần của các nước như Mỹ, Châu Âu khác với việc mua đất lập khu người Hoa và đi đêm với bọn lãnh đạo bán nước dưới chiêu bài hoà bình hữu nghị. Tôi mà có quyền tôi sẽ cách cái chức “BT Thành ủy Hà Nội ngày xưa” của ông Trọng về việc ông để cho đất nước nằm trong cổ họng bọn Trung Quốc như hôm nay.

Đỗ Minh Tuấn

Ông Võ Kim Cự tham dự hội chợ nông sản của Liên minh hợp tác xã tại Hà Nội ngày 18/4/2017. (Hình: Tuổi trẻ).

Bí ẩn Đồng Tâm…

Mạc Văn Trang

Dân Đồng Tâm đấu tranh rất có bài bản. Họ sử dụng phương pháp trước: khi phủ định họ khẳng định. Họ khẳng định là họ tôn trọng chính quyền và đảng, nhưng họ phủ định việc làm của một số cơ quan công lực vừa rồi. Vì vậy họ không bị rơi vào hành vi chống phá nhà nước mà mấy điều mơ hồ trong Bộ luật Hình sự đang dăng ra để đơm họ. Thứ nữa ở đây ta phải thấy vai trò cá nhân của ông Nguyễn Đức Chung. Ta biết rằng cán bộ ở ta rất nhiều, nhưng làm việc quyết đoán, dám chịu trách nhiệm thì chẳng có mấy. Có lẽ ông Chung không nằm trong số này. Hơn nữa cứ nghe ông ấy nói về công an hôm dọn vỉa hè Hà Nội thì thấy rõ ông ấy cũng nắm quá vững những tiêu cực trong ngành CA. Những lý do này khiến nhân dân Đồng Tâm chọn ông Chung để đối thoại. Sự kiện Đồng Tâm ông Chung đã đặt sinh mạng chính trị của mình vào rồi. Đây là thời cơ có thể đẩy ông lên hoặc dìm ông xuống. HÃY CHỜ XEM.

Hoa Lau

Theo dõi sự kiện diễn ra như là có kịch bản sẵn ấy!

Đặng Phước

Thật khó hiểu mọi người! Thắng cũng nghi, thua cũng nghi. Cứ từ từ mà suy nghĩ, lý giải đi.

Trước mắt cứ vui đã.

Cứ khéo nuôi, khéo giữ mồi thì một đốm lửa nhỏ có thể thành một đám cháy lớn.

Chắc rằng dần rồi các cấp trên cũng sẽ hiểu ra và sẽ có những thay đổi về sau.

Ngọc Nguyễn

Em nghĩ đơn giản chỉ là vì dân Đồng Tâm họ đúng, mà cái gì đúng thì chẳng có điều gì làm họ chùn cả.
Mấy bữa rày nghe tin con vịt, nào là đổ máu, nào là tẩm xăng, rồi lại có cả ví von lôi cả cái mồ ma "ấp chiến lược"... miệng lưỡi thiên hạ hãi quá.

Đúng là "nói phải củ cải cũng phải nghe" ạ.

Nguyễn Việt Nghĩa

Mấy hôm nay bận quá không có thì giờ theo dõi tin tức, tối hôm qua mở báo, facebook thấy vụ Đồng Tâm đã êm, thôi thì cũng chúc mừng bà con, nhờ có internet, chưa gì thế giới cũng đã tỏ tường, chứ như ngày xưa thì bà con đã bị đàn áp đẫm máu mà bên ngoài không ai hay.

Trong vụ này, bà con khen ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì cũng dễ hiểu, nhưng có những người khen hình như hơi quá. Nhìn cung cách “đối thoại” của ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và cái cách báo chí nhà nước tường thuật lại sự việc thì vẫn bề trên lắm, vẫn cứ là quan nhìn xuống dân chứ chả phải quan chức sống bằng tiền thuế của dân, công việc và nhiệm vụ của cán bộ, quan chức là phục vụ dân. Chẳng hạn, nào người dân Đồng Tâm rất ăn năn hối lỗi, nào người Đồng Tâm đã biết sai và xin lỗi, ông Chung nói "Đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, đối với người vi phạm nếu đã nhận thức rõ, thành khẩn, khắc phục, chắc chắn sẽ được giảm nhẹ”…

Vụ Đồng Tâm xử sự được chừng đó đã là tiến bộ lắm đối với quan chức nước này, nhưng phải còn khá lâu nữa để họ thực sự thành tâm, bỏ được cái kiểu suy nghĩ, hành xử nhìn xuống đó, và đám báo chí truyền thông quốc doanh bỏ được cái lối đưa tin coi khinh nhân dân như vậy.

Song Chi

Hành xử của ông Chung thực sự đáng khen

Đào Phi Khanh

Thế là quả bom Đồng Tâm được tháo ngòi nổ sau mấy ngày căng thẳng. Đối với tôi, cách hành xử của ông Chủ tịch thành phố thực sự đáng khen, vì vậy tôi thấy cũng cần “khen” ông Chung một phát.

Tôi biết ông Nguyễn Đức Chung khi ông là Giám đốc CA thành phố Hà Nội, khi đó tôi là phóng viên báo Người cao tuổi. Một lần, bà Trần Thị Luật gửi đơn đến báo nhờ giúp đỡ. Câu chuyện của bà cũng khá “lằng nhằng dây điện”. Số là bà cho một người vay tiền, rồi người ta không trả. Đòi mãi chẳng được, bà Luật tố cáo ra CA Hà Nội. Thượng tá Lã Ngọc Tỉnh, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra CA Hà Nội ra văn bản nói đây là tội hình sự, phải xử lý theo Bộ Luật hình sự. Người vay tiền nghe vậy hoảng hốt tìm đến ông Thượng tá điều đình. Thế là tháng sau ông Lã Ngọc Tỉnh ra văn bản nói đây là vụ dân sự, đề nghị hai bên ra Tòa án dân sự giải quyết. Tôi viết bài kể lại câu chuyện, nêu ra câu hỏi: Vì sao lúc đầu CA Hà Nội nói đây là vụ hình sự mà chỉ một tháng sau lại nói là vụ dân sự? Báo phát hành nhưng CA Hà Nội im như thóc, không trả lời. Tôi báo cáo Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, đề nghị báo gửi công văn hỏi CA Hà Nội. Thảo nội dung công văn xong tôi đưa đến Ban biên tập. Phó Tổng biên tập Nguyễn Đăng Bằng đọc xong toát mồ hôi, hỏi lại: Anh Khanh, anh có chắc không? Hỏi CA của Thủ đô đâu phải chuyện chơi? Tôi đáp: Cứ đúng luật mà làm. Báo có quyền hỏi, và cơ quan nhà nước được hỏi thì phải trả lời bằng văn bản. Ông cứ yên chí đi, CA thấy chữ ký của ông dưới công văn này thì từ nay phải kính nể ông chứ không có chuyện khó khăn gì đâu!

Thắng & thua dân ở Phù Chẩn 2008 & Đồng Tâm 2017

Vũ Ngọc Tiến

Suốt 5 ngày căng thẳng, nín thở theo dõi diễn biến vụ việc ở Đồng Tâm, hôm nay mình có thể thở phào nhẹ nhõm. Trước lúc ông Chủ tịch TP HN Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm đối thoại với dân khoảng 12 tiếng (20h51' ngày 21/4/2017), mình đã post lên tường fb bài viết về vụ việc đau lòng ở xã Phù Chẩn- Từ Sơn- Bắc Ninh năm 2008.

Vụ ở Phù Chẩn chính quyền tỉnh và huyện đã "thắng đẹp" dân bởi họ kiên quyết không đối thoại, dùng mưu sâu kế độc (Họ bắt tất cả viên chức trong tỉnh và huyện có quê ở Phù Chẩn phải nghỉ việc về nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù rẻ mạt; nếu không làm được sẽ bị buộc thôi việc); kết hợp với trấn áp (Cử 200 bộ đội và công an về tản ra nằm vùng ở các thôn, sẵn sàng trấn áp dân nếu có biến động). Vậy sau cái sự "thắng đẹp" ấy họ được và mất gì? Xin thưa là mất trắng: Dự án khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ (dự án VSIP) được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt theo quyết định 1501/QĐ-UBND đã thất bại đau đớn, hàng trăm ha đất bờ xôi ruộng mật bị hoang hóa; còn khu đô thị Nam Từ Sơn ai có dịp đi qua trên đường cao tốc 1B sẽ nhìn thấy rõ hàng trăm biệt thự bỏ không suốt 9 năm qua. Lòng dân ở Phù Chẩn đến nay vẫn bàng hoàng ngao ngán, không còn tin ở chính quyền bởi đời sống của họ ngày thêm khó khăn chồng chất khó khăn. Đây có lẽ cũng là di sản của ông [Nguyễn Thế] Thảo trước khi rời Bắc Ninh về HN băm nát quy hoách thành phố và triệt hạ cây xanh chăng?

Đồng Tâm: 'Ta đã thấy gì trong hôm nay?'

Phạm Đoan Trang Nhà báo tự do từ Hà Nội

Nhà báo tự do Đoan Trang

Vụ việc vừa qua ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau cuộc "đối thoại lịch sử" giữa chính quyền Hà Nội và dân địa phương.

Thấy gì qua vụ Đồng Tâm

GS Nguyễn Đăng Hưng

1. Người nông dân Việt Nam vượt qua được nỗi sợ, đối đầu ngang cơ với chính quyền, khẳng định rõ quyền công dân. Đây chính là thực thi quyền dân chủ!

2. Lần đầu tiên người dân tổ chức rất chặt chẽ, hành xử hợp lý, hành động đúng đạo lý và nguyên tắc, đoàn kết vững vàng 6.000 người như một, tạo sức mạnh tổng hợp, gây được tiếng vang và lòng cảm phục của cả nước và quốc tế!

3. Lần đầu tiên chính quyền bắt buộc phải lùi bước, sau khi những thủ đoạn đối trá, chụp mũ, vu khống (bị mua chuộc, bị thế lực thù địch xúi giục…) với sự tòng phạm tệ hại của các phương tiện thông tin đại chúng, đã thất bại ê chề liên tục.

Người thương thuyết – vai trò mềm hóa quyền lực nhà nước(*)

LS Lê Văn Luân

Các bạn hay mọi người xin đừng đòi hỏi hay phán xét gì về giá trị pháp lý đối với văn bản của ông Chủ tịch Hà Nội và các đại biểu Quốc hội đã cam kết với nhân dân xã Đồng Tâm diễn ra ngày hôm nay, 22/04/2017.

Vì bởi lẽ, khi luật pháp vốn chưa được thực thi đầy đủ và đúng nghĩa, thì công lý tiệm cận với lẽ phải là thứ cần được hiện diện và thành hình trong lòng của nó.

Khi chúng ta vẫn có tình trạng họp liên ngành tố tụng, mà nơi đó cơ quan quyền lực thứ 4 là "đảng uỷ" mới là cơ quan quyền lực thực sự, nhưng nó lại là thứ quyền lực ẩn phía sau ba cơ quan tố tụng của nền tư pháp. Bởi chúng ta có Hiến pháp (Điều 4) đã khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng đối với nhà nước và xã hội. Và thêm vào đó, khi xã hội đồng lòng cam chịu trước những bất công, trước những kẻ tham nhũng quỷ quyệt và tàn ác và cũng khó lòng có thể đem chúng ra ánh sáng mà xét xử, việc chạy quyền, chạy chức, quan hệ, hậu duệ thành vấn nạn của đất nước mà chưa thể kiểm soát, và theo nhận thức của đa phần người dân, thì đó như là một thói quen sống của cả một xã hội đang vận hành.

Về chuyện Đồng Tâm, Mỹ Đức

Ngụy Hữu Tâm

Bài này đáng lẽ đăng sớm hơn nhưng do trang BVN bị trục trặc kỹ thuật phải đình lại mất một hôm nên thành ra bị chậm.

Thành thực cáo lỗi với tác giả cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Hà Nội, ngày 22 tháng Tư 2017

Kính gửi Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Tôi là Ngụy Hữu Tâm, một công dân yêu nước, thương nòi như nhiều người khác trên đất nước đang còn nghèo khó sau bao năm chiến tranh (do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà ở đây xin được phép chưa nêu vì quá dài) và lạc hậu vì chính sách ngu dân (mà rõ ràng là do chế độ cộng sản 72 năm qua để lại) xin được viết lá thư ngỏ này để Bà với tư cách là Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một trong Tứ trụ Triều đình, và toàn thể 90 triệu người Việt trong nước, cùng suy nghĩ. Có suy nghĩ, ắt sẽ có giải pháp!

Quân đội làm kinh tế - phúc và hoạ

Trần Ngọc Vương

Đến giờ này, nếu yêu cầu quân đội thôi làm kinh tế, chắc người yêu cầu sẽ lãnh đủ, không chỉ gạch đá, mà có thể cả những thứ nặng hơn gạch đá bội phần. Biết vậy, nên nếu còn những người đủ sáng suốt tiếng nói có trọng lượng thì chắc cũng sẽ không cất lời lên nổi! Nhưng chả nhẽ không ai nói gì?...

Tự cổ chí kim, tự đông sang tây, quân đội sinh ra chỉ để duy trì sức mạnh bạo lực cho một/những cộng đồng xác định. Đó là một tổ chức đặc biệt, tập hợp những người trẻ khoẻ và ưu tú của các cộng đồng. Các nhà tư tưởng, rõ nhất là hai nhà sáng lập học thuyết CNCSKH, đều khẳng định rằng trong xã hội có giai cấp, quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, nhưng không phải và không bao giờ nên là một giai cấp kinh tế. Với các nhà nước, quân đội được lập ra chính là để trước hết là bảo vệ cộng đồng, bảo vệ quốc gia. Chính vì lẽ đó mà cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của quân đội mới mang tên BỘ QUỐC PHÒNG.

Đất quốc phòng phi quốc phòng

Trương Duy Nhất

Mang danh quân đội nhân dân mà không bảo vệ ngư dân đang bị Tàu Cộng cướp bóc, bắn giết trên biển Đông. Không bảo vệ biên cương lãnh thổ quốc gia.

Ăn cơm dân, mặc áo dân, nguồn sống của gia đình nhờ nhân dân mà có. Nhưng hành vi lại cướp đất của dân, tham gia trấn áp nhân dân thì danh xưng mới đang lưu truyền rộng rãi trong xã hội "quân đội nhân dân = quân dận nhân đôi = quân dận nhân hai = quân hại nhân dân" là chính xác.

Quá giận cho cái loại quân đội Tàu giả danh Việt này, mà dân Việt phải còng lưng làm để... nuôi ong tay áo!

Hoa Mai Hai

Nghĩ gì từ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm?

Bauxite Việt Nam

Kết thúc đối thoại Đồng Tâm bằng một bản cam kết của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội có 2 đại biểu Quốc hội (một phụ trách Dân nguyện và một là người thay mặt cử tri Đồng Tâm) ký vào, làm đại đa số người Việt trong nước và nhiều người Việt trên thế giới hân hoan vui mừng, coi như một bàn thắng ngoạn mục của nông dân, trước chính quyền cộng sản vốn nổi tiếng lắm mưu mô, giỏi sử dụng kế hiểm để đàn áp và triệt tiêu sức đối kháng của dân chúng.

Hân hoan vui mừng là phải, bởi vì trở về trước chưa có tiền lệ một cuộc đối đầu nào mà thắng lợi chung cụộc lại thuộc về bên bị trị như cuộc đối đầu ở làng Hoành. Khi ông Chủ tịch Hà Nội cam kết không truy cứu hình sự bà con làng Hoành trong việc bắt nhốt 38 cán bộ và cảnh sát Cơ động trong suốt 7-8 ngày cũng có nghĩa là ông đã buộc phải gián tiếp thừa nhận hành vi phản kháng bằng cách bắt người của dân chúng ở đây chỉ là hành vi tự vệ, còn việc đem lực lượng vũ trang đến đàn áp dân nhằm bảo vệ lũ người cướp đất mới là hoạt động phạm pháp và vi hiến. Lời cam kết này quả đã mở ra một cơ hội mới, giúp người dân nhiều vùng miền khác bứt khỏi mặc cảm sợ hãi, khẳng định tư thế chính nghĩa mạnh mẽ, quyết tâm hơn khi đương đầu với những nhóm lợi ích nhà nước mang theo quyết định đóng dấu đảng đỏ chói cùng nhung nhúc cảnh sát vũ trang đến cướp đoạt đất đai của mình. Và có thể kinh nghiệm của làng Hoành rồi sẽ được nhân lên – “bắt kẻ đàn áp để trao đổi con tin” rất có khả năng trở thành một phương thức chống trả hữu hiệu.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn