Phải minh bạch với dân

Huỳnh Kim Báu

Ngày 29/05/2014, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, khi nói về tình hình Biển Đông và thái độ hiếu chiến của nhà cầm quyền Bắc Kinh, Thủ tướng chính phủ một lần nữa tuyên bố: “KHÔNG VÌ HỮU NGHỊ MÀ KHÔNG NÓI SỰ THẬT”.

19h cùng ngày, VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa tin về hành động gây hấn của Trung Quốc một cách có hệ thống từ cuộc xâm lăng biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, năm 1988 tấn công và chiếm đóng đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, liên tục uy hiếp tấn công và bắt bớ các tàu đánh cá, hành hung ngư dân ta đang hành nghề trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam để rồi nghiêm trọng và ngang ngược đưa giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 xâm phạm sâu vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Đi liền với giàn khoan, hàng trăm tàu trong đó có tàu chiến uy hiếp, tấn công tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam, đanh đắm tàu cá của ngư dân ta rồi bỏ mặc họ, máy bay Trung Quốc rà sát khiêu khích, tình hình càng ngày càng căng thẳng. Chính phủ Việt Nam đã tự kiềm chế và đã đề nghị lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau nhưng bị phía nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối.

Quan hệ Việt Nam – China sau sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sẽ như thế nào?

Hoàng Mai

Một tháng qua, con dân đất Việt đã trải qua đủ các cung bậc tình cảm “hỉ nộ ái ố”. Không ít người, với tư tưởng bay bổng đã mơ tới ngày đẹp giời “thoát Hán”, nối vòng tay lớn với phần còn lại của thế giới. Tác giả Hoàng Mai đã sớm kéo những kẻ mơ mộng, bay bổng trên chín tầng mây đó trở lại mặt đất. Một bài viết sắc sảo và rất gần sự thật!

Bauxite Việt Nam

Có phải Trung Quốc hất đi bát nước đầy?

Nguyễn Ngọc Dương

Bác Nguyễn Ngọc Dương nói chí phải. Chỉ xin chen ngang bác một câu: Không phải “có nước chó đâu mà hất” như bác nói, mà có nước đấy, nhưng là nước bẩn, bởi nhà cầm quyền Trung Quốc đã thả vào đó rất nhiều thuốc độc, uống vào mất nòi giống như chơi, cho nên không việc gì phải tiếc…

Bauxite Việt Nam

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN

Kính gửi Ban biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam

Trước tình hình an nguy của tổ quốc, là một công dân tôi vô cùng lo lắng trước vận mệnh của quốc gia, nên có một số kiến nghị gửi các vị lãnh đạo. Kính đề nghị Ban biên tập cho công bố trên trang mạng BVN

Phan Nhật Quang

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN

Kính gởi các vị lãnh đạo !

Hiện nay đứng trước tình hình dầu sôi lửa bỏng của vận mệnh quốc gia, là công dân chúng tôi vô cùng lo lắng cho tình hình an nguy của Tổ Quốc, vì vậy tôi xin có vài suy nghĩ mong gởi đến quý vị.

Ý nghĩa thật sự của lòng yêu nước

Lawrence W. Read

Phạm Nguyên Trường dịch

Lòng yêu nước không phải là vẫy cờ

Trong những ngày này lòng yêu nước chẳng khác gì lễ Giáng sinh - rất nhiều người bị cuốn vào không khí lễ hội tràn ngập ánh sáng và những màn trình diễn. Chúng ta nghe những lời nhắc nhở về “ý nghĩa thực sự” của lễ Giáng sinh và chúng ta thậm chí có thể lầm bầm một vài từ đầy tội lỗi về những cái đang tác động tới chúng ta, nhưng mỗi người chúng ta dành nhiều thời gian và suy nghĩ về cỗ bàn, tặng quà, và những thứ khác của một ngày lễ thế tục hơn là suy nghĩ một cách sâu sắc về ý nghĩa thật sự của nó.

Lòng yêu nước thì cũng thế, nhất là vào ngày Tưởng niệm các chiến sĩ trận vong (Memorial Day) trong tháng Năm, Ngày Quốc kỳ vào tháng Sáu, và ngày Độc lập vào tháng Bảy. Hãy đi xuống Main Street America và hỏi từng công dân xem lòng yêu nước có nghĩa là gì và trừ một vài ngoại lệ, hầu hết các câu trả lời đều có tính tự mãn nhưng hời hợt và thường là hoàn toàn sai. Nếu nhìn thấy chúng ta như hiện nay thì những Người Lập Quốc, những người đàn ông và đàn bà đã tạo cho chúng ta lý do để trở thành người yêu nước, sẽ nghĩ rằng chúng ta đã lạc đường.

KHÔNG NÊN CẤM BIỂU TÌNH VÌ "VỤ BÌNH DƯƠNG"

Nguyễn Trọng Vĩnh

Việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta là bước đột phá nhằm tiến tới thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông, đã gây phẫn nộ trong nhân dân ta. Nhiều cuộc biểu tình tự phát đã nổ ra ở trong nước và ngoài nước, phản đối hành vi xâm lược của giới cầm quyền bành chướng đại Hán.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, có trật tự, trừ "vụ Bình Dương" có những phần tử quá khích đập phá gây thiệt hại cho doanh nghiệp nước ngoài và gây khó khăn cho nhà nước ta, cần lên án và xử lý. Lẽ ra, ngay khi bắt đầu có hành động đập phá, công an Bình Dương có đủ phương tiện: dùi cui điện, hơi cay, vòi phun nước phải vào cuộc ngay chặn đứng hành động phá hoại, hạn chế thiệt hại, tại sao không làm?

TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG VÀ TAN RÃ

Lưu Trọng Văn

Nhà thơ Lưu Trọng Văn gửi đến Bauxite Việt Nam một bài viết lý thú, trong đó có đoạn:

Trong quá trình chuyển dịch này [chỉ những biến đổi mà khởi đầu là vụ việc Giàn khoan HU 981 gần một tháng nay tự động đột nhập hoành hành ngang ngược trong lãnh hải Việt Nam bất chấp Công ước quốc tế 1982, không chỉ làm dấy lên một không khí sục sôi phản đối của nhân dân nước ta đối với các thế lực Trung Nam Hải mà còn làm nhiều nước trên thế giới bất bình, quan ngại và đang có nhiều toan tính về phương cách giữ gìn ổn định Biển Đông] Nhân loại có thể sẽ chứng kiến sự trở lại một quốc gia đã từng rất huy hoàng làm nên nòng cốt của tộc Bách Việt đó là Văn Lang hoặc một phần của nó cách đây hơn 2000 năm là Nam Việt mà lãnh thổ bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, vươn ra cả đảo Hải Nam trước khi bị nhà Hán tàn bạo xâm chiếm. Một Nam Việt ấy sẽ tất yếu hợp nhất với Việt Nam theo lẽ “Thuận” thành một dải non sông nước Việt ngàn đời (tất nhiên bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) mà các tổ tiên Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cùng Mẹ Âu Cơ theo mệnh Trời đã tạo dựng nên. Một nước Việt với tư tưởng hòa hiếu lấy nền tảng là chữ “Thuận” mà cơ Trời đã định cho hình chữ S – hình Thái cực của âm dương hài hòa của Việt Nam sẽ là nơi hội tụ của tư tưởng Trung Đạo sống hòa bình, thịnh vượng bên một nước Trung Hoa của người Hán luôn mạnh mẽ văn minh nhưng đã vào khuôn khổ vốn có, khiêm nhường.

Việt Nam đang cân nhắc những chiến lược mới để ngăn chặn Trung Quốc Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự chèn ép của Trung Quốc?

Carl Thayer,The Diplomat, 28-5-2014

Trần Ngọc Cư dịch

Theo thời gian, đã trở nên yên ắng việc truyền thông quốc tế theo dõi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về sự kiện Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan khủng trong vùng nước được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Nhưng những đối đầu hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Tình hình hiện nay không phải là một bế tắc, mà là một nỗ lực có quyết tâm của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bằng cách đẩy lùi các lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam lùi vào bên trong đường chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố.

Các nguồn tin của chính phủ Việt Nam bày tỏ mối quan ngại là Trung Quốc sẽ dời giàn khoan này tới một địa điểm gần Việt Nam hơn vị trí ban đầu. Họ lo lắng về nơi giàn khoan sẽ được hạ đặt vì, những người đưa tin này lý luận, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không biết chính xác đường chín đoạn nằm ở đâu.

Putin và Tập Cận Bình

Đoàn Hưng Quốc

Chuyến công du của Tổng Thống Nga Vladimir Putin sang Trung Quốc vào tháng 5-2014 có thể được ví với việc Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang Bắc Kinh vào năm 1972 - cả hai lần đều nhằm một mục đích tạo ra thế chân vạc mới trên bàn cờ quốc tế. Nhưng trái với cuối thế kỷ thứ 20 khi Mỹ muốn bắt tay với Trung Quốc để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô thì nay Nga lại tìm hậu thuẫn với Hoa Lục nhằm tranh giành với thế lực từ Tây Phương.

Năm 1972 Hoa Kỳ bị sa lầy tại Việt Nam; năm 2014 Nga bị cô lập vì xâm chiếm Crimea. Không rõ do sắp xếp thế nào mà các nhà lãnh đạo của hai cường quốc này vốn đang gặp khó khăn lại phải đến Trung Quốc để tìm thế liên minh – cho dù Hoa Lục không phải là nước mạnh nhất, nhưng vẫn tạo cho Bắc Kinh thế thượng phong trước khi các cuộc thương thuyết bắt đầu. Mục tiêu đầu tiên của Hoa Lục là theo phương châm của Gia Cát Khổng Minh dưới thời Tam Quốc Chí “Bắc cự Táo Tháo, Đông hoà Tôn Quyền” để lực lượng tránh không bị phân tán phải đối phó với đối phương từ hai phía khác nhau. Kế tiếp Bắc Kinh đòi hỏi nhiều hợp tác thuận lợi cho sự tăng trưởng của Trung Quốc: trước đây Mỹ mở cánh cửa đầu tư và trao đổi công nghệ, nay Nga tăng cường cung cấp năng lượng và kỹ thuật quốc phòng.

Chuyện gì đang xảy ra với tù nhân chính trị Ngô Hào?

Lá thư kêu cứu của người vợ ông Ngô Hào, dường như được viết trong nước mắt, đang lan truyền trên mạng internet, khiến nhiều người vô cùng xúc động. Đọc lá thư này, tôi nhớ đến 2 người tù: thầy giáo Đinh Đăng Định và tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Một người đã sang bên kia thế giới, một người đã sang Mỹ. Có gì khác nhau giữa những con người này? Khi họ cùng có chung một nguyện vọng, là tự do và dân chủ cho Việt Nam?

Chúng ta từng lên án chế độ giam giữ man rợ trong các nhà tù thời chiến tranh, lẽ nào giờ đây, chúng ta cũng trở nên man rợ như thế?

Tôi nghĩ có rất nhiều người, mong ước đến cháy ruột cháy gan là chúng ta chỉ cần làm được như Miến Điện, là sẽ không còn ai bị cầm tù, ngược đãi chỉ vì họ là những người bất đồng chính kiến. Đó là điều cần thiết hơn lúc nào hết, khi đất nước đang nguy khốn bởi thù trong (tham nhũng), giặc ngoài (sự xâm lấn của Trung Quốc).

Liệu mong ước đó có quá xa vời không?

Blogger Phương Bích

(chimkiwi.blogspot.com)

Hãy ký thỉnh nguyện thư

Hãy ký thỉnh nguyện thư

Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế và các thoả thuận giữa hai nước.

Xin các bạn vào hai địa chỉ sau đây để ký hai Thỉnh nguyện thư

(1) gửi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu Trung Quốc dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam:

change.org

Cần 7.500 chữ ký để đi. Tính đến 0h30’ (giờ Việt Nam) ngày 29/5/2014 đã có 6,442 chữ ký.

(2) gửi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đề nghị trừng phạt Trung Quốc về việc làm ngang ngược nói trên của Trung Quốc:

petitions.whitehouse.gov

Cần 100.000 chữ ký trước ngày 12/6/2014 để được Chính phủ Mỹ xem xét. Tính đến 0h30’ (giờ Việt Nam) ngày 29/5/2014 đã có 127,329 chữ ký.

Mời xem hướng dẫn ký tên ở đây

Bauxite Việt Nam

SUY NGHĨ VỀ CÔNG THƯ CỦA ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Hoàng Mai

Ngày 23.5.2014, trong buổi họp báo quốc tế về Biển Đông(1) phản đối giàn khoan HD-981 của China đặt bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thì Chính phủ Việt Nam mới chính thức đề cập đến “Công thư của cựu Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng” (VNDCCH). Mặc dù cách đây khoảng 5 năm, với sự phổ biến của Internet, thì ít nhiều, giới trí thức và giới Blogger Việt Nam đã biết đến công thư này. Như vậy, cũng từ đây, toàn thể Nhân Dân Việt Nam mới biết đến cái công thư mà ông Phạm Văn Đồng đã ký gửi China, là có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa, và đang có tranh chấp với China.

Dân tin và tin dân

Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

KD: Đây là bản gốc (dù mình có biên tập) bài của anh Bảy Nhị, đăng trên Tuần VN hôm nay với nhan đề: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177489/voi-rong-khong-the-hut-can-nuoc-hoang-sa.htm

Đặc biệt đây là cơ hội để VN nhìn lại chính mình. Nhưng nhất là dịp để chính quyền thấy hết tấm lòng sắt son với đất nước của nhân dân từ Bắc đến Nam, từ khắp năm châu -bốn biển dội về! Đó chính là sự “bội thu”.clip_image001

Nếu Việt Tân là Việt Cộng

J.B. Nguyễn Hữu Vinh (blog)

Như vậy là sau hơn chục ngày điều tra, lực lượng công an Việt Nam –được ca ngợi là giỏi nhất thế giới – đã chỉ ra nguyên nhân cả trăm doanh nghiệp bị đốt phá bởi hàng chục ngàn công nhân trong ngày 13 và 14/5/2014 tại khắp nước Việt Nam từ Nam đến Bắc.

Báo Pháp luật, trong bài “Công an chỉ ra nguyên nhân vụ gây rối” viết: “Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hai ngày 13 và 14-5 là do quần chúng bức xức trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Nhân cơ hội này, một số công nhân làm trong các doanh nghiệp nước ngoài bị chủ đối xử chưa tốt, bị đuổi việc trước đó đã lợi dụng phá hoại tài sản của các doanh nghiệp. Tội phạm hình sự đã lợi dụng tình hình để kích động công nhân đập phá và hôi của. Vụ việc có sự tác động, kích động của các thế lực thù địch bên ngoài. Cụ thể Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt được ba đối tượng liên quan đến tổ chức phản động Việt Tân. Tại cơ quan điều tra bước đầu ba đối tượng khai tổ chức phản động Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho chúng xuống đường kích động biểu tình…”.

Quỹ lương hưu trước nguy biến tràn vỡ

Phạm Chí Dũng

Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiến nhanh và không kém phần vững chắc về dĩ vãng của Liên Xô năm 1986. Vỡ quỹ lương hưu là một tương lai không hề “viễn vông”, nếu có thể mượn từ ngữ rất bóng bẩy này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông lần đầu tiên đủ can đảm toát lộ tại Diễn đàn kinh tế thế giới mới đây ở Manila, về thực chất tình hữu nghị giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc.

Khi mùa khô hạn năm 2014 lại càng thêm phơi bày tình trạng kiệt quệ của nền kinh tế và thước đo lòng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phải thêm một lần nữa - nhưng lần này bức bách và do đó minh bạch hơn nhiều - công bố con số có tới 12.000 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội đang bị trốn đóng và nợ đọng, và con số này đang lớn lên hàng tháng theo cấp số nhân. Còn báo chí nhà nước thì không bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi để kêu gào: Một tỷ lệ không nhỏ số tiền của người lao động đang sắp mất trắng! Nếu tình trạng này kéo dài, Quỹ bảo hiểm không vỡ mới là lạ!

Sau hợp đồng 400 tỷ với Nga, Trung Quốc đòi đưa dân sang Siberia

Phan Việt Hùng

Dư luận Nga đang sôi sục lên vì đề nghị "hợp tác" mới đây của Trung Quốc với Nga tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg-2014.

Theo hãng tin ITAR TASS, ngày 23/5 vừa qua, tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg-2014, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều công khai đòi Nga cho phép dân Trung Quốc di cư sang Siberia.

Trong đó, ông Lý Nguyên Triều nói: "Đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào Nga đã vượt qua con số 4 tỷ USD, theo tôi con số đó vẫn còn thấp. Năm nay tôi mới đến các nước Mỹ La tinh, nhỏ hơn Nga nhiều, nhưng đầu tư của Trung Quốc vào đó đã lên đến hàng chục tỷ USD. Vì thế trong kế hoạch đầu tư chúng tôi cần phải thúc đẩy hơn nữa".

THƯ BẠN ĐỌC gửi BVN

Kính gửi Ban biên Tập trang boxitvn.net,

Nhân đọc bài ""Trung Quốc đã có hành động vô nhân đạo " của nhà báo Lê Chân Nhân đăng trên trang dantri.com.vn Thứ Tư, 28/05/2014 - 06:46, tôi muốn gửi một thư ngỏ để tỏ lòng cảm ơn nhà báo Lê Chân Nhân và lời kêu gọi đến toàn thể nhà báo và các vị Tổng Biên tập của các báo Việt Nam.

Vì không biết làm sao để lá thư này đến tay các vị nên tôi gửi đến trang mạng boxitvn.net với hy vọng quý vị có thể đọc nó.

Xin gửi tới quý Ban Biên tập trang boxitvn.net lời cảm ơn chân thành và niềm hy vọng.

Kính chào thân ái

Nguyễn Thanh Tùng

Gửi thư, lời cảm ơn, và ý nghĩa của từng chữ ký

Lê Trung Tĩnh, Nguyễn Quang A

Thứ Hai ngày 26/5/2014, Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa đã được gửi đến ba nhà lãnh đạo của Việt Nam: ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Nguyễn Sinh Hùng.

Trước việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bức thư yêu cầu các lãnh đạo Việt Nam thực hiện hai công việc quan trọng:

· Nộp đơn kiện Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS.

· Chính thức đề nghị Trung Quốc cùng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Bức thư đã nhận được 3711 chữ ký sau khi được công bố trên mạng xã hội và một số trang web trong thời gian từ ngày 14 đến 24/5/2014.

THƯ GỬI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐANG THAM DỰ KỲ HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ 7

Chúng tôi là những người yêu nước trong những năm qua và trong những ngày gần đây khởi xướng và tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, nay chúng tôi lại tiếp tục trân trọng gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đang tham dự kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy lá thư này với nội dung sau :

Là những cử tri thiết tha quan tâm đến vận mệnh của tổ quốc trong những ngày cả nước sục sôi phẫn nộ về hành động xâm lược trắng trợn của nhà cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền nước ta, chúng tôi chăm chú dõi theo hoạt động của Đoàn Đại biểu thành phố ta tại QH, nhiệt liệt tán thành nội dung phát biểu của đại biểu Nguyễn thị Quyết Tâm tại QH mà báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 23.5.2014. Chúng tôi hiểu và mong rằng đó là tiếng nói, là thái độ chung của tất cả các thành viên trong đoàn đại biểu ta.

Ai nhận trách nhiệm và xin lỗi nhân dân về những việc làm này?

Nông dân Bình Dương

Về vụ bạo loạn ở Bình Dương, theo báo Phụ nữ online, nhân chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thị sát tình hình thiệt hại của tỉnh Bình Dương sau vụ một số đối tượng xấu lợi dụng tuần hành để gây rối, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đã thay mặt lãnh đạo tỉnh xin lỗi trước Trung ương Đảng, trước Nhà nước, trước Chính phủ, trước đồng chí Chủ tịch nước và hứa sẽ ngăn chặn không cho tái diễn tình trạng vừa nêu. Còn báo Thanh Niên thì đưa tin ông Võ Thành Đức, Giám đốc Công an Bình Dương đã lên tiếng xin lỗi các doanh nghiệp với tư cách là người đứng đầu Công an tỉnh, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự nhưng đã để xảy ra vụ việc rất đáng tiếc.

Phải xin lỗi là đúng. Vì theo ông Đức, vụ việc xuất phát từ những bức xúc của các công nhân có lòng yêu nước trước hành động Trung Quốc đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, đã bị một nhóm phần tử xấu kích động, lợi dụng để cướp bóc tài sản. Ngoài ra, có một số người từng là công nhân có những mâu thuẫn với doanh nghiệp nên nhân cơ hội này lợi dụng đập phá để trả thù...

ÔNG LÊ TRƯƠNG HẢI HIẾU HÃY GIẢI THÍCH CHO NHÂN DÂN THÀNH PHỐ RÕ: BÀ LÊ THỊ TUYẾT MAI TỰ THIÊU DO "BẾ TẮC VỀ CUỘC SỐNG?"

Hạ Đình Nguyên

Sáng ngày 23-5-2014, lúc 6 giờ, một ngọn lửa bùng cháy trước cửa Dinh Thống Nhất, đến 8 giờ tôi đã xem clip trên mạng facebook quay cảnh lửa cháy từ một người tự thiêu. Hết sức bàng hoàng và không rõ lý do.

Sau đó, tại trụ sở UB P. Bến Thành, ông Lê Trương Hải Hiếu, PCT Quận 1 - con trai của ông Lê Thanh Hải - UV Bộ Chính Trị, Bí thư Thành Ủy - đã có ngay một cuộc họp báo.

Ông Hải Hiếu đã tuyên bố: “Nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do “bế tắc về cuộc sống” và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam” (báo Thanh Niên trích lời phát biểu trong cuộc họp báo)

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 3: Thoát Trung, thoát Cộng

Xem kì 1, kì 2toàn bài trong bản PDF

Lý Kiến Trúc: Ông vừa đề cập một động thái mới diễn ra ở Biển Đông, với giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Theo ông, động thái đó thể hiện ý đồ xâm lược, ý đồ Hán hóa Biển Đông của Trung Quốc đến mức nào?

Mai Thái Lĩnh: Đầu năm 2001, sau khi vừa thoát khỏi vụ án “phản bội tổ quốc”, tôi bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Rồi có việc anh Bùi Minh Quốc khi ra Bắc chỉ vì muốn đi xem các cột mốc biên giới mà cũng bị bắt, đem về quản chế thêm hai năm. Rồi trong dư luận người ta đặt vấn đề “Ải Nam Quan có mất hay không”, “Thác Bản Giốc có mất hay không”? Khi đi vào nghiên cứu, tôi mới thấy rõ rằng căn nguyên của chuyện mất đất này chính là do một quan niệm rất sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã có một thời gian tin vào chủ nghĩa cộng sản. Họ tin rằng biên giới quốc gia không quan trọng bằng biên giới của phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên đối với  đường biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc, họ rất lơ là, mà chỉ chú ý, chỉ lo đến việc thống nhất đất nước. Tức là chỉ lo đánh vào miền Nam thôi, không lo gì đến phía Bắc, cũng không lo gì đến các vùng đảo.

Gọi đúng tên, chủ nhân con tàu hạ đặt trái phép tại Biển Đông

Lương Đức Mến

Từ đầu tháng 5 dư luận rộ lên việc giàn khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc hạ đặt trái phép tại Biển Đông. Nhưng việc hiểu cặn kẽ về chủ nhân, cấu tạo, chức năng con tầu và tên gọi của nó đã mấy ai rành, đa phần nói theo và gọi tên chưa đúng danh xưng của nó.

1. Nơi tạo ra và quản lý giàn khoan:

Chủ nhân của Giàn khoan HD 981 là Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (H: 中国海洋石油公司, A: China National Offshore Oil Corporation, viết tắt là CNOOC) được thành lập năm 1982. CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (中国中央企业, SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện (中华人民共和国国务院, Chính phủ Trung Quốc, SASAC). Với vốn đăng kí là 50 tỉ Nhân dân tệ (人民币)và tạo công ăn việc làm cho hơn 98.750 người. Tổng Công ty này được một tạp chí xếp thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới, thậm chí được xếp trên hai hãng nổi tiếng là Sony (thứ 94, doanh thu 81.9 tỷ) và Boeing (thứ 95, doanh thu 81.7 tỷ).

Tại sao các nước láng giềng rất sợ Trung Quốc?

(Người Trung Quốc cần suy nghĩ vì sao lời nói và việc làm của mình đang gây nhiều sợ hãi cho nước khác)

Yang Hengjun, The Diplomat

Trần Ngọc Cư dịch

Bài viết này xuất hiện đầu tiên bằng tiếng Trung trên blog của Yang Hengjun. (Xin bấm lên đây.)

Yang Hengjun là một nhà nghiên cứu Trung Quốc độc lập, một tiểu thuyết gia, và là blogger. Ông từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc và từng là một nhà nghiên cứu thâm niên tại Atlantic Council ở Thủ đô Washington. Yang nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Công nghệ, tại Sydney, Australia. Trang blog tiếng Trung của ông trình bày các vấn đề Trung Quốc quan trọng hiện nay và các cổng điện tử về quan hệ quốc tế. Các bài viết của ông nhận hàng triệu lượt truy cập. Địa chỉ blog của Yang: www.yanghengjun.com.

The Diplomat

Ít ra thì Yang Hengjun cũng thấy một điều mà mọi người – trừ hệ thống truyền thông chính thống của Trung Quốc – đều thấy: Trung Quốc qua lời lẽ của mình, khiến thế giới nhìn đất nước ông Mao như một con khủng long bạo chúa mới trỗi dậy, sẵn sàng ngoạm vào hàng xóm láng giềng. Hình ảnh tồi tệ ấy của Trung Quốc là do Trung Quốc tự gây ra. Tuy nhiên, đâu có phải tất cả chỉ vì lời lẽ. Khi Tập Chủ tịch nói: “Trong máu người Trung Quốc, không có gene xâm lược.” thì ngài đã vội quên lịch sử. Việt Nam đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm để chỉ thêm cảnh giác khi nghe câu nói đó của Tập Chủ tịch. Giàn khoan Hải Du 981 đang lừng lững ở vùng biển nước ta, cho thấy thực chất câu nói của người đứng đầu Trung Quốc là như thế nào. Cho nên, không phải như tác giả khẳng định: “Trung Quốc không tìm kiếm địa vị bá quyền”, mà đúng ra là: “Trung Quốc hãy quên giấc mộng bá quyền đi”.

Bauxite Việt Nam

VŨ MÃO VÀ VƯƠNG LÃNG. AI LIÊM SỈ HƠN?

Nhãn Thiên

1. Trích đoạn đối thoại của Khổng Minh và Vương Lãng trong truyện “Tam Quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung

“Vương Lãng giật ngựa đi ra. Khổng Minh ngồi trên xe chắp tay chào. Vương Lãng cũng nghiêng mình đáp lễ.

Lãng nói:

- Lâu nay nghe đại danh của ngài, nay được họp mặt, thật là may lắm! Ngài đã là người biết mệnh trời, hiểu việc đời, cớ sao lại cất quân vô danh làm vậy?

Khổng Minh đáp:

- Ta phụng chiếu ra đánh giặc, sao gọi là vô danh?

Lãng nói:

Trái tim nhầm chỗ để trên đầu

Nguyễn Quang A

Không đứa trẻ Việt Nam nào không biết câu đánh giá “trái tim nhầm chỗ để trên đầu” về sai lầm của Mỵ Châu và vua cha đã dẫn đến thảm họa cho dân tộc. Đó là một nét hay trong văn hóa Việt Nam: chúng ta biết tự phê phán mình. Và tư duy phê phán ấy phải được nuôi dưỡng, khuyến khích để tạo nên sức mạnh của dân tộc này.

Đáng tiếc chế độ toàn trị đã tìm mọi cách hủy diệt tư duy phê phán và trong cái tội tầy đình này với dân tộc thì cảnh sát tư tưởng đứng ở vị trí hàng đầu. Cảnh sát thông thường cung cấp cho dân chúng những dịch vụ thiết yếu: buộc thực thi pháp luật, trật tự, sự bình yên, trấn áp tội phạm; để đổi lại nhân dân phải đóng thuế để nuôi lực lượng đó và trong bất cứ chế độ nào đều cần đến cảnh sát. Tuy vậy, cảnh sát tư tưởng, lực lượng phản động nhất, phản dân tộc và dân chủ nhất chỉ tồn tại trong các chế độ độc tài và nó không mang lại bất cứ giá trị nào cho xã hội ngoài sự hủy hoại và sự đồi bại.

TA PHẢI ĐÁNH VÌ GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ

T.K.TRAN

Khi chiếc lá nho cuối cùng đã rơi xuống...

Kể từ khi các nhà cầm quyền Trung Quốc đặt bút phác họa kế hoạch mở rộng bờ cõi đất nước của họ xuống phía nam, những ý đồ nham hiểm của họ đã dần lộ ra rõ ràng qua từng bước đi có tính toán kỹ lưỡng. Từ khi một viên chức Đài Loan đặt bút vẽ ranh giới hình lưỡi bò ở biển Đông năm 1947, qua việc chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa năm 1956, cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, rồi tấn công và chiếm đóng một phần Trường Sa năm 1988, thì tháng 5.2014 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong kế hoạch của họ qua việc đưa giàn khoan dầu HD-981 ra thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cái dã tâm không thể chối cãi của họ đã hiện hình rõ ràng.

Đứng trước sự kiện đó, dường như là nhà nước Việt Nam vô cùng bối rối trong cách phản ứng. Sự im lặng của Hội Nghị Trung Ương 9 cũng như chính sách bất nhất đối với các cuộc biểu tình cho ta thấy điều này.

Nguy cơ lớn nhất của Việt Nam hiện nay

Hoàng Mai

Những nguy cơ của Việt Nam hiện nay là:

1. Một nền kinh tế, chính trị, ngoại giao phụ thuộc gần như toàn diện vào China

2. Nền kinh tế có nguy cơ phá sản, do sản xuất trong nước không phát triển được, không cạnh tranh lại với hàng China, thâm thủng mậu dịch với China quá lớn, tính ra năm 2013 là hơn 20 tỷ USD. Nếu cộng từ 5 năm trước lại, thì có thể thâm hụt thương mại Việt Nam so với China (tức còn nợ China) khoảng 50 tỷ USD. Chưa kể các khoản vay ODA cho các công trình trọng điểm quốc gia mà China trúng thầu đến 90%. Có thể tổng nợ của Việt Nam so với China vào khoảng 70 đến 80 tỷ USD. Đào đâu ra tài nguyên, khoáng sản để trả và trả bao giờ cho hết số nợ ấy? (tôi dự đoán rằng, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay khoảng hơn gấp đôi số nợ China nói trên, tức khoảng 170 đến 200 tỷ USD). Qua đây cho thấy, chỉ cần Bắc Kinh “húng hắng ho” là Hà Nội đã xanh mặt, cho nên liên tục nhượng bộ Bắc Kinh.

Khi kinh doanh không đùa với niềm tin!

(Về luận điểm của giới hữu trách khi bảo vệ dự án bauxite)

Phan Minh Ngọc

(TBKTSG) - Với tư duy làm dự án mang tính chủ quan, duy ý chí, dựa vào niềm tin và quyết tâm chính trị nhiều hơn là những tính toán lỗ lãi về kinh tế, nên nhiều dự án đã và đang thua lỗ nặng nề, dường như không lối thoát. Dự án bauxite là một trường hợp điển hình.

Theo báo cáo đánh giá của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như đại diện của Chính phủ là Bộ Công Thương là dự án “có hiệu quả, cho dù không cao”. Về phía Bộ Công Thương, họ đưa ra những lý lẽ minh chứng tính hiệu quả của dự án một cách khá dễ dãi. Ví dụ, “sản phẩm alumina sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó”. Đương nhiên là nếu bán rẻ thì sẽ tiêu thụ hết ngay. Có gì để nói lên tính hiệu quả ở đây?

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh

Phần 1: Nhóm Đà Lạt

Trong dịp về nước thăm quần đảo Trường Sa theo lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cuối tháng Tư vừa qua, nhà báo Lý Kiến Trúc từ Nam California có dịp gặp gỡ hai thành viên của nhóm Thân hữu Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. Cuộc phỏng vấn sau đây diễn ra vào đầu tháng Năm tại nhà riêng của ông Hà Sĩ Phu.

Được những người tham gia tin cậy, tôi đã biên tập bài phỏng vấn này dựa trên bản ghi chép từ băng ghi âm, trong tinh thần giữ đúng nội dung chính, chỉ lược bớt những chi tiết rườm rà không tránh khỏi của một cuộc trò chuyện không định trước, kéo dài khoảng một tiếng rưỡi.

Phạm Thị Hoài

Có phải bản chất của xã hội dân sự là “khoảng đệm” và phi chính trị?

Tống Văn Công

Phóng sự “Đe dọa từ phương Bắc và xã hội dân sự Việt Nam” của ký giả Trọng Thành (RFI ngày 21-5-2014) có nhiều thông tin bổ ích và nhận định sắc sảo. Để hiểu xã hội dân sự là gì, tại sao xã hội dân sự lại hệ trọng đến vậy, và những gì làm nên xã hội dân sự Việt Nam, tác giả đã mời nhà nghiên cứu Lữ Phương giải đáp một cách rất ngắn gọn, rành mạch và dễ hiểu. Đặc biệt tác giả quan tâm một số nhận định rất hệ trọng trong bài “Những ước vọng của một người dân” của Tiến sĩ Phạm Gia Minh:

“Ở Việt Nam xã hội dân sự đang bị chính trị hóa bởi cả hai phía – Nhà nước thì quản lý chặt chẽ một hệ thống các cấp Hội và Hiệp Hội nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị đề ra, trong khi đó phong trào tự phát trong dân thành lập các tổ chức như Diễn đàn xã hội dân sự, Hội các bloger, Hội dân oan… nhìn chung cũng mang nặng màu sắc chính trị và bầu không khí chung là nghi kỵ và đối đầu nhau một cách không đáng có”.

Quân đội Trung Quốc là con rồng giấy

Kyle Mizokami, War isBoring

Phan Văn Song dịch

Tham nhũng, láng giềng xấu, lạm phát và bom nổ chậm dân số – đó chỉ là một vài trong số tai hoạ của Bắc Kinh.

Bề ngoài thì nó rất hùng mạnh, nhưng trên thực tế nó chẳng là thứ gì để sợ – nó là con cọp giấy. – Mao Trạch Đông nói về Hoa Kì, năm 1956

Sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ) trong 30 năm qua không thiếu những điều ngoạn mục.

Sau nhiều thập niên tăng trưởng với hai chữ số, hiện nay TQ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có một quân đội ngày càng có tính kĩ thuật cao, đó là một trong những quân đội mạnh nhất hành tinh. Mặc dù TQ giáp với một số nước thiếu ổn định nhưng biên giới của họ lại an toàn.

Muốn thoát Hán?

(nhân ý kiến của bác Tô Hải, anh Huy Đức và trang Bauxite Việt Nam)

Hà Sĩ Phu

Tiếp theo bài viết của ông Hạ Đình Nguyên, những ý kiến của học giả Hà Sĩ Phu mà BVN đăng dưới đây cũng là một đề xuất nẩy ra trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện nay để các chính khách và bạn đọc cùng cân nhắc. Người viết chịu trách nhiệm về những gì mình viết.

Bauxite Việt Nam

Buổi sáng 24-7-2014, khi chưa được đọc bài mới nhất của bác Tô Hải, chúng tôi đã ngạc nhiên đến giật mình khi nghe lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “… hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… ”.

Bắc Kinh sợ nhất cái gì?

Lê Phú Khải

… Sợ nhất Việt Nam dân chủ.

Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.

Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẩn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hoá giải được.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra năm mâu thuẫn “chết người” ở nước này.

- Thứ nhất, môi trường bị tàn phá. Do Trung Quốc chọn con đường phát triển nóng, vì nhà nước muốn mau chóng giàu có nên đã biến Trung Quốc thành một công xưởng của thế giới. Mà xưởng máy thì phải thải ra phế liệu, khí độc tàn phá môi trường. Có huyện ở Trung Quốc xây nhà máy hoá chất ngay bên một hồ nước rất lớn, nước ở hồ này dùng cho cả huyện. Hồ nước bị nhiễm độc. Phụ nữ đẻ ra quái thai. Nếu muốn phục hồi, giải độc cho hồ nước này phải mất 50 năm. Phá nhà máy đi thì dân không có việc làm, cũng chết, để nhà máy thì… cũng chết. Tiến thoái lưỡng nan.

Trung Quốc từng múa “tình hữu nghị Trung – Xô” dưới “dàn nhạc” Cachiusa!

TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Để hiểu Trung Quốc trong các quan hệ “đồng chí tốt, láng giềng tốt…” và một kiểu hữu nghị viển vông, TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - nguyên “sinh viên xếp bút nghiên” trực tiếp chiến đấu trên chiến hào biên giới và có thời gian nghiên cứu tại Liên Xô, có bài viết phân tích để cảnh giác và có những đối sách, đấu pháp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng! (LTS)

Trung Quốc là một nước sản xuất bình hoa nhiều nhất thế giới và nước đầu tiên chọn “quốc hoa”. Theo cách lý giải của họ thì “bình hòa” là “hòa bình” ai mà chả thích. Vì vậy hầu hết các đoàn nguyên thủ quốc gia, các chính khách, doanh nhân… khi đến với họ và các phái đoàn của TQ khi công du bang giao đều có món “bình hoa” như một đặc sản để truyền cảm hứng cho một thông điệp tốt đẹp trên đầu môi chót lưỡi là “hòa bình hữu nghị”. “Nói vậy nhưng không phải vậy” hãy nhìn lại quá khứ lịch sử và bề dày “thành tích” của họ để thấy chiều sâu của những lời hứa hữu hảo.

Xứ Việt: Sỹ diện và viển vông

Blogger Hiệu Minh

clip_image002

Đông Ki Sốt. Ảnh: Wiki

 
   

Mới rồi nghe Thủ tướng Dũng nhắc đến quan hệ Việt Trung đại ý là mối quan hệ viển vông, tôi thấy sao mà ông dùng từ đắt thế. Rất có thể người Việt ta toàn đi mây về gió, từ tư duy phát triển, chiến lược quốc gia, từ cách tìm bạn, đồng minh, đến mua súng, máy bay SU, tầu ngầm kilo để bảo vệ đất nước, rồi nhìn chỗ nào cũng thấy kẻ thù như Đông Ki Sốt nhìn cối xay gió… nên mới khổ thế này.

Hôm qua, nhà có mấy ông khách tứ phương tới chơi. Chả hiểu rượu vào lời ra thế nào mà quay sang bàn về tính cách người Việt. Một ông hỏi, người Việt có tính cách gì rõ nhất?

Trời, kể hết thế nào được: khôn vặt, láu cá, tâm lý đám đông, ưa nịnh… Nhưng mà bên Nga, Mỹ hay ở đảo Solomon hẻo lánh đều có tính cách đó, không riêng gì người Việt.

Vậy, các anh nghĩ gì về tính sỹ diện. Uh, rất có thể.

Sỹ diện người Việt, kiên nhẫn người Mỹ

Anh kể một chuyện khá hài. Chả là anh xin cho ông bố vợ sang Mỹ chơi, làm cái thư mời gửi sứ quán Mỹ. Ông cụ ra Lãnh sự Mỹ để phỏng vấn, nộp 150$, đau hết cơ quan đoàn thể, họ hỏi mỗi một câu “Ai tài trợ cho cụ đi?”. “Con rể tôi, nó viết trong giấy ấy”. “Viết là một chuyện chứng minh là chuyện khác. Cảm ơn cụ, hẹn khi khác”.

Của đau con xót, mất 3 triệu trong có 1 phút, cụ cáu quá “Này tôi nói cho anh biết nhé, cho thì cho không cho thì thôi, người Việt từng thắng Mỹ đó. Đừng có mà sỹ diện”.

Mặt nạ rơi, sự nhem nhuốc của nhiều bộ mặt lộ rõ

Bauxite Việt Nam

BVN xin trân trọng đăng lại dưới đây bài viết tâm huyết vừa công bố chưa ráo mực của đại lão nhạc sĩ Tô Hải. Khác với nhiều bài khác xuất hiện liên tục trên báo chí và mạng internet suốt hơn 3 tuần nay chủ yếu chĩa mũi nhọn vào hành vi ngang ngược của tên Đại Hán dám cắm chiếc vòi bạch tuộc vào sâu trong vùng biển Việt Nam để mong kiếm chác được những thùng dầu béo bở chẳng thuộc sở hữu của mình, đồng thời bày tỏ quyết tâm không khuất phục của cộng đồng dân Việt với truyền thống kiên cường chống giặc Bắc xâm lược từ hơn một ngàn năm, trong bài này, vị nhạc sĩ đã nói trúng một điều mà nhiều người lâu nay vẫn phập phồng mong đợi. Ấy là: quả thật vụ Giàn khoan HD 981 là một sự cố trước sau tất yếu không sớm thì muộn thế nào cũng xảy đến, song điều còn quan trọng hơn, đó lại chính là một cơ hội có một không hai để mọi thứ mặt nạ của các loại đào kép “đảng cử dân bầu” lâu nay vẫn ra sức múa may trình diễn trên các “diễn đàn chóp bu” nước ta – tuy cũng được một vài trống canh mua vui cho dân chúng nhưng đối với những ai là người hiểu biết thì cảm giác tê nghẹn ngày một trào ứ vượt quá sức chịu đựng – cứ tự nhiên nhi nhiên... mà như có một sức mạnh vô hình nào lột phắt ra. Nay thì hầu như những mặt nạ đóng trò ấy đang lần lần theo nhau rơi rụng dây chuyền, dẫu muốn cũng không tài nào chộp lên đeo lại được nữa. Màn nhung từ từ khép, và con người đầy dũng khí yêu nước Tô Hải đã nhanh chóng đứng lên chỉ đích danh từng khuôn mặt thật trắng đen tròn méo lộ diện phía sau (tất nhiên chưa chỉ hết). Vì thế chúng tôi thấy không nhất thiết phải điểm lại từng mặt ở đây.

Lại một sai lầm chính trị ghê gớm của chính quyền Sài Gòn

Phạm Chí Dũng

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 Lê Trương Hải Hiếu vừa phạm ít nhất một sai lầm chính trị ghê gớm trên con đường công danh còn trẻ tuổi đời của vị quan chức con ruột của Bí thư thành ủy Sài Gòn.

Ngọn đuốc sống

“Nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”, báo Thanh Niên trích lời phát biểu của ông Lê Trương Hải Hiếu trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND phường Bến Thành - nhanh một cách đáng kinh ngạc ngay vào ngày huynh trưởng Gia đình phật tử miền Quảng Đức Lê Thị Tuyết Mai đã “vị Pháp, vị Quốc thiêu thân” tại Dinh Thống Nhất ở Sài Gòn ngày 23/4/2014.

LỜI NON NƯỚC

NHÃN THIÊN

Thường nghe: Ngô Quyền một trận đánh tan quân Nam Hán, Lê Lai bỏ thân chết thay cho Lê Lợi, Văn An dâng sớ xin chém đầu bẩy tên nịnh thần, Quang Trung một tuần quét sạch thù trong giặc ngoài từ Phú Xuân ra đến Thăng Long, Văn Cầu chặt tay để đỡ vướng cho tiện diệt địch, Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… Từ xưa đến nay, các bậc tiên hiền, trung thần, nghĩa sĩ đời nào cũng có; giả sử các bậc ấy cứ khăng khăng theo thói nữ nhi thường tình thì Việt Nam ta bao giờ mới thoát khỏi ách nô lệ.

Gần đây lại thấy Tàu cộng có âm mưu xâm chiếm Việt Nam. Chúng dựng lên cái bản đồ gọi là “đường chín đoạn” và cái hộ chiếu “lưỡi bò” để hòng chiếm trọn biển Đông. Chúng núp dưới chiêu bài “Mười sáu chữ vàng” và “trỗi dậy hòa bình” để hòng che dấu âm mưu xâm lược.

Về chính trị: Chúng bắt dân ta phải học theo nền chính trị của chúng, xây dựng một xã hội giống hệt như xã hội hiện tại chúng đang cai trị, chúng coi nước ta chỉ như một khu tự trị thứ sáu của chúng.

Suy nghĩ của một bạn trẻ: Lật tẩy "16 chữ vàng"

Đỗ Thúy Hường

Ý thức hệ chẳng là cái cóc khô gì so với chủ quyền lãnh thổ.

Năm 1969 hai nước cộng sản đàn anh (LX – TQ) đã gạt bỏ ý thức hệ sang bên để nổ súng vào nhau khi có tranh chấp biên giới. Ý thức hệ (tính giai cấp, tình đồng chí) chẳng là cái cóc khô gì so với lợi ích dân tộc. Chỉ 10 năm sau (1979) hai nước CS Trung - Việt cũng chĩa súng vào nhau nhưng ác liệt gấp trăm lần. Có tới 600.000 lính Tàu vâng lệnh đảng CSTQ tràn sang Việt Nam. "Sơn thủy tương liên" quả là tiện để hành quân xâm lược. Lính ta cũng tuân lệnh đảng CSVN đánh trả đẫm máu. Rốt cuộc, mỗi bên CS đều tuyên bố giết được 60.000 sinh mạng của bên kia. Suốt 10 năm tiếp theo, CSVN gọi CSTQ bằng những từ ngữ (kể cả trong Hiến pháp 1980 và Văn kiện đại hội đảng V (1982) đầy mạt sát, căm hận... Cứ tưởng không còn cơ hội nào hàn gắn nữa.

Vải thưa che mắt ai?

Thục Quyên

Nói là một chuyện. Làm là một chuyện khác.

Ở vị thế quan sát và tìm hiểu, những người thông minh khi nghe, không những nghe cả những điều nói ra mà nghe cả những điều không được nhắc tới. Những người thông minh khi nhìn, không chỉ nhìn những hành động mà còn nhìn, và nhìn kỹ, kết quả của những hành động.

Thế giới đang nghe và nhìn Việt Nam và Trung Quốc để hình thành ý kiến của họ về cuộc "tranh chấp" giữa hai nước.

Lẽ dĩ nhiên cả hai nước đang tìm cách tuyên truyền đường lối của mình, bênh vực "lẽ phải" của mình. Do đó nếu Việt Nam, rõ ràng là một nước nhược tiểu đang cần thế giới bênh vực mình, thì cần đủ thông minh để quan tâm thế giới đang đánh giá mình ra sao?

Chỉ có thể là Việt Nam mới cắt đứt được “đường lưỡi bò”

Hoàng Mai

1. Khơi nguồn lịch sử.

Lịch sử như có một điều gì đó phát triển rất riêng mà con người chưa hiểu hết được. Trong số các Bách Việt xưa, thì nay gần như không còn dấu vết, và chỉ còn lại mỗi Lạc Việt – Việt Nam ngày nay, để rồi, một lần nữa, lịch sử lại thử thách giống nòi Lạc Việt, trước sức mạnh của người Hán từ phương Bắc.

Ta lại nhớ đến bài thơ của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành phân định ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Giải quyết những tranh cãi trong nội bộ ASEAN về Biển Nam Trung Hoa

Zachary Keck (*)

Sau khi đăng bài viết của TS Dương Danh Huy lên BVN (http://www.boxitvn.net/bai/26594), chúng tôi nhận được lá thư của một cộng tác viên quen biết, và chính lá thư này khiến Ban biên tập thấy cần đăng lại bài viết của Zachary Keck đã được dịch đăng trên tạp chí Diễn đàn – trong đó có một phần phụ chú quan trọng là ý kiến của TS Vũ Quang Việt mà ông Dương Danh Huy dùng làm cứ liệu trao đổi – để rộng đường dư luận. Lá thư có đoạn viết:

“Ngày 24-5-2014

“Các bác chịu trách nhiệm trang mạng Bauxite Việt Nam kính mến,

“Trang mạng có đăng bài của ông Dương Danh Huy:

http://www.boxitvn.net/bai/26594

Bắt đầu “thoát Trung”

Thường Sơn

Không chỉ giàn khoan 981 sừng sững, cả một hạm đội nhỏ của Trung Quốc lao vào “vùng tranh chấp lãnh hải” và những tin tức ban đầu về 5 sư đoàn thiết giáp được Bắc Kinh điều động áp sát biên giới phía Bắc Việt Nam rất có thể đã xúc tác cho động tác đối ngoại dứt khoát hơn của giới lãnh đạo Hà Nội, hay khiêm tốn hơn là “một bộ phận” trong giới lãnh đạo đang ngổn ngang ý thức hệ về hướng nhìn ngoại bang.

Trong tuần này, sau cuộc tổng biểu tình thất bại của công dân và cuộc đàn áp tổng biểu tình thành công của chính quyền, người ta đã chứng kiến vài phản ứng dè dặt đầu tiên của những người vẫn quen im lặng. Quốc hội Việt Nam là trường hợp tiêu biểu nhất.

Về một lời phát biểu "giàu cảm hứng" bên lề diễn đàn Quốc hội ngày 21-5-2014

Bauxite Việt Nam

Giữa lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tuyên bố dõng dạc ở Manila, rằng Trung Quốc «đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông», và kêu gọi cộng đồng quốc tế «lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế»; cũng giữa lúc Thủ tướng trả lời phỏng vấn của Reuters, khẳng định: «Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng», và Việt Nam «nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó», được hãng RFI của Pháp bình luận: “Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với «tinh thần 4 tốt» và phương châm «16 chữ vàng» mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra”, thì không hiểu sao có một người là ông Vũ Mão – vâng chính là ông Vũ Mão cựu Chánh văn phòng Quốc hội, mới được báo Pháp luật phong thêm một danh hiệu cao quý: nhạc sĩ Vũ Mão – ngay bên lề cuộc họp Quốc hội chiều qua 21-5-2014, lại có những lời thánh thót với báo chí nghe đến lạ tai. Ông nói: “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở.

THƯ NGỎ VỀ VIỆC CHIẾU BỘ PHIM TÀI LIỆU "HOÀNG SA VIỆT NAM: NỖI ĐAU MẤT MÁT"

André Menras-Hồ Cương Quyết

Kính gửi ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thưa quý ngài,

Tôi tên là André Menras-Hồ Cương Quyết, công dân Pháp và Việt Nam (CMND số 025223113).

Hôm nay tôi gửi thư này tới quý ngài để chính thức nhắc lại lên cấp cao nhất của Nhà nước và Chính phủ một yêu cầu hết sức giản đơn và đã nhiều lần xin xỏ nhưng không bao giờ được hồi đáp.

Tôi là đạo diễn bộ phim tài liệu "Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát" nói lên nỗi tuyệt vọng, lòng dũng cảm và ý chí kháng cự trước quân xâm lược Trung Hoa của các gia đình ngư dân miền Trung thuộc tỉnh Quảng Ngãi và nhất là ở đảo Lý Sơn. Quý vị hẳn là có biết về bộ phim đó vì thấy có nhắc đến nó trong các trang mạng của chính quyền.

Nghĩ gì hiểu sao đằng sau những câu nói?

Thiện Tùng

Lợi dụng lúc Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN họp phiên toàn thể lần thứ 9 khóa 11, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan vào đặt xuống vùng lãnh hải VN để thăm dò dầu khí. Có lẽ vì bận bàn thảo việc “Quốc gia đại sự”, đảng và Nhà nước ta không quan tâm mấy về việc lẻ tẻ nầy.

Không đợi lịnh Trung ương, theo thói quen “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Dầu tương quan ta yếu hơn đối phương, một mặt Cảnh sát biển và Ngư dân cho tàu ra ngăn cản quyết sống mái với kẻ thù; mặt khác, 20 tổ chức Xã hội Dân sự được Nhà nước mặc nhận, kịp thời ra lời kêu gọi biểu tình chống TQ đặt giàn khoan trong hải phận VN.

Nhà văn Võ Thị Hảo: Sự bất nhất của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc chống Trung Cộng xâm lược

Trần Quang Thành

clip_image002

Trong những ngày qua, trước những hành vi xâm lược của Trung Cộng ở Biển Đông đã làm cho người Việt ở khắp nơi, thuộc nhiều thành phần trong xã hội đều phẫn nộ và đã bày tỏ thái độ bằng những cuộc biểu tình, cầu nguyện… Duy có thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam phải nói là “bất nhất” nói một đằng làm một nẻo…

Phản biện một số lập luận về tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa

Dương Danh Huy

Giới thiệu

Gần đây TS Vũ Quang Việt lặp lại một số đề nghị trong một bài viết năm 2010 của ông. Bài viết này phản biện một số điểm ông nêu ra, đặc biệt là ba điểm sau:

Đáng lẽ vào lúc này các nước ASEAN đã phải giải quyết vấn đề [chủ quyền đối với các đảo Trường Sa] với nhau rồi. Nước có trách nhiệm lớn nhất trong việc này là Việt Nam, nhưng Việt Nam đã không làm gì. Vẫn cho rằng Trường Sa là của mình.

Việt Nam cũng nên từ bỏ việc đòi chủ quyền các bãi/đá nằm trong EEZ của Phi, Brunei và Mã Lai.

Việt Nam và các nước nên công nhận chủ quyền của nhau trên các đá hiện đang chiếm giữ.

Trong bài viết này, các đoạn trích là từ ý kiến của TS Vũ Quang Việt trên Diễn Đàn (diendan.org).

KHI MỘT BỆNH ÁN ĐƯỢC DẤU KÍN NHƯ LÀ BÍ MẬT QUỐC GIA

Trường hợp ông Đinh Đăng Định (1963-2014)

Bác Sĩ T. K. TRAN (MRVN)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS1HP4OIrugLlAXk4T-zqszr1q0wY5MScqsIZdZ0n6bTI4hgs78FA

Ông Đinh Đăng Định đã là một người lính và sau đó là một giáo sư dạy hóa học. Nếu ông chỉ phục vụ trong quân đội nhân dân hoặc chỉ giảng các công thức hóa học cho đám học trò ngoan ngoãn, thì chắc là tại Việt Nam và trên cả thế giới sẽ không ai biết tên của ông. Nhưng Ông Định đã viết trong blog của mình về thảm họa môi trường vì khai thác mỏ bôxít ở các cao nguyên của Việt Nam, về nỗi khao khát dân chủ và tự do... Đó là điều mà chính quyền không thể chấp nhận được. Ông Định đã bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và khoảng một năm sau đó bị kết án sáu năm tù. Trong nhà tù, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày và qua đời ngày 3.4.2014 (1).

Nếu hồ sơ y tế là một bí mật nhà nước

Trong nhiều tuần, các cơ quan công quyền đã để ông Định và gia đình ông trong sự mù mờ không rõ về bệnh tật của mình. Đơn xin tham khảo hồ sơ bệnh đã bị quản lý trại giam từ chối: họ không có trách nhiệm quản lý bệnh tật của những tù nhân. Họ nói trách nhiệm này thuộc về bệnh viện điều trị (2).

Bôxít Tây Nguyên: Quốc hội đã giám sát tốt hơn, nhưng...

clip_image001

 

PGS. TS Hồ Uy Liêm - Nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

 
   

(Tin tức thời sự) - Với những gì đang xảy ra, tôi không có nhiều niềm tin vào hiệu quả kinh tế-xã hội sẽ có của toàn bộ dự án.

Đó là nhận định của PGS.TS Hồ Uy Liêm - Nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam về kết quả đánh giá ban đầu của hai dự án bôxít Tây Nguyên.

Phải xem thị trường, giá cả

PV: - Vừa qua, UB Thường vụ QH đã nghe báo cáo chuyên đề Hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ để chuẩn bị cho kỳ họp QH sắp tới. Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu- Trưởng đoàn giám sát cho rằng, cần đánh giá hiệu quả của hai dự án này ở diện rộng hơn, là chuyên gia trong vấn đề này, ông hiểu đánh giá rộng hơn là như thế nào, phải đánh giá trên phương diện nào?

Lê Nguyên - Đối diện với TQ, nước cờ nào cho VN trên bàn cờ thế giới hiện nay?

Lê Nguyên

Văn hóa Nghệ An: Tình hình đất nước ta đang có không ít khó khăn. Vấn đề cơ bản nhất, khó khăn nhất là phải đối phó với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ đang có nhiều âm mưu, thủ đoạn vừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn, lỗ mãng nhằm thôn tính Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Làm gì và làm như thế nào để bảo vệ chủ quyền của đất nước? Đây đang là mối quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bài phân tích tình hình của Lê Nguyên mà chúng tôi giới thiệu là một trong nhiều ý kiến để bạn đọc tham khảo. Đây là ý kiến của cá nhân Lê Nguyên, không phải là quan điểm của VHNA.

Cuộc chơi của Trung Quốc tại Biển Đông Nam Á: Kết thúc thời "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh?

Nguồn: nationalinterest.org

Tác giả: Hà Anh Tuấn

Phương Anh dịch từ bản tiếng Anh

clip_image002Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện mọi nỗ lực để thuyết phục thế giới rằng nó đang trỗi dậy một cách hòa bình. Thuật ngữ "trỗi dậy hòa bình" lần đầu tiên được sử dụng vào đầu năm 2003, khi ông Trịnh Tất Kiên, lúc ấy đang là Phó Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có một phát biểu tại Diễn đàn Boao châu Á. Sau đó thuật ngữ này được các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng trong bối cảnh quan hệ quốc tế khác nhau.

Các nguyên tắc chính của lý thuyết "trỗi dậy hòa bình" lý thuyết của Trung Quốc, được đổi thành "phát triển hòa bình" từ năm 2004, là Trung Quốc sẽ không thực hiện bá quyền, sự tăng trưởng kinh tế và quân sự của TQ sẽ không đặt ra mối đe dọa cho hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế, và các nước khác sẽ được hưởng lợi từ sức mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tầm nhìn này trở thành hiện thực, Bắc Kinh đánh giá cao vai trò của quyền lực mềm và cho rằng việc thúc đẩy quan hệ tốt với các nước láng giềng sẽ thúc đẩy chứ không hề làm suy yếu sức mạnh quốc gia toàn diện của nó. Như vậy, luận điểm trỗi dậy hòa bình nhấn mạnh cách tiếp cận mang tính hợp tác đối với những tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả tranh chấp lãnh hải với các nước khác nhau ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Quán triệt cái gì đây?

Chu Hảo

Như thường lệ, thời gian tới các cuộc hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 9 sẽ rầm rộ diễn ra từ trung ương, các Bộ, Ngành đến các địa phương. Nghị quyết này có 9 vấn đề. Trong tình trạng nước sôi lửa bỏng này của đất nước thì vấn đề được xếp cuối cùng lại là vấn đề quan trọng nhất. Có thể vấn đề Biển Đông nằm ngoài chương trình nghị sự của Hội nghị Trung ương 9, nhưng nó đang nằm trong con tim khối óc của mỗi người Việt Nam yêu nước. Và vì vậy nó đáng được quán triệt nhất trong đợt sinh hoạt chính trị thường kỳ này. Nhưng quán triệt gì đây với những nội dung không đủ mạnh mẽ trong văn kiện như dưới đây: “9. Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.”

Việt Nam - Hậu HD-981.

Những suy tư của một người già U 90. Sái phu minh triết Nguyễn Khắc Mai.

I - Nhận định.

Việc tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh theo chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đem hàng trăm tàu chiến, tàu hải giám vũ trang đưa dàn khoan HD-981 vào định vị ở thềm lục địa của Việt Nam đang gây nên sự phẫn nộ, phản đối của nhân dân VN, và khiến cho khu vực và thế giới lo ngại, lên án.

Đây là sự kiện không đơn lẻ của tập đoàn bá quyền Bắc Kinh. Nó nằm trong một chuỗi sự kiện kẻ cướp từ 1956, 1974, 1988 và hàng loạt hành động vừa có tính cướp biển, vừa xâm phạm trắng trợn chủ quyền của VN.

Từ 2-5-2014, với sự kiện dàn khoan HD-981, Việt Nam bước vào một tiến trình mới. Tôi gọi là VN Hậu HD-981! Có mấy tình hình này để nhân diện.

TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG: THOÁT HÁN!

Hoàng Mai

1. Cơ hội lịch sử

Sự kiện mà China đưa giàn khoan HD-981 vào sau trong thềm lục địa Viêt Nam, được dư luận cũng như những người bình luận, đều cho rằng, đây là cơ hội để người Việt, mà cụ thể là Bộ Chính trị, Đảng CSVN, có cơ hội thoát khỏi sự kìm hãm của Bắc Kinh, mà ta quen gọi là: thoát Trung, thoát Tàu, hay: thoát Hán.

Rõ ràng, đây cũng là cơ hội để Đảng CSVN phần nào sửa chữa lại lỗi lầm của mình trước lịch sử. Dù muốn hay không, cũng không thoát khỏi sự phán xét sau này.

2. Vài so sánh cần thiết

Dân số Việt Nam hiện nay là 92 triệu (năm 2013), trong đó, miền Nam khoảng 50 triệu. Nghĩa là dân số miền Nam hiện nay bằng dân số Hàn Quốc bây giờ. Trong khi Tổng sản phẩm quốc nội - GDP của Hàn Quốc năm 2012 là 1,13 nghìn tỷ USD (1); tức là bằng 10 lần cả nước gồm 92 triệu dân Việt Nam làm ra trong một năm. Đáng chú lý là, vào những năm 1960, Hàn Quốc chưa thể sánh với miền Nam nước ta.

Kiện Trung Quốc, Việt Nam [nhiều khả năng] sẽ thắng!

(Petrotimes) - Việt Nam là một dân tộc trọng tình nghĩa. Ngày 2/5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Những nỗ lực ngoại giao yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép này ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam đã không phát huy tác dụng. Giờ là lúc phải sử dụng tới pháp lý. PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Dương Danh Huy về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

clip_image001

Nếu kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam, thì chúng ta có nhiều cơ hội chiến thắng.

Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì chỉ... thiệt thân

Trần Nghĩa Sơn

(GDVN) - Thời thế thay đổi thì tư duy mỗi con người cũng phải thay đổi. Ở tầm mức quốc gia cũng vậy...

Sự kiện Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 1/5/2014, đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân cả nước, của người Việt khắp năm châu và dư luận quốc tế.

Ngày 7 tháng 5 năm 2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng". Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực".

Cuộc chiến ngôn ngữ

Nguyễn Vũ

clip_image002(TBKTSG Online) - Sáng sớm đã nhận những thư không vui. Thư của một nhà khoa học từ miền Tây (vì chưa xin phép nên chưa tiện nêu tên):

“Tôi mới ở Úc về, bên đó thấy mấy đài CNN, BBC đều chiếu cảnh công nhân Trung Quốc nằm trên băng ca được đưa từ máy bay xuống… mà không thấy cảnh tàu Trung Quốc hung hãn xịt vòi rồng vào các con tàu nhỏ của mình ngoài biển Việt Nam. Anh coi làm thế nào để các đài CNN, BBC có băng hình để họ đưa tin khách quan hơn. Công tác tuyên truyền của ta yếu quá!”.

Một thư khác, lần này là từ một nhà ngoại giao đã về hưu người Mỹ. Đầu thư ông kể vừa đọc một bài dạng ý kiến đăng trên tờ Jakarta Post trong đó một viên chức ngoại giao Trung Quốc đang đóng tại Indonesia viết bài sai sự thật về Việt Nam. Lời lẽ của bài báo rất nguy hiểm với người thiếu thông tin kiểu như, “khi bạn đang đọc bài này thì làn sóng bạo lực gần đây ở Việt Nam chưa dịu xuống. Hầu như mọi doanh nhân Trung Quốc ở phía Nam Việt Nam đã là nạn nhân bị đánh đập, cướp phá…”.

THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG VÀ ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC

Thưa Bộ trưởng Trần Đại Quang và ĐBQH Dương Trung Quốc!

Trước hết, xin được gửi tới hai ông lời chào kính trọng.

Như các ông đã biết, vợ chồng tôi (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh) là người đã theo đuổi vụ tố cáo đối với Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh từ năm 2008 đến nay.

Chúng tôi đã 73 lần gửi đơn thư qua đường Internet đến đầy đủ các cơ quan chức năng của nhà nước cùng các cơ quan báo chí chính thống trong nước. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trực tiếp gửi đơn thư bằng văn bản hay làm việc trực tiếp với Công an Quảng Trị, Công an Hà Nội và Cục A67 - Bộ Công an về vụ tố cáo này. Tuy nhiên, tất cả hoặc là bị xử lý trái pháp luật hoặc là rơi vào vòng im lặng một cách khó hiểu.

Thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu đình chỉ ngay toàn bộ dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên (cập nhật)

Hà Nội ngày 24-04-2014

Kính gửi:

- Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam,

- Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

- Ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

- Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

- Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Đồng kính gửi:

- Toàn thể quốc dân đồng bào,

Một bước tiến, hai bước lùi hay lộ trình dân chủ?

Phạm Hải Hồ

image Trước việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải Du 981 giữa vùng biển quê hương, người Việt trong cũng như ngoài nước, thuộc hệ thống chính trị hay bất đồng chính kiến đều hết sức bất bình và có những hành động phản kháng mạnh mẽ.Ở nhiều nước trên thế giới và một số tỉnh thành nước ta − hiển nhiên với sự đồng ý của chính quyền, điều có thể được xem là một bước tiến trong quá trình dân chủ hóa − đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình, mít tinh của đồng bào chống bọn bành trướng Trung Quốc. Đây là cơ hội ngàn vàng để khởi sự quá trình hòa giải hòa hợp dân tộc mà từ năm 1975 đến nay chỉ là một niềm mơ ước.

Tuy những gì xảy ra ở Hà Tĩnh và Bình Dương thật đáng tiếc và đáng lên án nhưng nhìn chung, các cuộc biểu tình ở những nơi khác như Thái Bình, Vũng Tàu, Quảng Nam v.v…, dù được tổ chức hay tự phát, đều diễn ra rất ôn hòa và có trật tự. Sau đó, những kẻ kích động bạo lực, cướp phá doanh nghiệp nước ngoài đều đã bị bắt giam; tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm; chính quyền các địa phương đã trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ và hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.[1]

VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ PHIÊN BANG CỦA TRUNG QUỐC

Tô Văn Trường

Tổng bí thư có lần nói Biển Đông không có gì mới, và giải quyết vấn đề Biển Đông phải biện chứng. Vậy ngày nay, người dân có quyền hỏi ông, bây giờ có gì mới không? Và giải quyết vấn đề Biển Đông phải biện chứng như thế nào?

Dân tộc ta vốn hiền lành, thủy chung, luôn muốn sống êm ả, hòa hiếu với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng như Trung Quốc. Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 60 năm vừa qua, chúng ta không quên nhắc đến sự giúp đỡ của Trung Quốc một cách chân thành, trân trọng. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, bọn bành trướng càng lấn tới.

Sự kiện đem giàn khoan khổng lồ HD 981 vào sâu vùng lãnh hải kinh tế của Việt Nam là hành động ngang ngược của kẻ cướp không còn cho chúng ta có “lỗ mũi” để mà thở!

Bàn thêm về Màu “đồng chí”

Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội…  Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí” thường là màu đỏ”.

Vâng, vào thời ấy đa số những người đi theo Đảng đều “có một niềm tin ngây thơ”, nhưng hình như trên chóp bu thì không phải vậy. Họ có tin, có bị “màu đỏ tình đồng chí” chi phối – chi phối mạnh nữa là khác – nhưng cũng có cả sự tính toán từng nước cờ lợi hại cho mình. Chả thế mà sang đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX, khi Mao và Xít cố ép chúng ta làm “thổ cải” thì chúng ta đã phải ngoan ngoãn vâng lời các vị cố vấn Tàu thực hiện răm rắp kể từ năm 1953, làm cho máu của 150.000 sinh mạng người Việt chảy đỏ thắm trên khắp làng mạc ruộng đồng một nửa đất nước. Ấy là lúc đang cần viện trợ mạnh hơn cho cuộc chiến chống Pháp? Hay cũng là lúc lượng biến thành chất, con dao “bạo lực” của học thuyết do “hai đồng chí anh” giáo huấn bắt đầu được phát huy “một cách biện chứng” trong nội bộ Đảng Việt Nam, thò hẳn lưỡi ra cắm sâu vào lưng dân tộc, đánh dấu khởi điểm của sự phân rẽ, suy yếu sức mạnh cộng đồng từ đây, để đến nay, sau hơn 60 năm, với bao nhiêu vụ việc tương tự hoặc tồi tệ hơn, hễ nói đến “đồng chí” người ta đều kinh hoàng thất sắc? Có cả hai.

“CHÁY NHÀ”… MÌNH, KHÔNG THỂ “BÌNH CHÂN NHƯ VẠI” ĐƯỢC?

Thường Dân

Hơn một tuần sau khi giàn khoan khủng của Trung Quốc cắm ở Biển Đông lãnh đạo cao nhất nước, “tứ trụ Triều đình” vẫn “chưa có ý kiến” gì. Tất cả 16 vị BCT và hình như cả số đông hơn là UVBCHTƯ (?) chẳng ai nói với dân câu nào. Chắc các vị họp hành căng thẳng lắm? Vẫn chưa có “lối ra”ư? Trong lúc “nước sôi lửa bỏng” tại Hà Nội có tổ chức họp báo phản đối Trung Quốc (ở cấp tương đối thấp), có Hội nghị TƯ lần thứ 9 bàn về văn hóa!… Gần đây nhất, sau “bạo loạn” ở Bình Dương, Hà Tĩnh, v.v. có thông báo: ngày 18-5 cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh “không nên/được biểu tình” chống Trung Quốc nữa? Những kẻ chủ mưu bạo loạn đang được điều tra và tống giam. Lãnh đạo địa phương thì “không sao cả”?

Đến nay (19.5.2014), đã gần ngót 20 ngày, sau biết bao cuộc xuống đường sôi sục của Dân Việt khắp nơi trong nước và trên thế giới; sau những phát biểu của “bạn bè” khắp năm châu phản đối hành động khiêu khích nguy hiểm của bè lũ Bắc Kinh, giờ đã có thể “tổng kết sơ bộ” được rồi… Ai đã im lặng, ai phản đối. Im lặng ra sao, phản đối thế nào và vì sao(?)… chúng ta đều biết.

Việt Nam phải có ngay một hiệp ước tương trợ quốc phòng với Hoa Kỳ

Phượng Hoàng, Đài SBS, Australia, phỏng vấn tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng

Chủ nhật tuần qua biến cố biểu tình lan rộng khắp nước chống Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được dư luận quốc tế chú ý loan tin rộng rãi. Nhưng trên trạng mạng của báo chí lề trái, người ta thấy rõ bàn tay của nhà cầm quyền tổ chức một cuộc biểu tình "quốc doanh", chủ ý định phỗng tay trên cướp đoạt cuộc biểu tình của người dân yêu nước để lèo lái theo ý muốn của đảng cầm quyền, nhưng bị thất bại vì bị vạch mặt.

Thế rồi sang ngày thBa, một làn sóng biểu tình khác đã bùng n tại 22 tỉnh thành. Đặc điểm là các cuộc biểu tình này bạo động, diễn ra ở các công ty của người ngoại quốc, đa số là của Trung Quốc. Nhiều hãng xưởng đã bị đập phá, phóng hỏa, và bị một số người hôi của. Ngay ngày hôm ấy, công nhân tại các nơi này đã xác nhận những kẻ đến hô hào bạo động không phải là công nhân của nhà máy. Hàng trăm người bị bắt.

Trả lời một số ý kiến về Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa

Sau khi công bố được 4 ngày, Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa đã nhận được trên 3000 chữ ký. Đây là một con số lớn, nhất là việc công bố chỉ qua mạng xã hội và một vài trang web. Con số này thể hiện ước vọng của người dân trong việc giải quyết vấn đề HD981 bằng luật pháp quốc tế.

Người ký tên bao gồm nhiều thành phần, từ công nhân đến trí thức, từ doanh nhân đến tu sĩ. Có thể kể tên một số người ký tên sau : ông Phạm Hoàng Quân (nhà nghiên cứu lịch sử), bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh, ông Hà Sĩ Phu, ông Lê Công Định, ông JB Nguyễn Hữu Vinh…

Có một số ý kiến ngần ngại ký tên và phổ biến lá thư. Đây là điều bình thường. Như những người ký tên đầu tiên chúng tôi xin trình bày ngắn gọn một số điểm sau :

Tuyên bố của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc đàn áp và bắt giam người biểu tình yêu nước

Vào ngày 18 tháng 5, 2014 lực lượng an ninh đã ngăn chặn, cấm đoán, đàn áp, và bắt giam nhiều công dân Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam. Trước sự kiện này, chúng tôi nhận định rằng:

1. Việc canh giữ, ngăn chặn công dân Việt Nam không được xuống đường ngày Chủ Nhật vừa qua là một hành vi lạm quyền, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại được hiến định của công dân.

2. Cấm đoán, đàn áp và bắt giam công dân bày tỏ thái độ chống xâm lược của ngoại bang là những hành động triệt tiêu lòng yêu nước, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc và làm lợi cho bá quyền Bắc Kinh.

3. Lực lượng an ninh đã thiếu trách nhiệm trong việc chặn đứng những hành vi bạo động, đốt phá, giết người trong những cuộc biểu tình không do 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập kêu gọi; ngược lại đã rất năng nổ trong việc ngăn chặn cuộc biểu tình ôn hoà đã được thông báo trước của những người yêu nước.

THƯ NGỎ GỬI ÔNG VÕ KIM CỰ, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Nguyễn Nguyên Khải

Thưa ông,

Được biết, qua đài truyền hình Việt Nam, ông đã cam kết quan tâm đến quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài cùng người của họ đang làm ăn tại tỉnh nhà, và cương quyết trừng trị những kẻ gây rối trong vụ việc vừa qua tại Kỳ Anh.

Không người Việt Nam tử tế nào tán đồng việc đập phá nhà xưởng, máy móc, nhà ở, ... vừa qua ở Kỳ Anh cũng như ở một số nơi khác; dẫu rằng cách nay chưa lâu ở Trung Quốc cũng đã xẩy ra những chuyện tương tự với người Nhật làm ăn tại TQ dữ dội hơn, tràn lan hơn và dường như được “bật đèn xanh” (Cần phải nói ngay rằng so với việc người TQ phản đối Nhật Bản, việc người Việt Nam chúng ta phản đối nhà cầm quyền Bắc kinh có lí do rất chính đáng). Việc manh động này không những làm xấu môi trường đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam mà còn làm xầu hình ảnh người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Chuyện biểu tình không thành qua lời kể của những người trong cuộc

Bauxite Việt Nam nhận được ba lá thư sau đây của ba người bạn kể về chuyện bị ngăn chặn không cho biểu tình sáng ngày 18-5 vừa qua.

Ba người không đi biểu tình được nhưng cuộc biểu tình vẫn nổ ra, chứ không phải không có biểu tình như người ta đã hoan hỉ công bố trên báo chí (xem ở đây). Tất nhiên, quy mô cuộc biểu tình lần này rất nhỏ, vì để thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang về việc “tuyên truyền, vận động công nhân, người dân biểu thị lòng yêu nước với thái độ đúng mực, bình tĩnh, kiềm chế” (xem ở đây), người ta đã không từ biện pháp nào, kể cả thủ đoạn rất dơ bẩn, như thư anh Tô Lê Sơn đã kể.

Nói như ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (xem ở đây), “Biểu thị thái độ phản đối hành động trắng trợn của Trung Quốc, mình phải tỏ thái độ chứ không thể lặng im được.” Phải kiên quyết trừng phạt những kẻ mượn danh biểu tình để phá phách và hôi của. Nhưng cũng đừng lấy những kẻ đó làm con ngáo ộp để ngăn chặn Nhân Dân không được tỏ lòng yêu nước của mình trước họa ngoại xâm. Đứng trên quan điểm đó, nếu ngày 18/5 vừa qua, người dân tuyệt nhiên không có thái độ gì trước bọn bành trướng Đại Hán, thì nhà nước phải lấy làm lo lắng mới phải.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn