Việt Nam vẫn mắc kẹt tại ngã ba đường

Nguyễn Quang Dy

Sau bao thăng trầm, Việt Nam vẫn bị mắc kẹt tại ngã ba đường, bị các nhóm lợi ích tham nhũng bắt làm con tin, mà vẫn tưởng mình đang làm chủ...

“Có hai thứ vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…” (Two things are infinite: the universe and human stupidity - Albert Einstein)

Hơn bảy thập kỷ sau khi lập quốc (1945) và hơn bốn thập kỷ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam (1975), đất nước vẫn đang mắc kẹt tại ngã ba đường. Tại sao lại có bi kịch này? Làm thế nào để thoát ra ra khỏi ngã ba đường của lịch sử?

Trong nhiều thập kỷ, đất nước đã bị sa vào chiến tranh và bạo lực, cực đoan và hận thù, như cái bẫy ý thức hệ. Những thế lực cực đoan (trong và ngoài nước) đã thao túng số phận đất nước này, làm cho chính họ và ít nhất một thế hệ người Việt bị ngộ nhận, lạc vào ma trận (như Chiến tranh Việt Nam). Muốn thoát ra khỏi ngã ba đường không dễ. Báo cáo “Việt Nam 2035” khuyến nghị phải đổi mới thể chế và cải cách vòng hai.

Có nhiều việc phải làm, như cách thể chế và chống tham nhũng. Trong phạm vi bài viết này, hãy thử xem lại mấy điều cơ bản: Thứ nhất là đặc điểm bối cảnh hiện nay; Thứ hai là nguyên nhân và hệ quả; Thứ ba là các giải pháp khả thi.

Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?

Hà Sĩ Phu

Đôi lời: Được bạn bè chuyển cho đọc bài “Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates” tôi bừng tỉnh dậy một suy tư đã ôm ấp bấy lâu nên viết ngay đôi lời bình luận chia sẻ cùng bè bạn như sau.

Câu chuyện về nhận định của Bill Gates về tương lai một quốc gia gợi lên cho chúng ta một điều thú vị. Một quốc gia có vĩ đại được hay không hãy đo bằng nhân cách của các công dân nước ấy, trong những ứng xử giao tiếp bình thường hàng ngày.

Thật vậy, ở tầm nhỏ bé người ta thường tìm Nhân cách ở những việc lớn lao, và giới cầm quyền nhỏ bé thường tìm sự vĩ đại ở “tài năng lãnh đạo cao siêu” và quyền lực của mình, cố sao cho toàn dân phải học tập để biết quán triệt sự “lớn lao” ấy và đưa các nghị quyết của mình vào cuộc sống! Dân chẳng qua chỉ là công cụ thực hiện, người dân được quyền lựa chọn gì đâu?

Bill Gates lớn được thành một người làm thay đổi bậc thang tiến hóa của thế giới, và giầu nhất thế giới, là bởi người thầy của Công nghệ Internet ấy thực sự tôn trọng mọi con người sử dụng sản phẩm của mình, tự đặt mình vào vị trí từng người tiêu dùng, hướng về người tiêu dùng chứ không hướng vào túi tiền của mình, để tưởng tưởng xem họ muốn gì, họ cần gì thì tìm cách bày ra các phương án để họ tự chọn, làm thỏa mãn mong muốn đa dạng chính đáng của họ.

Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công

Hoàng Minh Trí

Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam.

Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.

Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.

Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.

Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.

Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.

Một vài trao đổi xoay quanh bài viết ‘Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công’ của tác giả Hoàng Minh Trí (*)

Đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông

Trung Bảo

clip_image002

Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.

Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.

Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.

Đắk Nông: Nước suối cạnh Nhà máy Alumin khiến cá chết, người bỏng da

Trùng Dương

Phát hiện cá chết bất thường hàng loạt trên mặt suối Đắk Dao, người dân xuống vớt cá thì bị nổi mẫn ngứa, phồng rộp da bỏng rát.

Sự việc đang gây hoang mang cho người dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) sống dọc suối Đắk Dao nhiều ngày nay.

clip_image002

clip_image004

Người dân thôn 8 (xã Nhân Cơ) vớt cá chết trên suối Đắk Dao.

Từ phản ánh của người dân, phóng viên đã về xã Nhân Cơ và ghi nhận trên dòng suối Đắk Dao chảy qua địa bàn nhiều loài cá, tôm chết trôi dạt trên mặt nước bốc mùi hôi thối.

Ông Phan Diệu Anh (một người dân sống gần suối Đắk Dao) kể, mới đây trong khi đi thăm rẫy thì phát hiện nước suối có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ… khác thường. Khi tiếp xúc nước suối thì có chất nhờn, nổi bọt giống xà phòng. Ông đi xuống suối được khoảng mười phút thì hai chân bị ngứa, da khô cứng lại, nhất là những vùng da non bị đau rát, phồng rộp lên như bỏng nước sôi.

“Tôi dùng nước ao để rửa chân nhưng chất nhờn vẫn bám dính, buộc phải vào nhà dân xin xà bông và bàn chải rửa mới sạch. Lo lắng da bị nhiễm độc, tôi đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông khám và được kết luận da bị viêm có mủ. Bác sĩ khuyến cáo phải dùng xà bông rửa sạch vết thương, nếu để nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm” - ông Anh lo lắng.

Vỡ đường ống chứa xút Nhà máy Nhân Cơ: Đã cảnh báo

Châu An

Trong quá trình vận hành thử máy móc, cổ ống của một máy bơm hóa chất có chứa kiềm (xút) đã bị vỡ tràn ra ngoài.

Vô cùng nguy hại

Ngày 28/7, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông đã có phát ngôn chính thức về sự cố xảy ra tại Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông).

Thông tin cho báo chí, ông Lộc cho biết, vào 8h14 ngày 23/7, nhân viên vận hành khu chứa kiềm (A03) khởi động bơm kiềm S002b thì phát hiện tiếng kêu lạ nên cho dừng bơm. Sau đó, phát hiện cổ ống đẩy của bơm bị vỡ làm một lượng kiềm từ bồn A03-YH1S001b chảy ra ngoài.

Ngay sau đó, cán bộ Phòng An toàn môi trường của Công ty điện báo lãnh đạo và các phòng liên quan về sự cố trên; phối hợp với nhân viên vận hành trong ca của phân xưởng cô đặc khóa van đầu bơm không cho kiềm thất thoát ra ngoài. Khoảng 4 phút sau thì đã khống chế hoàn toàn tình trạng kiềm thất thoát ra ngoài.

Sự cố đã làm 9,58m3 kiềm tràn ra khu vực sân Nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất xốp (có diện tích 600m2 liền kề) và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du.

Cần xem lại sự tồn tại của dự án Formosa

Văn Kiên

Phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội tại Quốc hội (QH) ngày 29/7, “nóng” lên khi các đại biểu (ĐB) đến từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế (Hà Tĩnh không phát biểu) thể hiện sự bức xúc trước việc Formosa xả thải, “kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương”.

clip_image002

Formosa lấp đường ống xả thải trái phép ra địa bàn xã Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh sau khi bị người dân phát hiện. Ảnh: Minh Thùy.

Trong khi đó ĐB của Kon Tum nêu vấn đề, nên xem xét lại sự tồn tại của dự án này một khi hàng loạt câu hỏi không có câu trả lời chắc chắn.

Formosa kéo lùi sự phát triển

Theo ông Trần Công Thuật, cử tri Quảng Bình cho rằng ảnh hưởng sự cố môi trường biển do Formosa gây ra là rất nặng nề, hết sức nghiêm trọng, nó kéo lùi sự phát triển của tỉnh Quảng Bình, cả về kinh tế, xã hội.

“Formosa đã làm cho kinh tế Quảng Bình điêu đứng, lòng dân không yên, bà con rất bức xúc, phẫn nộ lên án hành động hủy hoại môi trường biển của Formosa. Vì vậy, nhân dân và cử tri Quảng Bình đề nghị Chính phủ nhanh chóng giải quyết những khó khăn cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, trong đó có chính sách hỗ trợ ngư dân mà đến nay nhân dân chưa được hưởng”.

Đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của cử tri Quảng Bình, ĐB Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh, thiệt hại do Formosa gây ra không chỉ là hàng trăm, hàng triệu tấn hải sản mà còn là những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, cả hữu hình và vô hình. Đặc biệt theo ông Đồng, thiệt hại về hệ sinh thái vô cùng lớn và việc xử lý, khắc phục phải mất nhiều chục năm.

Khi những “quả đấm” không còn... thép

Bài 1: Nguy cơ mất trắng hàng ngàn tỷ đồng

Không phủ nhận vị trí đầu tàu và đóng góp cho nền kinh tế của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong những năm qua. Nhưng thay vì củng cố sức mạnh và trở thành bệ đỡ cho các thành phần kinh tế khác, nhiều DNNN đang teo tóp.

clip_image001

Công ty mẹ COMA hiện có số nợ gấp 12 lần vốn chủ sở hữu.

Kiểm toán Nhà nước vừa công bố số liệu liên quan tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2014 tại 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước (tổng cộng 234 doanh nghiệp). Mổ xẻ hoạt động của các DNNN này cho thấy, nhiều đơn vị có kết quả kinh doanh thua lỗ nặng, thậm chí âm vốn chủ sở hữu tới vài chục cho đến cả trăm lần.

Lỗ khủng khiếp

Trong một lần trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (khi đó là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương) từng chia sẻ bản thân ông luôn đánh giá cao vai trò đầu tàu kinh tế của khối DNNN; đặc biệt là những tập đoàn, tổng công ty năng động, biết làm ăn kinh doanh hiệu quả trong thời kỳ đổi mới. Đó là những gương sáng: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, ông Huệ cũng lưu ý không phải tất cả DNNN đều hoạt động hiệu quả.

Những ngả đường vào Mỹ

Bùi Văn Phú

Gửi cho BBC từ San Jose, California

Trong những ngày qua dư luận trong nước xôn xao việc ông Trương Đình Anh, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông FPT, đưa cả gia đình sang Mỹ định cư.

Trước đó không lâu dư luận cũng bàn tán về việc một đại biểu quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị truất quyền đại biểu vì mang song tịch Việt Nam và Cộng hòa Malta, một đảo quốc nhỏ ở Địa Trung Hải gần bên nước Ý.

Theo luật Malta, một người nước ngoài chỉ cần bỏ nửa triệu đôla vào đầu tư, không bắt buộc phải sinh sống ở đó cũng có thể được nhập tịch. Điều này khơi lên nghi vấn là có bao nhiêu người Việt khác có chức quyền và những triệu phú đã có quốc tịch Malta như bà Hường, hoặc đang là thường trú nhân, hay đã mang hộ chiếu một nước khác.

Báo chí trong nước đưa tin ông Trương Đình Anh rời Việt Nam hôm 23/7 nhưng không cho biết ông và gia đình gồm vợ và bốn người con dưới 21 tuổi được vào Mỹ định cư theo diện nào.

Theo ông Lương Duy Phương từ Công ty Pháp lý DP Legal Solutions có văn phòng dịch vụ ở vùng Vịnh San Francisco thì có khả năng cao là ông Anh đến Mỹ định cư theo diện bỏ vốn đầu tư.

Cần làm ngay những việc... không cần thiết

Vũ Thạch

Trước hiện tượng trăm hoa điên nở này, không chỉ cô Tạ Bích Loan mà hàng triệu người Việt khác đều buộc phải đặt câu hỏi: Động cơ gì?

Phim phóng sự chiến tranh Syria của VTV đang được mổ xẻ sôi nổi trên thế giới mạng về mức độ giả tạo của nó, với đầy đủ dẫn chứng kịch bản đã được sao chép từ đâu. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi xa hơn về sự cần thiết của phóng sự này, dù thật hay giả.

Liệu dân tộc Việt Nam có cần thêm phim này để biết thế nào là nỗi khổ đau chiến tranh không? Trong lúc còn bao loại khổ đau khác trên cả nước, sao các ký giả can đảm không đi theo các tàu đánh cá của ngư dân Việt để quay trực tiếp cảnh ác độc của hải quân Tàu? Còn nếu ít can đảm hơn, sao ký giả không làm phóng sự cảnh sống của bà con cao nguyên, cảnh những bà con bỗng mất ruộng vườn mưu sinh, cảnh người không nhà lê lết đêm khuya giữa thành phố?

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngồi nhầm chỗ...

Mai Tú Ân

Sau khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội lần thứ 2 trong vòng 4 tháng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã bốc hỏa mà nhầm lẫn lớn trong vai trò của mình. Đang là đương kim Chủ tịch kiêm ĐBQH khóa 14, bà đang đại diện cho người dân đã bầu bà lên để bà có tiếng nói thay mặt họ ở Diễn đàn Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của người dân.

Ấy thế nhưng những phát ngôn của bà kể từ khi được bầu vào chức danh cao nhất của QH lại không phải là tiếng nói của một ĐBQH, đại diện cho người dân, mà là tiếng nói đầy quyền lực của một lãnh đạo chính quyền, một trong “tứ trụ triều đình” Việt Nam.

Trong khi ba vị tứ trụ kia nói ít về những ngày đầu nhập môn thì bà Kim Ngân lại nói quá nhiều và quá dở. Đặc biệt là bà đã nhầm lẫn ngây ngô về quyền hạn và nghĩa vụ của một ĐBQH với quyền hạn và nghĩa vụ của một công chức chính quyền khi nói về việc lùi thời hạn thông qua Luật Biểu tình.

Liệu có cần 'quả bom' môi trường đến 70 năm?

Văn Kiên

Sáng 29/7, thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội tại hội trường Quốc hội, Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình cho rằng, Việt Nam cần tôm, cá, cần thép nhưng liệu có cần Formosa tồn tại đến 70 năm không, khi đó là một “quả bom” môi trường, ai cũng lo lắng.

clip_image002

Ông Trần Công Thuật khẳng định, Formosa là “quả bom” môi trường mà ai cũng lo lắng. Ảnh: Như Ý

“Thắng không cần làm vua, thua dân lập đền thờ”

Xuân Dương

Vì nước, vì dân dẫu có “thua” cũng vẫn là hào kiệt, vẫn được dân lập đền thờ. Tuy nhiên nếu biết dựa vào sức dân thì phần thắng sẽ hơn hẳn!

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nói: “có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”.

Vấn đề ông Trương Tấn Sang nêu ra giờ đây đã được Đảng chỉ ra cho nhân dân thấy “chỗ nằm” của “bộ phận không nhỏ” thông qua Công văn số 1579-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng gửi các ban, bộ, cơ quan, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xử lý vụ việc liên quan đến nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh.

Kiến nghị của công dân Nguyễn Khắc Mai

Hà nội ngày 26 tháng 7 năm 2016.

Kính gửi Quốc hội khóa XIV,

Nghị sĩ Trương Trọng Nghĩa - Thành phố Hồ Chí Minh,

Nghị sĩ Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình.

Và toàn thể các Nghị sĩ khóa XIV.

1. Nhận thức rằng thảm họa môi trường Formosa là rất nghiêm trọng. Tai vạ ấy sẽ còn kéo dài chưa thể lường tính được.

Nhân dân cả nước rất bất bình, lo lắng.

- Nghị sĩ Trương Trọng Nghĩa, Nghị sĩ Nguyễn Ngọc Phương và nhiều nghị sĩ khác đã lên tiếng về trách nhiệm của Quốc hội về thảm họa môi trường này.

Những nguy cơ “chưa lường hết” từ dự án Formosa

TS. Nguyễn Thành Sơn

Chuyên gia tư vấn độc lập

New Technology Solutions

Thưa các quý vị,

Tôi xin phép gửi tới các quý vị trong file kèm theo bài viết thứ hai của tôi về Formosa (sau khi đã gửi cho anh Nguyễn Chân - nguyên Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than và đã nhận được phản hồi của anh Chân). Với hy vọng có được nhiều ý kiến tư vấn khách quan cho Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), tôi xin bầy tỏ một số ý như sau:

1/ Tôi hy vọng Bộ TNMT không tiếp tục “sờ đít voi” trong bảo vệ môi trường đối với dự án Formosa như vừa qua.

2/ Tôi thấy cách tiệm cận của phía Việt Nam khi xẩy ra sự cố môi trường Formosa như vừa qua hoàn toàn không ổn, bị Formosa đang “cười thầm trong bụng” và sẽ tiếp tục qua mặt.

3/ Cá chết chỉ là hậu quả (phần ngọn của vấn đề). Chúng ta phải truy từ nguồn gốc: từ khâu lập dự án, triển khai dự án, quy trình công nghệ, giải pháp xử lý chất thải v.v.

4/ Từ trước (1963) đến nay, ngành luyện kim đen của Việt Nam quá non trẻ và vô cùng nhỏ bé. Bây giờ phải đương đầu với một dự án lớn như Formosa, nếu không tiệm cận bài bản thì chỉ là “sờ đít voi”. Tôi thấy, cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật (KHKT) của Việt Nam hiện đương chức không còn ai chuyên về lĩnh vực luyện kim có đủ kiến thức để “đương đầu” với sự cố Formosa cả. Anh Trần Hồng Hà cũng chỉ là ngành khai khoáng (sau này là nghiên cứu sinh cùng trường và cùng thầy hướng dẫn với tôi là Giáo sư Viện sỹ A. Putracop).

5/ Trong công nghiệp luyện kim đen, lĩnh vực ô nhiễm độc hại nhất là “lò coke” thuộc lĩnh vực hóa-than. Về lĩnh vực này, cán bộ KHKT của chúng ta được đào tạo còn rất ít. Cả ngành khai khoáng từ thời Bộ Công Thương ngày xưa, chứ không phải Bộ Công Thương ngày nay (trước năm 1960) số cán bộ về hóa-than ít hơn hóa-dầu, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Riêng ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trước năm 2005, như tôi biết cũng chỉ có một người tốt nghiệp trường Đại học Hóa Mendeleev Moscow đúng chuyên ngành hóa-than, nhưng được TKV giao làm công tác tổ chức-cán bộ ở một viện nghiên cứu. Khi được giao triển khai thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) ở bể than Đồng bằng sông Hồng, tôi tìm thì anh ấy đã về hưu mất rồi.

6/ Trong số cán bộ KHKT tham gia “Chương trình nguyên tử” (bí mật) ngày xưa có nhiều người cũng được đào tạo về hóa công nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, nhưng chương trình đã bị giải tán và họ nay cũng U80 cả rồi.

Kính,

Nguyễn Thanh Sơn

Muốn tự vệ hữu hiệu, cần định rõ mối nguy (I)

Chuỗi thảm hoạ cá chết từ Bắc chí Nam

Thục Quyên

Từ xa nhìn về đất nước khó cầm nước mắt.

Nhưng nếu muốn đóng góp tìm một con đường thoát cho Việt Nam thì càng theo dõi những tin tức, bình luận trên internet, nghe truyền thanh, truyền hình, thì càng thấy rối bời.

Người dân ở nhà đa số vẫn im lặng, hình như vì không ý thức mối nguy, hay đã chấp nhận cúi đầu chờ chết? Con số vài ngàn, vài chục đến vài trăm ngàn người đổ ra đường phố biểu tình bất bạo động tại các nơi trên thế giới chống độc tài, tham nhũng, ô nhiễm môi trường v.v. nơi họ sinh sống, còn hoàn toàn là điều chưa hề xảy ra tại Việt Nam.

Chính trong lúc này chúng ta cần bên nhau hơn bao giờ hết

Trần Quốc Việt

clip_image001

Formosa là phép thử lương tâm người Việt. Hầu như đa số mọi người cúi đầu cam phận trước thảm họa môi trường sinh tồn ghê gớm nhất và toàn diện nhất trong lịch sử nước nhà. Phép thử cho kết quả rằng chúng ta gần như chấp nhận phải sống với Formosa như đang phải sống với vô vàn những cơn lũ đang tàn phá đất nước này. Khác biệt chăng là Formosa có lẽ là cơn lũ lớn nhất chung cuộc kết liễu Việt Nam. Thay vì để mình bị chết đắm trong cơn lũ tuyệt vọng và vô cảm của cá nhân, hơn bao giờ hết chúng ta lúc này phải cần sát cánh bên nhau cho cuộc đấu tranh sinh tồn chung bởi lẽ đơn giản Formosa còn nước Việt mất. Nhân quyền, dân chủ, và tự do còn có nghĩa gì khi người hưởng những giá trị này là những thế hệ bị ung thư, tàn phế, và khuyết tật bẩm sinh ở trên đất nước mà những ông bà, cha mẹ, và anh chị thế hệ trước đã buông xuôi và ngoảnh mặt.

Tư vấn quốc tế cho quá trình điều tra nguyên nhân thảm họa cá chết

Thục Quyên (Save Vietnam´s Nature)

Những báo giấy, báo mạng, lề trái, lề phải, truyền thanh, truyền hình của Việt Nam từ cuối tháng Tư tới nay luôn loan tin nhà cầm quyền Việt Nam mời các tư vấn ngoại quốc đến để cùng với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam điều tra thảm hoạ cá chết, như là một điểm son cho cách làm việc của những người hữu trách, và bảo đảm cho sự minh bạch của cuộc điều tra.

Tại sao từ chối đề nghị của Liên Hiệp Quốc giúp điều tra?

Nhà cầm quyền Việt Nam quyết liệt từ chối đề nghị giúp đỡ điều tra của Hoa Kỳ thì còn có thể nghĩ rằng, vì họ khó ăn nói với Tập đoàn Công ty Luyện Kim MCC Trung Quốc (Metallurgical Corporation of China Ltd.), công ty thầu của Formosa Hà Tĩnh (FHT) và là thủ phạm ngay tại hiện trường mà FHT không quên nhắc tới khi nhận tội.

Người doanh nhân mù có trí sáng

Chí làm trai và bầu máu nóng năm xưa vẫn như âm ỉ trong con người tàn mà không chịu phế này

Tô Văn Trường

Thương trường là “chiến trường” - kinh doanh vốn là một nghề nghiệp đặc biệt đầy rủi ro mà không phải ai cũng có đủ tố chất, sự can đảm và may mắn để theo đuổi. Có nhiều người thông minh, giỏi giang có thể làm chuyên gia, làm thầy giáo dạy về kinh doanh thì giỏi nhưng làm kinh doanh thật thì thất bại. Kinh doanh trong môi trường “thiếu chuẩn” như ở Việt Nam ta ngày nay thì rủi ro càng lớn. Con số hàng chục ngàn doanh nghiệp bị “khai tử” hàng năm càng cho thấy mức độ khốc liệt và rủi ro cao của thương trường.

Người lính từ chiến trường bom đạn thật trở về thường không dễ thích nghi với môi trường hòa bình mới như nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” nổi tiếng của nhà văn Lê Lựu. Nhưng vẫn có người lính trở về mà làm kinh doanh thì cần có bản lĩnh và nỗ lực hơn rất nhiều. Người lính bị thương tật, thậm chí thương tật nặng mà bước vào kinh doanh còn khó khăn hơn nhiều lần, phải có bản lĩnh vươt bậc mới dám làm và chỉ một số đi được tới thành công, thật là của hiếm, rất đáng trân trọng và khâm phục.

Thách thức 90 triệu dân Việt Nam

Phạm Đình Trọng

Trong vụ việc rước đại họa Formosa về giết chết biển cả, tàn phá đất nước, đầu độc giống nòi Việt Nam có trách nhiệm của người đứng đầu Đảng Cộng sản và người đứng đầu Chính phủ Cộng sản Việt Nam thời 2008. Nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp chính là Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự.

Vồ vập săn đón và mở con đường thênh thang rước Formosa về Hà Tĩnh. Trực tiếp kí kết và giành cho Formosa những ưu đãi vượt quyền, biến thế đất hiểm Vũng Áng Hà Tĩnh thành đất sang nhượng, sang tên, nhượng quyền làm chủ 70 năm, tạo thuận lợi lớn nhất cho Formosa tác yêu tác quái gây họa lớn nhất cho giống nòi Việt Nam. Đó là chủ tịch tỉnh rồi bí thư đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự.

Chỉ xử lý Võ Kim Cự có ngăn được những Formosa trong tương lai?

Nguyễn Anh Tuấn, viết từ miền Trung

Đổ hết lỗi lầm của một hệ thống từ địa phương tới trung ương lên đầu một cán bộ cấp dưới chắc chắn không phải là cách công lý được thực thi, càng không phải là cách giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự xảy đến trong tương lai, khi mà trách nhiệm không được đặt vào đúng địa chỉ của nó.

clip_image001

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái), ông Võ Kim Cự (thứ hai từ trái) gặp nhau trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20/5/2014. AFP photo

‘Chống tham nhũng’ và cuộc chiến khốc liệt giành thị phần

Lê Dung

…việc chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Thị Nguyệt Hường đang khiến dư luận đặt câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là động lực thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ?

clip_image002

Ảnh www.voatiengviet.com

Formosa và âm mưu chính trị: Chính thể Việt Nam đã chui đầu vào thòng lọng

Thiên Điểu

clip_image002

“Formosa là sự cố”. Tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ hai lần liên tiếp

Vấn đề thảm họa môi trường do Formosa đã bắt đầu nóng lên nơi nghị trường chính trị Việt Nam. Nhiều câu hỏi chất vấn được đặt ra, nhiều câu trả lời cũng đã được các cá nhân và cơ quan liên quan được công bố. Tuy nhiên, chưa có câu hỏi nào hay lý giải nào cho câu hỏi: Vụ xả thải gây nhiễm độc vùng biển Việt Nam của Formosa là vô ý hay cố ý?

Quỹ bảo vệ biển Đức: Bờ biển VN bị ô nhiễm diện rộng - Không hề có giải pháp làm sạch môi sinh

Stiftung Meeresschutz

Xuân Thọ dịch

clip_image002

Lời dịch giả: Ngày 17-7-2016, Quỹ bảo vệ Biển Đức Deutsche Stiftung Meereschutz (DSM) đã có thông cáo báo chí về việc Formosa gây ra nạn cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam. Sau đó DSM và một số tổ chức môi trường khác đã trao đổi với Tiến sỹ Friedhelm Schroeder, nhà khoa học thuộc Trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức). Ông Schroeder đã từng được Chính phủ Việt Nam mời làm tư vấn cho quá trình điều tra vụ cá chết Vũng Áng trong những tuần vừa qua.

Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung cộng

Vũ Đông Hà

Từ những cuộc bắt giết ngư dân, từ những lần tập trận thử nghiệm chiến tranh tâm lý mang tên Cáp quang AGG, Bình Minh 02, HD-981... sang đến FHS, Bắc Kinh đã có câu trả lời…

clip_image001

Cuộc xâm lược khởi đi vào năm 1990 và âm thầm tiến hành kể từ sau Mật nghị Thành Đô. Những căn cứ chiến lược đã được từng bước cài đặt, xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Những nòng súng đại bác được thế chỗ bởi những ống thải, những hầm chứa bùn; những mìn, bom, đạn được thay thế bởi những hóa chất độc hại. Nó là một cuộc xâm lược mà kết quả không là những chiến trường khói lửa, những làng mạc bị đốt phá, những xác người sình thối trên núi rừng Việt Bắc. Kết quả của cuộc chiến là một đất nước Việt Nam, từ núi rừng đến nông thôn, thành thị vẫn nguyên vẹn nhưng nguồn sống bị tiêu diệt. Một vùng biển chết. Những sông hồ chết. Một núi rừng cao nguyên chết. Một đồng bằng Cửu Long chết. Và hơn 90 triệu người Việt Nam bệnh hoạn, dật dờ.

Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại...

Song Chi

Dù là dân thường hay quan chức, dù họ ra đi vì bất cứ lý do nào, điều đó chứng tỏ một sự thật chua chát là trong suốt hơn 40 năm qua, tuy thống nhất được quê hương và giành được độc quyền lãnh đạo, Đảng Cộng sản VN đã thất bại trong việc điều hành quản lý đất nước…

clip_image001

Một nhóm 162 người Việt tị nạn từ một chiếc thuyền nhỏ bị chìm gần bờ biển Malaysia. Các chuyến bay của người tị nạn Việt bắt đầu sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975. AFP PHOTO

Human Right Watch: Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong chính sách mới của Ngân hàng Thế giới

Human Rights Watch, ngày 21/7/2016

(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Lời người dịch: Gần đây, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cùng nhiều tổ chức dân sự độc lập khác đã đưa ra một kiến nghị đối với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức tín dụng quốc tế gắn yêu cầu về nhân quyền khi đàm phán với Chính phủ Việt Nam về các khoản vay hỗ trợ phát triển. Kiến nghị đề nghị không cho Chính phủ Việt Nam vay tiền nếu chính quyền ở Hà Nội không chịu cải thiện nhân quyền.

clip_image002

Về cội, về cùng cát bụi

Bùi Văn Phú

Cuối tuần đọc báo tiếng Việt ở California thường thấy có đăng cáo phó, phân ưu. Đây là một nét đặc trưng của truyền thông Việt, đúng ra là của truyền thông Việt Nam Cộng hòa, vì ở miền Bắc Việt Nam trước đây, và sau ngày thống nhất đất nước dưới chế độ cộng sản, chỉ có các quan chức cao cấp của nhà nước khi qua đời mới được báo của đảng đăng cáo phó kèm chương trình tang lễ.

Đọc kỹ những cáo phó tôi thấy bây giờ nhiều người Việt qua đời được đem đi hỏa thiêu, và trong số những nhà quàn được nhiều người Việt ở California biết đến có Peek Funeral Home ở Quận Cam và nhà quàn Oak Hill trên San Jose. Tại hai nơi đó cũng có nghĩa trang với những khu dành riêng cho người Việt để sống chết có nhau trong tình đồng hương.

Trong nếp sống Mỹ, sau khi chết, theo nguyện ước của người quá cố thì thân xác có thể được bảo quản như ướp xác, được chôn vào lòng đất, được hỏa táng hay có khi được hiến cho các trung tâm y khoa để nghiên cứu.

Một số ý kiến tổng hợp về Formosa

TS Tô Văn Trường

Chuyên gia độc lập về Tài nguyên nước và môi trường

Tôi đã đọc nhiều ý kiến bình luận về Formosa tùy theo nhận thức và góc nhìn của mỗi người. Đáng chú ý, gần đây thấy có 3 ý kiến của giới khoa học.

- Bình luận của bạn Nguyễn Văn Duyên, vietnam-ocean-network nguyên văn ngắn gọn 2 dòng chữ: “Vấn đề cá chết bị chính trị hoá quá, càng ngày càng giống hài kịch. Đừng để nó thành bi kịch!”

- Bình luận của TS Trần Mạnh Hải Viện Khoa học Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nguyên văn như dưới đây: “Ngay từ đầu, tôi đã nghĩ đây không hẳn là do Formosa, mà do ai đó đã cố ý đưa một lượng lớn chất độc vào biển. Chứ nếu do Formosa thì cá phải chết từ từ (theo thời gian, phụ thuộc tốc độ dòng hải lưu), chứ không thể trong vài ngày mà cả dải miền Trung có hiện tượng giống nhau. Câu hỏi là: Nồng độ các chất đó ở Vũng Áng (đầu nguồn) và ở Hếu (tạm coi là cuối nguồn) chênh lệch bao nhiêu? Tôi nghĩ họ đã đưa cyanua vào trước, các chất khác đưa vào sau (thời gian đã được tính toán để đảm bảo cá chết và không bị lực lượng chức năng phát hiện) để tạo kịch bản xảy ra là do Formosa, họ có thể sử dụng một tàu cá ngụy trang để rải. Và kịch bản là: Các nhà khoa học Việt Nam sẽ chứng minh “Thảm họa” là do các chất thải của Formosa.”

Formosa và nỗ lực của chúng ta

FB Mẹ Nấm

...Formosa là một thảm hoạ chỉ có thể được giải quyết bằng chính nỗ lực của tất cả chúng ta - những người Việt yêu nước Việt, những người thật sự đặt Tổ quốc lên trên hết, thật sự đặt niềm đau của đồng bào lên trên mọi sự khác biệt, nghi kỵ và tranh chấp nhỏ nhoi của mỗi cá nhân chúng ta.

Xin được là bước chân nhỏ nhoi đồng hành cùng tất cả...

*

Thảm hoạ môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vẫn chưa có hồi kết. Không một báo cáo minh bạch về tác hại của lượng chất độc đã thải ra biển. Không một kế hoạch phục hồi hệ sinh thái đã bị nhiễm độc và phương án an dân nào được công bố. Không một thái độ nhận trách nhiệm và quyết tâm làm rõ những hành xử, phát biểu lừa dối nhân dân của các quan chức vào những tháng đầu của thảm hoạ cá chết. Qua hệ thống truyền thông, nhà cầm quyền đã và đang tìm mọi cách để cho người dân bị rơi vào thảm thông tin do họ thêu dệt ra để dẫn dắt dư luận đi xa mục tiêu ban đầu.

Quy trình hại dân

Kami

Gần đây, khi lý giải về những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, hay của công dân thậm chí là cả tính mạng của không ít người thì các cán bộ có trách nhiệm đều lên tiếng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng quy trình.

Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ vụ việc vào năm 2013, khi lực lượng chức năng của Đài Loan đã phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin có trọng lượng tới 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, được cất giấu trong 12 loa thùng trên chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đào Viên (Đài Loan). Vụ việc một lượng ma túy hơn 200 kg dễ dàng vượt qua tất cả các hệ thống kiểm tra tối tân bằng người, bằng máy móc tinh vi và cả chó nghiệp vụ của cơ quan An ninh và Hải quan Việt nam là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy mà ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định “xanh rờn” rằng Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm.

Nhận diện nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”

Xuân Dương

Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ “bán nước, hại dân”?

Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân Hà Nội khi đường ống nước sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.

“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ quyền quốc gia, đến khả năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có, hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an bình.

Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng “bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là “rước voi về giày mả tổ”.

Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nên xin lỗi Xã hội Dân sự

Nguyễn Khắc Mai

Tôi không viết những điều này với tâm thức khiếu nại, tôi viết với ý thức về chút hiểu biết của mình về minh triết, nhất là minh triết về đạo trị nước.

Theo dõi báo chí về phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, tôi thấy bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân có nhiều tuyên bố có vẻ tích cực. Riêng phát ngôn của bà về hành động của nhân dân bảo vệ chủ quyền, biển đảo, lên án hành động sai trái và tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam, cảnh báo với Chính quyền, đánh động dư luận quốc tế về lĩnh vực này, theo tôi là không thích hợp với cương vị là một trong những người đứng đầu Nhà nước ta. Bà nói: “Không phải cứ hô hào thật to, kích động là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình”.

Minh triết của người xưa thường dạy bảo cho kẻ cầm quyền luôn phải biết coi trọng kể cả những hành vi nhỏ nhoi của những người bị coi là khốn cùng, những dân đen, dân thường trong xã hội, những kẻ “thất phu”. Vì thế trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã đề cao sự đóng góp của “bốn phương manh lệ”. “Manh” là những người lang thang không nhà không cửa, “lệ” là những người tôi đòi, nô bộc. Những hạng khốn cùng dưới đáy xã hội.

Bộ Y tế ngầm chỉ đạo toàn ngành không xét nghiệm máu cho ngư dân ở vùng ô nhiễm Formosa?

Kiều Phong

Lấy nguyên cớ là tránh để các đối tượng thù địch lôi kéo nhân viên, Bộ Y Tế đã ngầm chỉ đạo suốt toàn ngành là không được xét nghiệm máu cho ngư dân ở vùng ô nhiễm Formosa?

Lời thề Hippocrates “phiên bản Việt Nam”

Khi Formosa chấp nhận bồi thường cho thảm họa môi trường do tập đoàn thép này gây ra 500 triệu đô la về tài khoản của Chính phủ Hà Nội, ngư dân đã không còn thiết tha gì số tiền đó nhỏ hay to nữa. Ước mơ của họ là được đi xét nghiệm chì. Đến đây vô vàn câu hỏi hoài nghi được dư luận đặt ra với Bộ Y tế và y đức người thầy thuốc Việt Nam.

Tất cả bệnh nhân đến từ Hà Tĩnh, trung tâm của thảm họa môi trường đều bị mọi bệnh viện từ chối khám kiểm tra sức khỏe. Đến đây những người có lương tri không khỏi nghi ngờ rằng lời thề Hippocrates có được gìn giữ hay không. Hầu hết sinh viên y khoa trên thế giới đều coi lời thề trước lúc tốt nghiệp mà Hippocrates đã khởi xướng là nguyên tắc bất di bất dịch.

Phản kháng ‘cá chết Formosa’ bước vào giai đoạn 2!

Phạm Chí Dũng

Rất có thể “đã có Đảng và Nhà nước lo” đã sai lầm chua chát trong những mưu tính về công bố nguyên nhân cá chết miền Trung cùng $500 triệu mà người dân phải trương băng rôn “không đủ mua quan tài”.

“$500 triệu không đủ mua quan tài!”

Trong lúc giới quan chức cùng một số tờ báo Nhà nước hể hả ngợi ca lẫn nhau về “thái độ dũng cảm” của Chính phủ, hàng loạt cuộc biểu tình tiếp nối của ngư dân và giáo dân miền Trung vào tháng 7, 2016 đã chính thức xác nhận điều mà Đảng âm thầm lo sợ: cuộc phản kháng “cá chết Formosa” đã chính thức bước vào một giai đoạn mới.

Chỉ ít ngày sau khi nguyên nhân cá chết được Chính phủ công bố, vào sáng ngày 7 tháng 7, 2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời đòi hỏi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.

Sóng gió từ Bắc Kinh đến Biển Đông

Vũ Thạch

Khi sấm sét đả hổ diệt ruồi tuần tự đốn ngã từng cây đại thụ như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hi Lai,... ở thượng tầng lãnh đạo Đảng CSTQ, bộ máy tuyên truyền đưa lên hình ảnh đoàn kết sắt thép của bộ ba: Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn. Những xôn xao trước đó về sự khác biệt lý lịch và phe phái giữa ông Tập và ông Lý - một tiến thân nhờ có nhân thân “thái tử Đảng”, một phải phấn đấu lên từng bậc thang của Đoàn Thanh niên Cộng sản - hầu như đã im bặt. Thủ tướng Lý Khắc Cường có vẻ như đã an phận; bỏ hẳn chủ ý từ thời Đặng Tiểu Bình về nhu cầu cân bằng quyền lực ở 2 vị trí cao nhất nước; và để mặc cho ông Tập thu gom quyền lực, ngoại trừ lãnh vực kinh tế.

Nhưng nay lãnh vực kinh tế cũng đang từng bước bị tước khỏi tay họ Lý. Ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực bằng cách lập ra các ủy ban cho từng lãnh vực điều hành quốc gia vượt trên mọi bộ, ban, ngành. Hầu hết các ban này do chính ông Tập Cận Bình đứng đầu và trực tiếp điều động. Về kinh tế, giới quan sát quốc tế được biết hiện có một ủy ban bao gồm khoảng 6 người. Ủy ban này không chỉ bắt đầu lẳng lặng lấn vào lãnh vực kinh tế mà còn công khai chỉ trích các chính sách kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Lại tin chấn động - Gửi Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam!

BS Ngô Thế Vinh

Theo Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào năm 2017.

Theo Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào thì Pak Beng là một trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay.

Theo Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con đập dòng chảy / run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm là 4,775 GWh.

Trong cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ, Daovong đã phát biểu: “Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng”.

“Hãy nói lời ai điếu …”

Nguyễn Thượng Long

clip_image002Nguyên giáo viên Địa Lý Hòa Bình – Hà Tây

Nguyên Thanh Tra giáo dục Hà Tây

Nếu ai đó hỏi: “Sáu tháng đầu năm của 2016 đã trôi qua… đâu là những sự kiện chính trị xã hội đáng chú ý nhất?”. Dù vẫn đang là một bệnh nhân, vừa phải trải qua 2 lần nhập viện… chẳng khó khăn gì, tôi xin chọn 3 sự kiện sau đây:

  • Sự kiện cá biển miền Trung bất ngờ đồng loạt chết. Sau 3 tháng im lặng một cách khó hiểu, đến cuộc họp báo chiều 30 - 6 - 2016 tại văn phòng chính phủ, qua lời bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, BLĐ Việt Nam bất ngờ đổ hết tội lên đầu công ty Formosa, một công ty của Đài Loan. Người ta muốn coi đó là nguyên nhân duy nhất gây nên thảm họa này, còn phía Việt Nam từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, những người thu lợi, nhận lại quả khi có công mời họ vào, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đứng chân ở Vũng Áng Hà Tĩnh tới 70 năm… xem như là vô can.
  • Sự kiện Không Quân nhân dân Việt Nam nức tiếng anh hùng đã từng đánh thắng cả Không Lực Hoa Kỳ vừa nhận một tổn thương tinh thần quá nghiêm trọng. Một tai nạn kép đã đến với 2 phi cơ hiện đại bậc nhất của Việt Nam lúc này là chiến đấu cơ SU30MK2 & máy bay cứu nạn CASA212. Cả 2 bất ngờ tử nạn một cách cũng rất không bình thường ngay trên vùng trời quê hương. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời:

Xử lý chất thải và khôi phục biển xứ người

Thụy Nguyễn - Canada

Nhân thấy cộng đồng mạng đang thảo luận các vấn đề xoay quanh chủ đề về «khôi phục biển miền Trung », có ý kiến cho rằng rất khó vì rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian, tôi cũng xin đóng góp vài thông tin. Tôi không phải là chuyên gia về Hải Dương Học, nhưng cách đây không lâu, hình như vào cuối năm ngoái, tôi có xem trên truyền hình ở Canada một phóng sự về việc các chuyên gia Do Thái cấy thành công một rặng san hô ở Northern Red Sea sau khi san hô ở đó bị chết do bị tàu bè qua lại. Sau khi cấy, phải mất gần mười năm nó mới bám rễ và mọc khoảng mấy phân. Như vậy thì sợ là dù san hô ở biển miền Trung Việt Nam được cấy thành công từ bây giờ thì cũng chưa chắc đời tôi được chứng kiến nó được phục hồi lại như xưa! Đằng này cách làm còn chưa biết , phải chờ làm nghiên cứu vì rằng môi trường biển ở "red sea" khác biển VN rất nhiều, nên không thể đem mầm của Do Thái về cấy ở VN, lại thêm biển miền Trung VN đang bị ô nhiễm bởi kim loại, cho nên trước hết phải tẩy được hết  kim loại đi trước khi nói chuyện cấy lại san hô, mà hiện thời thì cũng chưa biết đích xác là các kim loại thuộc loại gì (vẫn chỉ là đoán mò vì thiếu thông tin). Sau khi bị thảm họa xảy ra ở Northern Red Sea, cơ quan bảo vệ thiên nhiên "Nature and National Parks Protection Authority" của Do Thái có làm ước tính về các thiệt hại. Tôi thấy trong đó họ tính cả chuyện cái dịch vụ du lịch gọi là "scuba" - đem du khách đi lặn dưới biển xem san hô bị phá hủy.

Nguyên Bí thư Hà Tĩnh: Cấp phép cho Formosa, tôi không có gì sai

Võ Văn Thành - Võ Hải

Nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng trình tự, tuy nhiên ông thừa nhận mình có phần trách nhiệm trước sự cố môi trường do Formosa gây ra.

Chiều 24/7, VnExpress có cuộc phỏng vấn ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh - người trực tiếp cấp phép đầu tư 70 năm cho Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa.

- Theo quy định trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm, nhưng Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm. Ông giải thích việc này như thế nào?

- Đây là một dự án lớn. Hồi đó chúng tôi đã làm nghiêm túc, căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền. Cụ thể như quyết định Khu kinh tế Vũng Áng là vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng ưu đãi về chính sách của Chính phủ. Nghị định 108 của Chính phủ cũng nêu rõ đối tượng, phạm vi, thời gian ưu đãi, loại nào thì khuyến khích đầu tư tối đa, loại nào thì mức độ.

Nói thật không sợ mất lòng (Kỳ 19 – Phần 2)

Việt Nam là đất nước của tệ nạn MÊ TÍN nặng nề?

Mạnh Trí

Đó là một chủ đề mà nhóm chúng tôi đã đề cập tới khá lâu rồi, khi mà phong trào phục hồi Lễ hội đang lên đến cao trào. Nhưng ngay lúc đó chúng tôi cũng chưa nhìn thấy trước rằng nội dung của chủ đề này lại là một phần quan trọng, liên quan đến chủ đề lớn “Niềm Tin bị đánh cắp” mà mới đây nhóm chúng tôi đã đề cập đến qua bài viết của anh Sắc Ly (NTKSML, kỳ 19, đăng tải trên BVN ngày 15/7/2016). Bây giờ chúng tôi đã nhận thức được rõ hơn, đây là một vấn đề không nhỏ trong thực tiễn đời sống xã hội của nước ta hiện nay, nó thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt, nó phản ánh trình độ dân trí của người Việt sau hơn 70 năm dưới chính thể mới, và lại liên quan rất mật thiết đến sự phát triển của đất nước. Do đó rất cần phải được lý giải thấu đáo hơn để tìm hướng khắc phục.

Đã 11 ngày sau phán quyết, chính phủ VN vẫn chưa có ý kiến!

Pham Quang Tuan

“Phán quyết dài tới 500-600 trang nên chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem có vấn đề gì ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam thì sẽ phát biểu tiếp” - bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.”

Nói láo trắng trợn mà không biết ngượng. Phán quyết dài 500-600 trang, nhưng hầu hết là tài liệu, lý luận, giải thích những yếu tố đưa tới phán quyết. Còn bản chất của phán quyết chỉ là những câu trả lời “có” hay là “không” cho 15 câu hỏi (đệ trình) của Phi, 15 câu hỏi này được tóm tắt trong vài trang giấy và đã được cả thế giới biết rõ từ 3 năm nay. Chính phủ VN đã có 3 năm để suy nghĩ xem sẽ hậu quả của mỗi câu hỏi là gì nếu được trả lời “có” hay “không”, sẽ tốt hay xấu cho VN, và sửa soạn sẵn phản ứng cho mỗi trường hợp. Khi kẻ cướp tài sản của mình bị xử tội, chỉ cần nghe tòa tuyên bố "có tội" là đủ để mình phản ứng, chứ đâu cần phải đọc mấy trăm trang ghi chép của tòa? Vậy mà bây giờ lại viện cớ là phán quyết dày 500, 600 trang, cần thì giờ để đọc! Họ tưởng dân là con nít hay sao mà ngụy biện ngô nghê như vậy?

Điểm cuối

FB Luân Lê

Trung Quốc đang thực sự có những hành động điên cuồng và mất hết trí khôn, khi:

1. Đập phá iPhone, iPad của Mỹ, ô tô của Nhật,... vì những nước này hiện đã mâu thuẫn nhau sâu sắc, nhất là về vấn đề biển Đông trong việc phủ quyết đường lưỡi bò 9 đoạn phi lý của Bắc Kinh. Điều này chỉ tố cáo Trung Quốc là một đất nước tuy to xác nhưng không chịu lớn, chỉ tự tôn dân tộc một cách cực đoan mà bất chấp cả luật pháp quốc tế chuẩn mực và lẽ công bằng phổ quát. Và một quốc gia mà không tôn trọng luật pháp thì ắt hẳn sẽ không một quốc gia nào, đặc biệt là các thương nhân làm ăn, có niềm tin để đầu tư hay hợp tác với đất nước kiểu vô pháp này. Nên hành xử như vậy là Trung Quốc chỉ mất mà không có được.

2. Tiến hành triệt tiêu gần như hoàn toàn nền tảng phật giáo ở xứ Tây Tạng do lo sợ vùng tự trị này sẽ lớn mạnh rồi vùng dậy mà đấu tranh để đòi độc lập tự chủ, mà chính đức Đạt Lai Lạt Ma luôn là người chống chủ nghĩa cộng sản cũng như Trung Quốc một cách quyết liệt suốt cuộc đời mình. Vì với ông, cộng sản sinh ra từ đói nghèo, lớn lên trong hoang dại và chết đi trong sự khinh bỉ của người đời. Nên Bắc Kinh đã quyết xoá sổ phật giáo khỏi vùng Tây Tạng để tránh hiểm hoạ về sau cho Trung Hoa cộng sản mà chúng ngày càng bệ rạc nhưng sẵn sàng bất chấp để hành động liều lĩnh. Tuy nhiên, khi đã động đến tôn giáo thì đó là điềm báo cho điểm cáo chung cuối cùng sắp đến dành cho những kẻ tìm cách bức diệt nó.

Hệ quả pháp lý của phán quyết vụ kiện đường 9 đoạn

LS Nguyễn Văn Thân

Ngày 12 tháng 7 vừa qua, Tòa Trọng Tài được thành lập dưới Phụ Lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã ban hành phán quyết sau hơn 3 năm Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền "Đường 9 Đoạn". Đúng như nhiều người dự đoán, Tòa đã xử cho Phi Luật Tân thắng kiện. Trong 15 điểm đệ trình thì Phi Luật Tân chỉ thua có một điểm là khi Phi Luật Tân yêu cầu Tòa tuyên phán những hành vi can thiệp, ngăn cản việc luân chuyển tiếp tế hoặc đe dọa lực lượng đồn trú của họ tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) bởi Trung Quốc là phi pháp. Nhưng Tòa cho rằng sự việc này có tính quân sự nên Tòa không có thẩm quyền xét xử. Nói theo ngôn ngữ của giới mê bóng đá thì Phi Luật Tân đã thắng Trung Quốc với tỷ số đè bẹp 14 - 1.

Về hình thức, văn bản phán quyết dài 479 trang và có tổng cộng 10 chương. Đây là một phán quyết toàn diện và đồng thuận. Tức là cả 5 vị thẩm phán nhất trí đồng ký tên vào văn bản phán quyết và do đó nó có tính thuyết phục rất cao.

Trao đổi của TS Nguyễn Đức Thắng với TS Tô Văn Trường về bài phản biện*

Trao đổi của TS Nguyễn Đức Thắng với TS Tô Văn Trường về bài phản biện*

 

Bauxite Việt Nam nhận được bài viết sau của TS Nguyễn Đức Thắng, do TS Nguyễn Thị Hải Yến chuyển, để rộng đường dư luận trong vấn đề về Formosa, chúng tôi xin đăng nguyên văn, với lưu ý rằng TS NĐT và TS TVT là bạn, vẫn thường xuyên trao đổi, tranh luận với nhau về các vấn đề học thuật để làm rõ các vấn đề, không phải là một cuộc bút chiến.

Bauxite Việt Nam  

 

Dear All,

…Về Formosa ngay từ đầu tôi và Dr. Thắng đều đặt nghi vấn số 1 là Formosa, vấn đề là truy tìm nguyên nhân cho tâm phục, khẩu phục. Bài viết của Anh Thắng nhiều điểm đúng nhưng tôi cũng chỉ ra những "lỗ hổng" là điều bình thường. Tôi mới nói chuyện với anh Thắng, lúc rảnh sẽ "mổ xẻ" tiếp về bài viết này, nhất là chờ có ý kiến của PGS Côn (Anh Thắng đã đề cập trong bài phản hồi).

Xin nói rõ hơn các ý kiến phản biện hiện nay của cả anh Thắng hay của tôi mới chỉ là người mù "sờ voi" (nghe họ công bố đến đâu, biết đến đấy) vì cả hai chưa được đọc báo cáo chính thức của đoàn điều tra, nên chưa thể bàn sâu hơn về khía cạnh chuyên môn.

Tô Văn Trường

VNTB- Ông Charler Sellers: Chùa Liên Trì được sự quan tâm rất lớn của Hoa Kỳ

Nguyễn Thiện Nhân


(VNTB) - Ông Charler Sellers cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam, đồng thời nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền con người cho người dân của mình. Vụ việc liên quan đến Chùa Liên Trì được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ Hoa Kỳ, các nghị sĩ Hoa Kỳ và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ”.


Cuộc gặp giữa viên chức chính trị Hoa Kỳ (phải) và Hòa thượng Thích Không Tánh (trái)

Chiều ngày 21/7/2016, ông Charler Sellers – Trưởng Phòng chính trị của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM, kiêm Quyền Tổng lãnh sự Hoa Kỳ đã có cuộc gặp gỡ với đại diện Chùa Liên Trì. Cùng đến, có nhiều vị chức sắc tôn giáo của Hội đồng Liên Tôn.

Formosa không thể chạy tội

TS. Nguyễn Thị Hải Yến, CHLB Đức

20 Jul 2016

Bài viết “Cần trả lại chân lý khoa học cho Kết luận về nguyên nhân cá chết” của TS. Nguyễn Đức Thắng, đăng trên trang basam là một bài viết rất khoa học cho chúng ta thấy được những điểm sau đây về thảm họa Vũng Áng và trách nhiệm của Formosa.

Bài viết cho thấy:

1) Bản chất nguyên nhân cá chết hàng loạt là do hàm lượng oxy hoàn tan trong nước bị thụt giảm đột ngột.

2) Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột là do một khối lượng khổng lồ 4 tấn cation Fe2+ từ 2500 mét khối nước thải của Formosa đã không được xử lý do sự cố “mất điện” đổ thẳng ra biển.

3) Thông tin cá chết do giảm thụt hàm lượng oxy trong nước, mà thực ra nguyên nhân chính là do một lượng khổng lồ chất thải chứa cation Fe2+ gây nên sẽ là sợi dây thòng lọng siết cổ Formosa. Formosa không thể lợi dụng những kết luận thiếu khoa học của chính phủ Việt Nam rằng cá chết do cyanua và phenol để trốn chạy trách nhiệm như đang mưu đồ (Formosa đang trưng ra các kết quả phân tích mẫu nước với hàm lượng cyanua và phenol thấp để “lật kèo nhận tội” với chính phủ VN).

Chắc phải nghỉ chơi với Viettel

Thiện Tùng

Đọc báo giấy trớt lớt, riết rồi đâm chán, những lão già sắp gần đất xa trời chúng tôi vào mạng in-tẹc săn tin kiếm sống qua ngày. Trước đây, ai cũng thích chọn đường truyền của Tập đoàn Viễn thông Viettel của Quân đội, vì ngỡ rằng Quân đội sống ngay ngắn, có kỷ cương, nào ngờ, không như những đường truyền khác, nó bị chặn tùm lum, nhứt là từ đại hội Đảng CSVN (Đảng) tới nay.

Tiền thuê bao thì phải trả đủ theo giao kèo, tin được đọc theo hảo tâm. Ức quá, tôi đến trụ sở chi nhánh của họ báo cắt hợp đồng vào tháng sau. Họ cho 2-3 nhân viên kỹ thuật đến, dọc tơi tả máy tính vẫn không vào được những trang “lề trái”. Họ gọi điện thoại đâu đó, lấy viết ghi những con số rồi gõ vào máy, những trang “lề trái” tôi cần hiện ra đầy đủ. Họ về chẳng được bao lâu, bịnh cũ tái phát cho đến nay, ngày một trầm trọng hơn.

Lại nói về cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nguyễn Trọng Bình

1. Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc quan điểm của Việt Nam?

Ngày 18/7, hàng loạt cơ quan truyền thông chính thống nước nhà đồng loạt đưa tin Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc về buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) liên quan đến vấn đề về tranh chấp ở biển Đông [1]. Tất cả các bản tin đều dẫn nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam như thể giải thích với nhân dân trong nước là không nên “hiểu lầm” lập trường của chính quyền Việt Nam ngay sau khi có phán quyết từ Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện của người Philippines ngày 12/7/2016.

Đọc lại các bản tin có liên quan về vấn đề này từ phía truyền thông Việt Nam người viết bài này không thể không đặt ra câu hỏi: Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc hay vì sự lập lờ nước đôi của lãnh đạo chính quyền Việt Nam mới là nguyên nhân chủ yếu?

Phản biện bài viết “cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết”

TS. Tô Văn Trường

Chuyên gia độc lập về Tài nguyên nước & Môi trường

Bài viết “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết” của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng đã được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội trong và ngoài nước trong mấy ngày qua, gây xôn xao công luận vì cho rằng kết luận của Chính phủ đã công bố ngày 30/6/2016 dựa trên cảm tính, suy diễn chủ quan.

Đây là bài báo có hàm lượng khoa học cao, có chính kiến, thể hiện sự quan tâm nghiêm túc của tác giả đối với nguyên nhân cá chết ở miền Trung.

1. Về phenol, cyanua là những độc tố mạnh

Tác giả cho rằng nguyên nhân làm cá chết cấp tính hàng loạt chia làm 2 loại cụ thể sau:

“a) Bị tiếp xúc/phơi nhiễm với độc tố, đến đủ nồng độ gây chết LC50.

b) Bị chết do thiếu oxy.

Hãy ủng hộ các tù nhân lương tâm ở Việt Nam

Mai Tú Ân

Sắp sửa đến phiên tòa phúc thẩm xét xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Lê Thị Minh Thúy. Có thể có khả năng những tù nhân lương tâm này sẽ được trả tự do trong một thời gian gần. Bởi xét xử và giam cầm một người nổi tiếng như Ba Sàm, với những lời kết tội không căn cứ, và khó đỡ trước những áp lực quốc tế, như việc chính phủ Mỹ đã nêu đích danh anh Ba Sàm trong chuyến đi thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama…

Nhưng cũng có thể anh sẽ bị giữ ở án cũ, hoặc gần như cũ. Bởi đây vẫn là một phiên tòa không độc lập của một nền tư pháp bị chi phối. Sẽ lại là một phiên tòa giả dối như mọi khi mà những người bảo thủ, phản động trong chính quyền dựng lên nhằm chống lại một chiến sĩ đấu tranh dân chủ nổi bật nhất.

Khi công lý không phù hợp

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Trong khi lên án nặng nề hai đứa trẻ vị thành niên, thì tại Hà Nội mặc dù công an đã có kết luận hàng chục khuôn mặt dính vào vụ ống nước Sông Đà lại được Liên ngành Tư pháp Trung ương cho là không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng và vì họ mới vi phạm lần đầu.

clip_image002

Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016. Courtesy of baomoi.me

Thư gởi các nghị sĩ khóa XIV

Nguyễn Khắc Mai, người già ở Ô Đồng Lầm Thăng Long

Trước ngưỡng của phiên họp đầu tiên, khóa XIV Quốc hội, xin gởi tới các quý Nghị sĩ lời chào trân trọng.

Chúng tôi nhận thức rằng mở đầu khóa họp đã có những dấu hiệu “sái”, báo hiệu khóa này không bình thường. Này nhé, khóa trước họ đã áp đặt một việc đã rồi cho quý vị, họ đã chọn sẵn cho quý vị một chính quyền mới và được thử thách ngay bằng một sự cố nghiêm trọng, mà một nguyên nhân là sự phi trách nhiệm của những đồng nghiệp khóa trước của quý vị. Sự cố Formosa khiến cho một dải biển miền Trung chết, và nó sẽ như lưỡi gươm ”Damocles” treo trên đầu Đất Nước ít ra là trong 70 năm tới. Người Dân nhận thấy giàn chính quyền ấy lúng túng và yếu kém rõ rệt trong việc xử lý vụ thử thách đầu tiên này. Như vậy quý vị sẽ hết sức bối rối - chấp nhận hay không chấp nhận?! Liệu quý vị có đủ tâm và đủ tầm để đánh giá, gia cố và thay đổi? Trong cái giàn ấy đã có người từng gian dối thi cử, có người khai tuổi trước sau bất nhất, mà ngay cả thi tuyển công chức cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, huống chi lại là công cử vào những chức vụ chính khách cao cấp. Ngay đồng nghiệp của quý vị dẫu đã trúng cử, nhưng chưa kịp ngồi vào hội trường đã phải bị bãi nhiệm. Và cái khóa của quý vị đang thừa hưởng sự thiếu năng lực và trách nhiệm của Ủy ban bầu cử và của cái cấp trên của nó. Việc Uỷ ban bầu cử chỉ đạo gạt bỏ những người tự ứng cử, mà theo dư luận, họ có nhân thân và nhân cách khả kính. Như vậy, rồi ra chất lượng sự phán quyết của quý vị dễ trở thành độc diễn vì đã không có được tiếng nói phản biện đúng nghĩa và có chất lượng.

Nên chăng kiểm tra sự trung thực của đại biểu Quốc Hội có bằng cấp cao

Nguyễn Đình Cống

Trong chương trình họp lần 1 của Quốc hội 14 chắc sẽ có mục báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Mục này có khả năng do bà Tòng Thị Phóng phụ trách. Theo kết quả sơ bộ, trong số đại biểu, trên 300 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đó là điều nên mừng hay nên lo. Nên mừng, rất mừng khi họ là những thạc sĩ thật, tiến sĩ thật. Nên lo, không những lo mà xấu hổ, tủi nhục khi một số trong họ là thạc sĩ dổm, tiến sĩ dổm, những kẻ hữu danh vô thực. Hiện nay thạc sĩ dổm, tiến sĩ dổm có nhiều, họ chui rúc khắp nơi nhưng chui vào cơ quan quyền lực cao nhất thì sẽ quá nguy hiểm cho dân tộc. Mưu mánh của những người có bằng thật nhưng trình độ dổm là gian lận trong thi tuyển, trong quá trình học, làm và bảo vệ luận văn, luận án. Sự gian lận của họ được một số thầy và cơ sở đào tạo tiếp tay, để tự lừa dối, lừa dối nhau và cùng nhau lừa dối xã hội, để tham nhũng quyền lực, tiền bạc, danh vọng. Những người có bằng thật nhưng trình độ dổm, không tương xứng chắc chắn là có gian lận, chỉ cần kiểm tra trình độ là lòi ra ngay.

Tôn Sĩ Nghị – Lê Chiêu Thống: FORMOSA – VÕ KIM CỰ

Phạm Đình Trọng

Tập đoàn Formosa là một tập đoàn công nghiệp Đài Loan, hoạt động sản xuất chỉ biết có lợi nhuận, không đầu tư vốn khắc phục hậu quả độc hại do dây chuyền sản xuất tạo ra đã gieo chết chóc cho con người và hủy diệt sự sống tự nhiên trong môi trường.

Chính người dân Đài Loan tháng 5.2010 đã công bố bức thư chỉ ra tám tội ác của Formosa:

1. Đặt lợi nhuận cao hơn sự sống của con người.

2. Đẩy sự sống trái đất vào cảnh khốn cùng.

3. Biến dòng sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày.

4. Đầu độc bầu trời và lá phổi của sự sống.

5. Trái đất đang ấm lên còn thải thêm nhiều chất độc làm trái đất càng nóng lên mau lẹ.

6. Di họa ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỷ.

7. Di họa rác thải công nghiệp sẽ gây họa đến 10 thiên niên kỷ sau.

8. Formosa là một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết với người dân.

Về những vấn đề nội tại của đất nước và của phong trào dân chủ

Tâm sự của Luật sư Lê Công Định với nhà báo Trần Quang Thành

Hiện tình đất nước đang diễn ra biết bao điều làm lòng dân bất an: Giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh bằng những thủ đoạn nham hiểm, trắng trợn đang tìm mọi cách thôn tính Việt Nam. Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam nhu nhược và hèn kém đang cam tâm làm tay sai cho Trung cộng đẩy đất nước vào con đường suy sụp, nhân dân lầm than nghèo khổ.

Không cam chịu làm nô lệ cho phương Bắc, không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của giới cầm quyền cộng sản, nhiều năm nay nhân dân Việt Nam đã có các hoạt động đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh.

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định đã tâm sự với nhà báo Trần Quang Thành về những vấn đề nội tại của đất nước và của phong trào dân chủ.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Youtube PV luật sư Lê Công Định:

https://www.youtube.com/watch?v=_eRAczpntMw

Nhà báo Trần Quang Thành gửi BVN

Thư ngỏ gửi Quốc hội Việt Nam yêu cầu trưng cầu dân ý về ba vấn đề liên quan đến Formosa và môi trường

Nguyễn Trung

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Kính gửi

Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi các quý vị

- Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN,

- Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN,

- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN,

- Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14

Đánh giá tác động môi trường của Formosa: Giật mình!

Nguyễn Hoài

Đánh giá tác động môi trường của dự án Formosa, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2008 vô cùng sơ sài, giản lược.

TP - Đánh giá tác động môi trường của dự án Formosa, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2008 vô cùng sơ sài, giản lược.

clip_image001

Một góc Formosa (ảnh lớn), Hiện trường chôn lấp chất thải (ảnh nhỏ). Ảnh: Minh Thùy

Việt Nam, nguy cơ thành 'thiên đường ô nhiễm'

Quỳnh Nga

TP - Hiệp định TPP tiếp mạch cho sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư ngành nguy cơ ô nhiễm cao vào Việt Nam như dệt nhuộm, giấy, sắt thép… Theo nhiều chuyên gia kinh tế, môi trường, quy định và giám sát xử lý nước thải của Việt Nam thiếu chặt chẽ, doanh nghiệp (DN) có thể “lách”. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, nếu xảy ra ô nhiễm, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm.

clip_image001

Hàng loạt DA dệt may “khủng” ồ ạt đăng ký vào Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh

Hậu Formosa, tân chính phủ và bóng dáng ‘tân đồng chí X’

Thiên Điểu

(VNTB) - Nếu lật ngược thời gian để thử tìm kiếm “tân đồng chí X”, thời điểm Formosa bắt đầu tìm đến Việt Nam thì vào giai đoạn 2008 tới năm 2013, người có vai trò chính trong việc quản lý ngành là ông Hoàng Trung Hải.

clip_image002

Chỉ trong nửa tháng, sau khi chính quyền Việt Nam buộc phải công bố Formosa là thủ phạm gây ra vụ thảm họa môi trường cho biển Việt Nam, hàng loạt bê bối liên quan công ty này tiếp tục bị phanh phui… Những thiệt hại ghê gớm đã và đang tiếp tục tàn phá môi trường biển, ảnh hưởng lên đời sống người dân mỗi ngày, trong khi “yếu tố Trung Quốc” của Formosa Hà Tĩnh bị hòa lẫn cùng yếu tố xâm lược bởi các hành động khiêu khích trắng trợn và thô bạo của chính quyền Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ngày càng gia tăng với mật độ ngày càng nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng cao hơn đã khiến người dân Việt Nam khắp nơi trên cả nước khó có thể chấp nhận ngồi yên.

Đánh gục ngư dân

Trí Quân

Hà Sĩ Phu xin có lời bình vụn với tác giả Trí Quân:

Vâng, thực tế là hai bên đang cùng "kiểm soát biên cương", phối hợp việc rải chất độc với khủng bố, đàn áp, xen lẫn an ủi, sao cho ngư dân bỏ thuyền, bỏ biển, bỏ đất, bỏ nhà không nước trống, bỏ biểu tình, bỏ phản đối hai đảng Việt và Trung, bỏ phản đối cướp nước và bán nước…, cứ thế là dâng trọn và chiếm trọn một đất nước, một quốc gia, một nòi giống, cứ ngọt lịm tê tái không cần một cuộc chiến tranh nào, thế giới chẳng có cớ gì mà can thiệp (mà ta cũng chẳng cho can thiệp, bọn Tư bản xấu xa biết gì tính ưu việt của thế giới Cộng sản mà can thiệp). Thỉnh thoảng cũng ra điều phản đối Trung Cộng vài câu, nhẩy nhót vài điệu thương nhớ Trường Sa như xoa chút dầu cù là tự sướng cho vết tử thương bớt sưng tấy để có sức chịu đòn tiếp tục cho đến ngày tận cùng.

Mà cũng chẳng còn thấy đau lâu nữa đâu, sắp hết biết đau rồi! Chẳng cần chờ đến một ngày xa xôi cuối thế kỷ như ông Tổng Trọng tiên đoán, CNXH sẽ "hoàn thiện" gọn gàng sớm hơn ông Trọng mong muốn.

Cái gọi là Việt Nam sẽ chết tiệt, chết lịm, chết ngọt đúng như quy trình đã thiết kế như thế hay sao ? ! ? ! ? !...

Đúng như lời tác giả Trí Quân ở đây đã cảm thán: “Mất đi cương vực, lãnh hải mà cha ông đã gìn giữ ngàn đời. Đáng sợ thay!". Phải thêm “Đáng tự nguyền rủa thay! Tức thì đấm ngực mà chết! “Họa” tự chuốc lấy thì đành chịu, còn làm gì được (Thiên tác nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt bất khả hoạt 天 作 孽 猶 可 違 自 作 孽 不 可 活). HSP tự nhủ lòng mình mấy câu “mất lập trường” như vậy, chẳng qua thấy đau thì buột miệng kêu (thằng chả chịu đau quá kém), mong quý đàn anh nào (chịu đau tài nghệ hơn) thấy trái tai cũng không chấp!

Kính

Hà Sĩ Phu

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn