TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VỀ THẢM HỌA QUỐC GIA TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

29-04-2016

clip_image002

A- Xét rằng:

1- Bắt đầu từ ngày 6-4-2016, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế và một phần Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều loài cá sống ở tầng đáy và vùng duyên hải (có cả cá voi) chết hàng loạt trôi vào bờ. Cá, ngao nuôi trong đầm gần biển và lồng bè trên biển cũng đồng số phận, gây ô nhiễm môi trường chưa từng thấy và hết sức nghiêm trọng. Song song đó, một thợ lặn thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đã qua đời hôm 24-04. Ngày 26-04, 5 thợ lặn khác tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phải vào bệnh viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên. Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp cấp cứu ở huyện Phúc Trạch (Quảng Bình) vì ăn các loại hải sản nghi nhiễm độc. Cũng khoảng 200 thực khách dự tiệc khai trương một nhà hàng tại huyện Quảng Trạch bị trúng độc sau khi thưởng thức các món cá biển.

Bộ Đinh, Bộ Hạ, Bộ Hình, ba bộ đồng tình đưa tin xằng bậy!

Nguyễn Đình Nguyên
Sau gần một tháng kể từ đợt cá chết hàng loạt ở quanh khu vực công nghiệp gang thép Formosa thì các bộ ngành bắt đầu lên tiếng. Ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết chính bộ của ông làm chủ trì phối hợp với các bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cùng 4 tỉnh có cá chết hàng loạt để thành lập nhiều đoàn đi thanh tra. Ngoài ra còn đáng kể đến cả "ông kẹ" Viện hàn lâm KHCN Việt Nam, cùng các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, cả GS của Đại học Tokyo cùng thảo luận đưa ra "nhiều ý kiến xác đáng" dù là kết quả nghiên cứu bước đầu.
Ông Thứ trưởng cho biết đã loại trừ được các nguyên nhân khác, đi đến nhận định sơ bộ, trích:
"1. Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
2. Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

BÁO TUỔI TRẺ PHỎNG VẤN GS.TSKH LÊ HUY BÁ VỀ VỤ BIỂN CHẾT

Chiều 28/4, để làm rõ hơn về 'tai nạn' biển chết miền Trung, báo Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn facebook live với Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường & và bà Cao Thu Thủy - Viện công nghệ sinh học thực phẩm Đại học Công nghệ Tp HCM.

Cuộc trao đổi diễn ra gần 1 giờ đồng hồ. Và ngay sau đó video 'bị' biến mất trên Tuổi Trẻ fanpage. Nhưng nó đã không kịp biến mất trước độc giả P. Anh đã kịp download và gửi cho Con Đường Việt Nam​.

https://www.youtube.com/watch?v=cOyq-1Q-LXQ

Sống với “thuỷ triều đỏ”

Manh Kim

Cách đây 10 năm, khi Việt Nam gia nhập WTO, hãng tin CBS (Mỹ) đã dùng hàng tít rất ấn tượng: Việt Nam đang gầm như sấm sét tiến vào kinh tế thế giới (“Vietnam Thundering Into World Economy”). Roger Wilkison của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nhận định rằng việc Việt Nam vào WTO “gây sợ hãi cho các nước láng giềng”. Peter Capella của hãng tin Pháp AFP trích lời Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy rằng Việt Nam có thể là “một trong những ngôi sao đang lên của mậu dịch thế giới”. Với Asia Pulse (16-11-2006), tờ báo này nhắc lại lời Hannes Romauch (phó tổng giám đốc T&M Investment) trong cuộc họp báo 15-11-2006 tại Hà Nội: “Kinh tế Việt Nam đang phát triển cực mạnh và quan trọng hơn, nó cực kỳ ổn định”.

“Dấu chấm hết cho sự kỳ diệu Việt Nam!”

10 năm sau những đánh giá tích cực về Việt Nam, bức tranh Việt Nam trở nên đen đúa xám xịt. Thậm chí cách đây 4 năm, trên Foreign Policy 11-7-2012, nhà báo Geoffrey Cain đã phải thốt lên: “Dấu chấm hết cho sự kỳ diệu Việt Nam!”. Geoffrey Cain nhắc lại vụ Vinashin và Vinalines, việc Moody's hạ mức tín nhiệm Việt Nam từ B1 xuống Ba3, việc Báo cáo cạnh tranh toàn cầu từ 2011-2012 của Diễn đàn kinh tế thế giới “cho” Việt Nam rớt 6 hạng, xuống còn 65… Geoffrey Cain dẫn lời một luật sư doanh nghiệp Mỹ tại Sài Gòn rằng “chẳng ai muốn chơi với những kẻ này cả”, và trích lời nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown: “Việc “dọn sạch nhà cửa” là điều vượt quá khả năng của hệ thống”…

“Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

Đôi điều trao đổi về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh” của tác giả Hoàng Anh Minh

PHẠM CHI LAN

Đôi điều trao đổi của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”...

clip_image002

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

HAI NGÀY GÁC Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI

Ba Kiem Mai

April 22, 2015

Nhân ngày 30/4 Bauxite Việt Nam xin đăng lại một bài viết cũ từ năm ngoái của Facebooker Ba Kiem Mai để hiểu thêm những mất mát đau thương của dân tộc trong cuộc chiến tranh 20 năm giữa hai miền Nam - Bắc.

Bauxite Việt Nam

Đầu tháng 12/1972, tôi đang học giai đoạn 2 quân sự (học chỉ huy cấp trung đội) thuộc khóa 3/72 sinh viên sĩ quan (SVSQ) Trường Bộ binh Thủ Đức, thì được lệnh dừng huấn luyện để cùng các khóa khác đi chiến dịch giành dân trước ngày Hiệp định Paris có hiệu lực (27/1/1973). Song vì tôi nằm trong danh sách 60 SVSQ khóa 3/72 đã trúng tuyển sức khỏe phi hành, nên không phải đi chiến dịch, mà ở lại gác doanh trại và chờ ngày chuyển sang Không quân để học lái máy bay.

Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’

Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.

Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

clip_image002

Ảnh: Facebook Đỗ Trung Quân

Môi trường Biển và người dân Việt đang lâm nguy

Vũ Văn Hoàng

Kính gởi Ban biên tập Bauxite Việt Nam.

Tôi tên là Vũ Văn Hoàng - 60 tuổi, sống ở miền biển Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Qua sự cố xả thải gây ô nhiễm của công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm và hủy hoại hệ sinh thái biển,

Kính đề nghị Ban biên tập Bauxite Việt Nam cất lên tiếng kêu gọi các nhà trí thức, các khoa học gia trong và ngoài nước, các tổ chức môi trường thế giới, cộng đồng quốc tế giúp đở để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm hủy hoại hệ sinh thái biển miền Trung Việt Nam, gióng lên hồi chuông cảnh báo để dân chúng sống dọc theo các tỉnh Miền Trung có biện pháp tự phòng ngừa trước thảm họa môi trường môi sinh biển, phòng tránh bị nhiễm độc cấp tính cũng như mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai giống nòi.

Vì, chúng tôi không còn tin tưởng vào bộ máy quản lý và điều hành đất nước của những tham quan ngu dốt, ăn hại phá nát đất nước và hủy hoại dân tộc.

CÂU TRẢ LỜI VÔ NGHĨA

Nguyễn Đình Cống

Sáng 28 tháng tư, VTV1 đưa tin Bộ TN &MT trả lời chính thức về nguyên nhân gây cá chết ở biển Miền Trung. Đó là kết quả của cuộc họp gồm đại diện 7 bộ, 4 tỉnh và một số nhà khoa học, chuyên gia, trong đó có chuyên gia đến từ Nhật. Nghe xong bản tin tôi vô cùng thất vọng vì câu trả lời của ông thứ trưởng không những vô nghĩa mà còn ẩn dấu sự bịp bợm.

Không biết trong hội nghị, những ai đã thảo luận và phát biểu như thế nào, tôi chỉ nghe lời thuyết trình về trả lời của ông Thứ trưởng và sau đó tìm đọc được “Thông báo của cuộc họp” tại cuộc họp báo vào tối ngày 27/4. Theo thông tin nhận được thì ông thứ trưởng đã công bố những ý chính sau đây.

Đầu tiên ông đưa thông tin: Cá biển chết hàng loạt là hiện tượng phức tạp, đã xảy ra ở nhiều nước. Sau đó đưa ra 3 nhận định, có thể tóm tắt như sau :

1- Có 2 nhóm nguyên nhân: hóa chất độc hại và thủy triều đỏ.

2- Chưa có bằng chứng về mối liên quan của Formosa.

3- Môi trường biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt chuẩn qui định.

Nhà khoa học phản bác kết luận của Bộ Tài nguyên – Môi trường

Khánh Vy - Ngọc Yến

Sau khi Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, giới khoa học đã lên tiếng phản bác, cho rằng cần loại bỏ nguyên nhân thuỷ triều đỏ bởi không có đủ căn cứ khoa học.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên – Môi trường) cho biết: "Nếu cá chết do thuỷ triều đỏ thì phải có hiện tượng màu nước, tuy nhiên chưa thấy có hình ảnh màu nước khác lạ ở khu vực này".

"Với quy mô cá chết rộng như vậy, nếu do thuỷ triều đỏ thì ảnh viễn thám sẽ ghi nhận được. Bộ Tài nguyên – Môi trường có Trung tâm viễn thám quốc gia, phải kiểm tra xem có thuỷ triều đỏ ở vùng đó không. Việc phân tích một vài con tảo độc chưa thể có kết luận".

Báo động đỏ thảm họa môi trường: rừng ngập mặn Kỳ Anh đồng loạt chết

Cá chết rồi người chết

clip_image002

Mấy tuần nay, báo chí tập trung vào hiện tượng cá chết hàng loạt để mổ xẻ, đưa tin về những hiện tượng, số liệu, cách hành động của cơ quan công quyền, đã làm cho dư luận chú ý đến nhiều vào việc cá chết, người chết. Sự việc không đơn giản vì vùng nhiễm độc từ Hà Tĩnh đã lan vào tận Đà Nẵng xa xôi, hơn 200 km bờ biển miền Trung đầy nắng gió hẹn mùa du lịch đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Lễ trao tặng học giả Nguyễn Văn Vĩnh danh hiệu danh nhân văn hóa Việt Nam

Ngụy Hữu Tâm

Lễ Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao tặng học giả Nguyễn Văn Vĩnh được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Đây là dịp để giới trí thức Thủ đô bày tỏ ước muốn nhà nước pháp quyền như Nguyễn Văn Vĩnh hằng mong đợi, sớm được thực thi trên đất nước Việt Nam yêu dấu, tuy đã thống nhất 41 năm nay, nhưng chưa thật sự dân chủ.

clip_image002

Hôm qua, 27.4.2016, buổi đại lễ Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao tặng học giả Nguyễn Văn Vĩnh danh hiệu danh nhân văn hóa Việt Nam đã được long trọng tổ chức tại Khu Hội trường Trung ương, số 37 Đường Đặng Thai Mai, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội, không xa đình làng Yên Phụ nơi Nguyễn Văn Vĩnh từng làm phu kéo quạt cho một lớp học của Trường đào tạo những „hương cống“ (cử nhân) thành „thông ngôn“ (phiên dịch viên) của người Pháp trước đây cả trên trăm năm.

Cá chết và trách nhiệm của Nhà Nước

Tịnh Mộc Thường

Theo nghiên cứu, các nhà kinh tế đúc kết lại có ba động cơ chính mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) vào các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển: tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực (tài nguyên và con người), và hiệu suất kinh doanh/sản xuất. Trong ba động cơ chính này, động cơ cuối cùng thường ít được xem trọng ở các nước đang phát triển. Vì động cơ này chỉ có tác dụng khi nước chủ nhà (được đầu tư) phải có sẵn cơ sở hạ tầng, thượng tầng, khoa học công nghệ tốt. Trong khi đó các nước đang phát triển thường không sẵn có các yếu tố này.

Việt Nam là nước đang phát triển, với dân số đầu năm 2016 chưa đến 92 triệu người, tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 17 % dân số, và thu nhập bình quân đầu người là 2.300 USD (2015). Các nhà kinh tế dự đoán con số này sẽ tăng lên 3.000 USD năm 2020. Theo báo cáo năm 2014 của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), khoa học công nghệ Việt Nam còn yếu và manh muốn, năng lực sáng tạo thấp vì vậy khả năng cạnh tranh toàn cầu là không cao. Ở đây chỉ điểm qua vài nét như vậy để thấy FDI vào Việt Nam không phải vì tìm kiếm hiệu quả hoạt động kinh doanh, không phải thụ hưởng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Họ đến Việt Nam để kiếm thị trường (trong nước), ASEAN, TPP và các hợp tác kinh tế ưu đãi khác của Việt Nam.

Không thể lấy ô nhiễm môi trường làm giá để thu hút đầu tư nước ngoài

Trần Quang Thành, Lê Đăng Doanh

Sự kiện cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu công nhiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh lan sang Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên, Huế làm người dân sống tại các vùng ven biển này lo âu.

Ngày 22.04.2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về việc cá chết hàng loạt này tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN có cuộc thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao khiến cho dư luận thất vọng và bức xúc vì thái độ vô tâm của người đứng đầu đảng CSVN.

Vũng Áng do Đài Loan hay Trung Quốc chống lưng?

Luật sư Đào Tăng Dực

Bài tôi viết trước đây ngày 25 tháng 4, 2016 tựa đề “Đại Họa Vũng Áng và khái niệm chủ quyền quốc gia” gặp phản ảnh của một số người bênh vực cho chính quyền CSVN khi họ nêu ra luận cứ rằng Formosa là một công ty có vốn từ Đài Loan, và như thế không liên hệ đến Trung Quốc.

Đây là một vấn đề cần phải làm sáng tỏ và tôi xin được phân tích như sau để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn.

Yếu tố công pháp quốc tế

Trước tiên, trên bình diện công pháp quốc tế (international law) và pháp lý (de jure), Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc. Đài Loan chỉ có bang giao chính thức trong tư cách quốc gia với khoảng 20 nước nhỏ và Tòa Thánh Vatican mà thôi. Tất cả các quốc gia khác trên thế giới khác đều chủ trương chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất, đó là Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng CSTQ hiện nay. Chính vì thế, trên bình diện công pháp quốc tế, nhất là kể từ ngày Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mất ghế thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) từ 1971, thì tuy Formosa là một công ty có vốn khởi thủy từ Đài Loan, nhưng chính phủ ngoại quốc chống lưng cho dự án Vũng Áng lại là Trung Quốc.

Coi thường nhân dân đến thế là cùng!

Mẹ Nấm

clip_image002

Anh Trương Như La bị nhập viện sau khi ăn cá biển. Các nốt ban đỏ khắp người, mặt, cổ, miệng bị lở loét khiến bệnh nhân không thể ăn hay nuốt được. Ảnh Dân Trí

Buổi họp báo mà toàn dân mong đợi bắt đầu trễ 40 phút và kết thúc sau 5 phút bắt đầu. Tân bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà cáo bận dù thông báo trước đó buổi họp do ông này chủ trì.

Qua vụ Vũng Áng – Formosa mới thấy đảng ta thật là vĩ đại!

Ngọc Thu

clip_image002

Ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn đương chức

Khi còn đương chức, ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng dự báo về khu kinh tế Vũng Áng – Formosa như sau: “Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 – 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm“.

Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng (tiếp theo)

Nguyễn Đình Cống

(Xem phần 1 tại: http://boxitvn.blogspot.com/2016/04/phong-van-ong-ly-quang-dieu-trong-mong.html)

Sau khi đăng bài “Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng”, nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ đầu (ông mất ngày 23 tháng 3 năm 2015), tôi được vong linh ông cho phỏng vấn tiếp.

Hỏi: Thưa ngài, quan hệ giữa ngài với Hà Nội sau 1990 là tốt đẹp, nhưng trước đó, đặc biệt là trước 1975 có thể nói là xấu. Điều gì đã làm thay đổi?

Trả lời: Thay đổi bắt đầu từ nhận thức. Trước đây vì thấy sự hung hăng và tàn bạo của cộng sản, tôi tìm cách ngăn không để nó lọt vào Singapore, vì thế bị Hà Nội chụp cho cái mũ phản động, gọi là tên chống cộng hèn hạ. Khối ASEAN ban đầu gồm 5 nước bị Hà Nội cho là “Khối xâm lược Đông Nam Á, tay sai của đế quốc Mỹ”. Sau sự kiện sụp đổ của phe XHCN, tôi biết chắc rằng cộng sản không còn đáng cho chúng tôi để ý, nó đang trên đường tan rã do mắc phải bệnh trầm trọng từ trong tế bào, gặp những mâu thuẩn gay gắt không khắc phục được. Chế độ cộng sản đã bộc lộ gần hết mọi khuyết điểm không thể sửa chữa, chỉ còn hơi tàn để lừa bịp một số người có dân trí thấp và bị khống chế, chỉ đủ sức duy trì sự độc tài và đàn áp dân chủ trong nước bị nó thống trị, không còn có khả năng tuyên truyền, lừa phỉnh các dân tộc khác đã biết về tự do, dân chủ, văn minh. Trước đây tôi lo đề phòng cộng sản lọt vào Singapore, sau này tôi để cho tự do tuyên truyền vì biết chắc rằng những người có lương tri không ai còn nghe theo nữa, và nếu có một số ít, vì vô minh và lầm lỡ mà nghe theo thì cũng chỉ làm cho xã hội thêm phong phú chứ không đảo ngược được tình hình.

Vợ luật sư Đài đi vận động tại San Jose

Bùi Văn Phú

Hôm thứ Hai 25/4 đại diện của hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau tại Thủ đô Washington để bàn thảo về nhân quyền.

Trưa cùng ngày, tại phòng họp của trung tâm VIVO ở San Jose, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang bị Hà Nội giam giữ, là cô Vũ Minh Hạnh đã có buổi gặp gỡ báo chí và đại diện người Việt trong vùng.

Bà Dân biểu Zoe Lofgren có mặt trong buổi họp báo để chào đón cô Vũ Minh Hạnh và tường trình những nỗ lực vận động của bà, cũng như của chính giới Mỹ cho sự tự do của luật sư Đài.

Theo lời Dân biểu Lofgren, bà rất quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam. Đến Hà Nội vào năm ngoái, trong một chuyến đi với phái đoàn quốc hội Mỹ do Dân biểu Nancy Pelosi dẫn đầu, khi gặp lãnh đạo Việt Nam bà đã trao cho họ danh sách những tù nhân cần được trả tự do.

Quanh sự kiện chấn động cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung

Nguyễn Đình Nguyên
Vừa qua, sự kiện cá chết hàng loạt dọc theo ven biển miền Trung khởi đầu từ Hà Tĩnh trở vô tới Thừa Thiên-Huế đã làm dấy lên làn sóng lo âu rộng khắp về một nguy cơ không chỉ của một vùng biển chết, mà sẽ có thể là cả một vùng đất chết nếu điều này không được giải quyết một cách thấu triệt.
Thủ phạm ở đâu?
Mặc dù chưa có các kết luận chính thức từ các cơ quan thẩm quyền, nhưng để tìm nguyên nhân cần phải có giả thuyết và suy luận ban đầu. Sự kiện hải sinh chết bất ngờ với một số lượng lớn thì nguyên nhân có thể nghĩ đến dịch bệnh hoặc tình trạng ngộ độc cấp tính. Trong khi đó việc dịch bệnh đã được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám khẳng định là không có [1]. Còn ngộ độc cấp tính làm cho cá chết trong vùng biển rộng lớn như thế có thể nghĩ tới nguyên nhân ô nhiễm hóa chất nhiều hơn là do thiếu dưỡng khí.

Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài

ThS Trần Thị Thanh Thoả1, Thiều Mai Lâm 2, và GS.TS Trương Nguyện Thành3

1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản (thoa.tran@riken.jp)

2Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ (thieu@vt.edu)

3Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ (Thanh.Truong@utah.edu)

clip_image002

Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết'

HÀ TĨNH (NV) - Đã 20 ngày kể từ khi cá chết trắng đoạn bờ biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nhưng hệ thống công quyền ở Việt Nam vẫn chưa hết lúng túng.

clip_image001

Cá chết trắng biển từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. (Hình: Tuổi Trẻ)

30 năm Chernobyl, 5 năm Fukushima, và rồi ở đâu?

Dương Thạch (Save Vietnam's Nature)

Năm 2016 đánh dấu hai kỷ niệm buồn thảm của thế giới. 30 năm trước, vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, huyền thoại "điện hạt nhân an toàn" kết thúc đột ngột với tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, hàng triệu người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi phóng xạ, nhiều người chết và còn nhiều người hơn nữa vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nhiễm xạ. 5 năm trước đây, ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã chỉ ra rằng nhân loại không học được bài học của Chernobyl, và vì thế đưa đến thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Một lần nữa hàng triệu người lại phải gánh chịu hậu quả của giới cầm quyền bắt tay với tài phiệt kiên quyết dùng nhà máy điện hạt nhân bất chấp mọi thiệt hại mà người dân phải chịu.

"Điện hạt nhân an toàn" chỉ là một tuyên truyền xảo trá: dù công nghệ có cao đi nữa, có hai điều không thể loại bỏ: đó là thiên tai và lỗi do con người gây ra. Ai có thể bảo đảm động đất hay sóng thần không thể xẩy ra khiến một nhà máy điện hạt nhân bị phá huỷ, các chất phóng xạ phát ra nhiễm vào môi trường sinh thái, gây hậu qủa trầm trọng cho người dân như ở Fukushima? Ai có thể bảo đảm sẽ không có một nhân viên nào ở nhà máy điện hạt nhân phạm lỗi lầm gây thảm họa như ở Chernobyl?

Pháp quyền và Pháp trị

Lê Tuấn Huy

1.

Sự việc quán Xin Chào, xét về pháp quyền, việc can thiệp của Bí thư Đinh La Thăng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều sai. Nhưng về pháp trị, hai ông đều đúng, vì đó là cách duy nhất mới "trị" lại được cái "trị" bằng pháp của phía công an.

Công an Bình Chánh, khi khơi mào sự việc, đã dùng pháp trị chứ không phải pháp quyền. Sáng 21/04/16, Công an thành phố lại dùng đến những lập luận kiểu pháp trị để hậu thuẫn cho việc làm của cấp dưới. Nếu Thủ tướng Phúc không tức thời có ý kiến, chắc chắn họ sẽ tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn của viện kiểm sát và tòa án sở tại, bằng việc đưa ra xét xử theo kết luận điều tra đã có.

Nói như vậy không có nghĩa là ủng hộ việc làm của ông Thăng và ông Phúc, mà rằng, cái bế tắc của tư pháp nói riêng và thể chế chính trị VN nói chung là ở chỗ: đã thay nền pháp quyền bằng pháp trị.

Ổn định giả tạo và hậu quả khôn lường

Ngọc Việt

(GDVN) - Sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã hội khi một cuộc đổi thay.

The Japan Times ngày 25/3/2016, có đăng bài phân tích về ảnh hưởng nghiêm trọng của bất ổn chính trị tới tăng trưởng kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến ổn định và phát triển xã hội.

Tác giả bài viết này là Michael Spence, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Kinh tế tại Stern School of Business thuộc Đại học New York và David Brady, một thành viên cao cấp của Viện Hoover, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ.

“Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện một chương trình nghị sự chính sách kinh tế toàn diện, hợp lý, chặt chẽ và bền vững. Hậu quả của tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao tạo ra những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng, tiếp tục gây bất ổn chính trị và chia rẽ trong xã hội.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lê Phú Khải

Thưa tân Thủ Tướng,

Vụ cá chết đồng loạt ở ven các tỉnh miền Trung đang chấn động dư luận cả nước. Từ 4000 năm dựng nước đến nay, sử sách nước ta chưa hề có sự cố này. Tôi xem truyền hình, thấy một vị quan chức lớn tiếng bênh vực cho các đơn vị công nghiệp ở Vũng Áng là các cống nước thải ra biển có trong thiết kế và đã được xét duyệt. Báo chí đã đưa tin thì phải đưa lại! Thật là lố bịch đến bất lương khi vị quan chức này lớn tiếng bênh vực cho các cống nước thải đã có trong thiết kế và đã được thi công!

Vấn đề ở đây là các công trình xử lý nước thải ra biển đó có được vận hành hay không? Hay chỉ là thiết kế và xây dựng để làm cảnh, để trình diễn mà thôi!

Tôi là một nhà báo, xin cung cấp thông tin để Thủ tướng biết sự kiện xương máu bột ngọt Vedan đã giết sông Thị Vải bằng nước thải.

Thủ phạm đã rõ nhưng quản lý Nhà nước vẫn nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau

Nguyễn Đức Thắng

Anh Nguyễn Xuân Thành quả là dũng cảm (36 tuổi, trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Sau nhiều thời gian truy tìm, anh Thành và các ngư dân đã tìm thấy một đường ống xả thải khổng lồ (đường kính 1,1 m) cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối. “Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở”.  Thủ phạm là chính nó! Đây chính là đường ống thải những lượng chất thải độc hại khổng lồ vào biển.

Chiều 23/4 tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế tổ chức thảo luận đánh giá tình hình cá chết hàng loạt thời gian qua.

Những nhố nhăng thời cuộc (Mênh mông thế sự 34)

Tương Lai

Đôi mắt lại có chuyện. Nhìn chữ nghĩa rất nhập nhèm, nhập nhèm theo nghĩa đen trần trụi chứ không là chuyện “sách vở mập mờ, văn chương lóng ngóng” bóng gió chuyện thế sự, nên bác sĩ nhãn khoa vừa cảnh báo trong kiểm tra định kỳ vừa rồi: khôn hồn thì phanh lại chuyện gõ phím máy tính mênh mông những chuyện thế sự đòi hỏi nhiều nghĩ ngợi, tuyển lựa, kiểm chứng thông tin để mà luận bình.

Chưa biết tính sao, bỗng nhớ lại mấy câu thơ của một thời “câu văn đắc ý đừng ngâm ngợi, chén rượu mềm môi chớ gật gù” có sức gợi liên tưởng đến những nhố nhăng thời cuộc đành chép lại thay cho bài viết vậy.

Đại họa Vũng Áng và khái niệm chủ quyền quốc gia

(The Vung Ang National disaster and the concept of national sovereignty)

Luật sư Đào Tăng Dực

Sự kiện sôi nổi trong tháng 4/2016 tại Đặc Khu Công Nghiệp Vũng Áng, gây ra cái chết có thể lên đến hằng trăm tấn cá biển, trên vùng duyên hải nhiều tỉnh Việt Nam và những phản ứng khác nhau của quan chức và cán bộ CSVN các cấp, chứng tỏ 3 điều quan trọng làm thiệt hại trầm trọng quyền lợi quốc gia (national interests).

Một là sự bối rối và thiếu khả năng phân biệt của họ về một số khái niệm căn bản như đặc khu kinh tế (special economic zone), đặc khu công nghiệp (special industrial zones), nhượng địa (ceded territory) và chủ quyền quốc gia (national sovereignty);

Hai là qua những biện hộ thiếu tính thuyết phục cũng như cơ sở lý luận của một số quan chức, chúng ta ý thức được nhiều quan chức các cấp hoặc đã bị mua chuộc, hoặc có quyền lợi tiềm ẩn (vested interests) với Vũng Áng; và

Lại thêm một vụ VEDAN (sông Thị Vải) thứ hai ở VN!

Lê Quốc Trinh

Kỹ sư cơ khí về hưu, Canada

Tôi chỉ xin phép vắn tắt vài hàng trình bày quan điểm của một kỹ sư xưởng ở Canada, sau khi đọc những bài viết và tin tức về “vụ cá chết đầy bờ biển ở miền Trung VN”.

Tôi đã từng đảm nhiệm chức vụ kỹ sư công trình (Project Engineer) lo bảo trì máy móc và nâng cao chất lượng vận hành cho nhiều nhà máy của công ty QIT-Quebec Iron & Titanium Inc. (Sorel, Quebec) trong 12 năm (1980-1992). Tôi đã từng chịu trách nhiệm thiết kế, vẽ sơ đồ, chế tạo thiết bị, làm hồ sơ kỹ thuật, đệ trình ngân sách và đứng ra coi sóc nhà thầu thiết lập hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy ra sông St-Laurent (Quebec) đáp ứng yêu cầu của Bộ Môi trường (Environnement Quebec). Mỗi năm nhà máy thải ra sông hàng trăm tấn chất rắn (khoáng sản, quặng, bùn, sỏi đá cát) làm cho đáy sông bị ô nhiễm. Tuy rằng chu trình vận hành của nhà máy không bao giờ sử dụng hóa chất, cho nên mức độ ô nghiễm không nặng nề, không ảnh hưởng động vật, thực vật. Đi máy bay nhìn từ trên cao sẽ thấy một giòng nước đen sì trôi lơ lửng giữa sông, vì là chất rắn nặng hơn nước nên mọi chất thải đều lắng đọng xuống đáy. Mỗi năm, công ty phải mướn nhà thầu sử dụng gầu múc và máy hút để thu hồi chất thải rồi tái sử dụng vào vật liệu xây cất (nhựa đường asphalte).

Thảm họa môi sinh tại Vũng Áng có xin phép

Vũ Thạch

Chỉ đến khi một số ngư dân phát hiện ống thải dưới lòng biển, phát hiện cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và phát hiện cảnh chết sạch tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng, nhà nước mới ngưng phóng ra các lý cớ vớ vẩn trên báo đài về hiện tượng cá chết trắng bờ - từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nghĩa là đã cố đẩy vấn đề càng xa khu công nghiệp Vũng Áng càng tốt.

Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1 cây số rưỡi đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.

Kiểu bào chữa này chỉ làm bật lên hàng chục câu hỏi khác: Vậy AI đã ký giấy cho phép Formosa đặt ống thải? Trước khi ký đã có qui định Formosa được phép thải những chất gì hay tha hồ thải gì cũng được? Trước khi ký đã có khảo cứu gì về các tác hại môi trường không hay cứ quà đủ lớn là ký? Hoặc nếu chỉ nhắm mắt ký theo "lệnh trên" thì cấp trên đó là ai? Và còn rất nhiều câu hỏi khác.

Xung quanh phát biểu “PHẢI LỰA CHỌN…” của Giám đốc đối ngoại Formosa

1. Giám đốc đối ngoại Formosa:

PHẢI LỰA CHỌN, KHÔNG THỂ VỪA CÓ NHÀ MÁY THÉP VỪA CÓ NHIỀU TÔM CÁ!

Kênh Truyền hình VTC14

Trả lời VTC14 về việc gây ô nhiễm môi trường biển khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) khi xả thải ra đại dương bằng đường ống ngầm, cũng như băn khoăn của ngư dân địa phương đối với việc cá ở ven biển không còn kể từ khi nhà máy Formosa xả thải, Giám đốc đối ngoại của Formosa nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá. Xem chi tiết trong các bản tin tiếp theo của ‪#‎VTC14.

Nguồn: https://www.facebook.com/kenhvtc14/videos/894570330671960/

Indonesia - Trung Quốc căng thẳng quanh vụ một chiếc tàu cá

Ernesto Simanungkalit

Thụy My dịch

Lời người dịch: Bài viết của nhà ngoại giao Indonesia, Ernesto Simanungkalit đăng trên tờ Kompas xuất bản ở Jakarta ngày 31/03/2016, được tuần báo Pháp Courrier International tuần này trích dịch, chứng tỏ sự ngạo mạn của Bắc Kinh đã khiến cho Indonesia, một quốc gia không tranh chấp Biển Đông, cũng đã không kìm được phẫn nộ.

clip_image001

Chính quyền Indonesia họp báo về vụ chiếc tàu đánh cá trái phép được Hải quân Trung Quốc đánh tháo.

BÀN TIẾP VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Nguyễn Đình Cống

Về lòng yêu nước, trước đây tôi đã có bài “Lòng yêu nước thời cộng sản”, trong đó nêu ra một số ý như sau: (1) Trong gần một thế kỷ qua lòng yêu nước của dân Việt được đề cập đến rất nhiều, nhưng được hiểu và hành động theo các cách rất khác nhau, mâu thuẩn nhau. (2) Dân Việt chia ra phe này, phái nọ chém giết nhau, thù hận nhau nhưng đều dựa vào, đều giương cao lòng yêu nước, ai cũng tự cho mình yêu nước chân chính còn người khác là bọn bán nước, bọn phản động, làm nô lệ cho ngoại bang. (3) Đất nước đã thống nhất được trên 40 năm nhưng chỉ mới thống nhất được lãnh thổ bằng vũ lực, còn lòng người vẫn chưa thực sự hòa hợp, chưa có được sự thống nhất về lòng yêu nước.

Gần đây đọc bài “Lại bàn về lòng yêu nước” của Cao Huy Huân (CHH - Trang Basam ngày 23/4/2016), tôi thấy có một số quan điểm cần trao đổi. Theo CHH, dẫn văn của Ehrenburg thì “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” (*), và rồi tác giả liên hệ với tình hình đất nước hiện tại, đưa ra câu hỏi: “người Việt trẻ như mình nên kỳ vọng vào ai?”. Giữa bài CHH có đưa ra: “Tôi chỉ mong bạn đừng đặt sự kỳ vọng thay đổi xã hội vào tay một ai đó. Bởi chính tay chúng ta sẽ làm nên những bước ngoặt lịch sử bằng việc sống, yêu, học tập, làm việc và không thoả hiệp với những cái xấu là đã đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội”. Sau khi nêu câu chuyện nước Nhật phục hưng sau Thế chiến 2, CHH nêu ý kiến của người Nhật “Yêu nước là vậy, bắt nguồn từ yêu bản thân, yêu công việc, yêu những gì do đôi bàn tay mình làm ra” rồi tiếp “Thế nên không nên chỉ đặt kỳ vọng, thậm chí càng không nên đặt kỳ vọng vào một cá nhân nào khác để có thể thay đổi được lịch sử, ngoài chính bản thân mình. Mỗi người trẻ, cần có ước mơ của riêng mình và mạnh dạn thực hiện nó bằng sự khát khao và quyết liệt như cách mà người Nhật từng làm để đứng dậy từ nỗi đau”, và kết luận “chỉ mong rằng ai cũng âm thầm sống tốt, trách nhiệm với bản thân mình, sống có ước mơ và dám thực hiện nó để tạo động lực cho xã hội. Vậy là quý lắm rồi, chẳng cần bàn luận cao xa về ba chữ “lòng yêu nước”.

THÔNG BÁO CỦA QUỸ GIÚP HAI CON CỦA CHỊ MINH THÚY

Sau khi Toà Sơ thẩm Hà Nội tuyên án xử chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù (ngày 23/3/2016), một nhóm trí thức văn nghệ sĩ đã gửi thư cho các thân hữu quyên góp tiền giúp nuôi dưỡng hai con nhỏ của chị. Chỉ sau hơn hai tuần lễ từ khi thư của nhóm khởi xướng được gửi đi, đã có 79 người từ khắp các miền đất nước và Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada… hưởng ứng. Tính đến ngày 22/4/2016, quỹ đã nhận được tổng số 140.700.000 VND, 350 USD và 50 CAD.

Ngày Chủ nhật 17/4/2016, nhà báo Nguyễn Nguyên Bình và hai thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập đã cùng bà ngoại của hai cháu (bà Thuyên) về thăm các cháu đang ở Hưng Yên; các anh chị đã trao cho bà Thuyên 80 triệu đồng để chi tiêu cho nhu cầu ăn học trước mắt của hai cháu. Số tiền còn lại (nếu cộng cả số tiền một số anh chị em đã gửi cho các cháu ăn Tết còn lại) tất cả là 77.500.000 VND và 350 USD + 50 CAD, sẽ được trao tiếp cho gia đình vào những dịp thích hợp.

Nước Mỹ xét lại chính sách ngoại giao trong mùa Bầu cử

Đoàn Hưng Quốc

Hoa Kỳ thường bị lên án làm sen đầm quốc tế. Nhưng sau một thời gian dài mệt mỏi, tốn kém và nhiều thất bại có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang xét lại ba cột trụ ngoại giao với NATO, Do Thái và Saudi Arabia kể từ thập niên 1950:

  1. Ứng cử viên Donald Trump tố cáo Âu-Châu, Nhật và Nam Hàn thiếu trách nhiệm, nhờ vả Hoa Kỳ che chở an ninh mà không chịu chi tiền.
  2. Ông Bernie Sanders đòi bỏ cam kết hậu thuẩn vô điều kiện cho Do Thái và Mỹ phải theo đuổi chính sách ngoại giao thăng bằng hơn tại Trung Đông (cho dù ông này là người gốc Do Thái).
  3. Tổng thống Obama khiển trách Saudi Arabia “ăn ké” (free rider) trên danh nghĩa là đồng minh lâu đời nhưng lại ngấm ngầm tài trợ khủng bố đâm sau lưng nước Mỹ và cứ nhất định đòi phải sống còn với Iran.

Thảm họa biển miền Trung – Một cái nhìn toàn cảnh

Lang Anh

"BIỂN CỦA TA ĐÂU CÓ PHẢI AO NHÀ CỦA CHÚNG!", đó là lời một bài hát thời kháng chiến chống Mỹ. Nhưng thời nay, Bộ TN&MT cấp phép cho Formosa Trung Quốc (Vũng Áng, Hà Tĩnh) xả chất thải vào biển/ao nhà của làng/nước mình. Ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân mặt đỏ tía tai khi khẳng định việc cấp phép đó là đúng. Thì chính các ông ký giấy phép chả lẽ các ông bảo là sai? Cấp phép cho Trung Quốc khai thác Boxit Tây Nguyên, hàng triệu người phản ứng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng phản ứng, nhưng các ông nào có nghe! Giờ thì chất thải đầy Tây Nguyên. Lợi đâu chưa thấy, đã thấy bên B xin hỗ trợ cả hàng chục ngàn tỷ tiền điện (tiền thuế của dân).

Mà nếu cấp phép cho Formosa xả chất thải vào biển nhà mình là đúng quy trình, thì cái quy trình xả thải là gì, các ông có biết không? Quy trình xả thải là của họ, họ thải mấy năm nay rồi, ai kiểm tra? Họ có cho các ông vào kiểm tra cái hố xí/nhà cầu vĩ đại ấy đâu? Nghe nói, vừa rồi họ "súc xả" cái hố xí vĩ đại ấy, các ông nào có biết? Vậy thì sinh ra các ông để làm gì với cái hố xí vĩ đại ấy?

Cứ ít năm, họ lại "súc xả" hố xí vĩ đại Formosa, biển lại thối, cá lại chết, người Việt lãnh đủ mà không làm gì được họ. Trách nhiệm đó có phải là thuộc về các ông không, hay lại thuộc vào lũ dân đen?

Tôi không phản đối những hợp đồng liên doanh đúng đắn, nhưng "biển của ta đâu có phải ao nhà của chúng"? Cứ để chúng ị mãi vào ao nhà của ta mà ta lại cứ phải bảo là ao thơm vậy được sao?

FB Nguyễn Trọng Tạo

Về “thoát Trung” cho Việt Nam

Ngụy Hữu Tâm

Thời gian gần đây chúng ta thường nói về khái niệm “thoát Trung” khá nhiều. Chắc chắn từ góc độ khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau. Vì thế mới cần đa nguyên, cần tranh luận, cần tránh độc đoán. Ở đây chỉ xin nêu một quan điểm hoàn toàn cá nhân, có thể rất phiến diện và lộn xộn nên mong bạn đọc lượng thứ, xin cứ coi như một thông tin để tham khảo khi tranh luận mà thôi, hoàn toàn không muốn và càng không thể khái quát hóa.

Tôi hiểu khái niệm “thoát Trung” theo nghĩa rất gần đây, nghĩa là khái niệm rất mới khi, sau 1990 các “lều” lãnh đạo khả kính của chúng ta ký thỏa thuận Thành Đô mà cho đến ngày hôm nay, 22.4.2016, người dân hạng hai như tôi chỉ được biết qua mạng lề trái, còn các “đồng chí” đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam biết đến đâu tôi không rõ vì tôi chưa được diễm phúc đứng một giây nào trong cái đảng quang vinh ấy!

Cá nhân tôi hiểu là khái niệm “thoát Trung” chỉ đặt ra về mặt chính trị mà thôi, chứ còn gắn bó với Trung Hoa, nhất là văn hóa thì châu Âu cũng có, như in ấn, hội họa, tiểu thuyết, triết học, niên lịch... hay kỹ thuật như thuốc súng, tên lửa,... xin miễn bàn.

Những cập luỵ của kỳ họp cuối cùng Quốc hội khoá XIII

Nguyễn Đăng Quang

Trong bài “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải tuyên thệ trước Quốc hội”, người viết có đưa ra nhận xét sau đây: “Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khoá XIII là kỳ họp “lạ thường”, kỳ họp ngắn nhất nhưng lại được lệnh thông qua nhiều vấn đề “đột xuất nhất” từ trước đến nay mà nhiều ý kiến cho rằng có một số việc “vi hiến””. Sau khi bài viết được công bố, nhiều độc giả đến gặp trực tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi emails chia sẻ, trao đổi và muốn người viết nói rõ thêm về những điều “lạ thường” và “vi hiến” của Kỳ họp thứ 11 và cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khoá XIII để bạn đọc gần xa có thêm thông tin và rộng đường dư luận!

Trước yêu cầu trên của độc giả, tôi xin mạn phép có đôi lời. Trước hết, về việc “vi hiến”. Việc này có xảy ra trong Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khoá XIII hay không? Trước khi trả lời là câu hỏi này, xin khẳng định điều sau đây: Việc Quốc hội bầu mới hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo Nhà nước, trong đó có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ vào đầu, giữa hay cuối nhiệm kỳ hay vào bất cứ thời điểm nào mà Quốc hội thấy cần thiết là thẩm quyền của Quốc hội. Điều này được Hiến pháp cũng như Luật Tổ chức Quốc hội cho phép. Do vậy, việc bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ trong kỳ họp chót của Quốc hội Khoá XIII vừa qua là không sai và không trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành!

Pháp quyền hay pháp trị?

Trương Nhân Tuấn

Thuật ngữ “Etat de droit” trong tiếng Pháp nguyên thủy bắt nguồn từ khái niệm  “Rechtsstaat”, xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 ở Đức, có ý nghĩa là một “hệ thống định chế (thiết lập quốc gia) mà trong đó mọi quyền lực đều phải tuân theo pháp luật”. Ta có một khái niệm tương đương (xuất hiện từ thế kỷ 17) “Rule of law” trong xã hội Anh-Mỹ.

Việt Nam trước sau có đến hai cụm từ “pháp quyền” và “pháp trị”, là từ Hán-Việt,  “nhà nước pháp quyền” hay “nhà nước pháp trị”, để dịch thuật ngữ này.

Tại miền Nam trước 1975, cả hai (cụm) thuật ngữ “pháp quyền” và “nhà nước pháp trị” đã được sử dụng với hai ý nghĩa luật học rất khác nhau. Các sách Luật, do các giáo sư thuộc Đại học Luật phiên dịch ra tiếng Việt, đều dịch “Etat de droit” là “nhà nước pháp trị”. Còn “juridiction” các từ điển Pháp-Việt dịch “pháp quyền”, tức quyền xét xử. (Các từ điển Pháp-Hoa trong cùng thời kỳ cũng đều dịch như vậy: juridiction - pháp quyền).

Thống nhất đất nước nhưng không thống nhất được lòng dân…

Mai Tú Ân

Đã hơn 40 năm ăn mừng là quá đủ rồi. Chúng ta đâu phải thắng Tây, thắng Tàu đâu mà đã hơn 40 năm đã qua, chúng ta vẫn nổi mãi hồi kèn lạc điệu để tự ca ngợi cái chiến công xưa cũ khi thắng người anh em phía bên kia trận tuyến.

Mà than ôi! Đó lại là những người anh em đồng bào máu đỏ da vàng của mình. Đó cũng là người Việt Nam, nói tiếng Việt và cùng lớn lên trong tiếng hời ru, điệu hò tiếng hát của ông bà tổ tiên chung giống như chúng ta. Và họ chiến đấu cũng giống như chúng ta chỉ để bảo vệ mảnh đất hình chữ S này giống như chúng ta. Nếu có một người thắng cuộc thì cũng có một người thua cuộc. Một người hò reo thắng lợi thì một người nghiến răng căm hận. Một người nâng ly mừng thì một người lặng lẽ rơi nước mắt...

Hơn 40 năm qua là gần một đời người và đó là khoảng thời gian mà hận thù với người anh em bên kia trận tuyến phải được quên đi. Chỉ quên đi để hòa giải, và chỉ có quên đi thì mới có hòa hợp dân tộc. Đó là thời gian mà tiếng reo hò chiến thắng phải nhạt dần nhường chỗ cho tiếng khóc than thua thiệt bởi lẽ qui luật muôn đời là tiếng hò reo mừng chiến thắng chỉ có giới hạn nhưng nỗi đau buồn là vĩnh viễn. Đó là khoảng thời gian đủ để một nửa dân tộc phải tự thấy là lố bịch vô cảm khi mừng vui trước một nửa kia buồn tủi nghiến răng khóc hận. Và đất nước ta mãi mãi có một người mừng chiến thắng thì mãi mãi sẽ một người thân như cha, mẹ, vợ con ông bà phải tủi hổ, rồi những đứa con, cháu chắt ta sẽ mãi mãi có kẻ thắng người thua ngay chỉ trong một gia đình. Đất nước cứ chia rẽ Quốc Lễ với Quốc Hận đến muôn đời sao...

Sau "Nam Hải bình phiên", lính Tàu nhởn nhơ chơi nhạc tại Hoàng Sa

Thụy My

clip_image001

Lính nữ chơi phong cầm tại “bia chủ quyền” ở đảo Phú Lâm.

Nhân kỷ niệm ngày thành lập hải quân Trung Quốc 23 tháng Tư, Bắc Kinh đã tổ chức một đoàn nhà báo đến quần đảo Hoàng Sa - mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa” (Xisha), cưỡng chiếm được sau trận Hải chiến Hoàng Sa với quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Trên trang china.com có bài phóng sự đề ngày 23/04/2016, mô tả sinh hoạt trên các đảo thuộc Hoàng Sa hiện nay, sau cuộc “Nam Hải bình phiên” – nói theo miệng lưỡi của quân xâm lược.

Khu Công nghiệp Vũng Áng – chúng ta đang bán máu mình để kiếm ăn

Nguyễn Đức Thắng

 

Trước việc hàng loạt cá chết ở ven biển các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, ngày 20/4, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có cuộc họp khẩn với các đơn vị của Bộ (xin xem ở đây).

Xin tóm tắt ý kiến của các quan chức và ý kiến của người viết bài này.

Ý kiến của đại quan chức

Ý kiến của tiểu dân Nguyễn Đức Thắng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện tượng cá chết hàng loạt có nhiều lý do, trong đó không loại trừ nguyên nhân môi trường ô nhiễm,

Trong lịch sử Việt Nam chưa có ghi chép thảm họa tương tự nên phải khẳng định luôn là hiện tượng này chỉ có một lý do duy nhất là do ô nhiễm môi trường biển.

Tổng cục trưởng  Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Cá chết do nhiều nguồn gây ô nhiễm như vi khuẩn, các yếu tố độc trong nước. Việc xác định nguyên nhân cá chết ở vùng biển rộng lớn không đơn giản nên khi chưa có cơ sở rõ ràng thì chưa thể vội vàng kết luận.

 

Ôi, ôi!! Hy vọng là Tổng cục trưởng lỡ lời. Vì nguồn gây ô nhiễm sao lại là các tác nhân/yếu tố gây ô nhiễm??

Nguồn gây ô nhiễm tiếng Anh chuẩn là pollution sources, ví dụ: các nhà máy xả thải khí qua các ống khói; các doanh nghiệp, nhà máy, khu dân cư xả thải nước qua các cống vào sông ngòi hồ ao, v.v.

Còn vi khuẩn, các yếu tố độc trong nước tiếng Anh chuẩn được hiểu là các pollutants, các chất/tác nhân/yếu tố gây ô nhiễm ví dụ các vi khuẩn độc hại, các hóa chất độc hại, các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, và những chất khác vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Point source of pollution: Nguồn ô nhiễm điểm, ví dụ đầu xả thải của một doanh nghiệp, nhà máy, một cụm dân cư, v.v.

Non-point source of pollution: Nguồn ô nhiễm phân tán/không điểm. Ví dụ hoạt động canh tác nông nghiệp khắp nơi phun thuốc trừ sâu mù mịt cánh đồng. Trong đô thị nhiều triệu xe máy, ô tô đang chạy xả khí thải vào bầu không khí chúng ta hít thở.

Cách đây khoảng 15 năm các chuyên gia quốc tế đã nói xăng dầu Việt Nam (khi đó mua của Singapore) là bẩn nhất thế giới. Bộ trưởng Thương mại  Trương Đình Tuyển bảo vệ: “Xăng dầu của chúng tôi không có chì, sao lại bảo bẩn?”. Vâng ạ! Không có chì (Pb) nhưng có chứa 2500 mg/l lưu huỳnh (S) ạ! Khi cháy nổ, khí thải ra sẽ có chứa SOx. Bây giờ tôi nghĩ nồng độ S chắc vẫn vậy. Xin nhớ cho là người dân Singapore từ rất lâu luôn dùng xăng sạch nhất thế giới và có bán ở rất nhiều nơi trên thế giới.

 

Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?

Thùy Linh

Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?

Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.

Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.

Nước mắt của biển

Hà Văn Thịnh

Đã hơn hai tuần – nỗi đau cá chết, biển vắng, thuyền nằm bờ…, đã và đang làm cho cuộc sống của hàng vạn ngư dân (cùng tất cả những ngành nghề kinh doanh liên quan đến hải sản) 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khốn khó đến vô cùng… Điều xót xa là các cơ quan chức năng thì xử lý y như cách đủng đỉnh đi… ăn cưới, còn các nhà khoa học thì lặng im giống như cá chép!

Nỗi bi hài càng thấm thía hơn khi hôm nay - chúng ta cùng với cả loài người “chung sức” cho Ngày Trái Đất!

Năm ngoái, khi cá chết hàng loạt, kết luận chính thức là do… thủy triều đỏ(?) Năm nay, “kết luận” đầu tiên đã được đưa ra từ Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh là “cá chết ở Vũng Áng không do ô nhiễm”, còn Sở NN&PTNT thì nói rằng cá chết không do virus gây bệnh (http://baodatviet.vn/…/ca-chet-o-vung-ang-khong-do-o-nhiem…/ )!

Không do ô nhiễm, không có virus, tức là lại đổ cho ông… Trời!

Hôm nay cá chết. Và ngày mai.

Phạm Đình Trọng

Muốn nuốt chửng vĩnh viễn dải đất Việt Nam thì phải xóa sổ dân tộc Việt Nam. Gần ngàn năm đô hộ xứ Giao Chỉ, Đại Hán âm thầm và quyết liệt loại trừ dân tộc Việt bằng đồng hóa và đã thất bại.

Dù bị hòa máu, pha loãng dòng máu Việt trong dòng máu Hán. Dù kẻ sĩ, tinh hoa người Việt bị giết, bị bắt đưa về phương Bắc. Dù văn bia điển tích gốc gác người Việt bị đập, gia phả bị đốt, bị vơ vét đưa đi mất tích. Dù bao nhiêu thế hệ người Việt nối tiếp nhau phải học lễ nghi, phong tục, văn hóa Đại Hán. Nhưng văn minh sông Hồng ở ca dao, tục ngữ, ở lời hát ru của mẹ, ở câu chuyện cổ tích của bà, ở lịch sử dân tộc, ở huyết thống ông cha, ở khí thiêng sông núi đã lặn trong máu người Việt không bao giờ phôi phai. Văn minh sông Hồng không chói lọi nhưng đặc sắc và bền bỉ vẫn song song tồn tại cùng nền văn minh Đại Hán. Nền văn minh sông Hồng còn, dân tộc Việt Nam còn.

Thiệt hại bao nhiêu

Nguyễn Đình Cống

Vụ cá ở Miền Trung chết trắng  biển trong mấy ngày qua làm nhức nhối trên 90 triệu con tim người Việt. Sáng ngày 22 tháng 4 đài VTV1 đưa dự đoán thiệt hại ở Hà Tĩnh lên đến 4 tỷ. Tôi nghe và vô cùng ngạc nhiên về con số đó. Tôi ước tính số thiệt hại của vụ đầu độc cá biển vừa rồi phải gấp hàng vạn  lần con số 4 tỷ do ai đó đưa ra. Con số 4 tỷ  chắc là được tính chỉ dựa vào số lượng cá bị chết đã thống kê được. Thế còn những thiệt hại chưa thấy được, chưa phát lộ ngay mà sẽ diễn ra trong tương lai thì ai sẽ tính và tính như thế nào.

Nguyên nhân làm cá chết đang được điều tra, nhưng theo dự đoán có xác suất lớn là nước biển bị nhiễm chất độc hại với nồng độ lớn. Nếu như vậy thì ngoài số cá chết nổi lên mặt nước còn biết bao nhiêu sinh vật biển khác chết chìm, biết bao nhiêu con còn rất bé, bị chết và tan lẫn vào nước, biết bao nhiêu trứng của các loài bị ung, không nở được, và nếu có nở ra thì cũng không sống được. Một môi trường biển rộng lớn bị đầu độc, biết đến bao giờ mới trong sạch trở lại được. Trong nhiều năm ấy biển Miền Trung là môi trường chết, không có tôm cá, may ra có một vài loài sinh vật đặc biệt mới sống nổi. Và sau khi các chất độc hại được hòa tan vào đại dương, môi trường biển được trong sạch trở lại thì cũng phải mất nhiều năm để tôm cá trở về sinh sống bình thường.

Thủy ngân lơ lửng trong không khí giữa trời Hà Nội

Một tiết lộ được TS Hoàng Dương Tùng cho biết là mới đây, thiết bị đo đạc, quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí – một vấn đề mà các nhà khoa học lo ngại.

Hà Nội bắt đầu mùa nóng, người dân lại chật vật đối phó với khói bụi vốn chứa nhiều chất độc hại cho sức khoẻ.

Chỉ số ô nhiễm rất cao

Trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

clip_image001

Cảnh bụi mù ở đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh chụp ngày 19/4/2016). Ảnh: Phượng Hằng

Thư kêu cứu của ông Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi tên là Trần Văn Huỳnh; sinh năm 1937; mang CMND số 021725411 cấp ngày 6/10/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh; địa chỉ thường trú: 362/532C Thân Nhân Trung, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM; chỗ ở hiện tại: 479/16 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM; số điện thoại: 0903350117. Tôi là cha của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người đang bị thi hành bản án 16 năm tù tại Trại giam Xuyên Mộc.

Tôi gửi thư này để kêu cứu đến Bauxite Việt Nam về tình trạng bị trù dập, đe doạ đối với con tôi và các tù nhân khác ở Trại giam Xuyên Mộc. Cụ thể như sau:

1.      Thức cho biết rằng các cán bộ ở Trại giam này rất xem thường pháp luật, tự cho phép mình làm những gì luật không cho phép và cấm người dân làm những gì luật không cấm. Điều này dẫn đến việc xâm phạm thường xuyên quyền lợi và nhân phẩm của tù nhân. Thức và các bạn tù đã cố gắng sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của mình, gửi đơn tố cáo đến Giám thị trại giam hơn một năm nay nhưng tất cả các đơn này đều không được giải quyết. Không những vậy, một số người còn bị trù dập bằng cách giam giữ khắc nghiệt. Năm ngoái, họ chuyển Trần Vũ Anh Bình cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng về Phân trại khác (Phân trại 1) giam giữ rất là khắc nghiệt: không có quạt, không TV, không được ra ngoài.

Nói thật không sợ mất lòng (kỳ 17)

Câu chuyện thứ 17: Tiếp tục bạch hóa những điều trái khoáy đến kỳ lạ trong cái thể chế tự phong “Dân chủ đến thế là cùng”!

Hữu Minh

Liên tiếp trong những tuần qua, trên chính trường trước, trong và sau Đại hội XII, dồn dập diễn ra các trò chơi (thủ đoạn) chính trị vừa thâm độc, vừa xảo trá, vừa lưu manh, lại vừa trơ trẽn, lố lăng. Thế mà trên các diễn đàn chính thống của Đảng và Nhà nước thì lại vẫn cứ tiếp tục rùm beng cái điệp khúc “Đại hội đã thành công rất tốt đẹp”, “Dân chủ đến thế là cùng”, ... Với thói quen nghề nghiệp, chúng tôi tiếp tục cất công lục tìm những bài viết mới nhất về chủ đề này trên các loại báo chí, nhằm góp phần phản bác những luận điệu ngụy biện, lừa mỵ của bọn họ, góp phần thức tỉnh một bộ phận người dân đang bị mê hoặc và ngộ nhận. Sau đây là vài kết quả thu lượm được mà chúng tôi vừa biên tập lại.

Bóng ma Trung Quốc trong dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2

Nam Sơn

Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó chính là thực tế mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng nhận ra qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.

Ngay từ thời kỳ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Việt Nam, Trung Quốc đã lợi dụng việc vẽ bản đồ biên giới, xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi đường biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam; lợi dụng đưa quân sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của nước ta… Để tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, Trung Quốc trước tiên cần bành trướng về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần vượt qua.

clip_image001

Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.

Thủ tướng có nên chỉ đạo dừng khởi tố chủ quán phở?

Trung Bảo

Thông tin mới nhất do báo Người Lao Động loan đi nói rằng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có "yêu cầu dừng ngay vụ án hình sự quán phở". Đây đó sẽ có châm biếm chuyện quán phở mà thủ tướng cũng phải nhúng tay vào. Điều đó không có gì là khôi hài, thậm chí phản ánh những khái niệm quản trị quốc gia bằng luật. Đó là hai khái niệm Rule of law và Rule by law.

Cụm từ đầu tiên thường được dịch là Pháp quyền, cụm từ sau được gọi là Pháp trị. Tưởng là giống nhưng hai khái niệm này lại trái ngược nhau.

Với Pháp quyền (Rule of law) thì luật pháp phải đứng trên mọi thứ, mọi vận hành trong xã hội đều tuân theo luật pháp. Với Pháp trị (Rule by law) lại có nghĩa rằng nhà cầm quyền cai trị dân chúng bằng luật pháp do họ đặt ra.

Nhân dân thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội tố cáo

Kính gửi tòa soạn Bauxite Việt Nam!

Chúng tôi là những người dân thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội tố cáo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp quản lý đất đai từ 2004 đến nay không đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2016-2021 theo chỉ thị số 51/CT-TW của Bộ Chính Trị ngày 4 tháng 1 năm 2016 do đang bị thanh tra sai phạm theo văn bản số 627/UBND-BTCD ngày 5/2/2016 của UBND TP Hà Nội về nội dung có hành vi vi phạm trong công tác quản lý, cho thuê khu Bãi Phá không đúng quy định của Pháp luật.

Tôi xin trích một phần nội dung Chỉ thị 51-CT/TW tại khoản 2 “…Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm…”.

Nhật Bản và Trung Quốc: một rừng, hai cọp tại châu Á

Luật sư Nguyễn Văn Thân

Ngày 10/4 vừa qua, ngoại trưởng của các nước G7 đã nhóm họp tại Hiroshima tạo điều kiện cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tham gia lễ đặt vòng hoa tưởng niệm 140.000 nạn nhân bỏ mạng sau cuộc đánh bom nguyên tử ngày 6/8/1945 theo lệnh của Tổng thống Harry Truman để chấm dứt chiến tranh ở châu Á. Mục đích của Hội nghị Ngoại trưởng là chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 sắp tới tại Ise-Shima, một trung tâm nghỉ mát ven biển gần thành phố Osaka. Lãnh tụ của các nước có nền kinh tế công nghiệp tân tiến gồm có Tổng thống Obama (Mỹ), Thủ tướng David Cameron (Anh), Thủ tướng Angela Merkel (Đức), Tổng thống François Holland (Pháp), Thủ tướng Mateo Renzi (Ý), và Thủ tướng Justin Trudeau (Canada) sẽ có mặt tham dự. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật sẽ chủ trì Hội nghị. Chủ tịch Liên Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker cũng được mời tham dự. Hai vị khách đặc biệt khác của Hội nghị là Tổng thống Maithripala Sirisena của Bangladesh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam.

Sợ Trung Quốc!

Tướng Lê Văn Cương: Không nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

Tướng Lê Văn Cương đã thẳng thắn. Nhưng xin ông thẳng thắn cho trót: ông thừa nhận “một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc” nhưng không vạch rõ lý do vì sao họ lo sợ.

Tại sao mãi đến năm 2008 Việt Nam mới có chiến lược về biển? Tại sao giấy trắng mực đen thì nghị quyết đảng không xác định nước nào là bạn, nước nào là thù, nhưng nhiều cán bộ, kể cả “cán bộ có trọng trách”, vẫn thường xuyên nói nguy cơ chính là “diễn biến hòa bình”, vẫn ra rả Trung Quốc là bạn? Tại sao Trung Quốc đã 7 lần thất hứa, mà lãnh đạo Việt Nam vẫn đắm đuối vào chén thuốc độc “4 tốt 16 chữ vàng”? Tại sao họ không những không bị kỷ luật mà lại leo tót ngày càng cao, thậm chí cao nhất, trên nấc thang quyền lực? Tại sao không có một cấp có thẩm quyền nào cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể những việc mà Trung Quốc đang làm trên Biển Đông? Và nói cho cùng, một chính sách đúng đắn, cứ cho là như thế, nhưng trên tồn tại trên giấy, còn trên thực tế, toàn bộ “hệ thống chính trị” hành xử theo một cách khác, thì nên căn cứ vào thực tế để phán xét, hay căn cứ trên giấy để biện minh?

Mơ “thoát Trung” mà bám một tấc không đi một li không rời cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì về mặt logic, đấy chỉ là giấc mơ ban ngày. Nhất định bắt cả dân tộc đi theo con đường cộng sản, thì dù bị hất hủi cũng phải cố sống cố chết đeo cứng người anh Trung Quốc cùng ý thức hệ chứ sao? Và cũng vì thế, làm sao không luôn luôn trong tâm thế đề phòng Mỹ, “đầu sỏ của khối tư bản chủ nghĩa”?

Nhưng mặt khác, còn có lý do khác để “bám Trung” – không “sang trọng” như những gì vừa nói. Đó là, một khi nhóm lợi ích, hay “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism), nắm quyền chi phối, thì ngày nào còn giương được cái mặt nạ xã hội chủ nghĩa, ngày ấy còn có khả năng sử dụng quyền lực để vắt sữa cạn kiệt đám quần chúng khốn cùng! Nói trắng ra, đằng sau tất cả những vờ vịt xã hội chủ nghĩa và nhân danh ý thức hệ để bám riết Trung Quốc, là mùi tiền. Đơn giản chỉ có thế!

Bauxite Việt Nam

Hãy làm đúng luật bầu cử

Nguyễn Quang A

Việc ứng cử và lập danh sách chính thức người ứng cử theo các quy định (chưa tốt, thậm chí vi hiến) của luật hiện hành đã xong. Việc yêu cầu sửa luật, chí ít sửa những quy định vi hiến như hiệp thương (cả 3 lần) và hội nghị cử tri cần phải làm trong tương lai với Quốc hội mới.

Những việc có thể làm từ nay đến khi Quốc hội mới được hình thành có thể tóm tắt như sau.

1. Vận động cử tri bỏ phiếu đúng luật (bỏ phiếu thay là phạm pháp)

Trong kỳ bầu cử quốc hội trước báo chí đưa tin tỷ lệ cử tri đi bầu đạt trên 99%, tuy nhiên nghiên cứu PAPI đánh giá tỷ lệ đó chỉ là 66%. Nói cách khác trên 33% cử tri đã thực hiện quyền “không bỏ phiếu” của mình (còn được gọi là “tẩy chay” một quyền quan trọng của cử tri), thế nhưng các địa phương thi đua nhau lấy thành tích cao nên làm lơ cho việc bỏ phiếu thay (1 cử tri bỏ phiếu thay các cử tri khác những người có thể tự mình có thể bỏ phiếu) và đẩy tỷ lệ tham gia bầu cử lên cao một mức không thể tưởng tượng nổi.

Những cơn biến động nhân gian

Tuấn Khanh

clip_image001

Hình ảnh hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, Phú Thọ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay đã mang lại cho không ít người chứng kiến cảm giác sợ hãi.

Thói bưng bít tai hại

Ngô Nhân Dụng

Khi lên “ngôi cửu ngũ” thống trị hơn một tỷ người Trung Hoa lục địa năm 2013, ông Tập Cận Bình đã đưa việc bảo vệ sức khỏe của dân chúng lên một ưu tiên hàng đầu. Ông tuyên bố rằng: “Nếu không lo giữ gìn được thực phẩm an toàn, thì phải tự hỏi đảng ta có xứng đáng cai trị dân hay không?”

Ba năm sau, cả nước Tàu vừa mới hoảng sợ nghe tin mấy triệu trẻ em đã được chích những liều thuốc chủng ngừa trữ trong các nhà kho không đúng tiêu chuẩn. Hậu quả là người dân hết tin tưởng vào hệ thống y tế. Hàng trăm triệu gia đình mới sinh con hay đang có con nhỏ không dám cho con chích ngừa nữa. Thà đánh liều với số mệnh còn hơn đánh liều chích thứ thuốc chủng không biết đã hết hạn từ bao giờ!

Báo đài nhà nước đồng thanh đổ tội cho “can phạm chủ yếu” là bà Bàng Hồng Vệ (Pang Hongwei, 庞红卫) gây ra mọi tội lỗi. Nhưng tại sao một một nữ dược sĩ có thể một mình kinh doanh để gây nên một tội tày đình như vậy?

Tương tác, cộng sinh: con đường sống của dân tộc

Thục Quyên

Từ năm 1975, tim và óc tôi không lấy Tết tây hay Tết ta, hay lúc cây cỏ đâm chồi nảy lộc tại nơi mình sống để làm mốc thời gian, mà cứ đếm thêm một năm, mỗi lần ngày 30/04 lại đến.

Sắp 41 năm. Nhìn lại, Việt Nam còn gì?

Cá nhân tôi tuy biết hiện nay tình trạng đất nước về mọi mặt, môi sinh, kinh tế, chính trị, ngày càng kiệt quệ, độc lập cũng chỉ vẽ trên giấy, nhưng thấy vừa le lói một niềm vui, một niềm hy vọng, vì sự  xuất hiện đang rõ nét của một đám đông thuộc nhiều thành phần xã hội đang nhìnđi về cùng một hướng, và nhất là ăn khớp với nhau trong hành động.

Đám đông đó đã đủ mạnh để sự hiện hữu của họ được ghi nhận rõ ràng, với một sức tăng trưởng  có vẻ không theo cấp số cộng mà theo cấp số nhân.

Hai điều cần phải bỏ

Nguyễn Xuân Huy

Trong một tuyên bố gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói: “Cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới phải hoàn toàn dân chủ…”. Muốn được vậy thì cần phải bỏ hẳn hai điều sau đây:

1/ Tổ Dân phố bình chọn một người có được ứng cử hay không

Theo thông lệ xưa nay dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, một người ra ứng cử đại biểu Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân phải được đưa về Tổ Dân phố nơi người đó cư trú để họp tổ bình chọn xem người đó có xứng đáng được ứng cử hay không. Thực tế, đây chỉ là một tiểu xảo để loại những người mà Đảng và Nhà Nước không muốn họ có mặt trong quốc hội hay trong Hội dồng nhân dân. Nếu đa số tổ viên biểu quyết (bằng cách giơ tay) là không thì người đó không được ứng cử. Điều này hết sức vô lý. Tổ Dân phố không phải là một đơn vị hành chánh, chỉ là một tổ chức dân sự, thử hỏi lấy quyền gì mà cho hay không cho một người ứng cử?

Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong: Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực?

Phạm Phan Long P.E

Viet Ecology Foundation

Hội nghị thượng đỉnh Lancang-Mekong Sanya, Hainan, Trung Quốc

clip_image001

Sự hình thành tổ chức Hợp tác Langcang Mekong

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã đưa ra sáng kiến đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường đứng ra lập một tổ chức hợp tác phát triển bền vững cho tòan lưu vực Langcang Mekong. Thủ tướng (TT) Trung Quốc đã đồng ý và tuyên bố dự kiến thành lập tổ chức mang tên Lancang Mekong Cooperation (LMC) tại Hội nghị ASEAN thứ 17, Nay Pyi Taw, Miến Điện vào ngày 13, tháng 11, 2014.

Phản ứng có điều kiện và suy nghĩ đúng về Biển Đông

Bilahari Kausikan

Võ Xuân Quế dịch

Ngày 30.3.2016 vừa qua nhà ngoại giao Singapore đã nghỉ hưu – Bilahari Kausikan đã có bài thuyết trình về ảnh hưởng của cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc đối với các nước ASEAN tại Viện nghiên cứu Chính sách (Singapore). Phần trích dưới đây nói về sự quyết đoán ngày một gia tăng trong thời gian gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông[*]

Trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc rõ rệt. Nhưng Bắc Kinh muốn đòi lại một số vị trí trung tâm về lịch sử của họ ở Đông Á. Mỹ đã nhấn mạnh rằng họ vẫn là một cường quốc hiện diện ở Đông Á.

Vì thế, thách thức chiến lược đối với Trung Quốc là làm thế nào để đẩy lùi Mỹ ra khỏi trung tâm của cán cân chiến lược Đông Á và chiếm lĩnh vị trí đó nhưng không kích động phản ứng từ Mỹ và Nhật Bản, điều sẽ gây ra nguy hiểm cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn đối với Mỹ, thách thức chiến lược là làm thế nào để kiềm chế Trung Quốc đồng thời tái khẳng định với các đồng minh và các nước muốn làm bạn với Mỹ rằng họ vẫn hiện diện ở khu vực, song không sa lầy vào xung đột.

Một loạt Hội viên Hội nhà báo độc lập Việt nam bị chặn, giữ

Nguyễn Tường Thụy

Sáng nay, 17/4/2016 một loạt hội viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam bị chặn tại nhà hoặc tạo cớ đưa về đồn công an câu lưu, không cho đến tham dự tọa đàm "Obama đến Việt Nam – The change we need".

clip_image001

Việc chặn, bắt giữ người cho thấy công an tăng cường lối hành xử theo luật rừng. Ảnh: minh họa

Tạ Chí Đại Trường: miên man chữ nghĩa

Trần Doãn Nho

Trên Diễn đàn thế kỷ hai ngày 9 và 10-4-2016 đã có số đặc san tưởng niệm Tạ Chí Đại Trường (1933-2016), nhà sử học danh tiếng vừa qua đời tại nhà riêng ở Sài Gòn ngày 24-3-2016, sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh ung thư, mà BVN – cũng như vô số báo chí và trang mạng trong ngoài nước – đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc trước mất mát không nhỏ này của ngành sử học nói riêng và của văn hóa dân tộc nói chung. Các nhà văn, nghệ sĩ, ký giả, thân hữu như Trúc Chi, Trần Huy Bích, Trịnh Cung... đã cung cấp những trang hồi ký lý thú, những nhận xét mới mẻ về con người và trước tác của Tạ Chí Đại Trường. Đặc biệt BS Ngô Thế Vinh, qua gia đình nhà báo Phùng Nguyễn, lần đầu tiên công bố di cảo còn lại của sử gia họ Tạ. Diễn đàn thế kỷ sau đó cũng đăng tiếp một số bài khác liền mạch với chủ đề này.

Do hạn chế của số trang dành cho các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, dưới đây, chúng tôi xin chọn đăng lại bài viết của nhà văn Trần Doãn Nho, phân tích thêm một số khía cạnh trong sự nghiệp cầm bút của Tạ Chí Đại Trường, với sự đồng ý của Diễn đàn thế kỷ.

Bauxite Việt Nam

“Non nước thề bồi, thôi xí xóa” (Mênh mông thế sự 33)

Tương Lai

“Xí xóa” cho đỡ nặng nợ chuyện thề bồi trong “Mênh mông thế sự 32” đã nói. Không phải “xí xóa” vì cái lý đã tự trấn an “quỷ thần nào chứng ở hai vai” cho dù chưa đủ sức xua tan nỗi ám ảnh, nhưng cũng tạm nguôi ngoai sự bấn loạn. Kẻ “vô thần” đâu có tin chuyện quỷ thần mà “chứng” lại chả “chứng”. Thôi thì “làm sao cũng chẳng làm sao, dù có thế nào cũng chẳng làm chi”.

Mà “xí xóa” vì làm sao có thể thực hiện được lời thề khi sự lạc điệu đang tiếp tục được khẳng định mà sự lạc hậu ngày càng đẩy tới một cách nguy hiểm? Xin chỉ lẩy ra đây vài dòng tin nóng hổi trên báo chí “nhà nước” để nói tiếp điều đã nói kỳ trước.

Hai tờ báo thông tin lớn nhất (Thanh NiênTuổi Trẻ) đông bạn đọc nhất nước này, ít khi chịu đăng tin bài trùng hay na ná nhau, sao hôm nay “chí lớn gặp nhau” vậy?

Mười năm qua gió thổi đồi tây...

Nguyễn Quốc Toàn

Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau Đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của Chính phủ.

Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Tại sao các ứng cử viên độc lập bị loại bỏ hết?

Mai Tú Ân

Ta sẽ bỏ qua sự vi hiến nghiêm trọng mà chính quyền đã phạm trong việc loại sạch sành sanh các ứng viên độc lập quen thuộc như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành..., để cố tìm hiểu được bản chất của vấn đề.

Rằng tại sao lại sợ vài chục con người nhỏ bé, không ai hậu thuẫn, không đảng phái nào cho xu nào. Toàn tự bỏ tiền túi hẻo ra hoặc rập đầu xin vợ, còn các em nhỏ cơm cha áo mẹ thì tài trợ chính vẫn là ông bô, bà bô. Rằng tại sao lại sợ vài chục con người tự ứng cử đó vào Quốc hội, vì dù gì tỷ số của gà nhà quân ta cũng quá áp đảo các em độc lập cho bất cứ dự luật nào, dù tào lao đến đâu đi nữa thì cũng thắng tuyệt đối rồi. Làm sao mà cả một hệ thống chính quyền hùng mạnh như rứa lại phải run sợ, phải dùng chiêu kế đòn phép để loại họ ra một cách không trong sáng như vậy?

Theo nguồn tin của AQ, đặc phái viên của MTA được cài cắm trong TW thì lý do cho việc loại bỏ bất công những UCV độc lập lại không nằm trong các lý do đã nêu. Nó nằm ở cửa tử huyệt, gót Asin của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam. Nhưng đó là cái gì?

Vài điều sau hội nghị cử tri

Bùi Quang Vơm

Tuy rằng phong trào tự ứng cử đã kết thúc, hoặc có thể coi như kết thúc, cuộc chiến vì một nền dân chủ mới chỉ bước những bước đi đầu...

Vòng hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cử tri đã kết thúc ngày 12/04/2016 trên phạm vi toàn quốc đúng như kế hoạch được đề ra.

Tại Hà Nội, ở vòng hiệp thương thứ hai, danh sách ứng cử viên độc lập có 48 người, được hội nghị biểu quyết 100%. Nhưng trước khi diễn ra hội nghị cử tri, 14 người xin rút. Số người vào hội nghị cử tri là 34. Sau hội nghị cử tri này, 29 người không đạt đủ quá bán số phiếu ủng hộ, chỉ còn 5/34 đạt đủ phiếu tín nhiệm.

Trong 39 người được tổ chức giới thiệu, đề cử, có 1 người xin rút, 38 người còn lại đều đạt đủ phiếu.

Công an trị và lạm dụng quyền lực

Luật sư Đào Tăng Dực

...trên bình diện vi mô, tại Việt Nam, công an trở nên một định chế độc đoán và đầy uy quyền, ngồi xổm trên luật pháp.

Hiện tượng thượng sĩ công an Lương Việt Hà công khai đánh thanh niên Phạm Thiện Minh Phong (28 tuổi) đến chấn thương sọ não trước thanh thiên bạch nhật, chỉ là một trong hằng vạn sự cố, vốn là kết quả của quan điểm sai lầm mà Đảng Cộng sản Việt Nam gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa (socialist rule of law).

Trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm lạ lùng này giả định rằng tuy hiến pháp khắc ghi những nhân quyền căn bản, nhưng người dân bản chất rất “hư hỏng” và luôn có khuynh hướng lợi dụng các nhân quyền để vi phạm những lợi ích nhà nước mà Đảng đang quản lý. Chính vì thế, Đảng ra lệnh cho Quốc hội bù nhìn thông qua nhiều luật vi hiến và vi phạm nhân quyền để răn đe những công dân hư hỏng này.

'Giai cấp tiên phong' đến đường cùng, lãnh thổ mặc 'bạn vàng' quản lý

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Đa số họ đã tự chuyển từ thành phần từ “liên minh” sang thành phần “công nhân” tại các khu công nghiệp. Họ được mệnh danh là “giai cấp tiên phong và có Đảng Cộng sản là của giai cấp công nhân, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân”.

clip_image001

“Giai cấp tiên phong” và đảng của “giai cấp tiên phong”

Vài hôm nay, báo chí nêu vấn nạn người dân nông thôn bỏ nhà ra thành phố kiếm sống. Nguyên nhân hiện tượng này, được lý giải đơn giản như trong câu nói của bà Nguyễn Thị Quá (ngụ thôn Tân Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên): “Không đi thì lấy gì ăn? Vào trong ấy lê chân cả ngày còn kiếm được 50.000-100.000 đồng gửi về cho con, chứ ở đây lấy gì cho chúng học?”.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn