“Nỗi đau văn hoá”

(Mênh mông thế sự 9)

Tương Lai

Nhân kỷ niệm 20 năm “Thư gửi Bộ Chính trị” của Võ Văn Kiệt, bọn chúng tôi ngồi lại với nhau bên ấm trà để nói về tính cập nhật của những vấn đề ông Sáu Dân đưa ra từ dạo ấy và để tưởng nhớ ông. Trong dòng chảy của những kỷ niệm cũng như những lần gặp nhau trước đây không hẹn mà gặp, sôi nổi và xúc động nhất vẫn là chuyện ông Sáu với trí thức và văn nghệ sĩ. Và rồi cũng như mọi lần, tiết mục Nguyễn Duy đọc thơ vẫn được dành cho phần kết thúc. Cũng lại là mấy bài bạn tôi đã từng “liều mạng” đọc cho ông Sáu Dân nghe, trong đó hay được “tái bản” là bài thơ vừa ráo mực của Duy mà ông Sáu là người đầu tiên nghe chính tác giả đọc.

Chúng tôi cứ muốn nghe hắn đọc bài ấy vì có lần Duy thuật lại lời ông Sáu: “Vừa qua, tôi đã nghe và đã đọc bài thơ Bán Vàng của nhà thơ Nguyễn Duy. Theo tôi, đó là một bản án nhân tình đối với chế độ của chúng ta. Đau, nhưng là sự thật. Chúng ta cần chân thành nhìn nhận sự thật, để cùng nhau vươn lên, vượt qua giai đọan khó khăn. Muốn vượt lên thì phải có niềm tin. Mà cốt lõi của niềm tin là tin ở con người…”.

Nghĩ về cái giá của độc lập và duy tân

Phúc Tiến


Đầu tháng Bảy, trên facebook, bạn tôi ở Mỹ gởi cho xem những bức ảnh pháo hoa muôn màu của ngày lễ độc lập Hoa Kỳ. Đầu tháng Tám, bạn ở Singapore chia sẻ những hình ảnh về lễ hội suốt bốn ngày liền trên bộ, trên trời và trên biển khi đảo quốc này tưng bừng ăn mừng 50 năm quốc khánh. Đầu tháng 9, tôi sẽ góp hình ảnh sống động gì cho bạn tôi về cột mốc 70 năm xuất hiện trở lại tên Việt Nam trên bản đồ thế giới?

Với tôi, bức ảnh hoài niệm thích nhất nhưng khó tìm chính là chân dung tiêu biểu của hàng chục triệu gia đình Việt Nam sau bao cuộc chiến tranh, bao cuộc phân ly. Giờ đây, tôi nghĩ đến ông bà tôi, bố mẹ tôi, anh em tôi, bạn bè tôi. Xuyên qua hai thế kỷ, biết bao thế hệ đều sinh ra và lớn lên trong một cuộc tìm kiếm tự do và hạnh phúc không ngừng nghỉ mà vẫn chưa chạm đích cuối cùng...

Cần minh bạch hàng nghìn tỷ đồng vay ODA cho giáo dục đào tạo và dạy nghề

TS.Đặng Văn Định

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi tới độc giả bài viết của TS.Đặng Văn ĐịnhTrưởng ban Nghiên cứu và Phát triển chính sách - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam về vấn đề giám sát và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho hoạt động giáo dục đào tạo – dạy nghề.

Tại hội nghị tham vấn chuyên gia về kết quả giám sát chất lượng, hiệu quả và đào tạo giai đoạn 2004 – 2014 tổ chức ở Hà Nội ngày 27/8 vừa qua, GS.TSKH.Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Đại biểu quốc hội khóa IX, X, XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội (trưởng đoàn giám sát về ODA của UB đối ngoại Quốc hội năm 1999 và năm 2003) nhấn mạnh: “12 năm sau kiến nghị của đoàn giám sát ODA năm 2003, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của một dự án chương trình ODA hình như vẫn chưa được ban hành cho các dự án chương trình nói chung, hoặc từng lĩnh vực”.

Mong đợi của GS.Nguyễn Ngọc Trân là xác đáng, bởi vì  muốn đánh giá được hiệu quả và chất lượng sử dụng ODA trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề cần phải có các tiêu chí đánh giá, bao hàm các mục tiêu và kết quả sử dụng vốn ODA nói chung, của từng dự án nói riêng cả về định tính và định lượng.

clip_image002

Cần có đánh giá về việc sử dụng vốn vay ODA khi đầu tư vào các trường đại học xuất sắc. ảnh: Báo Lao động.

“Đàn chim nhạn” và thoát Trung kinh tế

BBC Tiếng Việt

clip_image002

“Đàn chim nhạn” là một hình ảnh mô phỏng cách thức và cái bẫy lâu nay các quốc gia yếu thế, lạc hậu tiếp tục bị kìm giữ và kẹt vào tình thế bị động, lạc hậu và lệ thuộc so với các quốc gia tương đối mạnh hơn, hay các cường quốc về các mặt trong đó có kinh tế, tài chính, công nghệ.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 16)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 7
Ki
ến và Voi:
Ngo
ại giao

(Ants and Elephants: Diplomacy)

Chiều tối ở PHNOM PENH, Thứ Sáu, 18 tháng 12 năm 2009. Hai mươi người dân thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc đang nghỉ trong một căn hộ do Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cung cấp. Họ chạy trốn khỏi tỉnh Tân Cương [phía Đông TQ] sau các cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán hồi tháng 7 khiến có ít nhất 200 người đã bị giết chết. Sau chuyến đi căng thẳng xuyên qua Việt Nam và Lào, người Duy Ngô Nhĩ có thể cảm thấy an toàn. Ngày hôm trước, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, đã ký một Nghị định cam kết nước ông giải quyết những người tị nạn và những người muốn xin tị nạn đúng theo chuẩn mực quốc tế. Đây là một bất ngờ: Nghị định đã bị trì hoãn trong nhiều năm và các nhà ngoại giao không mong đợi trong vài tháng nữa nó sẽ được kí. Tại sao lại có sự khẩn cấp này?

NÓI THẬT KHÔNG SỢ MẤT LÒNG (kỳ 6)

Hữu Mạnh

6- Câu chuyện thứ 6 : Chúng ta đang rất cần những sự TỬ TẾ ở tầm cao hơn, để Việt Nam vẫn mãi là một đất nước Tử tế!

Hôm họp nhóm biên tập đầu quý để bàn công việc sưu tầm và biên tập trong quý III, tôi hỏi nhóm trưởng :

- Chúng ta vẫn tiếp tục cái "phi vụ" "VIỆC TỬ TẾ" đang tiếp diễn trên VTV1 đấy chứ anh?

- Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ một ý tưởng nào đã được xác định. Riêng "phi vụ" này mình đã giao cho anh Sắc Ly, người chấp bút biên tập ngay từ đầu, sẽ theo đuổi đến cùng. Cậu có ý kiến gì đóng góp thì cứ gặp anh Sắc Ly!

Sau khi tôi gặp Sắc Ly trao đổi một số ý mới của chủ đề, anh đồng ý để tôi biên tập kỳ này. Và sau đây là phần tóm lược những ý kiến trao đổi của hai anh em chúng tôi.

H.M.

Lũ vạn tuế!

Thiện Tùng

Không hề cường điệu, “cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khó sống nếu thiếu nước lũ”. Hàng năm, khi trời sa mưa, họ trông lũ về như người khát giữa hoang mạc chờ nước uống.

clip_image002

Ảnh minh họa – trông lũ về

Tiến sĩ Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ “đi đêm” ở Biển Đông?

Hồng Thủy

27/08/15 11:45

(GDVN) - Mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố...

clip_image001

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert. Ảnh: The Malaysian Insider.

“Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông”

Hồng Thủy

(GDVN) - Hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.

clip_image001

Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh: Aspenideas.

Giáo sư Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân từ đại học Claremont McKenna, thành viên cao cấp quỹ German Marshall, Hoa Kỳ ngày 27/8 bình luận trên The National Interest về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ có cứu được cả Biển Đông hay không. Ông nhận định, hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là “bệnh phu châu Á” thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

Kỳ Duyên

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn – kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đo bằng tầm tư duy thời đại

70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.

Nhưng 70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Và đang trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại. So với nhiều nước trên thế giới có hàng mấy trăm năm buôn có bạn bán có phường, dày dạn kinh nghiệm, thì một đất nước nền hòa bình non trẻ, kinh tế thị trường còn non trẻ hơn, chỉ có vũ khí thô sơ dám đánh thắng những đế quốc, và đang mày mò làm ăn, quả thực, đó là sự đáng trân trọng.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 15)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 6 (tiếp theo)
K
èn trống và Biểu tượng:
Chủ nghĩa D
ân tộc

(Drums and Symbols: Nationalism)

Xung quanh bờ Biển Đông nhiều cộng đồng “người Hoa” khác, - chủ yếu là con cháu của những người Phúc Kiến tạm cư khác, bị làm khó dễ, luôn tới mức thật khó chịu, với câu hỏi về lòng trung thành của họ cứ lặp đi lặp lại. Mức được thua cao nhất có lẽ là ở Indonesia, nơi mà vào tháng 5 năm 1998 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á đã xảy ra cuộc bạo loạn, người Indonesia gốc Hoa bị đặc biệt nhắm vào - một phần là do thành phần khiêu khích trong quân đội đang tìm cớ để đảo chính - mà còn do những đám đông hỗn tạp trên đường phố. Hàng trăm người gốc Hoa đã bị giết chết trong bạo loạn và hàng ngàn người khác phải bỏ đất nước ra đi – mang theo vốn đầu tư trị giá khoảng $ 20 tỉ. Nhưng trong những năm sau đó, vị trí của những người ở lại và sống sót đã được cải thiện đáng kể. Văn hóa Trung Hoa được tán tụng, phân biệt đối xử đã giảm và thịnh vượng đã trở lại. Các tranh chấp ở Biển Đông hầu như không liên quan đến họ dù TQ yêu sách một phần vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia gần quần đảo Natuna. Kể từ khi quân đội Indonesia phô diễn sức mạnh ngoài khơi mùa hè năm 1996 (xem Chương 3) Bắc Kinh đã thận trọng trong việc công khai theo đuổi tham vọng. Kết quả là vấn đề không tạo ra xúc cảm lớn lao nào trong cả nước. Khảo sát của Pew năm 2013 cho thấy 70 % người Indonesia có cái nhìn thuận lợi với TQ, so với 61 % với một cái nhìn tích cực với Mỹ. Chỉ có 3 % xem TQ như một kẻ thù.

Thị trường lại xuống dốc Bắc Kinh vẫn lúng túng

Ngô Nhân Dụng

Thị trường Chứng khoán Thượng Hải lại tụt dốc ba ngày liền, mặc dù Bắc Kinh đã làm đủ cách để nâng lên. Người mất tiền nhiều nhất ở Trung Quốc có lẽ là ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin,王健), Chủ tịch Tổng công ty Vạn Đạt Đại Liên (Wanda Dalian, 万达大连), với tài sản hơn 42 tỷ Mỹ kim, được coi là cá nhân giầu nhất châu Á. Chỉ trong hai ngày đầu tuần lễ, giá cổ phiếu ông làm chủ mất giá 3,6 tỷ Đô la. Kể từ ngày 12 tháng Sáu, khi thị trường lên cao nhất, Vương Kiện Lâm đã mất 9 tỷ Đô la!

Nhưng không riêng gì người Trung Hoa trong lục địa mất tiền. Người nước ngoài cũng gặp khốn khó khi Bắc Kinh thất bại trong việc điều hành nền kinh tế. Một thí dụ là công nghiệp nước Đức, nước xuất cảng nhiều nhất sang Trung Quốc trong số 28 quốc gia khối Liên hiệp Âu châu (EU). Năm 2007, hàng Đức bán sang Trung Quốc trị giá bằng 3,1% tổng số hàng xuất khẩu; năm 2014 đã tăng lên thành 6,6%; chủ yếu là bán xe hơi và các loại máy móc lớn. Trong nửa đầu năm 2015, số xuất cảng sang nước Tàu không tăng nhiều hơn con số bán sang Hy Lạp, một nước đang lâm cảnh khủng hoảng. Máy móc bán sang Tàu đã giảm mất gần 5%. Một thị trường đang đem lại nhiều lợi nhuận đã trở thành một gánh nặng vì các công ty Đức đã đầu tư quá nhiều khi trông mong bán hàng cho Trung Quốc. Năm ngoái Công ty chế tạo thang máy Thyssen Krupp Elevator bán hơn một tỷ Euro sang Tàu, chiếm 16% tổng số sản xuất. Năm nay số bán giảm, việc thu hồi vốn đầu tư sẽ chậm lại. Volkswagen tiên đoán số sản xuất cho thị trường Trung Hoa sẽ thấp hơn năm ngoái. Lần đầu tiên trong mười năm, số xe BMW bán ở Trung Quốc đã giảm bớt Trong ba tháng đầu năm 2015 số đầu tư của các công ty Đức giảm, tổng sản lượng nội địa sẽ bị cắt 0,1%! Nhưng công nghiệp Đức còn bị thiệt hại qua ngả khác nữa. Vì các công ty Đức đã đổ vào Brazil 19 tỷ Euro rồi chứng kiến kinh tế Brazil xuống dốc vì không còn bán được quặng mỏ và đậu nành sang Trung Quốc nhiều như trước! Trong hai năm qua giá quặng sắt mà Brazil vẫn bán sang Tàu bị tụt mất 60% vì các nhà máy thép Trung Quốc không bán được hàng.

RỪNG LUẬT và LUẬT RỪNG!

Phạm Tuấn Xa

Luật sư Ngô Bá Thành là một trí thức yêu nước ở bên thua cuộc. Năm 1975 miền Nam được giải phóng, Tổ quốc được thống nhất bà trở thành Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó bà có cảm tình với Đảng cộng sản Việt Nam. Ngược lại Đảng cộng sản Việt Nam cũng có cảm tình với bà.

Năm 1971 bà Ngô Bá Thành có bài viết rất hay trên báo Nhân dân với cái tít dung dị “Tôi là người ngoài Đảng nhưng tôi ghi nhận Đảng”.

Mấy năm gần đây, nghe nói bà có phàn nàn với bạn bè: “Nước ta có một RỪNG LUẬT nhưng khi thực thi người ta dùng LUẬT RỪNG.

LUẬT RỪNG là gì? Là “Mạnh được yếu thua theo kiểu đấu tranh sinh tồn của thế giới loài vật” (Từ điển Tiếng Việt hiện đại).

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 14)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 6
Kèn tr
ống và Biểu tượng:
Chủ nghĩa D
ân t
ộc

(Drums and Symbols: Nationalism)

Đám đông tụ tập ở gần Nhà hát lớn Hà Nội không lớn nhưng phẫn nộ. Đáng chú ý là việc họ đã tụ tập được. Trong mấy ngày trước đó, Facebook đã ong ve với những tiếng giận dữ nhưng nhà chức trách VN cũng bận rộn. Đã hơn một tuần kể từ khi tàu TQ lại cắt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 lần thứ hai và một tháng kể từ khi Bắc Kinh công bố hộ chiếu mới có in chìm bản đồ yêu sách “đường chữ U” ở Biển Đông. Nhưng có rất nhiều trói buộc trong việc bày tỏ sự căm phẫn của công chúng ở VN. Dân phòng để mắt trên các ngỏ ngách phố, các tổng biên tập soi rọi các trang báo của mình và “các cơ quan giám sát” dõi mắt theo tất cả các tổ chức dân sự. Mọi người trò chuyện, mọi người càu nhàu, nhưng nói chung không ai xuống đường thách thức quyền cai trị của Đảng Cộng sản.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 51)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 49

ĐOẠN KẾT

GIÁO HOÀNG GẶP TỔNG BÍ THƯ - THƯỢNG ĐỈNH MALTA - HAVEL, TỔNG THỐNG TIỆP KHẮC - LIÊN HOAN TƯNG BỪNG - CHÍNH QUYỀN VỀ TAY DÂN

Đôi lời trao đổi với Kỹ sư Lê Quốc Trinh

TS Nguyễn Thành Sơn

Nhân bài viết của Kỹ sư Lê Quốc Trinh bàn về việc có nên hay không thăm dò khai thác “bể than sông Hồng” đăng trên BVN từ năm 2009 (kèm thêm bài hưởng ứng cùng lúc của GSTS Nguyễn Thế Hùng), mới đây lại được đăng lại vào ngày 20-8-2015 theo nguyện vọng của hai tác giả (xin xem ở đây), nhằm gióng lên một lần nữa lời cảnh báo khẩn thiết đối với nhà cầm quyền trước nguy cơ nước biển đang xâm nhập nhiều vùng thấp trũng trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có đồng bằng sông Hồng, TS Nguyễn Thành Sơn, người được nhắc đến trong bài – một cộng tác viên gần gũi của BVN, cũng là người từng được giao phụ trách dự án “mở bể than sông Hồng” vào thời gian cụm bài viết của Lê Quốc Trinh và Nguyễn Thế Hùng công bố lần đầu – có viết một lá thư nhờ BVN chuyển cho ông Lê Quốc Trinh nói rõ một vài sự thật, không chỉ khoanh trong chuyện “bể than sông Hồng”.

Nhận thấy đây là một vấn đề khá quan trọng, liên quan đến nhiều việc lâu nay dư luận vẫn đang quan tâm mà chưa biết rõ hư thực, được ông Nguyễn Thành Sơn tán thành, chúng tôi xin công bố bức thư lên trang BVN để người có trách nhiệm cũng như bạn đọc rộng rãi cùng tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa": Bước đi phi pháp để hiện thực hóa "thành phố Tam Sa"

Thu Thủy

TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.

TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ CÔNG DÂN VỀ NHỮNG DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI TRĂM TỶ, NGÀN TỶ (đến đợt 3, có 282 người ký)

Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:

• Công nợ ngập đầu

Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).

• Vắt kiệt sức dân

Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất.

Hiệu ứng Trung Quốc

Nguyễn Lam & Nguyễn Xuân nghĩa, RFA

clip_image002

Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm chứng khoán tại Thượng Hải vào ngày 26 tháng 8, 2015. cổ phiếu Thượng Hải đóng cửa giảm 1,27 phần trăm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 26 tháng tám, 2015.AFP

Khoa học ơi, ta xin chào mi!

Bàn Văn Thòn

Tự trao cho mình nhiệm vụ "kiểm dịch Trần Đình Sử", tác giả Chu Giang đã viết một bài phê bình khá dài, được chia thành hai kỳ liên tiếp in trên Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 363, 364. Bài trao đổi của Chu Giang, một cây bút phê bình tự đọc, tự học, tự vươn lên, với các nhà khoa học ngành xã hội cho thấy tinh thần đấu tranh dũng cảm “phi thường” của tác giả. Chúng tôi đã theo dõi rất kỹ và cũng muốn noi theo tinh thần đối thoại của ông để xin phép nêu lên những nhận định riêng của mình. Rõ ràng là, qua hai bài viết của Chu Giang, chúng ta thấy rằng có một khoảng cách vô cùng lớn giữa đọc và diễn giải, giữa diễn giải đúng và diễn giải sai trong khoa học nhân văn tại Việt Nam.

Trong bài thứ nhất đề cập tới Chương 1 Luận án của Trần Ngọc Hiếu, Chu Giang cho rằng “tư tưởng của Luận án không có gì mới mà chỉ nhại lại, diễn đạt lại tư tưởng của các học giả nước ngoài”. Nếu tôi hiểu đúng thì trước khi bắt tay vào công việc nghiên cứu, tác giả cần trình bày lịch sử của vấn đề. Điều này càng cần thiết nếu nhà nghiên cứu phải sử dụng một mô hình lý thuyết mới để áp dụng vào thực tiễn. Vậy ở đây việc Trần Ngọc Hiếu nhắc lại những quan điểm lý thuyết, mà theo tôi biết là cực kỳ đa dạng và bề bộn bởi lịch sử hơn 2500 năm của người nước ngoài mà được Chu Giang định giá là “nhại lại” và “diễn đạt lại” có phải là một cách nói thậm xưng (hay là nói ngược?) để không khí bài viết đỡ căng thẳng? Thực ra Trần Ngọc Hiếu chỉ đang thực hiện nghĩa vụ của một nghiên cứu sinh là trình bày lịch sử vấn đề của lý thuyết trò chơi trong Luận án của mình. Có nghĩa là anh ta phải hệ thống hoá lại những tác phẩm và tác giả lớn đã bàn về lý thuyết này từ cổ chí kim. Nếu như anh ta không thực hiện thao tác “diễn đạt lại” chắc các thành viên trong Hội đồng sẽ đánh giá Trần Ngọc Hiếu là một nghiên cứu sinh thiểu năng trí tuệ. Giá mà Chu Giang trước khi đem đi in, ông đưa bài viết của mình cho một ai đó đã từng bảo vệ Luận án Tiến sĩ đọc thì chắc chắn tránh được sơ xuất này. Sau đó, Chu Giang tiếp tục diễn giải lý thuyết mà Trần Ngọc Hiếu giới thiệu bằng một câu đánh giá rất ngắn, đầy uy lực: “Và không đúng với thực tiễn!”. Tôi tin rằng Chu Giang nói chẳng sai vì chẳng lý thuyết nào bao quát được thực tiễn phong phú bề bộn cả. Chủ nghĩa Marx, như chính nhà triết học khẳng định, vẫn cần được bổ sung bằng thực tiễn thuộc địa ở châu Á kia mà. Và nếu như theo cái cách suy luận của Chu Giang thì những triết gia như Marx cũng cần phải đem ra “kiểm dịch” vì đã từng mắc cái tội “không đúng với thực tiễn”. Xem ra bài viết sau của Chu Giang sẽ phải là Kiểm dịch Karl Marx rồi.

Mọi người ơi, hãy thương lấy Chu Giang và những người đang trông cậy vào ông ấy!

Lưu Bê Phốt

Thực sự thì khi nghe nói Chu Giang lại viết bài “Kiểm dịch Trần Đình Sử”, tôi cũng thấy trong lòng khó chịu. Trong đợt “chỉ điểm” Nhã Thuyên, tôi nghĩ ông ta và mấy kẻ bồi bút kia có bốn động cơ để hãm hại nhà giáo trẻ này.

- Học vấn hạn chế nên không tiếp nhận được những kiến thức mới.

- Đố kỵ, hằn học với những ai trí tuệ và học vấn vượt trội.

- Đốt đền để gây chú ý.

- Được thuê viết để đổi lấy một số quyền lợi lặt vặt.

Hoặc cả bốn lý do trên.

Chiến dịch mới của an ninh

Người Buôn Gió

Trước và sau chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ, một điều dễ quan sát là khoảng thời gian này không có những động thái bắt bớ những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến. Đây có thể là một biện pháp tạm nhân nhượng với Hoa Kỳ trước những đòi hỏi gắt gao về nhân quyền, nhất là trước thềm TPP và những món tiền mà Hoa Kỳ hứa tài trợ như 500 triệu USD cho nông nghiệp, hơn 400 triệu USD về trạng bị và huấn luyện hải quân.

Tất nhiên thì không phải hạ bút ký kết là tiền sẽ được chuyển khoản ngay, tiền sẽ được chuyển dần theo từng tiến độ. Gần 1 tỷ USD chưa phải là nhiều so với sự khốn khó bội chi ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên, để ẵm 1 tỷ trơn tru thì việc tạm ngừng bắt bớ vài nhân vật đấu tranh trong nước cũng là giá tương đối hời. Chưa kể đến việc tính xa xôi, nếu gần 1 tỷ này trót lọt suôn sẻ, sẽ có những khoản mới tiếp theo.

Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số

Eric Schmidt và Jared Cohen

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

clip_image001

Eric Schmidt là chủ tịch, và cựu Tổng Giám đốc, của công ty Google. Jared Cohen là Giám đốc Google Ideas. Họ là tác giả của cuốn “The New Digital Age: Reshaping the Future of People, Nations and Business” (Tân Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Tái định hình Tương lai của Con người, Các quốc gia, và Kinh doanh), do nhà xuất bản Alfred A. Knopf phát hành ngày 23/4/2013. Bài viết sau đây trích từ cuốn sách này, bàn về mảng u ám của cách mạng kỹ thuật số khi bị các chế độ độc tài lợi dụng để theo dõi và đàn áp những người bất đồng chính kiến, đồng thời đề cập đến khả năng phe chống đối nhà nước chuyên quyền có thể vận dụng kỹ thuật số để tạo thay đổi tích cực, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Hoa Kỳ đang có gần 700 ứng cử viên cho chức vụ tổng thống

Linh Lan

Nếu bạn thắc mắc làm sao lại có những ứng cử viên nực cười đến như vậy thì Uỷ ban bầu cử FEC chỉ yêu cầu trong đơn của người muốn tham gia liệt kê tên, địa chỉ và những liên kết khác, không hề đề cập đến ngày tháng năm sinh hoặc "chủng loài - species". Thêm vào đó, ứng cử viên không bị yêu cầu phải đóng bất kỳ phí khoản nào và cũng không có quá trình sàng lọc nào cả. Vì vậy, cho đến nay danh sách ứng cử viên cho chức vụ Tổng thống của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian.

clip_image002

Ông Philip Bralich ở Monterey là 1 trong 673 người ra ứng cử Tổng thống Mỹ. Photo courtesy: The San Jose Mercury News.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 13)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 5 (tiếp theo)
Được miếng và tay không:
D
ầu khí ở Biển Đông

(Something and Nothing: Oil and Gas in the South China Sea)

Trung tâm công nghiệp hydrocarbon của Việt Nam là thành phố Vũng Tàu trên bờ Biển Đông Nam của nước này. Từng là một khu nghỉ mát thực dân Pháp, sự cao sang của nó đã chịu thua sự thô ráp công nghiệp. Một phía của bán đảo dài là sân chơi cho các kỹ sư Nga với bụng chắc khoẻ và quần bơi nhỏ xíu. Phía khác, đối mặt với các cửa sông, bị lấn áp bởi các thùng chứa, bãi hàn. Giữa chúng là một dải các khu tháp không nổi bật và khách sạn có tên lạc quan là Grand Hotel mà vào ngày 4 tháng 6 năm 2007, BP Việt Nam chính thức chào đón tổng giám đốc mới Gretchen H. Watkins tại đó. Watkins đã bắt đầu trong vai trò kỹ sư cho Amoco và, sau khi công ty này được BP tóm thu, đã chuyển qua nhiều vị trí công tác ở London, Hà Lan và Canada. Trẻ và đầy tham vọng, bây giờ cô ấy đã có cơ hội để chứng tỏ bản thân mình ở chốn biên giới hoang sơ. Điều mà cô không biết là cấp trên tột cùng của cô, Giám đốc điều hành Tony Hayward của BP, đã giết chết cơ hội của cô. Cô dành một năm học bằng kinh nghiệm cay đắng về những nguy hiểm của việc cố tác nghiệp trong vùng biển mà cô có thể nhìn thấy từ cửa sổ Grand Hotel.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 50)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 48

PHÚT YẾU ĐUỐI - CÁCH MẠNG RUMANI

ĐẢNG MỘT ĐƯỜNG, DÂN MỘT NẺO - TIMISOARA, THÀNH PHỐ BUỒN - TU SĨ “BẤT TRỊ” - MẬT VỤ ĐÁNH MỤC SƯ - VÀ GIÁO DÂN ĐÃ ĐẾN - 17/12: DÂN CHIẾM TRỤ SỞ ĐẢNG - “BẮN ĐI CHỨ” - SÚNG NỔ VÀ TIN ĐỒN - SAI LẦM THỨ NHẤT: ĐẠI MÍT-TINH Ở BUCHAREST - PHÚT YẾU ĐUỐI CỦA CHỦ TỊCH - ĐẢ ĐẢO VÀ LƯƠNG HƯU - NÁO LOẠN ĐƯỜNG PHỐ - SAI LẦM THỨ HAI: CỐ BÁM - SAI LẦM THỨ BA: ĐỔ TỘI - THÁO CHẠY BẰNG TRỰC THĂNG - Ồ-LÊ, Ồ-LẾ, Ô-LỀ - LÊN ĐÀI - “CÓ BIẾT GÌ ĐÂU” - CHÍNH QUYỀN MỚI CŨ - KHÔNG THỂ VÀ CÓ THỂ - LỆNH 2600: KHỦNG BỐ GIEO RẮC SỢ HÃI - TẤN CÔNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH - CUỘC TẨU THOÁT BI HÀI - KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA - MỘT TRIỆU ĐÔ VÀ “TẠI ÔNG HẾT” - DỤ DỖ VÀ SÚNG NỔ ĐÊM GIÁNG SINH - LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT CEAUSESCU? - PHẢN ỨNG - NGHỊCH LÝ SIÊU CƯỜNG

“BỨC TƯỜNG BERLIN” VIỆT NAM

VÕ VĂN TẠO

clip_image002

Đầu thập niên 60, dựng bức tường Berlin, nhà cầm quyền Đông Đức (CHDC Đức) những mong nhốt dân mãi mãi trong nền độc tài hủ bại với công cụ đàn áp đắc lực là ngành công an mang tính chất xã hội đen, cách ly Đông Đức với Tây Đức (CHLB Đức) cùng thế giới văn minh. Nhân loại tiến bộ gọi đó là BỨC TƯỜNG Ô NHỤC. Ngót ba thập niên, hàng ngàn người Đông Đức mạo hiểm vượt tường tìm tự do, hàng trăm người bỏ mạng do bị công an bắn hạ. Ngày 9-11-1989, trong bão táp dân chủ, BỨC TƯỜNG Ô NHỤC bị dân Đức vui mừng đập bỏ, vĩnh biệt cộng sản man rợ. Nước Đức thống nhất trong hòa bình, vẫn lấy tên CHLB Đức, nhanh chóng trở thành quốc gia hùng cường, đầu tàu EU.

CÒN CHÚT LƯƠNG TÂM

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Tháng 5 năm 2015, các nhà văn dự Đại hội Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Sài Gòn được lệnh xóa tên chín hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội IX Hội Nhà văn Việt Nam vì chín nhà văn này đã tham gia Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập. Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từ Hà Nội vào chỉ đạo thì lệnh xóa tên chín nhà văn phải là lệnh từ người chủ trì Đại hội. Tôi chỉ còn nhớ vài cái tên trong chín cái tên bị xóa là Hoàng Thị Ý Nhi, Ngô Thị Kim Cúc và Phạm Đình Trọng.

Tháng 5 năm 2015, tôi bị xóa tên, tước quyền hội viên, nhưng tháng 8 năm 2015, tôi lại nhận được gói bưu phẩm gửi từ Hội Nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Gói bưu phẩm hình khối, khá nặng với hai lớp bao gói. Bên trong, túi vải xanh với hàng chữ vàng: Hội Nhà văn Việt Nam, Đại hội IX, Hà Nội ngày 9, 10, 11 tháng 7 năm 2015. Trong túi có ba món quà:

Bạn trẻ "không muốn làm chuột bạch" bị công an Hà Nội bắt giữ

Châu Văn Thi

DL - Chiều ngày 26/8/2015, bạn trẻ Hoàng Thành, người cầm tấm bảng "Học sinh, sinh viên không phải là chuột bạch" hiện đang bị công an phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy Hà Nội câu lưu, theo tin từ anh Nguyễn Lân Thắng cho biết.

clip_image002

Bạn trẻ Thảo Gạo đứng trước đồn công an phường Yên Hoà. Ảnh: Đoan Trang

So sánh tuyển sinh đại học của Mỹ và Việt Nam

Nguyễn Đông ghi

Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư Cơ khí tại University of Connecticut và làm việc tại Công ty Động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Anh là Chủ tịch Viện Văn hóa & Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York và xúc tiến các dự án Giáo dục tại Việt Nam. Với việc sưu tầm 150 bản đồ và 3 sách atlas cổ về Hoàng Sa và Trung Quốc vào năm 2012 để chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam, anh vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Gần đây, anh Trần Thắng có làm một so sánh việc tuyển sinh giữa hai nước Việt Nam và Mỹ dựa trên 3 góc độ: số lượng trường đại học; sự trưởng thành của học sinh trong lựa chọn ngành nghề và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

T.Đ.

Chia sẻ với VnExpress, anh Trần Thắng cho biết việc nộp đơn vào nhiều trường đại học và mỗi trường có 2 đến 4 nguyện vọng, tạm gọi là "tuyển sinh mở rộng", là việc làm đã có từ lâu tại các đại học ở Mỹ. Việt Nam cho phép học sinh nộp đơn vào nhiều trường được gần 10 năm nay, và mỗi trường có 4 nguyện vọng được áp dụng vào năm nay. Mỹ có nhiều mặt thuận tiện cho việc tuyển sinh mở rộng nên khi họ bắt đầu thì mọi việc diễn ra bình thường. Việt Nam bị rối vì chưa hội đủ các yếu tố cho cách tuyển sinh mở rộng.

Lý Đông Sinh rớt đài: Tội ác đàn áp Pháp Luân Công của Phòng 610 trở thành tiêu điểm

Tác giả: Hoàng Thanh, Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa

Dịch giả: Daniel Nguyen

clip_image002

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh đã bị cách chức, công việc “bí ẩn” của ông này là Tổ phó tổ “Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo”, Chủ nhiệm Phòng 610, chuyên môn bức hại và đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp)

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 12)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 5
Đư
ợc miếng và tay không:
D
ầu khí ở Biển Đông

(Something and Nothing: Oil and Gas in the South China Sea)

Tháng 8 năm 1990, Đông Nam Á đã trở nên rất phấn khởi về việc “Trung Quốc trở lại”. Đã một năm kể từ khi vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn và nhiều nhân vật có ảnh hưởng nghĩ rằng đã tới lúc quay lại với việc [bang giao]. Phô trương ầm ĩ, một trong những người đằng sau vụ thảm sát, Thủ tướng Lý Bằng, đã bắt tay vào một chuyến thăm khu vực 9 ngày. Điểm dừng chân thứ hai của ông là Singapore và sau các nghi thức lịch sự thông thường và bữa quốc yến, vào ngày 13 tháng 8, ông đã chủ trì một cuộc họp báo. Hầu hết các câu hỏi tập trung vào việc hai nước sẽ nối lại quan hệ ngoại giao và vài nhà báo lưu ý tới thông báo có vẻ thân thiện của Lý Bằng rằng Trung Quốc đã “sẵn sàng cùng với các nước Đông Nam Á nỗ lực phát triển Quần đảo Nam Sa, trước mắt gác lại vấn đề chủ quyền”. Đó không phải là một nhận xét khơi khơi mà là tuyên bố công khai đầu tiên của một chính sách vốn được Đặng Tiểu Bình cổ võ trong cuộc đàm phán với Nhật Bản về Biển Hoa Đông vào tháng 10 năm 1978, và sau đó cũng nêu lên với các lãnh đạo Philippines trong các cuộc gặp riêng trong năm 1986 và 1988: “Thế hệ này không đủ khôn ngoan để giải quyết một vấn đề khó khăn như vậy. Sẽ là một ý tưởng hay cậy vào sự khôn ngoan các thế hệ sau giải quyết”. Tuyên bố này cũng là cơ sở của chính sách nhà nước của Trung Quốc đối với cả Biển Hoa Đông và Biển Đông kể từ đó.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 49)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 47

TIỆP KHẮC: CÁCH MẠNG NHUNG

TRÍ THỨC TIÊU BIỂU - ẢO TƯỞNG “VÔ NHIỄM” - BIỂU TÌNH VÀ ĐÀN ÁP - QUẦN CHÚNG GIẬN DỮ - ÂM MƯU LY KỲ - CÁCH MẠNG TỪ NHÀ HÁT - DIỄN ĐÀN DÂN SỰ - 300.000 NGƯỜI ĐỨNG THẲNG LƯNG - MÙI CÁCH MẠNG VÀ ĐỒNG THUẬN - ĐẢNG HỐT HOẢNG - QUAY LƯNG VỚI ĐẢNG – QUÂN ĐỘI KHÔNG CAN THIỆP - BIỂU TÌNH TRUYỀN HÌNH - DUBCEK LẠC ĐIỆU - TIỆP KHẮC TỰ DO - CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC: ROCKER VÀ THỦ TƯỚNG - KHỞI ĐẦU MỚI

Bài viết bổ túc cho bài “Giáo dục với học phí và nhà nước với ngân sách, thế nào cho phải lẽ?”

Đinh Phương

Sau khi bài viết có tên “Giáo dục với học phí và nhà nước với ngân sách, thế nào cho phải lẽ?” (xin tạm gọi là bài chủ) [1] được đăng ở một số trang mạng, người viết có nhận được một số phản hồi, trong đó có phản hổi từ trang Bauxite Việt Nam và trang JIAVN chỉ ra hai nhầm lẫn. Người viết đã nhầm con số 2% GDP là chi cho giáo dục của Mỹ, và 0,9% GDP là chi cho giáo dục của VN. Điều này không đúng như bản kiến nghị do Nhóm GS Ngô Bảo Châu (BKN) đưa ra. Người viết xin cáo lỗi các tác giả BKN và bạn đọc, và xin được trình bày lại ở dưới cho phù hợp. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này không làm mất đi độ xác tín của những lập luận mà người viết đã đưa ra trong bài chủ, mà may mắn hơn, một số những dữ liệu và thống kê khác chưa được phơi bày, rất đặc trưng, lại được tìm ra. Xin cảm ơn Bauxite Việt Nam đã cho đường link của Worldbank [2] để tham khảo.

(Quí vị có nhu cầu đọc bài chủ đã chỉnh sửa, xin vào trang lưu của người viết:

https://dinhphuonggermany.wordpress.com/2015/08/23/y-ki-en-phan-bien-lai-ban-doi-thoai-giao-duc-cua-nhom-giao-su-ngo-bao-chau/)

Theo BKN, Mỹ đầu tư cho giáo dục ĐẠI HỌC là 2% GDP, và VN đầu tư cho giáo dục ĐẠI HỌC là 0,9% GDP chứ không phải số % GDP đầu tư cho toàn ngành giáo dục của cả hai nước như người viết đã nhẩm lẫn.

Từ đây người viết cũng dựa theo cách tính của bài chủ để đưa ra con số phù hợp và tỷ lệ mà hai nhà nước Mỹ cũng như VN đã đầu tư thế nào cho toàn ngành giáo dục, và xa hơn, cho giáo dục đại học.

Đ.P.

Phỏng vấn người đầu tiên "biểu tình" trước cổng Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo Gạo thực hiện

clip_image002

Học sinh, sinh viên không phải là Chuột Bạch!

Chia sẻ nỗi bức xúc của cộng đồng mạng mấy ngày qua về những chính sách gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 24/8/2015, một Facebooker có tên “Hoàng Thành” đã đăng lên Facebook một bức ảnh của mình, trong đó anh cầm trên tay poster hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc, với dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH”. Hình ảnh đó thu hút được sự quan tâm của người dùng Facebook. Phóng viên (PV) đã nhanh chóng liên lạc với Hoàng Thành để phỏng vấn.

Xe hơi nguyên chiếc và phụ kiện xe hơi

ĐẶNG Đình Cung
Kỹ sư Tư vấn

Trong công nghệ ô tô, sản xuất xe hơi nguyên chiếc và sản xuất phụ kiện cho xe hơi, bên nào có lợi thế hơn bên nào? Đó là câu hỏi cần đặt lên bàn cân không chỉ với một ngành sản xuất ô tô mà còn có giá trị như một câu hỏi chung, phải được xem xét thật nghiêm túc đối với các nước đang trên đường công nghiệp hóa. Nhiều khi do tầm hiểu biết của người lãnh đạo mới từ anh nông dân chân đất mà lên nên thường nảy sinh những ước mơ của cô Perrette – trong truyện ngụ ngôn La Fontaine –, muốn làm sao có ngay “những quả đấm thép” trong ngành này ngành nọ, gây hệ lụy khủng khiếp cho nền kinh tế của đất nước đến nhiều năm sau (những MPU18, Vinashin, Vinalines…).

Dưới đây là những phân tích của một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nền công nghệ nước Pháp: Kỹ sư Đặng Đình Cung, xin đăng lên để chúng ta cùng tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Lãnh đạo Việt Nam tài đức hơn người?

Thiện Tùng

Tinh hoa của đất nước là những người tài đức nổi trội trong cộng đồng dân tộc. Muốn cho đất nước phát triển về mọi mặt, phải tuyển chọn những người tài đức nổi trội nhứt ngồi vào ghế lãnh đạo – chỉ huy. Đã 40 năm qua, Đảng CSVN (Đảng) luôn hết sức “thận trọng” về việc kén chọn người tài đức cử vào bộ máy chính quyền.

Khi giành được quyền lãnh đạo đất nước, Đảng xem các đảng viên của mình đều là tinh hoa dân tộc, có tài đức hơn người. Sợ dân chúng kém hiểu biết chọn lầm người, “tạp chất” sẽ lọt vào bộ máy cầm quyền, Đảng “thận trọng” dùng thể thức “Đảng chọn, Dân bầu” ra Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Từ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân hình thành bộ máy chính quyền chuyên chính của Đảng, vì Đảng. Thế là bộ máy chính quyền được Đảng chọn toàn là “tinh chất” gồm những đảng viên tài đức hơn người?

Tại sao Tập Cận Bình thích Mô hình Singapore ? (*)

Tôn Trung

Trước đây trong ĐCSTQ đã có những người từng chủ trương đi theo con đường thứ ba là theo Chủ nghĩa xã hội dân chủ với mô hình Thụy Điển nhưng vì ĐCSTQ lo ngại khó duy trì được vai trò độc tôn của mình nên xu hướng đó không trở thành hiện thực. Ngày nay Tập Cận Bình và ĐCSTQ đang theo đuổi một chương trình cải cách hướng tới mô hình Singapore, vì họ hình dung từ Singapore ra viễn cảnh tương lai sẽ là thế độc quyền của ĐCSTQ sẽ tại vĩnh viễn trong một xã hội tư bản thịnh vượng .

Nhưng họ đã không hiểu đúng về di sản của ông Lý Quang Diệu để lại. Cách thức quản trị đất nước Singapore của ông Lý gọi là mô hình Singapore, thường được các nhà cai trị độc tài miêu tả sai thành hình ảnh của một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Họ thường viện dẫn mô hình Singapore của ông Lý để biện minh cho sự kiểm soát chặt chẽ xã hội của mình và các nhà cầm quyền Cộng sản ở Trung Quốc là những người hay viện dẫn nhiều nhất.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh

Bill Ide

25.08.2015

clip_image002

Bảng điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán sút giảm của Trung Quốc tại khu trung tâm tài chính Hồng Kông, ngày 25/8/2015.

BẮC KINH - Giá chứng khoán trên thị trường chính của Trung Quốc ở Thượng Hải hôm nay lại tuột dốc, giảm 7,6% và xuống tới mức thấp nhất trong vòng 8 tháng. Những mối lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã làm rúng động các thị trường toàn cầu trong vài ngày qua, nhưng phần lớn các chỉ số chính ở Á châu, kể cả chỉ số Hằng Sinh ở Hồng Kông, hôm nay tăng điểm. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA tường thuật từ Bắc Kinh.

VOA

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 11)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 4 (tiếp theo)
Đ
á và những chỗ rắn khác:
Biển Đông và Luật quốc tế

(Rocks and Other Hard Places: The South China Sea and International Law)

Vào lúc CHNDTH bước chân vào Quần đảo Trường Sa năm 1987, tất cả các vùng đất khô ráo trên mặt biển đều đã bị chiếm đóng. Chỉ còn các rạn đá cằn cỗi, rõ ràng không thể duy trì việc cư trú của con người nếu không thêm vào hàng trăm tấn bê tông và thép và nguồn cung cấp từ các tàu tiếp tế thường xuyên. Cuộc sống là đặc biệt gian khổ ở các tiền đồn. Mặc dù các báo cáo của truyền thông Trung Quốc luôn luôn miêu tả những người cư ngụ trong những pháo đài biển như những người hùng mặt đỏ hồng tràn đầy nhiệt huyết yêu nước và đạo đức xã hội chủ nghĩa, đôi khi họ lại vô tình tiết lộ thêm về sự thật. Chẳng hạn, một bài báo tháng 3 trên báo PLA Daily (báo QĐND) ca ngợi những sáng tạo của một nhóm binh lính kỳ cựu đóng quân trên đảo Chữ Thập (Yongshu Jiao / Fiery Cross Reef) khi cố gắng để làm vui lên một lính mới đến, Chen Hao. Sinh nhật Chen gần kề nhưng không có bơ hay trứng trên rạn đá nên họ làm cho anh ta một chiếc bánh bằng đậu phụ. Phản ứng của Chen đối với món bánh kẹo đã không được ghi lại. Trong tháng 6 năm 1994, đài phát thanh Trung Quốc tường thuật rằng những người lính ở tiền đồn “đã từng có vết lở trong miệng vì trong thời gian dài không ăn rau xanh” - một triệu chứng sớm của bệnh scurvy (thiếu vitamin C) - và mô tả những người này ở suốt trong công sự bê tông trong hơn một năm.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 48)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 46

BULGARIA: ĐẢO CHÍNH

YẾU HƠN TƯỞNG TƯỢNG - ĐÀN ÁP NHÓM MÔI TRƯỜNG ECOGLASNOST - BỘ TỨ ÂM MƯU: BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH, THỦ TƯỚNG, NGOẠI TRƯỞNG, BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG - ĐÁNH TIẾNG VỚI MOSCOW - BẮT ĐẦU: CÁO TRẠNG CỦA NGOẠI TRƯỞNG - TỪ CHỨC HAY LÀ CHẾT - THOÁI VỊ, THAM QUYỀN VÀ PHẢN ỨNG

CÁT & PHA LÊ

Tương Lai

“…Cái thứ cát đen đúa mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ thành pha lê rực rỡ. Chính nhờ ánh pha lê ấy mà Galileo Galilei và Isacc Newton phát hiện những vì sao”. Ý tưởng ấy thường tái hiện trong tôi khi những âm vang của lịch sử dội về, đánh thức những hoài niệm. Tác giả của “Những người khốn khổ” đưa ra thông điệp giàu sức biểu tượng ấy cũng đồng thời chỉ rõ “hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý”. “Ánh pha lê rực rỡ” kia là “ánh sáng tỉnh thức”.

Âm vang của Cách mạng Tháng Tám 1945 trong những ngày này đang làm sống động thông điệp ấy của V.Hugo, và cũng đang ngời lên “ánh sáng tỉnh thức” mà đại văn hào Pháp từng muốn đem đến cho “những người khốn khổ”. Chắc không chỉ riêng cho những người khốn khổ trong tác phẩm bất hủ của ông, mà là cho cả những người, những dân tộc bị áp bức trên quả đất này đứng lên đòi quyền sống. Thì chẳng phải Cách mạng Tháng Tám 1945 chính là do những người đang chịu thân phận nô lệ “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” như Hồ Chí Minh đã viết trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa cách đây 70 năm đó sao? Cái hợp lực tạo ra sức mạnh làm nên Cách mạng Tháng Tám không gì khác là khối quần chúng nhân dân vĩ đại, những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ.

Tuổi trẻ Mỹ gốc Việt đang đứng ở đâu?

Nguyễn Khoa Thái Anh

Dưới đây là quan điểm cá nhân của người viết không liên quan đến Trịnh Hội hay các bạn trẻ trong tổ chức VOICE. Người viết trước tiên bày tỏ những nhận xét cá nhân của mình về một hiện trạng, nếu xét trên góc độ tiêu cực, người ta có thể xem là một não trạng của cộng đồng hải ngoại, trái lại nếu xét từ góc nhìn tích cực thì có thể nhận định đây là một biểu hiện mới của cái nhìn đa nguyên của tuổi trẻ, độc lập và riêng rẽ với các thế hệ đàn anh của họ. Thiếu vắng một thống kê hay nghiên cứu chính thức, người viết hy vọng sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai thế hệ chỉ là chuyện chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các câu chuyện của cộng đồng. Dầu sao cũng mong mỏi gióng lên được một tiếng nói xây dựng, rằng sự khác biệt trong quan điểm về đất nước giữa tuổi trẻ và những người lớp trước thời gian gần đây đã thu hẹp lại, có chiều hướng khích lệ, và tới đây sẽ tạo ra một phong trào kết hợp được già và trẻ, trong nước và ngoài nước, cho tương lai và chuyện sống còn của Việt Nam.

Tác giả

Nhóm Cánh Buồm ra mắt sách giáo khoa mới

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

clip_image002

Một buổi tọa đàm về sách giáo khoa tại Trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội). Từ trái sang: nhà giáo Phạm Toàn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, nhà giáo Vũ Thế Khôi, điều khiển phần thảo luận và TS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức, nơi xuất bản SGK Cánh Buồm

Phía sau những vụ thảm án: Trách nhiệm của ngành giáo dục ở đâu?

Phước Bình thực hiện

Làm tha hóa con người trong một xã hội chắc chắn giáo dục phải chịu một trách nhiệm rất lớn, nhưng hiện tượng tha hóa con người một cách toàn diện với tốc độ khủng khiếp như ở Việt Nam hiện nay buộc lòng chúng ta phải đi tìm nguyên nhân ở những gì có tác động trực tiếp và tức thời đến việc đảo lộn nền tảng đạo lý bền vững trong xã hội hơn là giáo dục rất nhiều. BVN đã có dịp bàn về điều này trong một dịp trao đổi với ông Võ Xuân Sơn (xin xem ở đây). Dĩ nhiên nói như thế không có nghĩa là trong “cơn lũ” đang kéo tuột mọi phẩm chất con người xuống đáy và tội ác đủ kiểu ngày ngày “nở hoa” khắp mọi nơi khiến hầu như tất cả những người Việt nào có chút lương tri đều thấy nghẹt thở, giáo dục có thể điềm nhiên coi mình là kẻ vô can đứng ngoài. Xin đăng lại dưới đây bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc của phóng viên báo Lao động Phước Bình.

Bauxite Việt Nam

Sự việc “kiểm dịch” của Chu Giang với G.S Trần Đình Sử: Những cản trở của nền học thuật Việt Nam

Hà Thủy Nguyên

Sau một năm sóng dư luận đã yên, sự việc luận án về nhóm “Mở miệng” của Nhã Thuyên đã được khơi lại bởi ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. Ông Chu Giang viết một bài có tên là “Kiểm dịch Trần Đình Sử” đăng trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với nội dung thông qua lời cảm ơn của Nhã Thuyên dành cho Trần Ngọc Hiếu với luận án “Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại”, để hạ bệ Giáo sư Trần Đình Sử, người đã xét duyệt cho luận án táo bạo của Trần Ngọc Hiếu. Chính ông Trần Đình Sử là người hướng dẫn cho luận án này. Đây là một hiện tượng “dìm hàng” thường thấy của nhiều nhà phê bình, nhà văn công chức, tự cho mình quyền lực để “kiểm dịch” những nhân tố dám nói khác, nghĩ khác trong giới văn chương, chữ nghĩa. Sự “kiểm dịch” này, tiếc rằng lại không dựa trên nền tảng kiến thức khoa học mà chỉ là cái nhìn phiến diện và ác ý.

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG ?

Người dịch: Trần Tuấn Anh

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng .

Lược trích bài viết của tác giả Youwei, học giả người Trung Hoa ẩn danh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nguyên bản tiếng Anh là Youwei, “ The End of Reform in China: Authoritarian Adaption Hits a Wall” - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue.

Kể từ lúc bắt đầu cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970 , chính quyền Trung Hoa lục địa đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa của sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi nó là “ Sự thích nghi của chế độ chuyên chế”, tức là sự sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng xem ra họ có thể sẽ bị thất vọng, bởi vì không còn nhiều tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay ở Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ.

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)

Nguyễn Thế Phương

clip_image002

Maginot là một phòng tuyến kiên cố của người Pháp được xây dựng trong những năm 1930 nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Công trình được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật phòng thủ thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng Maginot đã nhanh chóng trở nên “vô dụng” khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh phòng tuyến của người Pháp. Kết quả là nước Pháp bị bất ngờ và thủ đô Paris bị phát xít Đức chiếm ngay sau đó. Thất bại đó, một phần xuất phát từ chính sự tự tin của người Pháp vào sức mạnh phòng thủ không gì phá nổi của Maginot.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 10)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 4
Đá và nh
ững chỗ rắn khác:
Biển Đông và Luật quốc tế

(Rocks and Other Hard Places: The South China Sea and International Law)

Ngày 29 tháng 3 năm 1843 đoàn người trên tàu Cyrus đang săn lùng dầu ở Biển Đông. Đáng buồn cho họ, dầu đã lẩn đi mất. Năm ngày trước, Cyrus đã hạ thuyền phóng lao xuống và đến gần, nhưng những con cá voi đã thoát đi, biến nhanh giữa các rạn san hô. Đó là công việc khó khăn và nguy hiểm. Con tàu đang chạy trong một khu vực chỉ được biết đến như là “khu nguy hiểm” (dangerous ground) theo lời cảnh báo in trên các hải đồ đầu tiên. Mặc dù có các hải đồ mới, vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Borneo vẫn là nơi nguy hiểm tiềm tàng đối với người săn cá voi - và cả cá voi. Nhưng vào ngày đó thời tiết tốt và có gió nhẹ ổn định cho phép tàu Cyrus tiến hành tốt đẹp việc theo đuổi con mồi.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 47)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 45

BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ

ĐI HAY Ở? - LUẬT DI TRÚ MỚI – SCHABOWSKI: CUỘC HỌP BÁO ĐỊNH MỆNH - “MỞ CỬA RA, DẸP BỨC TƯỜNG ĐI” - “RẤT CĂNG THẲNG” - MỞ CHỐT KIỂM SOÁT - HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI - LIÊN XÔ KHÔNG HAY BIẾT - GORBACHEV BÌNH THẢN, ÁI NGẠI - BUSH ẤP ÚNG - CIA VÀ CNN – KOHL, VỀ VUI ĐÚNG CHỖ

Giải pháp để tránh sự sụp đổ*

Nguyễn Tiến Trung (facebook)

Nhiều lần đọc BBC thấy GS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo đại học quốc gia Hà Nội, bảo vệ cho sự độc quyền chính trị của đảng cộng sản Việt Nam đến cùng, ví dụ như ông nói “Hiện chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản”.

Quan điểm này của ông Giang rõ ràng là sai vì chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công nhận: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.

Không có điều luật nào của Bộ luật hình sự cấm công dân lập đảng chính trị nên công dân đương nhiên có quyền lập đảng. Hơn nữa, điều 16 Hiến pháp 2013 của đảng cộng sản cũng công nhận “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Nếu những công dân theo chủ nghĩa cộng sản có quyền lập đảng cộng sản thì các công dân khác, có tư tưởng, quan điểm khác, cũng có quyền lập đảng để sinh hoạt chính trị một cách bình đẳng với các công dân là đảng viên cộng sản.

Nhân tuyển sinh 2015: Hệ thống giáo dục và những quan chức "ngáo đá" - Kỳ I

J.B. Nguyễn Hữu Vinh (blog)

23-08-2015

Những ngày qua, trên các diễn đàn thông tin mạng Internet sôi sục một làn sóng chê trách, thắc mắc và kêu ca ngành giáo dục, nhất là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. Thậm chí một trang mạng yêu cầu ông Bộ trưởng này từ chức đã được khởi xướng. Mấy chục năm nay, có lẽ bây giờ người dân mới có cơ hội để biểu thị thái độ của mình về nền giáo dục Việt Nam cũng như quan chức của hệ thống hiện nay một cách mạnh mẽ như vậy.

clip_image001

Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Trọng Nghĩa

clip_image002

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 9)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 3 (tiếp theo)

Nguy hiểm và Ranh Ma*:

1946-1995

(Danger and Mischief: 1946 to 1995)

Mục tiêu của Mao Trạch Đông đối với các đảo chẳng thành thứ gì. Dầu vẫn chưa tìm thấy xung quanh Quần đảo Hoàng Sa và giá trị chiến lược của chúng vẫn chưa được chứng minh. Việc chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết chắc chắn không ngăn chặn Hải quân Liên Xô sử dụng cảng tại vịnh Cam Ranh trên bờ biển Việt Nam sau khi Hà Nội chiến thắng, đúng như Bắc Kinh đã lo sợ. Các căn cứ nhỏ bé như trên đảo Phú Lâm và đảo Hoàng Sa hầu như không thể bảo vệ được. Đó chính là quan điểm Hải quân Anh hồi những năm 1940 và cũng là quan điểm của Hải quân Mỹ sau đó. Nhưng sự không chắc chắn đó đã không làm ngưng việc chiếm đóng thêm nữa. Bừng tỉnh trước cuộc xâm lược Quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH vội vã củng cố vị trú đóng của họ ở Quần đảo Trường Sa. Có ít nhất 120 binh sĩ đã được phái đi và 5 đảo bị chiếm đóng. Nhưng Trung Quốc không thực hiện bước chuyển nào theo hướng đó. Trên thực tế, họ đã làm điều ngược lại, xuống thang cuộc xung đột, thả tất cả các tù binh từ Quần đảo Hoàng Sa trong vòng vài tuần và làm im tiếng các phát ngôn dân tộc chủ nghĩa. Nhưng lãnh đạo cộng sản Bắc Việt (vốn đã công khai im lặng về trận chiến) đã tin chắc rằng Bắc Kinh có ý định giành lấy nhiều đảo hơn. Tháng 4 năm 1975, ba tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ, Hà Nội chiếm lấy 6 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ VNCH để đảm bảo chúng không lọt vào tay Trung Quốc. Viên trung úy phụ trách đơn vị trú đóng Việt Nam trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) đã chọn cách bơi 3 km sang đảo Song Tử Đông (Northeast Cay, người Philippines gọi là đảo Parola) do Philippines chiếm hơn là để bị bắt.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 46)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 44

ĐÔNG ĐỨC: QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

NHÌN KRENZ LÀ MUỐN ĐI - VỠ NỢ - THÀNH CÔNG DỐI TRÁ, NỢ 123 TỈ - “BÁN” TƯỜNG BERLIN - XOAY TIỀN LIÊN XÔ - CỐ THỦ - HUNGARY BỎ ĐẢNG, ĐÔNG ĐỨC VỜ TRĂN TRỞ - “BƯỚC NGOẶT” VÀ 700.000 NGƯỜI - KẺ TRỞ CỜ - “ĐỐT ĐI” – LÃNH ĐẠO TỪ CHỨC, LUẬT DI TRÚ MỚI

Việt Nam trước Đại Hội Đảng 12

Đi theo Tàu hay đi với Mỹ? Thay đổi ôn hòa hay bạo loạn?

Lê Xuân Khoa

Sau khi viết bài “Việt Nam: Cơ hội cuối cùng hay những bước Đột phá cần thiết” (tháng Sáu, 2014) tôi nghĩ sẽ không phải làm gì khác hơn là theo dõi tình hình trong và ngoài nước, trông đợi những thay đổi có lợi ích cho đất nước. Tháng Bảy năm nay, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, được gọi là “chuyến thăm lịch sử”, tôi lại thấy cần đóng góp thêm một số nhận xét về tình hình mới. Chuyến đi Hoa Kỳ của ông Trọng cho thấy phe bảo thủ thân Trung Quốc dường như đã muốn quay lưng lại phía Bắc Kinh và tiến tới gần hơn với Hoa Kỳ. Lý do của sự chuyển hướng này là vì Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam và Tập Cận Bình lại có thái độ khinh miệt TBT Nguyễn Phú Trọng sau sự cố giàn khoan HD-981. Phe thân Trung Quốc vừa căm hận vì bị Bắc Kinh hạ nhục, vừa lo ngại phe chống Trung Quốc có thể làm một cuộc đảo chính với sự ủng hộ của nhân dân đang phẫn nộ đối với một chính quyền bị coi là “hèn với giặc, ác với dân”. Mặc dù chuyến thăm nước Mỹ của ông Trọng có tính biểu tượng nhiều hơn là thực chất, sự kiện Tổng thống Barack Obama đặc biệt tiếp đón người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Phòng Bầu dục và bản Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt-Mỹ đã giúp cho Nguyễn Phú Trọng gỡ lại được thể diện sau khi bị Tập Cận Bình làm mất mặt, do đó quan hệ hợp tác Việt-Mỹ có triển vọng gia tăng nhiều hơn về cả hai mặt kinh tế và quân sự.

Câu chuyện Anh Ba Sàm

Đoan Trang

California, 4/7/2014

Một ngày đầu tháng 5 [2014 - BVN] ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức.

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Tuy nhiên, công an không kiểm soát được trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News, và trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Vụ bắt bớ gây một làn sóng phẫn nộ lớn trong giới đấu tranh. Phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, cũng ra một tuyên bố vào ngày 7/5 [2014], nêu rõ: “Việc tiếp tục tước đoạt quyền tự do ngôn luận của các công dân trong nước như ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy và những nhà hoạt động, blogger khác chứng tỏ chính quyền Việt Nam không có thiện tâm hòa giải với chính người dân mình và cương quyết khước từ mọi đóng góp của người dân vào tiến trình giữ nước và dựng nước chung”.

Tàu Trung Quốc lại cướp phá tàu cá ngư dân

Thân phận một anh “công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong thời buổi này thật không dễ dàng gì. Đi nước ngoài thì không được nhập cảnh (Viet Jet Air nói trong tháng 6, có tới 1500 lượt công dân Việt bị cấm vào Singapore), quả trứng gà cõng 14 loại phí, mua xăng phải trả tiền gấp đôi nước khác, đang ngủ thì bị dựng dậy nghe loa phường, nói khác ý Đảng thì bị coi là thế lực thù địch. Tuy nhiên, cộng tất cả các nỗi khổ đó lại cũng chẳng là gì khi so sánh với nỗi khổ của anh công dân – ngư dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Muốn an cư lạc nghiệp, ngoài cái nhà ra, anh còn phải sắm cái cần câu cơm (thuyền) bạc tỷ, đương nhiên là phải đi vay mượn. Muốn ra khơi phải có hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Đánh được cá đã khó, nhưng đánh được rồi vẫn chưa chắc là cá của mình, rủi gặp “tàu lạ” thì coi như tay trắng, lại phải làm lại từ đầu. Anh ngư dân Việt, anh là ai mà anh đơn độc vậy? Đảng cộng sản Trung Quốc cướp hết tài sản của anh, biến anh thành kẻ khố rách áo ôm nhưng đày tớ của anh vẫn mũ ni che tai, coi đó là chuyện của bọn “tàu lạ” là cớ làm sao? Phải chăng Nợ áo cơm phải trả đến hình hài, phải chăng vì yêu biển, yêu đất nước Việt quá mà anh bất chấp tất cả, kể cả sự đơn độc? Đời là bể khổ, câu đó vận vào anh là đúng nhất.

Bauxite Việt Nam

Sơn La đến Gia Lai học kinh nghiệm xây tượng đài Bác

Người dân lên tiếng phản đối kế hoạch dựng tượng đài về Hồ Chí Minh ở Sơn La và nhiều tỉnh từ nay đến 2030? Vô ích mất thôi! "Tình cảm sâu nặng của các dân tộc miền núi đối với Bác Hồ" do các vị lãnh đạo tỉnh Sơn La nói ra cũng như cái thái độ khăng khăng của các vị quyết phải bằng cách này cách khác thực hiện bằng được những dự án tốn kém kinh khủng kia, phải chăng cần được ngẫm suy từ câu tục ngữ bất hủ: " Đồng tiền liền khúc ruột". Mà trước mắt, hình như cái chuyện "đầu tiên" là chuyện nước đã đến chân rồi. Từ trên xuống dưới cấp nào cũng đang lo... xoay xở cả. Cứ xem mấy ông Đảng ủy xã phát giấy cho mấy ông Chi bộ thôn đi nã tiền của các doanh nghiệp, nông trại đóng trên địa bàn của xã thôn mình thì hiểu ngay. Chỉ còn lắc đầu chứ biết nói gì nữa.

Bauxite Việt Nam

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Hiện tượng "ngồi nhầm lớp" từng làm nhức nhối lương tâm các bậc phụ huynh chúng ta bao nhiêu năm nay mà không sao giải quyết được, góp thêm một kỷ lục đen cho ngành giáo dục, rốt cuộc nguyên nhân của nó là do đâu? Chúng tôi đã cố gắng rà đi soát lại để tìm kiếm... nhằm giúp ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thu thập bằng cứ cho một bản kiểm điểm "toàn diện", "sâu sắc" chắc cũng đã đến lúc phải lên tiếng công khai rồi chứ không tránh né được nữa, nhân thấy ông đã bước đầu dám chịu trách nhiệm về kỳ thi đại học hỗn loạn lần này, tuy người dân vẫn chưa hết bức xúc đâu, nhưng như thế cũng đã là một thái độ thành khẩn đáng ghi nhận.
Và may mắn chúng tôi đã tìm được nó. Xin thưa, có một thầy giáo đã cất công chỉ ra rất đúng cái chủ trương ban đầu làm phát sinh những tệ trạng dẫn đến căn bệnh "ngồi nhầm lớp" thập tử nhất sinh ấy. Kính mời quý bạn đọc và các vị chức sắc trong ngành giáo dục đọc và ngẫm nghĩ về bài viết trên blog của thầy giáo Vũ Đức Cảnh mà chúng tôi xin được đăng lại dưới đây.

Bauxite Việt Nam

Lời kêu gọi khẩn cấp: Tư vấn cho Kim Dâng Un

(Truyện vui cuối tuần)

J.B. Nguyễn Hữu Vinh (blog)

21-08-2015

Hỡi tất cả các đảng viên Cộng sản

Nhận thấy rằng:

clip_image001

Ngay từ khi đi học, tôi và các bạn - chúng ta đã được hệ thống giáo dục của "Đảng ta" giáo dục rằng: Trong thế giới ngày nay, tinh thần Quốc tế Cộng sản là hết sức cao cả. Tinh thần đó phải được coi là lớn lao nhất, quan trọng nhất của những người con yêu nước - tức là yêu Chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đó, dù phải hy sinh lợi ích của quốc gia, của dân tộc, thì cũng phải hy sinh cho tinh thần quốc tế vô sản cao cả.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 8)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 3 (tiếp theo)

Nguy hiểm và Ranh Ma*:

1946-1995

(Danger and Mischief: 1946 to 1995)

Đối với một số người đó là chuyện khôi hài, các hoạt động của Cloma khơi lại sự lo ngại của khu vực đối với Quần đảo Trường Sa. Đài Loan trở lại Ba Bình vào năm 1956, sau 6 năm vắng bóng, thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc từng gợi hứng cho chuyến đi đầu tiên của họ vào năm 1946. Vào thời điểm của màn tóm thu đảo kế tiếp, khi mà Ferdinand Marcos ra lệnh cho quân đội Philippines chiếm giữ 3 đảo vào năm 1971, động lực lại là dầu. Một vài năm sau đó, dầu cũng là lý do khiến Việt Nam Cộng Hòa tham gia vào cuộc đua. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cố đánh thắng cuộc chiến chống lại cộng sản, đồng thời giải cứu nền kinh tế vỡ vụn do chi tiêu quân sự căng kéo quá mức và viện trợ Mỹ nhanh chóng sụt giảm. Ngày 20 tháng 7 năm 1973, một tháng sau khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu cấm tất cả các hoạt động chiến đấu của Mỹ ở Đông Dương, VNCH chuyển nhượng quyền khai thác dầu đầu tiên. Tám lô ngoài khơi bờ biển phía Nam và phía Đông của VNCH đã được trao cho Mobil, Exxon, một tập đoàn của Canada và một công ty con của Shell gọi là Pecten. Tháng 9 năm 1973, để bảo vệ việc thăm dò, Nam Việt Nam chính thức sáp nhập 10 đảo của Quần đảo Trường Sa. Họ đã triển khai hàng trăm binh lính đến đảo Trường Sa và Nam Yết - chỉ đối diện Ba Bình ở phía bên kia đầm phá. Các phản kháng từ Đài Bắc và Manila đều to tiếng. Bắc Kinh chậm rãi xem xét các lựa chọn của mình.[1]

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 45)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 43

ĐÔNG ĐỨC: KỶ NIỆM 40 NĂM VÀ ĐẢO CHÍNH

CHUYẾN ĐI BẤT ĐẮC DĨ - CỤC DIỆN THẾ GIỚI VÀ 4-MEGABYTE - “GORBY, CỨU CHÚNG TÔI” - ÁN BINH BẤT ĐỘNG 380.000 QUÂN - BIỂU TÌNH CẢ NƯỚC - “CỘNG HÒA DÂN BIỂU TÌNH ĐỨC” - CHỈ THỊ SỐ 1/89: DÙNG VŨ KHÍ - NHẠC TRƯỞNG KURT MASUR - LEIPZIG: KHOẢNH KHẮC NGHẸT THỞ - HỘI NHÀ VĂN, ĐOÀN THANH NIÊN LÊN TIẾNG - ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH - NGÀY TÀN CỦA TỔNG BÍ THƯ

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh – con đẻ của thời đại @

Lê Phú Khải

Trang mạng xã hội Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) ngày 22/3/2014 đăng một bài với đầu đề rất sốc: “Đê bao đồng bằng sông Cửu Long, sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại” của tác giả ký tên Đảng Xanh. Tư liệu để phục vụ cho bài viết này là các bài báo đã đăng trên các báo của nhà nước như Sài Gòn Giải Phóng (27/8/2001), Tuổi Trẻ (15/10/2015), Việt Nam Express (20/8/2006), Lao Động (26/1/2014), v.v. và v.v. Theo tác giả Đảng Xanh thì tất cả sai lầm ấy đều bắt đầu bằng Quyết định 99TTg ngày 9/2/1996 của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.

Với những người không am hiểu, không theo dõi sản xuất nông - lâm - ngư ở đồng bằng sông Cửu Long 40 năm qua thì rất “sốc”. Vì tác giả dẫn ra các bài báo làm luận cứ, tư liệu… đều là các bài báo đã đăng trên các báo quốc doanh.

Riêng với tôi thì không ngạc nhiên. Vì rằng, như người ta uống thuốc chữa bệnh nan y… thì bao giờ cũng có phản ứng phụ. Chỉ dựa vào “phản ứng phụ” để kết luận về Quyết định 99 TTg là sai lầm. Quyết định 99 TTg “Về định hướng dài hạn và kế hoạch năm năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long” đã đầu tư lớn cho các công trình thủy lợi đầu mối ở đồng bằng. Nhờ vậy đồng bằng sông Cửu Long đã thu được những thành tựu đáng kể trong sản xuất lương thực, thực phẩm 20 năm qua.

THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG NGÀY NAY- LỢI ÍT HẠI NHIỀU

Nguyễn Đình Cống

1-Tình hình chung

Hiện nay khắp nơi đang tưng bừng mở Đại hội thi đua khen thưởng các ngành các cấp để tiến tới Đại hội thi đua toàn quốc. Trong các ĐH như vậy rất nhiều báo cáo thành tích xuất sắc được trình bày, nhiều danh hiệu Anh hùng , Chiến sỹ thi đua, nhiều huân chương cao quý được ban tặng. Có vẻ như là những ngày hội lớn của các ngành và của dân tộc. Chưa thấy số liệu thống kê nào cho biết số công sức, số tiền ngân sách bỏ ra để tuyên truyền, chuẩn bị và tổ chức các ĐH, để chi cho các đại biểu và quan chức có liên quan. Chỉ có thể đoán rằng cũng phải đến nhiều ngàn tỷ.

Khi chỉ nghe sự tuyên truyền một chiều, chỉ dựa vào báo cáo và gương sáng được trình bày thì mọi người sẽ choáng ngợp vì thành tích vô cùng to lớn, vì kết quả rất cao do thi đua mang lại, vì sự sáng suốt của lãnh đạo của các cấp, các ngành. Nếu kết hợp thêm các huy chương đủ loại do các thí sinh của VN đạt được trong các cuộc thi quốc tế giành cho học sinh và thợ kỹ thuật bậc cao thì thế giới phải trầm trồ ca ngợi sự thông minh, tài giỏi của dân Việt, và hình dung ra một đất nước đang phát triển ở tầm cao. Thế nhưng nếu dám nhìn thẳng vào sự thật thì không khó khăn gì để thấy một đất nước có năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực và thế giới, một dân tộc có nền đạo đức và giáo dục đang xuống cấp nghiêm trọng, một xã hội đang chứa đựng nhiều tệ nạn độc hại. Những người quen suy nghĩ hời hợt, cả tin không thể nào giải thích được thật đúng nguyên nhân cơ bản tạo ra điều mâu thuẩn to lớn ở trên, họ quy kết vòng vo chỗ này, chỗ nọ. Trước đây người ta quy cho “tàn dư của phong kiến , thực dân, đế quốc”, ngày nay đổ tội cho “nhóm lợi ích và sự thoái hóa biến chất của cán bộ”. Thật ra phần lớn là do tuyên truyền dối trá, ngụy biện, chỉ nêu ra một phần của sự thật, phần lấp lánh, rồi tô son điểm phấn vào mà cố tình che dấu đi một phần khác của sự thật, đó là phần cơ bản xám xịt.

Giáo dục và phản biện

Chân Như, phóng viên RFA
19-08-2015

clip_image001

Các em học sinh tiểu học (minh họa)

Từ ngày 12 tháng 8 đến nay, mạng xã hội và báo chí tại Việt Nam đang chú ý tới lời phát biểu của cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Có người thì khen, có người thì chê – đó là điều bình thường trong xã hội đa nguyên. Điều căn bản trong chương trình tuần này mà Diễn đàn bạn trẻ muốn nhắc tới là quyền được lên tiếng của cậu bé Tường Minh nói riêng và của học sinh – sinh viên Việt Nam ở trong nước nói chung về các vấn đề chính trị - xã hội. Mời quý vị cùng Chân Như đến với cuộc trao đổi hôm nay cùng với các bạn khách mời.

Lầu Năm Góc tố cáo Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông

Thụy My

clip_image002

Ảnh vệ tinh cơ sở Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập (Trường Sa). @CSIS

Hoạt động bồi đắp để xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông đã tăng lên rất cao trong những tháng gần đây, và Bắc Kinh tăng cường tuần tra vùng biển này để xác quyết chủ quyền bằng vũ lực. Báo cáo của Lầu Năm Góc công bố hôm qua 20/08/2015 đã nhấn mạnh như trên.

Thiên Tân: Chuyên gia Liên Hiệp Quốc chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch

Thu Hằng

clip_image002

Lực lượng an ninh Trung Quốc kiểm soát nghiêm ngặt lối vào hiện trường vụ nổ ở Thiên Tân.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về các loại hóa chất nguy hiểm đánh giá chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc xử lý và bảo quản vật liệu nguy hiểm sau vụ nổ tại Thiên Tân. Lời chỉ trích trên được đăng ngày hôm qua, 19/08/2015, trong bản thông cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền.

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 7)

Bill Hayton

Phan Văn Song dịch

Hoàng Việt hiệu đính

Chương 3

Nguy hiểm và Ranh Ma*:

1946-1995

(Danger and Mischief: 1946 to 1995)

Ngay sau Thế chiến thứ hai kết thúc, trong hơn một năm không có đảo nào thuộc Quần đảo Hoàng Sa hoặc Quần đảo Trường Sa bị nước nào chiếm đóng và kiểm soát. Nhưng 50 năm sau, hầu hết đều bị chiếm đóng. Không phải chỉ có một trận chiến duy nhất để kiểm soát cũng như không phải quá trình chuyển đổi diễn ra chậm và đều; có những giai đoạn dữ dội vào năm 1946, năm 1956, đầu thập niên 1970, năm 1988 và 1995 khi hành động của một bên thường gây ra phản ứng từ những bên khác. Mỗi lần, việc chiếm đóng ban đầu đều được thúc đẩy bởi một mục đích cụ thể - về tính chính đáng dân tộc, lợi thế chiến lược hay phần thưởng kinh tế - nhưng không lần nào đạt được các kết quả mong đợi.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 44)

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh

CHƯƠNG 42

ĐÔNG ĐỨC: NGƯỜI ĐI TỊ NẠN, KẺ Ở XUỐNG ĐƯỜNG

ĐÀM PHÁN BÍ MẬT - HƠN 100.000 NGƯỜI RA ĐI - TIỀN KHÔNG? - “NGƯỜI HUNG TỐT BỤNG” - ĐÔNG ĐỨC: “NHƯ THẾ LÀ PHẢN BỘI” - TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC ĐẢNG: “BỊ ĐỘNG THẾ?” - MỞ BIÊN GIỚI ÁO-HUNG - THỨC TỈNH: 150.000 NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ - LEIPZIG, THÀNH PHỐ BỊ BỎ RƠI - BIỂU TÌNH TỐI THỨ HAI, NHÀ THỜ NIKOLAI - MIELKE “NẮM ĐẤM” - “CHÚNG TÔI Ở LẠI” - TRONG TÒA ĐẠI SỨ TÂY ĐỨC Ở PRAHA - JAKES CHỒNG CHẤT KHÓ KHĂN - CÔ GIÁO SPANNAUS - HONECKER RA ĐÒN - TÁM CHUYẾN TÀU GÂY BẤT ỔN - ĐẾN ĐÍCH

Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp

Nhà văn Võ Thị Hảo

clip_image001

Blogger "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh

Ba Sàm vì ai mà lao khổ?

Trên thực tế, ai dám dấn thân vào hiểm nguy, cứu mạng được một người thì đã xứng đáng được tôn làm anh hùng. Người VN cũng biết ơn và tôn vinh những người ấy.

Kiểm duyệt Trần Đình Sử: Im Lặng là Vàng?

Phùng Nguyễn (blog)

19.08.2015

clip_image001Trong bài viết “Nhân trường hợp Võ Phiến nhìn lại sự kiện Luận văn Nhã Thuyên” người viết cảnh báo rằng sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên” có thể không phải là cú giãy cuối cùng và vô hại của nền phê bình chỉnh huấn. Như thực tế chứng minh, với sự đỡ đầu của bạo lực, cú giãy đã gây thương tích trầm trọng cho các nạn nhân. Không chỉ có Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình mà còn cả sự thoái bộ đáng tiếc của tự do học thuật ở các cấp Đại học trên toàn quốc. Và điều tệ hại hơn nữa, không có gì bảo đảm đây sẽ là cú giãy sau cùng.

Quả đúng như vậy, Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, người đã phát động chiến dịch “đánh” thạc sĩ Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và  và PGS TS Nguyễn Thị Bình lại vừa bắt đầu một cuộc tấn công mới, lần này nhắm vào GS TS kiêm nhà giáo ưu tú Trần Đình Sử và học trò của ông, tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu. Lần này, thay vì luận văn thạc sĩ, “tang vật” là một luận án tiến sĩ có tên Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại. Và cũng như lần trước, bài viết của Chu Giang, gồm 2 phần, được phổ biến trước tiên trên tuần báo Văn Nghệ Thành phố HCM dưới một tựa đề thiếu lễ độ “Kiểm dịch Trần Đình Sử”.

Trẻ em và xã hội

Phạm Quang Tuấn

Khi một cậu học trò lớp 8 [ở Hà Nội] tuyên bố rằng giáo dục VN thối nát và muốn trở thành Bộ trưởng Giáo dục để cải cách, nhiều người cho là cậu ta không thể tự nghĩ ra những điều đó và đã bị người lớn "xui dại", "xui trẻ ăn cứt gà", "mớm lời" để quảng cáo cho một nhóm hay một quan điểm nào đó. Thậm chí những người đó còn gọi cậu ta là "thằng bé" hay "thằng nhóc", biểu lộ một thái độ ỷ già khinh trẻ rất hủ lậu nhưng hãy còn rất phổ biến ở Việt Nam. Trong tiếng Anh không thể tìm được chữ dè bỉu tương đương với những chữ ấy vì từ mấy thế kỷ nay họ không còn có thái độ khinh trẻ em như vậy.

Thực ra, những phát biểu của cậu học trò lớp 8 đó cũng không cần phải một đầu óc quá sâu sắc hay già trước tuổi, mà chỉ cần có sự quan tâm tới các vấn đề xã hội và một chút khả năng tự suy nghĩ mà một học sinh 14 tuổi hoàn toàn có thể có. Do đó tôi tin rằng những ý kiến cho là cậu ta bị người lớn "mớm lời" hay "xui dại" là vô căn cứ.

MÙI... CỦA GIÁO DỤC

Nguyễn Trọng Bình


1. “... Con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá “thối nát” rồi (...). Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”. Phát biểu trên là của cậu bé Vũ Thạch Tường Minh - học sinh lớp 8 trường Hà Nội - Amsterdam trong ngày 12/8 tại một hội thảo (giới thiệu sách Văn và Tiếng Việt lớp 6) của nhóm Cánh Buồm ở Hà Nội. Với riêng tôi phát biểu này cũng chính là lời khẳng định về cái mùi... “thối” của nền giáo dục nước nhà hiện nay thực sự đã quá sức chịu đựng với những ai còn có lương tri. Là người Hà Nội nên cậu bé gọi là “thối”, còn tôi, xin gọi là “thúi” cho đúng với “chất” ngôn ngữ của dân miền Tây Nam bộ.

Những nguồn tin đáng tin

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
19-08-2015

clip_image001

Trung quốc gia nhập WTO năm 2001. AFP

Một tuần sau khi Bắc Kinh can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ giá đồng Nguyên, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc lại rớt giá mạnh vào hôm Thứ Ba 18 khiến thế giới quan tâm đến một quốc gia có sản lượng đứng hạng thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra ngoài, người ta còn thấy được triệu chứng đình trệ kinh tế toàn cầu, đó là sự sụt giá liên tục của các loại thương phẩm như nguyên nhiên vật liệu. Nguyên Lam sẽ tìm hiểu hiện tượng sụt giá ấy qua phần trao đổi sau đây với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về những nguồn thông tin xác thực hơn hệ thống thông tin của Trung Quốc.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn