Nhân ngày 30.04

Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam và Đức

Hoa Hướng Nam

Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử: Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do- dân chủ

Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc, nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.

Về ba lần thống nhất đất nước

Đỗ Thúy Hường

Chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi chán ngấy môn sử cho đến khi thấy nguyên nhân chính: Sử là môn khoa học, nhưng nó bị chính trị hóa để phục vụ một ý đồ.

Tôi đọc Loạn 12 sứ quân. Chỉ mất 15 phút. Rồi đọc rộng ra, về các nhân vật và sự kiện liên quan. Rất dễ tìm trong wikipedia. Hết 30 phút. Đọc xong, tôi đặt ra những câu hỏi để tôi có thể đánh giá, bàn luận, phê phán nhiều sự kiện, nhân vật. Hóa ra, thú vị ra phết.

Chán Sử, có thể do nhiều nguyên nhân khác, với tôi: 1) Sự kiện và nhân vật lịch sử bị bịa đặt, sửa, làm sai lệch… để phục vụ ý đồ không trong sáng (ví dụ bịa ra nhân vật anh hùng Nguyễn Văn Bé); 2) Bắt học thuộc mà không cho bàn luận, hoặc chỉ được bàn luận theo định hướng; 3) Sử cung cấp cho hậu thế những bài học thành công và thất bại, nhưng lại được viết để người học ca ngợi phe ta. Lịch sử đảng (80 năm) dài dòng hơn lịch sử dân tộc (mấy ngàn năm)...

Nhân 30 tháng tư, tôi xin đưa ra vài nhận định cá nhân về ba lần thống nhất đất nước – không phải để tranh luận đúng hay sai – mà để các bạn cùng hiểu vì sao tôi hết chán môn Sử.

Để người Việt trở nên tốt đẹp hơn: những gợi ý từ giáo dục

Đặng Hoàng Giang (Đại học Phan Châu Trinh - Hội An)

clip_image001

1. Thói hư, tật xấu không phải là sản phẩm riêng của một giống người hay một cộng đồng cụ thể, mà là một biểu hiện tự nhiên, phổ biến của con người nói chung

Tuy nhiên, khi chúng xuất hiện quá nhiều trong đời sống và góp phần tạo nên các định kiến của người bên ngoài đối với người Việt như hiện nay, thì vấn đề cần phải được phân tích, mổ xẻ một cách trung thực hơn, rốt ráo hơn, trách nhiệm hơn. Những thói xấu thường gặp trong cuộc sống hiện tại phản ánh một thực tế: đạo đức người Việt đang suy đồi nghiêm trọng.

Cho đến nay, thật đáng buồn khi phải thừa nhận rằng: về cơ bản, ấn tượng về người Việt vẫn là một ấn tượng mang sắc thái tiêu cực. Đó là hình ảnh người tiểu nông nhỏ nhen, đồng bóng, dễ dàng tha hóa, manh động trước sức ép của vật chất, quyền lực, đám đông... Mặc dù đã trải qua rất nhiều cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa tốn kém, ồn ào, người Việt còn xa mới đạt đến tư cách công dân - vốn là một chuẩn mực, một thuộc tính không thể thiếu của người công dân trong bất cứ xã hội hiện đại nào.

BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU

Chúng tôi xin công bố danh sách 164 người ký tên vào Bản phản đối và yêu cầu dưới đây, nhằm bày tỏ thái độ trước quyết định vô lý và vi phạm các quy định hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc hủy bằng và phủ quyết luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, nhằm bày tỏ tinh thần tương ái đối với đồng nghiệp bị đối xử bất công, và nhằm bảo vệ tương lai nghề nghiệp của chính mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm, danh dự và tư cách của cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam.

Theo dự định, ngày 26/4/2014 thư sẽ được gửi qua đường bưu điện cho ông Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định sẽ cử đoàn trực tiếp đến trường ĐHSPHN, vào ngày 28/4/2014, để trao tận tay ông Hiệu trưởng lá thư ngỏ này, nhằm bày tỏ sự tôn trọng của chúng tôi đối với ông và đồng thời cũng thể hiện niềm hy vọng mãnh liệt rằng ông sẽ quan tâm tới tâm tư nguyện vọng của chúng tôi và ông sẽ hành động đúng với tư cách của một nhà quản lý các hoạt động khoa học ở trường đại học.

Đối với những người ký tên chúng tôi thành thật cáo lỗi nếu có những sai sót khó tránh khỏi. Nếu quý vị phát hiện thấy có sự nhầm lẫn trong các thông tin, hoặc đã ký tên nhưng chưa xuất hiện trong danh sách, xin làm ơn, từ nay cho đến hết ngày 27/4/2014, báo cho chúng tôi qua thư điện tử gửi về địa chỉ :

congdongdaihocnghiencuu@gmail.com

Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan

Thanh Phương

Có l trong lch s đào to Đi hc Vit Nam, chưa có mt lun văn thc sĩ nào làm hao tn giy mc bng lun văn thc sĩ ca ging viên Đi hc Sư phm Hà Ni Đ Th Thoan, nht là k t cô b thu hi bng Thc sĩ. V này đt ra vn đ v t do hc thut Vit Nam, khiến nhiu trí thc trong và ngoài nước đã phi lên tiếng phn đi, trong đó có giáo sư Phm Xuân Yêm, nguyên Giám đc Nghiên cu ca Trung tâm Quc gia Nghiên cu Khoa hc Pháp CNRS.

RFI : Thưa Giáo sư Phm Xuân Yêm, vi tư cách là mt cu giám đc nghiên cu CNRS, ông đánh giá thế nào v v thu hi bng thc sĩ ca Đ Thi Thoan?

GS Phm Xuân Yêm : Dù là khoa học nhân văn, xã hội, kinh tế hay tự nhiên, ngành khoa học nào cũng vậy, nếu có sự thu hồi văn bằng đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo tôi, phải tuân thủ những quy tắc phổ quát về đạo đức và những tiêu chuẩn thuần túy khoa học. Thực ra trong môi trường đại học và nghiên cứu nói chung, ở nhiều nước đã từng xảy ra sự rút lại công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành khi người ta phát hiện có sự đạo văn nghiêm trọng, các dữ liệu được ngụy tạo, hoặc có gian dối.

Không thể treo cổ nền báo chí độc lập!

Trần Quang Thành

clip_image002

Liên hiệp quốc lấy ngày 3 tháng 5 hàng năm làm Ngày Tự do báo chí thế giới. Nhân dịp này, năm nay tại Quốc hội Mỹ vào ngày 29/4 sẽ tổ chức buổi điều trần về tự do thông tin tại Việt Nam. Chủ đề buổi điều trần là “Media Freedom in Vietnam – Tình Hình Tự Do Báo Chí tại Việt Nam”. Đây là một diễn đàn quốc tế để Quốc Hội, các tổ chức vận động cho tự do thông tin và các blogger trình bày về tình hình tự do báo chí, cũng như cùng thảo luận về các chính sách của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ việc xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.

Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng các báo cáo nhân quyền gần đây cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không ngừng sách nhiễu, đàn áp các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và rất nhiều các quyền căn bản khác của người dân. Việt Nam không có truyền thông độc lập hay tư nhân và nhà cầm quyền luôn tìm cách áp bức và giam cầm, bắt giữ các blogger và nhà báo độc lập khi họ phổ biến quan điểm của họ.

Trong phái đoàn các bloggers, nhà báo độc lập đến từ Việt Nam có 3 người bị cấm xuất cảnh đó là:

Trên con đường hòa giải dân tộc

Trần Văn Chánh

Năm 2005, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4, từng nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Ý tưởng nhân hậu này đã được hầu hết mọi người dân Việt cả trong lẫn ngoài nước, không phân biệt thành phần lý lịch hay xu hướng ý thức hệ, coi như bản tuyên ngôn ngắn gọn có ý nghĩa sâu sắc về tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, vốn là một trong những yêu cầu quan trọng tiên quyết và bậc nhất để kiến thiết xứ sở. Bởi một lẽ đơn giản, đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Chiến tranh đổ máu là chuyện bất đắc dĩ và phần lớn đều do những gọng kiềm lịch sử khắc nghiệt gây nên chứ không ai là người Việt Nam máu đỏ da vàng mà lại muốn như thế.

30-4: Nhìn vượt qua một ước mơ tan vỡ

Nguyệt Quỳnh

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gởi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng

mộng bình yên

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình, ấm no, hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay của người dân cả hai miền. Những ngày hội hoa đăng với áo the, guốc mộc và nụ cười như mùa thu toả nắng của cô hàng xén vẫn cứ mãi là giấc mơ của Hoàng Cầm. Thi sĩ mất năm 2010, còn chúng ta sau chiến tranh non nửa thế kỷ vẫn đứng mãi bên bờ sông mà nhớ tiếc!

Thông điệp chung của Ông Ban Ki-Moon Tổng thư ký Liên hiệp quốc và Bà Irina Bokova Tổng giám đốc UNESCO nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới

3 tháng 5 năm 2014

clip_image002“Tự do truyền thông cho một tương lai tốt đẹp hơn: Phác thảo nghị trình phát triển thời kỳ sau 2015”

Năm nay, cộng đồng quốc tế có một cơ hội chỉ-có-một-lần-trong-cả-thế-hệ để chuẩn bị một nghị trình dài hạn cho sự phát triển bền vững nhằm kế tiếp Những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kết thúc vào năm 2015. Việc thi hành thành công nghị trình này sẽ đòi hỏi mọi dân cư được hưởng những quyền cơ bản về tự do tư tưởng và ngôn luận. Những quyền này là thiết yếu đối với nền dân chủ, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và nền pháp trị.

Ngày Tự do Báo chí Thế giới đề cao tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông độc lập, tự do và đa nguyên để bảo vệ những quyền trên. Các nhà báo cung cấp một diễn đàn bàn luận được truyền thông rộng rãi về một phạm vi rất rộng những vấn đề phát triển – từ những thách thức môi sinh và tiến bộ khoa học đến bình đẳng giới, sự dấn thân của lớp trẻ và việc xây dựng hoà bình. Chỉ khi nào các nhà báo được tự do giám sát, điều tra và phê phán các chính sách và việc làm, thì sự cai trị tốt lành mới có thể tồn tại.

Đinh Nguyên Nga bị khủng bố tinh thần và đã tuyệt thực trong trại giam Xuyên Mộc

Thạch Thảo

Từ ngày thăm nuôi vào ngày 24 tháng 3 cho đến nay Kha không viết thư và gọi điện về gia đình. Tôi và Mẹ đều tin rằng có chuyện không lành đối với Kha trong trại giam…

Lúc 5h sáng ngày 24/4/2014, chúng tôi xuất phát từ Long An đi Xuyên mộc trong tâm trạng rất bồn chồn và lo lắng. Đi cùng gia đình chúng tôi là gia đình chị Oanh – những người bạn luôn quan tâm về hoàn cảnh của gia đình tôi. Biết chắc rằng trại giam sẽ không cho họ vào gặp Kha, nhưng họ vẫn đi. “Đi để tận mắt chứng kiến cảnh nhà tù khắc nghiệt giam cầm những người yêu nước. Đi để chứng kiến cảnh trại giam đối xử tệ hại với tù nhân. Và đi để nhìn Kha từ phía xa sau khung cửa sổ, một phần nào đó thông cảm và chia sẽ cùng Kha”. Đó là những gì mà gia đình chị Oanh đã tâm sự cùng tôi

Vụ nữ sinh bị trói tại siêu thị:

Có nên tạm giam 4 nhân viên siêu thị?

TT - Dư luận đang có nhiều ý kiến khác nhau trước sự việc cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam bốn nhân viên siêu thị Vĩ Yên (Chư Sê, Gia Lai) do có hành vi bắt trói nữ sinh lấy trộm sách. Diễn đàn chủ nhật hôm nay xin nêu một số ý kiến liên quan đến vụ này.

clip_image002

Những bài báo về vụ bốn nhân viên siêu thị Vĩ Yên bắt trói nữ sinh trộm sách gây bức xúc cho dư luận

Việt Nam: Quốc gia ủng hộ Mỹ nhiều nhất ở Châu Á

Thomas C. Fox | National Catholic Reporter |

Người dịch: Lê Anh Hùng

clip_image002

Quốc gia Châu Á nào ủng hộ Mỹ nhiều nhất?

Câu trả lời: Việt Nam. Ít nhất là nếu bạn đánh giá từ quan điểm của người dân.

Việt Nam ư? Chẳng phải đấy là nơi mà khoảng 2 triệu người Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc xung đột với người Mỹ hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà 58.000 lính Mỹ đã chết trận hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà viên tướng không quân Hoa Kỳ Curtis Lemay đã nói rằng chúng ta cần “ném bom để đưa họ trở về thời kỳ đồ đá” (bằng cách phá huỷ các nhà máy, bến cảng và cầu cống “cho đến khi chúng ta tiêu huỷ mọi công trình nhân tạo ở Bắc Việt Nam”) hay sao?

Tôi từng sống ở Việt Nam 5 năm, từ 1966 đến 1972, đầu tiên là một tình nguyện viên làm việc với người tỵ nạn, và sau đó là một nhà báo. Tôi học Tiếng Việt, cưới một cô vợ người Việt, và đã quay lại đây hàng chục lần trong những năm qua. Tôi theo dõi sát sao tình hình Việt Nam như một số ít người khác. Tôi đã thăm Việt Nam gần đây, dành 7 tuần đi từ bắc chí nam. Tôi tin rằng Việt Nam và người Việt Nam có nhiều thứ để dạy chúng ta.

Mở cửa toà nhà “Tri thức học sinh-triển” của Jean Piaget

clip_image002

Ngày 23/4/2014, tại l’Espace, NXB Tri Thức và nhóm giáo dục Cánh Buồm đã tổ chức buổi tọa đàm về hai cuốn sách của nhà triết học, tâm lý học hàng đầu TK 20 Jean Piaget: Sự ra đời trí khôn ở trẻ em (người dịch: Hoàng Hưng, mới xuất bản) Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em (người dịch: Nguyễn Xuân Khánh, sắp xuất bản). Cuộc tọa đàm sôi nổi, đánh giá cao việc xuất bản những nguyên tác quan trọng về tâm lý học giáo dục hiện đại trong bối cảnh nền giáo dục VN không thể trì hoãn cuộc cải cách toàn diện, triệt để. Hai cuốn sách này mở đầu cho tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm do NXB Tri Thức chủ trương.

BVN xin giới thiệu với bạn đọc bài phát biểu của dịch giả-nhà thơ Hoàng Hưng, người khởi xướng và chủ trì Tủ sách trên, tiếp đó là bài phát biểu của dịch giả-nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Bauxite Việt Nam

Lập trường của Hội CTNLT sau hai buổi làm việc chính thức với chính quyền Việt Nam

    clip_image002

Thông cáo báo chí

CTNLT | 26/04/2014

Ngày 24/4/2014 chính quyền VN đã mời CTNLT Phạm Bá Hải làm việc về các hoạt động liên quan đến Hội CTNLT VN [cựu tù nhân lương tâm Việt Nam].

Đoàn làm việc của chính quyền gồm ông Đại tá Trần Hanh – Thủ trưởng Phòng bảo vệ chính trị PA67, CA TP HCM, tháp tùng là một trung tá, và một đại úy điều tra của Phan Đăng Lưu, cùng có mặt các viên an ninh huyện Hóc Môn và trưởng, phó công an xã. Giấy mời đã được gửi trước đó 3 ngày do trưởng CA xã ký, ghi lý do là an ninh trật tự.

Với tư cách là Điều phối viên của Hội, CTNLT Phạm Bá Hải đã trao đổi và trả lời tất cả các câu hỏi về Hội CTNLT, qua đó trình bày quan điểm và hình thức sinh hoạt của Hội trong việc vận động cải thiện nhân quyền, hoạt động nhân đạo và kêu gọi thả tự do cho các tù nhân lương tâm bằng phương thức ôn hòa.

Hội chứng “đường cong” và người Việt hạnh phúc nhất thế giới

Kỳ Duyên

clip_image002Liệu nước Việt có dấn thân suôn sẻ trong hành trình này không? Hay vẫn cam chịu, chấp nhận cách tư duy có những “đường cong mềm mại”? Và người Việt thỏa mãn với thước đo văn minh lúa nước, tự nhận dân tộc mình vẫn là dân tộc hạnh phúc nhất nhì thế giới?

I-Những ngày này, “con đường cong mềm mại” hẳn cười thầm. Vì hóa ra, mốt “đường cong” rất được các ngành ưa thích ứng dụng, vô tình thành một “hội chứng”, dù không được… hoàn hảo lắm. Ngành tiên phong trong tuần qua là giáo dục.

Năm trước đó, ngành GD đã làm cả xã hội “cảm nặng” vì con số 70.000 tỷ đồng. Tranh cãi, phản biện chán chê, rồi tất cả… hạ nhiệt. Cả bên 70.000 tỷ đồng, lẫn bên gần 90 triệu (dân).

clip_image004

Ảnh: Văn Chung

Vài suy nghĩ về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông

Hoàng Mai

Mọi người Việt Nam chúng ta đều biết: Việt Nam, chưa làm ra bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào mang tầm quốc tế; ngay cả một mặt hàng chủ lực có tiếng trên thị trường thế giới cũng chưa hề có. Thế nhưng, việc Chính phủ Việt Nam vay tiền của Trung Quốc và giao cho Trung Quốc trọn gói với Hợp đồng tổng thầu EPC (tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) để đầu tư hệ thống “Đường sắt đô thị Hà Nội” cho Thủ đô Hà Nội, với giá cao từ 2,5-3 lần so với mặt bằng chung của thế giới, là việc làm mà có lẽ chỉ có quan chức Việt Nam mới dám nghĩ và dám làm.

1. Tổng quan về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì Hà Nội có 6 tuyến “Đường sắt đô thị Hà Nội”. Theo báo baodatviet.vn, ngày 23.4.2014, trong bài viết “Nhà thầu Trung Quốc đội vốn gần 100%: Không thể chấp nhận được!” (1), thì tuyến Cát Linh-Hà Đông được giới thiệu như sau:

Một câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Phan Hạnh lược dịch

Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari của CNN tường thuật đã gây nhiều xúc động.

Bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi của Hãng tin Ba Tư ISNA chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước đây tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc Ba Tư, gần biển Caspian. Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và phổ thông ở Ba Tư.

Theo tin của ISNA, kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đã đâm chết Abdollah Hosseinzadeh 17 tuổi, trong một trận ấu đả ngoài đường phố.

Những lực lượng nào tham gia cưỡng chế Dương Nội hôm nay?

clip_image002Cuộc cưỡng chế Dương Nội sáng nay cho thấy chính quyền Hà Nội đã huy động cả công an, quân đội, dân phòng, côn đồ, ma cô tổng cộng đến cả ngàn tên với trang bị súng ống, máy móc, xe cộ, phương tiện chỉ để đối phó với mấy chục bà già và phụ nữ trong tay không một tấc sắt.

Trước Ngày tự do thông tin Việt Nam: Thăm trụ sở Liên hiệp quốc

Anthony Lê

AnthVRNs (25.04.2014) – New York, USA -  Nhận được lời mời của các tổ chức NGO là ACCESS và OpenITP, cùng với Văn phòng Liên Hiệp Quốc và Google, chúng tôi lên xe hướng về New York.

Đoạn đường từ Washington về New York hết hơn 5 tiếng đồng hồ (ước chừng khoảng 500km), nhưng nhoáng một cái là chúng tôi đã đến nơi. Bác tài xế (anh Duy) thật tài tình lái xe đưa chúng tôi đi nhanh, êm và an toàn, ngồi trên xe mọi người cười nói rộn ràng với những màn góp vui rất hồn nhiên của Trinity Hồng ThuậnLilly Nguyễn. Ở cuối chặng đường, chúng tôi có phần hồi hộp hơn khi nghe tin thành viên thứ 6 có thể sẽ đến được với chúng tôi từ Việt Nam đang trong quá trình làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Nội Bài. Chúng tôi ngóng chờ từng giây và cùng nhau đưa ra trò dự đoán “đi được – bị chặn”, mọi người trên xe như nổ tung lên khi nghe tin máy bay mang theo thành viên thứ 6 đã cất cánh, blogger Nguyễn Tường Thụy.

Hồi hương người Tân Cương, Việt Nam có vi phạm luật quốc tế?

Đoan Trang

ENGLISH

Báo chí Việt Nam đưa tin, vào rạng sáng ngày 18/4/2014, “một nhóm đối tượng người Trung Quốc” (không nói họ là người Duy Ngô Nhĩ) đã “vượt biên trái phép vào Việt Nam” và bị bắt giữ, dẫn giải ra cửa khẩu để trả về Trung Quốc. Sự việc này dẫn tới một vụ nổ súng giữa họ với cơ quan biên phòng Việt Nam, làm chết 7 người, trong đó có 2 chiến sĩ Việt Nam.

Sau sự cố ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trong cộng đồng mạng nảy sinh một số câu hỏi: Nên hay không nên thương xót những người Trung Quốc bị bắn chết, tự sát, hoặc bị trả về Trung Quốc? Việc họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có cần phải bị trừng phạt bằng cách cưỡng bức hồi hương? Nếu không thì nên cư xử với họ như thế nào? Hành động của nhà chức trách Trung Quốc trong trường hợp này có vi phạm chủ quyền Việt Nam?

Bài trả lời phỏng vấn dưới đây của luật sư Vi Katerina Tran, Văn phòng Luật Vi K. Tran, San Jose, California, có thể cung cấp cho độc giả Việt Nam một số thông tin để giúp giải đáp các câu hỏi đặt ra.

Chuyện nhỏ tháng Tư

Tản văn của Dạ Ngân

Văn Việt: Lại sắp  đến một ngày tháng 4 mà dưới lớp hào quang một phía của nó, ta vẫn còn nghe tiếng thổn thức trái tim bao nhiêu người mẹ Việt. Đau đớn thay, gần 40 năm trôi qua, câu chuyện nhỏ mà nhà văn Dạ Ngân kể dưới đây vẫn còn là “vấn đề của hôm nay”. 40 năm sau, người “thắng”, kẻ “thua”, người sống, kẻ chết, cả hai đều là con mẹ, mẹ yêu thương cả hai. Nhưng đứa con mà Mẹ Việt Nam trông đợi phải thay đổi thái độ cư xử lâu nay khiến mẹ đau lòng chính là đứa còn sống, đứa tốt số, đứa “thắng cuộc”.

Thư giãn cuối tuần: Cân đối

Thiện Tùng

Nói sai mà say nói:

Sanh đẻ có kế hoạch” mà nói “kế hoạch hóa gia đình”, nói trật lất mà cứ chuyền nhông nhau nói, nói một cách kiêu hãnh hết thập kỷ nầy đến thập kỷ khác. Không dừng ở nói, còn viết thành văn bản, thành sách để lưu truyền cho con cháu muôn đời sau!. Thử xét xem, kế hoạch gia đình bao gồm nhiều mặt, sinh đẻ chỉ là một mặt trong số?. Vậy thì “kế hoạch hóa gia đình” là cha còn “sinh đẻ có kế hoạch” là con. Cha thì cha, con thì con sao đồng nhứt lộn tầm phèo như thế! Đã là thế kỷ 21, có vậy mà cũng không hiểu, không phân biệt được mà đòi “thăng thiên, độn thổ”, lạ thật!.

Báo chí – Quảng cáo – Tuyên truyền

Luật sư Hà Huy Sơn

Nhân ngày Tự do Báo chí thế giới mùng 3 tháng 5, tôi muốn chia sẻ về các khái niệm báo chí – quảng cáo – tuyên truyền và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Những nội dung chính của khái niệm báo chí - quảng cáo – tuyên truyền theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

“Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa. Đây chính là một bộ máy của chính quyền [chi tiết này chỉ đúng với các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa cũ, dưới chế độ toàn trị của đảng Cộng sản – BVN] để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức. Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề. Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư. Quyền lực này, nếu được nhân dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội.”

MỘT SỐ LÝ DO TƯ PHÁP VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI

Hà Huy Sơn

Ở một nền dân chủ, pháp luật được thượng tôn. Ở Việt Nam, pháp luật là sự thể chế hóa cương lĩnh của Đảng cộng sản.

1. Từ chối đơn khởi kiện

Trong thực tế tại tòa án các cấp, người khởi kiện các vụ án dân sự, vụ án hành chính nếu vì một lý do chủ quan nào đó thẩm phán có thể viện ra đủ mọi lý do để trả lại đơn khởi kiện. Người khởi kiện không đồng ý thì có thể khiếu nại đến chánh án tòa án hoặc chánh án tòa án cấp trên là hết. Trường hợp chánh án tòa án thông đồng với thẩm phán hoặc chánh án tòa án cấp trên thông đồng với chánh án tòa án thì quyền khởi kiện của công dân coi như bị tước đoạt mà không có cách nào để thực hiện. Nếu người khởi kiện có sử dụng đến quyền tố cáo thì cũng không khả thi.

Thẩm định bài thẩm định của Phan Trọng Thưởng

Đặng Thái Minh

clip_image002

Bài Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn của Phan Trọng Thưởng được giới thiệu là toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập.

Bài viết đó giống với tất cả các bài báo lề phải từ giữa năm 2013 đến nay về Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) và luận văn của cô. Gọi nó là bản nhận xét phản biện e có phần không thích hợp.

Phản biện luận văn không phải là moi móc những chỗ mình thích/không thích trong luận văn của người ta ra để phán đúng/sai. Anh có thể bày tỏ sự yêu/ghét của mình ở chỗ khác (báo Nhân Dân chẳng hạn), nhưng khi làm người phản biện phải tỏ ra khách quan, không bênh, không bỏ ai. Anh biết chê Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) mượn luận văn làm chỗ cổ súy (sic) cái này, chống đối cái kia. Tại sao ở bài phản biện luận văn anh lại cho mình quyền thể hiện sự tôn sùng của cá nhân anh dành cho nhân vật này, chủ nghĩa nọ?

Phản biện luận văn có nhiệm vụ chỉ ra cho tác giả luận văn thấy anh/chị ta đã làm/chưa làm được gì so với yêu cầu đề ra cho luận văn. Phan Trọng Thưởng chỉ làm mỗi một việc là trích dẫn và/hoặc tóm tắt luận văn rồi phán:

THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ

Nguyễn Thị Kim Chi

Chúng tôi được lời mời tới Mỹ dự hội thảo về vấn đề tự do báo chí  Việt Nam của hai vị dân biểu Hoa Kì là bà Loretta Sanchez và Joe Lojgren. Ban tổ chức gửi vé bay, đưa đón chúng tôi ở các sân bay và lo mọi chuyện ăn ở đi lại trong nước Mỹ.

Vậy là các dư luận viên bắt đầu tấn công chúng tôi rằng: “Bọn họ là những kẻ vì những đồng đôla mà bán rẻ Tổ Quốc…”.

Những lời thóa mạ vô căn cứ đó của những  người “trung thành” chỉ khiến tôi  tức cười. Họ nguyền rủa, kết tội  chúng tôi vì lòng họ yêu nước và đang ra sức bảo vệ đất nước thật ư? Họ nói rằng lịch sử VN sẽ phán xét chúng tôi - những kẻ đi bêu xấu tổ quốc.

Chuyển đổi đất nước bằng con đường ôn hòa - gánh nặng nhọc nhằn trên vai (Phần 2)

Phan Thành Đạt

II. Tư tưởng dân chủ tự do được tiếp nối bằng con đường đấu tranh ôn hòa

Phương pháp đấu tranh bất bạo động để giành chính quyền đã được nhiều người Việt Nam đồng tình hưởng ứng, vì đây là con đường đúng đắn và tránh được mọi biến động trong đời sống chính trị, xã hội. Con đường dân chủ hóa đất nước đang được các trí thức thực hiện (A), tuy nhiên sẽ có nhiều khó khăn thách thức phải vượt qua (B).

A. Con đường dân chủ hóa đất nước của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Thư của các giáo sư Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần gửi Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội

Ishikawa, Chicago, Tokyo và Paris, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội

Kính gửi  Giáo sư Nguyễn Văn Minh,

        Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thưa ông Hiệu trưởng,

Chúng tôi được các bạn đồng nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước cho biết xúc động của họ về việc tái thẩm định luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan và hậu quả khắc nghiệt mà việc đó đã đem lại cho cô giáo Đỗ Thị Thoan và bà Nguyễn Thị Bình, người đã hướng dẫn luận văn của cô. Là những người đã từng làm việc lâu năm trong các đại học ở nước ngoài, chúng tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự đã xảy ra, và cũng không hình dung được khả năng nào có thể xảy ra hiện tượng đó về mặt khoa học. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi xúc động chính đáng của các đồng nghiệp ở trong nước và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi đối với hiện tình của nền học thuật đại học tại Việt Nam qua sự cố này.

BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU

Những người muốn tham gia ký tên vào Bản phản đối và yêu cầu dưới đây, nhằm bày tỏ thái độ trước quyết định vô lý và vi phạm các quy định hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc hủy bằng và phủ quyết luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, nhằm bày tỏ tinh thần tương ái đối với đồng nghiệp bị đối xử bất công, và nhằm bảo vệ tương lai nghề nghiệp của chính mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm, danh dự và tư cách của cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam, xin gửi thư điện tử về địa chỉ :

congdongdaihocnghiencuu@gmail.com.

Do đặc thù của vụ việc và nội dung của Bản phản đối và yêu cầu, nên xin phép chỉ chấp nhận chữ ký của những người đảm bảo các điều kiện sau:

- Đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam.

- Ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên, học hàm học vị (nếu có), lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, Bộ môn/ Khoa (đối với các trường Phổ thông và Đại học), Phòng/Ban (đối với các Viện nghiên cứu), cơ quan công tác, địa chỉ nơi ở.

(Riêng thông tin về cơ quan công tác, sẽ không công bố nếu người ký tên nêu yêu cầu này trong thư. Nơi ở sẽ chỉ công bố tên của tỉnh/thành phố, không công bố địa chỉ cụ thể.)

- Nhận chữ ký đến 12h ngày 25/4/2014.

Bản phản đối và yêu cầu cùng tất cả các chữ ký thu thập được sẽ được gửi tới Ông Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ngày 26/4/2014.

Những người ký tên ở văn bản dưới đây xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp sẽ tham gia đồng hành cùng chúng tôi.

THƯ NGỎ VỀ SỰ VI PHẠM TỰ DO HỌC THUẬT TRONG VỤ THU HỒI BẰNG THẠC SĨ CỦA BÀ ĐỖ THỊ THOAN

Kính gửi:

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.

Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, "Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa", đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.

30 THÁNG 4, NHỮNG PHỐ TÀU, THẮNG THUA, THUA THẮNG!

Trần Minh Thảo

Ta cùng lên Đường đi xây lại Việt Nam

(Lời bài hát : “Dựng lại người, dựng lại nhà”- Trịnh công Sơn)

Không phải là năm chẵn, nhưng ngày 30/4 năm nay vẫn là ngày lễ trọng đứng đầu bảng các lễ lạt trong năm. Do đó đã có những bài viết, những phát biểu về 30/4 của “bên thắng cuộc” , “bên thua cuộc”, lề phải, lề trái, không lề. Đáng chú ý là nhân sắp đến ngày 30/4, quan chức ngoại giao và truyền thông chính thống của Việt Nam lại nói về hoà hợp hoà giải.

Rất nhiều sách báo, tiểu luận, ý kiến về ngày 30/4. Thế nhưng gọi ngày 30/4 là ngày gì thì người Việt Nam trong và ngoài nước chưa hề thống nhất dù cả hai đều có những lễ hội kỷ niệm ngày 30/4. (Cũng như vậy, GS Lê xuân Khoa đã từng hỏi: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? khi bàn về chiến tranh Việt Nam).

“Đảng lãnh đạo…”

Thiện Tùng

Cách đây vài tuần, ngồi chung trong bàn ăn ở một tiệc cưới, một quan chức đương quyền nói với những người trong bàn: “Ở Mỹ, ở Nga, ở Đức… bao giờ cũng đều do một đảng lãnh đạo. Vậy là Đảng lãnh đạo đâu phải chỉ riêng ở Việt Nam, sao cứ nhằm vào Đảng CSVN mà chôm chỉa châm chích…?”.

Một câu nói đánh đồng, đánh lận con đen, xảo biện vụng về thốt ra từ cửa miệng của một quan chức. Thật là thiển cận và ngụy biện.

Về mặt lý luận, cạnh tranh là xu thế phát triển mọi mặt đời sống xã hội, chính trị là một mặt thiết yếu của đời sống xã hội, chính trị cũng phải cạnh tranh - nhất nguyên, độc đảng là thủ tiêu cạnh tranh.

Về mặt chính trị, muốn có xã hội dân chủ thật sự nhất thiết phải đa nguyên, đa đảng. Nhưng “Quý hồ tinh bất quí hồ đa”, nhiều đảng phái quá cũng dễ gây rối loạn xã hội, chỉ cần vài ba đảng “danh chánh ngôn thuận” do Hiến định ra cạnh tranh trên “thương trường” chính trị là đủ.

Nobel hòa bình, khoan dung, yêu thương và cảm thông

Phạm Chí Dũng

Buổi thăm người được đề cử giải Nobel hòa bình không ngờ lại hiện ra một tinh thần khoan hòa không kém: Khoan dung, Yêu thương, Cảm thông.

Nguyễn Đan Quế - vị bác sĩ lội ngược dòng đến bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 30/4/1975 thay cho câu chuyện lên máy bay di tản, là người nêu ra tinh thần trên. Ông thực sự bức xúc về câu hỏi vì sao đã mấy chục năm trôi qua, những tù nhân lương tâm như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Trần Khải Thanh Thủy… vẫn bị một số dư luận người Việt ở hải ngoại dành cho cái nhìn không mấy thiện cảm. Cũng từ nhiều năm qua, những săm soi và nghi vấn về động cơ, xét lại về nhân thân, thậm chí quy kết về “người của cộng sản” vẫn còn dai dẳng.

Chuyển đổi đất nước bằng con đường ôn hòa - gánh nặng nhọc nhằn trên vai (Phần 1)

Phan Thành Đạt

Người Việt dù đang sống ở trong nước hay ở nước ngoài, đều yêu quê hương và mong muốn làm được một điều gì đó cho quê hương. Chúng ta hãy cùng nhau bàn về lòng yêu nước và những trăn trở của người Việt với vận nước từ xưa đến nay, trong thời kỳ phong kiến, cả trong thời hiện đại, để hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong quá trình chuyển hóa đất nước sang thể chế dân chủ. Xin nêu ra một số tấm gương sáng của người xưa khi bàn về trách nhiệm với đất nước:

Khi quân dân nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba năm 1285 và năm 1288. Tướng Trần Quang Khải được lệnh đi đón nhà vua cùng toàn bộ triều đình về kinh thành Thăng Long. Ông đã xúc động ứng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng:

Đánh mất quyền tài phán là đánh mất chủ quyền quốc gia

Luật sư Hà Huy Sơn

Chủ quyền quốc gia bao gồm các quyền cụ thể như: quyền xác định chế độ chính trị-kinh tế-xã hội của mình; quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên; quyền tài phán đối với mọi người và mọi tổ chức; quyền được bất khả xâm phạm lãnh thổ.

Quyền tài phán là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm.

Điều 1 Hiến pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quy định:

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Gốc rễ lối ứng xử hiện nay của Nga

Richard N. Haass, Project Syndicate, ngày 16-4-2014

Trần Ngọc Cư dịch

Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại [Council on Foreign Relations, một viện nghiên cứu chính sách tại Hoa Kỳ], từng giữ các chức vụ như Giám đốc Ban Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), đặc sứ của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ái Nhĩ Lan và Điều hợp viên cho tương lai của Afghanistan. Sách mới nhất của ông là cuốn Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America’s House in Order [Chính sách đối ngoại bắt đầu từ trong nước: lý do Mỹ cần phải chấn chỉnh lại nội bộ của mình.]

Trong bài bình luận sau đây, Haass cho rằng phương Tây cần phải làm sống lại chiến lược “ngăn chặn” vốn từng hướng dẫn chính sách của mình trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Project Syndicate

Thân xác của một cuộc Cách mạng

Đường Hồng (Rose Tang)

Đoan Trang biên dịch

Ngày hôm nay tôi đã lặng đi rất lâu khi thấy bức ảnh do một người bạn Việt Nam trên Facebook của tôi, anh Henry Pham, chia sẻ: Vài xác chết nằm ngổn ngang như mấy cái bao tải cát trên ba chiếc xe bò nhỏ; có mấy xác tay vẫn bị còng sau lưng. Khoảng hơn chục người đứng cách đó vài mét, nhìn. Henry viết cho tôi rằng anh phải mất một lúc mới bình tĩnh lại được, và anh suýt nôn thốc. Một người bạn Việt Nam khác, Vi K. Tran, là người đầu tiên kể cho tôi nghe về câu chuyện này bằng cách dịch một số bài báo và thông tin tiếng Việt trên Facebook. Cô ấy phẫn nộ, và sẵn sàng làm tất cả để phổ biến thông tin. “Tôi muốn lên tiếng” – cô ấy viết cho tôi như thế.

Nhiều bạn Việt Nam như Henry, và một số bạn phương Tây, đã đặt câu hỏi tại sao các nạn nhân lại bị còng tay? Làm sao những nạn nhân đó có thể cướp súng được, chứ đừng nói đến là nổ súng. Ai mà biết? Truyền thông ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt và tất cả tin bài liên quan của báo chí phương Tây đều chỉ dẫn lại báo quốc doanh của Việt Nam. Bắc Phong Sinh, cửa khẩu biên giới tại tỉnh Quảng Ninh, nơi thảm kịch xảy ra, đã ngăn cản báo chí độc lập và truyền thông quốc tế. Tất cả đều giống như ở Trung Quốc. Và tất cả đều rất gây phẫn nộ.

Cần minh bạch: Vấn đề “nhận tiền nước ngoài” và dự án Những tiếng nói ngầm

Nhã Thuyên

Báo Văn Nghệ số 16 ra ngày 19 tháng 4 năm 2014 có đăng bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng, mà theo chapeau giới thiệu của báo Văn nghệ, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập”, có những chi tiết vu khống nghiêm trọng về cá nhân tôi mà tôi buộc phải làm rõ.

Trước hết, xin được thưa rằng, tôi sẽ không tranh luận lại các luận điểm nhận xét về luận văn của tôi mà ông Phan Trọng Thưởng đưa ra, vì hai lí do.

“Tấn trò đời” ở Ukraine

Lê Phú Khải

Ông Putin tuyên bố không công nhận chính quyền tạm thời ở Ukraine, chỉ công nhận ông Tổng thống đại tham nhũng độc tài đã đưa nước Ukraine vào tình trạng “tiền hết gạo không” là Yanukovich đã bị lật đổ.

Trò hề này đã từng diễn ra trong lịch sử cận đại của nhân loại. Đó là vào thế chiến Hai, người Mỹ đã không công nhận, không ủng hộ tướng De Gaulle khi ông này bay từ Paris sang Luân Đôn và tuyên bố kháng chiến chống Đức xâm lược Pháp trên đài BBC. Lý do được người lãnh đạo Mỹ đưa ra là De Gaulle không hợp pháp, không qua bầu cử. Trong khi đó, kẻ được nắm quyền qua bầu cử là chính phủ Vichy đầu hàng Đức, bị nhân dân nguyền rủa, còn De Gaulle được nhân dân Pháp xem như một vị anh hùng. Sau này các sử gia Pháp không tiếc lời ca ngợi De Gaulle là “con người chói lọi nhất nước Pháp”. Thực chất, lãnh đạo Mỹ lúc đó “ghét” De Gaulle vì tính kiêu ngạo của ông nên kiếm cớ như vậy. Uất ức quá, De Gaulle đã tỏ thái độ sẽ ngả về Liên Xô… thì lập tức Mỹ lại ủng hộ De Gaulle ngay! Ông Putin bây giờ cũng chơi cái trò “không hợp pháp” với chính quyền tạm thời (để bầu cử chính thức) ở Ukraine.

Indonesia, biển Đông và các đường 11/10/9 vạch

Arif Havas Oegroseno

Đại sứ Indonesia tại Bỉ, Chủ tịch Kì họp thứ 20 của các nước thành viên của UNCLOS 1982 cho giai đoạn 2010-2011

Dịch giả: Phan Văn Song

Có vẻ có một nỗi ám ảnh trong các nhà bình luận chính trị ở châu Á và bên ngoài khi cho rằng Indonesia phải thừa nhận rằng mình là một bên tranh chấp ở biển Đông và do đó, phải từ bỏ vai trò như là một "trung gian hòa giải". Đây quả là chuyện buồn cười dưới góc độ luật pháp quốc tế.

Đây là cách của tôi nắm bắt về vấn đề này.

Thứ nhất, bản chất thật sự của tranh chấp biển Đông, nói dưới dạng đơn giản, là về nước nào làm chủ hàng trăm hòn đảo, đá, rạn san hô, mặt bằng triều thấp và bãi cát ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Lại lo rủi ro tài chính của bauxite Tây Nguyên

Hà Anh

(Doanh nghiệp) - TKV vừa hoàn thành việc vay 300 triệu USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ, sau khi đã giải ngân xong 300 triệu USD vốn vay cho Nhà máy alumin Tân Rai.

Thông tin trên được ông  Nguyễn văn Biên - phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1-2014.

Việc vay thêm 300 triệu USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ giữa lúc các dự án đang lỗ nặng, tiếp tục tăng gánh nặng cho TKV đồng thời tăng thêm mối lo về rủi ro tài chính của dự án bauxite này.

BÀ TIẾN HAY ÔNG LÙI CŨNG RỨA THÔI

Huy Cường

Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.

Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.

Món Y tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà, như một câu ngạn ngữ Việt là: “Dạy đĩ vén váy” cả.

Anh không viết thì nó vẫn… tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy, nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.

Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính , là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó… lành.

Một Hà Nội Một Paris

Trần Thanh Vân

image

Những ngày vừa qua, lang thang trên các trang mạng, đọc thấy mấy bài viết của những tác giả khác nhau, nói về những đề tài rất không giống nhau, nhưng với tôi, một độc giả vốn mang bệnh nghề nghiệp, tôi tưởng như các tác giả đang nhắc tôi nhớ tới trách nhiệm của tôi, phải khâu nối các nội dung trên lại, để đưa ra một câu hỏi: “Phải chăng đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng trong tư duy khoa học, dẫn tới một cuộc cách mạng kinh tế, rồi một cuộc cách mạng văn hóa và rồi, có lẽ sẽ đến lúc, một cuộc cách mạng về chính trị - về thể chế - tự nó sẽ phải xảy ra?”

Vụ án “bầu” Kiên có phức tạp không?*

Nguyễn Quang A

Sau nhiều lần định hoãn, sáng 16-4-2014 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã bắt đầu xử vụ án “điểm” được cho là rất phức tạp và gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến nhiều cựu lãnh đạo ngân hàng ACB. Đến chiều Tòa tuyên bố hoãn xử.

Hai cán bộ của công ty Đầu tư ACB Hà Nội và ông Kiên bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 7 cán bộ cấp cao của ngân hàng ACB (có cả ông Kiên) bị truy tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; riêng ông Nguyễn Đức Kiên, người được cho là chủ mưu, ngoài 2 tội danh trên còn bị truy tố thêm 2 tội nữa: “kinh doanh trái phép”; và “trốn thuế”.

Lưu ý rằng công ty Đầu tư ACB Hà Nội không phải là công ty con của ngân hàng ACB, mà chủ yếu là của ông Kiên. Công ty này đã phát hành trái phiếu (tức là vay tiền của người mua trái phiếu, chính là ngân hàng ACB) để có tiền mua cổ phần của công ty khác (thép Hòa Phát). Ông Kiên và 2 cán bộ bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vì đã mang bán 20 triệu cổ phiếu của Hòa Phát trong số 22 triệu cổ phiếu đã được thế chấp ở ngân hàng ACB nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng. Nếu ông Kiên không xù nợ và ACB không khiếu nại, thì việc này khó có thể coi là lừa đảo.

Thư giãn cuối tuần: “Chuyển bại thành thắng”

Thiện Tùng

Nghe Điền nợ ngân hàng không khả năng thanh toán có thể bị khởi tố. Là chiến hữu một thời với nhau, tôi đến thăm Điền. Hỏi ra mới biết, Điền nghe lời thương lái nước “lạ”, vay 1,5 tỷ của ngân hàng Nông nghiệp trồng và mua gom khoai lang, dưa hấu để xuất sang Tàu. Lái chuồn, hàng tồn không xuất được, hư thúi thua thê thảm. Nhìn cái nhà cấp 4 trong “hóc bà tó”, tôi hỏi:

- Lấy gì thế chấp mà vay được nhiều tiền vậy ?

- Tín chấp – Điền đáp gọn với vẻ tĩnh bơ.

- Tôi nợ chưa đầy 20 triệu mà mất ăn mất ngủ, còn chú mầy nợ ngân hàng 1,5 tỷ mà sao tĩnh bơ?

- Nợ ít như anh lo trả là phải, ở tù không đáng. Còn tôi nợ lút đầu, buồn chi cho khổ thân. Với anh tôi mới nói, 1,5 tỷ tôi vay ngân hàng đâu phải “thua” hết, chỉ thua 500 triệu thôi – Điền nói cười thản nhiên.

- Đã trả cho ngân hàng số tiền còn lại chưa? – tôi hỏi.

Những sáng kiến chống tha hóa xã hội; thăng tiến nền dân chủ

Nguyễn Văn Thạnh

clip_image001

Theo tôi, vấn đề chúng ta mắc phải hôm nay không phải là câu chuyện con người tốt-con người xấu mà là vấn đề tha hóa hệ thống. Trong hệ thống tha hóa, người tốt rất khó tồn tại

http://www.thanhblog.org/2014/04/tranh-au-trong-mot-xa-hoi-tha-hoa.html.

Nguyên nhân gây ra tha hóa hệ thống có nhiều nhưng tôi thấy có hai nguyên nhân: thông tin thiếu minh bạch và lợi ích được phân bổ sai.

Dựa trên góc nhìn trên, tôi xin đưa ra một số sáng kiến có thể chống sự tha hóa hệ thống; tăng cường nền dân chủ.

A. Sáng kiến trong nước

1. Thương hiệu cho những công trình công

Chúng ta thấy những sản phẩm có nhãn mác, có thương hiệu luôn luôn có chất lượng, an toàn hơn những sản phẩm trôi nổi vô danh. Những công trình công cộng cũng vậy. Hiện nay gần như những công trình công cộng như: đường xá, bến cảng, trường lớp… đều rất khó xác định những thông tin như: ai quyết định, ai xây, ai giám sát,... Ngay cả Quốc hội cũng thừa nhận là thất thoát trong xây dựng cơ bản là rất lớn. Những thất thoát này có đích đến là túi những quan tham, những nhà thầu phe cánh,… Trong khi người chịu thiệt hại là dân. Dân là người chi tiền (qua thuế) nhưng lại thụ hưởng những sản phẩm kém chất lượng với giá thành đắt đỏ.

Nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ được xuất cảnh đi Mỹ?

Thụy My

clip_image001

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng (DR)

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm, một số nhà báo và blogger từ Việt Nam được mời sang tham dự buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 29/04/2014 và một cuộc hội thảo vào ngày 01/05 tại Washington DC, nhằm vận động cho tự do báo chí trong nước.

TÍT MÙ NÓ LẠI VÒNG QUANH!

Tô Văn Trường

Mặc  cho các con số được "chế biến", thực tế nguy cơ nợ công, nợ xấu của Việt Nam đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ lâu rồi.

Trong buổi họp với các bộ, ban ngành liên quan, sau khi nghe báo cáo phân tích, Thủ tướng đã quyết định rút đăng cai ASIAD 18 vào năm 2019. Đây là quyết định hợp lòng dân (thăm dò của VNExpress có đến 87% ý kiến phản đối tổ chức ASIAD18) đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ vỡ nợ tài chính.

Công khai, minh bạch nợ công, nợ xấu là đòi hỏi chính đáng không chỉ của các nhà đầu tư mà còn giúp cho việc hoạch định chính sách phát triển thực sự có hiệu quả.

Tô Văn Trường

Viết nhân đọc bài về giáo dục của Giáo sư Hoàng Tụy

Nguyễn Minh Nhị

Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin có cùng tâm huyết về nhiều bận tâm của dân của nước, trong đó rất bức xúc là GIÁO DỤC!

Thưa giáo sư và các bạn,

Tôi rất ngại "nói leo" chuyện "dạy học" trong khi tôi học chưa hết  nấc thứ 5/12 nấc thang khai trí cơ bản - bậc phổ thông, nhưng tôi tự thấy từ lâu những người có trách nhiệm về nền giáo dục quốc gia đã nói và làm nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng.

Tôi viết mấy dòng nầy là vì tôi rất tâm đắc bài viết của GS Hoàng Tụy về "Triết lý giáo dục" trong bài trên Tia Sáng "Giáo dục - Cho tôi nói thẳng" và nhớ lại một lần nhân họp mặt báo Thanh Niên kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên – năm 1996 - tại Dinh Thống Nhất, tôi đã đặt vấn đề này trước cử tọa, trong đó có nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng NTN và Nhà giáo ND - AHLĐ khả kính Vũ Khiêu và một số vị bộ trưởng và lãnh đạo khác.

Viết về giáo dục sau khi đọc bài viết của anh Nguyễn Minh Nhị

Đoàn Ngọc Phả

Chào Anh Bảy,

Xin chia sẻ với anh một số ý:

i- Nhà văn Nguyên Ngọc trên trang VietNamNet có phát biểu đại ý là muốn cải cách giáo dục trước hết phải xác định triết lý giáo dục, đó là (1) đào tạo con người chỉ biết chấp nhận chân lý đã được định sẵn, hay là (2) đào tạo con người có tư duy phê phán? Đến nay, chưa có tổ chức cá nhân nào tranh luận với Nguyên Ngọc về vấn đề này, chỉ nói vòng vo thôi.

Theo triết lý (1) đó là lối giáo dục thời Trung cổ ở Châu Âu, Kinh Thánh nói gì là phải chấp nhận, ai cãi lại thì bị lên giàn hỏa như Bru-nô, hay xử tội như Ga-li-lê. Châu Âu nhờ thoát ra khỏi triết lý này (chuyển sang triết lý 2) mới tiến bộ (từ thời Phục Hưng, thế kỷ Ánh sáng), dẫn đầu thế giới về khoa học, nghệ thuật cho đến nay.

Chỉ có ở Việt Nam: Tập đoàn thế giới 'cò cử'... quan huyện

Nguyễn Đình Lương (Nguyên Trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ)

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phát biểu quan trọng này, mong đến được thật nhiều bạn đọc để giúp hiểu rõ hơn về bản chất của hội nhập quốc tế, vị thế của nước ta, cơ hội và thách thức của chúng ta trong cuộc vừa hợp tác, vừa đấu tranh với những đối tác mạnh hơn nước ta rất nhiều. Tác giả với hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm thực tế phong phú đã trình bày rất thẳng thắn, đi vào bản chất của vấn đề, rũ bỏ những ảo tưởng lãng mạn về những bước đi sắp tới. Lập luận của tác giả hướng tới cải cách thể chế không thể thoái thác để tiến lên.

Lê Đăng Doanh

Vì lý do tài chính, Việt Nam rút đăng cai Asiad 2019

Thanh Phương

clip_image002

Việt Nam cuối cùng đã quyết định sẽ không đứng ra tổ chức Á vận hội Asian Games năm 2019 ( Asiad 18 ) vì những lý do tài chính và sẽ xem xét các phương án để rút đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất trong khu vực Châu Á.

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam hôm qua, 17/04/2014, đã đăng «Thông báo kết luận» của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc họp với các Bộ trưởng có liên quan. Thông báo này nhìn nhận là việc chuẩn bị đăng cai Asiad 18 «chưa chặt chẽ» và cho đến nay Đề án tổ chức Asiad vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt. Ông Dũng cũng nhìn nhận là «hin còn ý kiến chưa đồng thuận về mục đích, ý nghĩa, tính cấp thiết và còn khác nhau rất lớn về tổng mức đầu tưng như các nguồn kinh phí cụ thể» trong việc đăng cai Asiad.

Mặt khác, theo bản thông báo nói trên, các sự kiện thể thao đã được tổ chức tại Việt Nam cho thấy là «ngun thu không bù đắp đủ chi phí» và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là «không cao». Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam còn khó khăn, ngân sách Nhà nước eo hẹp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định là Việt Nam sẽ không tổ chức Asiad 18 và sẽ «khn trương» làm việc với Hội đồng Olympic Châu Á để có phương án phù hợp rút đăng cai Asiad. Thông báo cũng cho biết là Việt Nam sẽ tổ chức Asiad «vào mt thời điểm thích hợp».

NÓNG: an ninh, biên phòng cửa khẩu VN vội vã trục xuất ngay người từ TQ sang trái phép, nổ súng thương vong nặng

Blogger Chepsuviet

Chiều nay, một số báo liên tục đưa tin, tường thuật vụ việc nghiêm trọng trên cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh khi lực lượng an ninh, biên phòng Việt Nam phát hiện và bắt giữ 16 người được cho là có quốc tịch Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt Nam.

Những người này bị phát hiện hồi 4h20 sáng hôm nay 18-4-2014, khi đang đi sâu vào nội địa. Phía VN liền lập tức dẫn giải họ trở lại cửa khẩu để làm thủ tục trao trả phía TQ, mà có báo nói là “theo quy định và thông lệ quốc tế“. Thế rồi trong khi đang làm thủ tục, đã xảy ra hành động cướp súng, nổ súng, chết người.

Thật lạ là không hiểu dựa trên nguyên tắc, thỏa thuận gì về tư pháp giữa hai quốc gia, mà lại có thể có một quyết định như thể Việt Nam là một … tỉnh của Trung Quốc vậy?

TRÁNH XA NÓ RA

Phạm Đình Trọng

Hàng chữ số 0438 229 894 trên màn hình chiếc điện thoại đang rung chuông cho tôi biết rằng cuộc gọi từ Hà Nội. Nhưng không ngờ cuộc gọi từ số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, trụ sở hội Nhà Văn Việt Nam. Lại càng không ngờ cuộc gọi đó là của ông bạn lính từ thời những thiếu úy, trung úy viết văn, làm thơ từ khắp các quân khu, quân chủng, binh chủng vừa bước ra từ cuộc chiến tranh về gặp nhau ở tạp chí VNQĐ (Văn Nghệ Quân Đội). Từ đó, ông bạn lính này đã cùng đơn vị với tôi suốt hơn mười năm. Ba năm cùng ở tạp chí VNQĐ. Ba năm tiếp theo vẫn ở tạp chí VNQĐ nhưng cùng cắp sách theo học khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du. Mười năm cùng ở Ban Kí sự Lịch sử Quân sự rồi Xưởng Phim Quân đội. Ông bạn lính đó bây giờ là ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam. Có việc gì mà hơn 5 giờ chiều, hết giờ làm việc rồi ông bạn tôi vẫn còn ở cơ quan, dùng điện thoại cơ quan gọi cho tôi nhỉ?

Phải chăng Marx và Engels đã “xét lại” vào lúc cuối đời?

Mai Thái Lĩnh

Ở các nước Á Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo – đặc biệt là ở Trung Hoa và Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay đã hình thành một thói quen của tầng lớp kẻ sĩ : để xét lại học thuyết của một nhà tư tưởng đã lỡ được “phong thánh”, thay vì phê phán trực tiếp, người ta thường tìm cách lục lọi trong những phát biểu của vị thánh đó một vài ý kiến để làm chỗ tựa và tìm cách diễn giải học thuyết đó theo một cách mới. Ví như dưới thời nhà Tống, các nhà nho đã diễn giải học thuyết của Khổng Tử theo hai cách khác nhau, làm phát sinh hai trường phái: Lý học của Chu Hi và Tâm học của Vương Thủ Nhân (tức Vương Dương Minh).

Cái thói quen ấy ngày nay được lặp lại trong những trí thức đã từng coi Marx như một nhà “minh triết” vĩ đại và chủ nghĩa Marx như con đường duy nhất đi đến chân lý. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, người ta có thể diễn giải các học thuyết một cách dễ dãi, tùy tiện như thế hay không? Nhất là trong trường hợp của chủ nghĩa Marx – một học thuyết gắn liền với thực tiễn xã hội và được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ gần với ngôn ngữ của khoa học xã hội hiện đại chứ không phải bằng những câu chữ ngắn gọn, mơ hồ, đa nghĩa theo kiểu Kinh Dịch hay Đạo Đức Kinh.

Bài viết này chỉ nhằm mổ xẻ một vấn đề được dấy lên trong vài năm gần đây trong giới trí thức nước ta: phải chăng vào lúc cuối đời, Marx và Engels đã “xét lại” chủ thuyết của chính mình?

Giá tù nhân chính trị

Phạm Kỳ Đăng

Từ 1963 đến 1989 Cộng hòa dân chủ Đức đã thả 33.775 tù nhân chính trị sang Tây Đức (CHLB Đức ) để đổi lấy ngoại tệ mạnh. Hệ thống buôn bán chính trị phạm đã kiếm lời nhiều nhất 390.000.000 D-Mark vào năm 1984 chỉ riêng với việc thả 2.236 người đối kháng, qui ra 174.419 D-Mark một đầu người. Hai nhà lãnh đạo uy quyền (1) lập hẳn những trương mục mang tên mình tại những nhà băng lớn nhất (tài khoản Honecker, tài khoản Mielke). Tuy nhiên CHLB Đức ngừng không trả tiền cũng như xuất hàng hóa theo chế độ ưu đãi cho CHDC Đức, khi nước này vào năm 1989 trở thành hội viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc buộc phải cam kết tôn trọng và thực thi nhân quyền. Tuy buôn người khấm khá, mà vậy rồi CHDC Đức cũng phá sản và sụp đổ.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sau những vụ hành hình kẻ thù giai cấp vô tội vạ đỉnh cao thời Cải cách ruộng đất, dán cái nhãn „phản động“ lên người bất mãn hoặc phê phán chế độ rồi đưa họ vào nhà tù hay trại cải tạo. Hình thức triệt tiêu thay thế thủ tiêu. Số phận của nạn nhân bi thương hơn, do người tù chính trị bị giam trong những trại cải tạo heo hút cách ly tuyệt đối, sự hành hạ về tinh thần dai dẳng hơn, bởi trong một thời gian dài Việt Nam không có những lực lượng đối kháng trong xã hội lên tiếng động viên và ủng hộ họ.

“Công khai minh bạch” phải vì Công lý

Ngô Văn Hùng

Những ngày qua, bạn đọc xem báo đài ở Việt Nam được chứng kiến hai sự kiện nổi bật được rất nhiều người tham gia bình luận trên các diễn đàn để phản bác lại những quan điểm và hành động thực thi công vụ còn nhiều sai phạm từ các cơ quan công quyền ở Việt Nam.

Vụ thứ nhất là: Vụ 5 công an bị Tòa án thành phố Tuy Hòa xét xử tội dùng nhục hình làm chết người.

Báo Tiền Phong online lúc 06:15 ngày 27 tháng 03 năm 2014 đã đăng tường trình của phóng viên Văn Tài tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26/3/2014 như sau:

“Cáo trạng của Viện KSND TP Tuy Hòa cũng xác định hành vi của ông Lê Đức Hoàn (Phó trưởng công an TP Tuy Hòa), cùng với Nguyễn Trần Nguyên Phúc, Nguyễn Hồ Chu Toàn, Trương Quốc Dũng, Võ Công Phi, Nguyễn Văn Lai, Trần Phương Nam, Võ Long Minh và Trương Trọng Trường - công tác tại Công an TP Tuy Hòa và Công an huyện Tây Hòa có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên kiến nghị xử lý kỷ luật.

Ý kiến về bài báo trên Báo Nhân dân điện tử ngày 15/04/2014

Hà Huy Sơn

Báo Nhân dân điện tử ngày 15/04/2014 chuyên mục “Bình luận – Phê phán” có bài “Họ đâu cần quan tâm tới khoa học...” (xem tại đây). Đọc xong bài báo tôi không khỏi có mấy ý kiến.

1. Trong bài báo nhóm tác giả có nói: “Ðể trở thành con người có văn hóa, mỗi người phải tự giác học hỏi, trau dồi các giá trị văn hóa, trong đó có việc học hỏi, trau dồi từ các tác phẩm văn học”. Nhưng những người mà nhóm tác giả lên án thì được nhắc đến cộc lốc là Đỗ Thị Thoan, Bùi Chát mà không ông, bà hoặc anh, chị đi kèm. Mấy vị trong Hội đồng chấm luận văn năm 2010 thì được viết tắt là (PGS, TS CVS), (PGS, TS NÐÐ), (PGS, TS NVG) độc giả không biết là gì.

Tại sao cuộc phiêu lưu của Putin tại Ukraine nhất định sẽ thất bại

David Francis, The Fiscal Times, 15-4-2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002

Từ viễn kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kế hoạch sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine có thể diễn tiến như thế này: chiếm Krym; châm ngòi chủ nghĩa dân tộc Nga tại các vùng của Ukraine có quan hệ sâu đậm với Maxkơva; rồi kích động các cuộc biểu tình chống Ukraine tại những nơi này và dùng các cuộc chống đối như một cái cớ để gửi binh lính Nga vào miền Đông Ukraine để sáp nhập vùng này – như Putin đã từng làm tại Krym.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - MỘT CÁCH CẢI CÁCH

Vĩnh Nguyên

Có sự đề xuất: Cải cách hành chính nên tinh giảm biên chế 10 vạn người. Nhưng tinh giảm ai?

Gần nửa thế kỷ qua, dựa vào thế lực con ông cháu cha đã đưa người thân quyến thiếu trình độ của họ vào khắp các, Ban, Bộ, Ngành, nhà máy, nhà trường, cơ quan, xí nghiệp… nên biên chế gia tăng vô tội vạ đã làm oằn ngân khố Quốc gia. Đã thế, biên chế không được giảm mà vẫn tiếp tục gia tăng khi, nhiều cơ quan lập mới từ Trung ương đến các Bộ, Ngành địa phương trong cả nước nên biên chế càng trương phình lên… (không thể liệt kê).

Báo Tuổi trẻ ngày 2/11/2013 đưa tin, tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, ông Ngô Đức Mạnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói: “Hiện nay, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Indonesia, 1/20 của Thái Lan, 1/135 của Nhật Bản!” Còn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì nói: “Cán bộ công chức nhiều cơ quan có đến 30% sáng vác ô đi tối vác về, 30% này không có cũng được”. Dân chúng nói: 30% là còn thấp, phải đến 50%.

Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Michel Chossudovsky

Ngọc Thu dịch

30-4: Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Bạn có biết: Việt Nam đã từng trả nợ chiến tranh cho Mỹ? Việt Nam đã trả các khoản vay của chính quyền Sài Gòn thời chiến tranh, để đổi lấy các khoản vay mới của Mỹ và phương Tây và đó cũng là điều kiện để Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.

Đó là cái giá mà chính phủ CSVN, hay nói đúng hơn là người dân VN đã phải trả, do chính phủ CSVN không chịu bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến phí 3,25 tỉ Mỹ kim. Tiền bồi thường của Mỹ ở đâu không thấy, chỉ thấy sau đó phía VN phải bỏ tiền ra bồi thường chiến phí.

Thắng trong chiến tranh, nhưng chỉ 20 năm sau chính phủ CSVN đã phải đầu hàng Mỹ về kinh tế.

Đây là bài viết của GS Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ CSVN với các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995.

Ngọc Thu

Bộ mặt “Công an nhân dân” nhìn qua các vụ công dân “tự tử” trong đồn công an

Nguyễn Hữu Quý

CHHV3 Khi dư luận chưa hết bàng hoàng và phẫn nộ với vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên, qua phiên tòa vào những ngày cuối tháng 3 năm 2014, thì mới ngày hôm qua 16.4.2014, cộng đồng facebook, lại một lần nữa phẫn nộ với vụ việc công dân Đỗ Văn Bình (sinh năm 1996, trú xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) “chết trong tư thế treo cổ” (1) tại nhà tạm giữ Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Có một điều rất giống nhau trong các vụ án liên quan đến cái chết của công dân (cho dù họ là đối tượng phạm tội hay chưa, thì chưa cần bàn đến), trong các đồn công an, đó là, sự dã man không còn tính người của những công an viên.

Không cần sưu tầm hình ảnh ở các vụ án khác, mà chỉ cần lấy hình ảnh từ hai vụ án vừa nói trên, những người nhìn thấy những bức ảnh này không thể không run người, toát mồ hôi, bởi chúng qua dã man, những kẻ gây ra những vết thương ấy đã không còn là con người nữa!

Thống kê sơ về người treo cổ trong trụ sở công an.

Người Buôn Gió

Xứ sở lạ đời, dân thích chọn đồn công an để tự tử?

Chỉ cần một sinh viên Bouazizi phải đi bán rau, bị phạt và hành hung nên đã tự thiêu mà toàn dân Tunisia phẫn nộ, biểu tình khiến cho Tổng thống Ben Ali phải chạy biệt xứ. Mạng một con người thiêng liêng như vậy đấy (xin nhấn mạnh là Bouazizi tự thiêu chứ không bị đánh chết).

Lại so thời thực dân phong kiến, chỉ vì để cấp dười đánh chết người mà ông quan trong triều Nguyễn Sinh Sắc bị cách tuột hết chức tước và phải biệt xứ vào nơi tận cùng đất nước! Trong khi ở một xứ “hạnh phúc thứ nhì thế giới”, “dân chủ gấp vạn lần”, “luôn lấy con người là trung tâm, là mục đích” mà hàng chục trường hợp công dân bị chết ngay trong tay “thanh kiếm và lá chắn”, trong tay những người được nhân dân nuôi và vũ trang đến tận răng để bảo vệ nhân dân, thì cái giá đáng lý phải trả là gì? Nếu cả 13-14 ông Tổng thống phải chạy biệt xứ thì chắc chắn vẫn chưa tương xứng.

Vậy mà hệ thống không mảy may suy suyển, những chiếc ghế vua quan ở đây chỉ càng thêm lì, thêm chắc, kẻ giết người không bị trừng trị thích đáng, trừng trị qua loa thì khác chi khuyến khích giết người? Mà khuyến khích thật khi còn dự kiến cho phép công an bắn chết ngay kẻ nào chống người thi hành công vụ! Thế nào là chống? Công vụ sai thì có được chống không? Dân có quyền tự vệ không? Chết rồi thì còn đâu mà cãi.

Với mười ba trường hợp thống kê “sơ sơ” dưới đây, là con người ai cũng phải giật mình, giật mình về cái khoảng cách giữa tuyên ngôn và thực tế đối lập nhau như thiên đàng và địa ngục. Biết đâu sẽ chẳng đến lượt mình, nhỡ lơ đãng mà phạm luật giao thông thôi chẳng hạn… Luật chống tra tấn chỉ trên giấy thôi sao? Mười ba nhân mạng chết tức tưởi trong tay công quyền liệu đã đủ làm mười ba tiếng nổ để rút ngắn bớt cái khoảng cách kinh hoàng giữa lời nói và việc làm chưa, hay cần nhiều thêm?

Hà Sĩ Phu

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn