ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC

Nguyễn Trọng Vĩnh

Một mặt họ thực hiện ý đồ kiểm soát thị trường nước ta, lũng đoạn nền kinh tế nước ta, mặt khác họ chủ trương phá hoại kinh tế ta, nhất là của nông dân.

Ai cũng biết mọi loại hàng hóa rẻ tiền của TQ (có cả loại độc hại) chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh đè bẹp hàng hóa của ta. Họ mua cổ phiếu của các công ty ta, dần sẽ chiếm 51%, trở thành công ty của TQ; tập đoàn Yulun Gang Tô sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Nam Định, chiếm 80.000 m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm, dệt 21,6 triệu m/năm, nhuộm 24 triệu m/năm; nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng, diện tích 1.000 ha, công suất cũng lớn… nhằm tiến tới lũng đoạn nền kinh tế nước ta.

Hàng hóa của họ tương lai xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% nếu ta sẽ tham gia được vào T.P.P, hóa ra “cốc mò cò xơi”.

CỤ TRẦN LÂM ỐM NẶNG

Nguyễn Thanh Giang

Luật sư Trần Lâm sinh ngày 10 tháng 6 năm 1925. Tính tuổi ta, năm nay Cụ đã hưởng thọ Chín mươi.

Sinh tại Nho Quan, Ninh Bình, nhưng Cụ đã từng tham gia Ban Tuyên huấn tỉnh bộ Việt Minh Lạng Sơn, làm trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tại Hải Phòng và Hồng Quảng từ năm 1950-1951 và được bổ nhiệm làm giảng sư chính trị trung cao cấp chính ngạch từ năm 1962.

Cụ là một đảng viên Cộng sản kỳ cựu và đã từng đi tuyên truyền giảng dạy chủ nghĩa Mác ở Việt Nam từ khi nhiều vị giáo sư – tiến sỹ Mác Lê hiện nay còn ở Mẫu giáo. Vậy mà, những năm gần đây Cụ xót xa phàn nàn: “Có người cho rằng không còn ĐCS, chỉ có Đảng của những người cầm quyền! Họ thuộc giai cấp nào? Họ thuộc ‘giai cấp cầm quyền’! Họ sở hữu gì? Họ sở hữu quyền lực! Họ sản xuất kinh doanh gì? Họ kinh doanh quyền lực! Ngành nghề cụ thể? Xoay sở đất đai, mua bán côta, mở các dự án, chạy tội, chạy việc! Vốn của họ? Vốn vô hình, nhưng lãi vô kể!”

Ucraine chìm ngập trong nợ nần, Việt Nam thì khi nào mới bị lộ?

 

Nguyễn Hữu Quý

1. Từ thực trạng Ukraine

Ngày 30.3.2014, báo An ninh Thủ đô, trong bài viết tựa đề “Ucraine chìm ngập trong nợ nần”(1), cho biết:

“… Ai sẽ trả lương hưu? Ukraine đang rất cần tiền. Ngân sách đã cạn kiệt trong khi năm 2014 nước này cần khoảng 6 tỷ USD để trả nợ. Tới đây khi EU và Mỹ có trợ giúp thì vẫn không thể nào đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay của Ukraine.

Theo tờ Washington Post, ngân khố của Ukraine chỉ còn lại vỏn vẹn 500.000 USD trong khi đó, các khoản nợ của nước này lại lên đến hàng tỷ USD!”.

McDonald's, Ukraine và Việt Nam

Đoàn Hưng Quốc

Công ty thức ăn nhanh McDonald's mở nhà hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 02-2014. McDonald's vốn được xem như biểu tượng của nước Mỹ nên làm nảy sinh ra ba giai thoại thú vị liên quan đến trào lưu toàn cầu hoá, chính sách tiền tệ và đầu tư địa ốc (!) tuy hài hước nhưng lại trở thành đề tài tranh luận của không ít học giả quốc tế – nay xin được kể lại để đọc giả trong và ngoài nước nghe chơi.

Giai thoại thứ nhất do nhà bình luận nổi tiếng Thomas Friedman [1] của tờ New York Times đề xuất vào năm 1996 rằng không hề có chiến tranh giữa hai nước cùng có nhà hàng McDonald's [2]. Giả thuyết tiếu lâm này dựa trên quan sát rằng công ty McDonald's đầu tư thường vào giai đoạn nền kinh tế của một quốc gia tiến vào bước ngoặc toàn cầu hoá, mở cánh cửa thương mại với thế giới và xây dựng được tầng lớp trung lưu – nên nước này sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại hơn là lợi ích khi sanh sự với các lân bang. Luận cứ Friedman đứng vững gần 10 năm cho đến 2008 khi Nga tấn công vào Georgia, rồi nay lại bị nước Nga phá hỏng lần nữa khi tiến chiếm vùng đất Crimea của Ukraine vào năm 2014 (cả ba quốc gia đều có nhà hàng McDonald's). Thì ra toàn cầu hoá là mô hình do Hoa Kỳ dựng ra, các nước lớn như Nga nhờ vào đó phát triển đến mức độ hùng mạnh thì lại sanh thêm tham vọng bành trướng nên không ngần ngại vi phạm ra ngoài biên giới. Câu hỏi đặt ra là nay cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có McDonald's nhưng liệu Hoa Lục có sẽ tấn công biên giới và biển đảo VN khi nền kinh tế đã trưởng thành nên không còn sợ bị thế giới phong tỏa?

Ông Tập Cận Bình muốn Mỹ phải ‘công bằng’ ở Biển Đông

Thái Bình

Năm 1956 Trung Quốc chiếm một số đảo phía Đông trong Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đến 19/01/1974 sử dụng vũ lực đánh chiếm nốt một số đảo phía Tây Quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa quản lý, bắn cháy nhiều tàu chiến, giết nhiều binh lính và sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa, năm 1988 Trung Cộng một lần nữa gây ra trận hải chiếm đẫm máu giết chết 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam, xâm chiếm một số bãi đá ngầm thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Gần đây với tham vọng bành trướng, nhà cầm quyền Trung Cộng vẽ ra đường chín đoạn (lưỡi bò) chiếm 80% diện tích biển Đông trong đó có hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sau đó với âm mưu nham hiểm chúng thành lập thành phố Tam Sa mà trụ sở ở đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để quản lý toàn bộ bên trong đường chín đoạn.

Tại sao các nước dân chủ lại giàu có?

Ricardo Hausmann*

Phạm Nguyên Trường dịch

Khi Adam Smith vừa tròn 22 tuổi, ông đã tuyên bố một câu nổi tiếng rằng, “Đưa một nhà nước từ tình trạng man rợ nhất đến tình trạng giàu sang nhất không đòi hỏi gì nhiều, đấy là hòa bình, thuế thấp và thái độ khoan dung trong việc thực thi công lý: tất cả những thứ khác sẽ xảy ra trong tiến trình tự nhiên của sự vật”. Hôm nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết rằng không có gì xa sự thật đến như thế.

Việc biến mất của chiếc máy bay mang mã số 370 của hãng hàng không Malaysia cho thấy Smith sai đến mức nào vì nó thể hiện rõ tương tác phức tạp giữa nền sản xuất hiện đại và nhà nước. Để làm cho việc du hành bằng máy bay trở thành khả thi và an toàn, các quốc gia phải đảm bảo rằng phi công và máy bay phải vượt qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt. Họ xây dựng các sân bay và cung cấp radar và vệ tinh có thể theo dõi máy bay, cung cấp các nhân viên kiểm soát không lưu để giữ cho máy bay không đâm vào nhau, và công tác an ninh để không cho những kẻ khủng bố lên máy bay. Và, khi xảy ra sự cố thì hòa bình, thuế thấp, và công lý không thể giúp đỡ được; mà phải dùng các cơ quan chuyên nghiệp, có đầy đủ nguồn lực của nhà nước thì mới giải quyết được.

Đằng sau chuyện 'cả thôn góp tiền thăm nuôi tù'

Kiên Trung

Đôi lời: Nén bạc đâm toạc cái gì?

Rành rành có chuyện anh thương binh 4/4 tên là Hoằng trong câu chuyện này chắc chắn là đã thiếu một nén bạc để đút cho bọn mang mặt người nhưng tâm địa cầm thú đã đổi trắng thay đen đẩy anh Hoằng vào nhà tù.

Nói cẩn thận! Bằng chứng đâu?

Bằng chứng đây: cả một thôn, với những người dân không ai đỗ tiến sĩ, không ai được phong phó giáo sư hoặc giáo sư hoặc viện sĩ, không ai đỗ cử nhân Luật, thế mà chúng khẩu đồng từ họ ra phán quyết dứt khoát anh Hoằng vô tội.

Tư liệu: Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010

Đỗ Thị Thoan

1. Tôi thấy cần thiết công bố những biên bản liên quan tới việc bảo vệ luận văn của tôi năm 2010. Hiện tại, tôi rất tiếc vì chưa tìm lại được biên bản nhận xét của một trong hai phản biện là TS Chu Văn Sơn, bản nhận xét của chủ tịch Hội đồng PGS Nguyễn Văn Long. Tất cả các bản nhận xét đó, theo thủ tục, đều được đọc công khai trước hội đồng bảo vệ và sau đó đính kèm với luận văn khi nộp lưu trữ cho thư viện khoa và trường.

Tôi đính kèm đây các ảnh chụp những văn bản tôi còn giữ lại được ở thời điểm này gồm: quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn, nhận xét của người hướng dẫn và nhận xét của Uỷ viên hội đồng Nguyễn Đăng Điệp, nhận xét phản biện của TS Ngô Văn Giá.

Sáu lý do để bãi bỏ án tử hình

ĐẶNG Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Trong lần Xem xét Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review, viết tắt: UPR) ở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tháng 2 vừa qua1 :

‒ Đại diện chính quyền Việt Nam có lý khi nêu lên những thành tích về xóa đói giảm nghèo, bảo trợ y tế, giáo dục đại chúng, chống buôn người,... và, gần đây, đã ký "Công ước Chống Tra tấn và các Hình thức Trừng phạt hay Đối xử Tàn ác, Vô Nhân đạo hoặc Hạ nhục"2.

‒ Còn các nước phương Tây và các đại diện người Việt Nam đấu tranh vì dân chủ dĩ nhiên cũng có lý khi đòi quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo, tự do quan niệm, tự do phát biểu quan điểm và tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình và quyền tham chính.

Qua sự việc Nhã Thuyên nghĩ về tự do học thuật

Nguyễn Văn Tuấn

Mấy hôm nay tôi theo dõi vụ Nhã Thuyên với sự quan tâm đặc biệt. Thật ra, phải nói là từ năm ngoái tôi đã chú ý đến vụ này và có dịp đề cập xa gần đến chuyện tự do học thuật (academic freedom) trong một bài phỏng vấn trên Sinh viên Việt Nam (1). Đúng vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tự do học thuật bị thách thức và đe doạ bởi những người có quyền thế.

Việc rút lại bằng cấp của Nhã Thuyên là một việc làm bất bình thường. Một luận văn đã được duyệt xét bởi một hội đồng chuyên môn và được cho điểm tuyệt đối 10/10 ba năm trước. Cả hội đồng gồm những chuyên gia có kinh nghiệm mà cho điểm tuyệt đối thì đó có lẽ là tác phẩm đáng chú ý và ứng viên phải là người có tài. Vậy mà đùng một cái người ta rút lại bằng cấp! Do đó, việc rút lại bằng cấp của Nhã Thuyên là một việc làm bất bình thường trong thế giới đại học. Trong thế giới đại học, bằng cấp chỉ bị rút lại khi luận văn đó có dữ liệu được nguỵ tạo hay tác phẩm không phải của ứng viên (như đạo văn). Nhưng ở đây, lí do rút bằng cấp chẳng liên quan gì đến đạo văn hay nguỵ tạo dữ liệu, mà liên quan đến ý thức hệ và một nhóm văn học có thể nói là “bên lề” sinh hoạt văn học “chính thống”. Toàn bộ sự việc một lần nữa nói lên rằng tự do học thuật, đặc biệt trong khoa học xã hội và nhân văn, ở VN vẫn còn là cái gì đó thuộc vào loại xa xỉ.

Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Trong những ngày qua lại một quả bom không nhỏ vừa lú và sắp nổ, đó là dự án đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam. Chính quyền Nhật Bản đang điều tra vụ Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản đút lót cho quan chức đảng viên cộng sản cao cấp của Cục Đường sắt VN và các quan chức có liên quan đến dự án số tiền “lót đường” lên đến hơn 16 tỷ đồng để công ty này được quyền thực hiện dịch vụ cố vấn kỹ thuật cho dự án xây dựng tuyến đường sắt siêu cao tốc Bắc Nam trị giá khoảng 320 tỷ đồng, chuẩn bị cho đại dự án trị giá hơn 40 tỷ USD vay từ Nhật, tương đương khoảng 800.000 tỷ đồng.

Số tiền huê hồng (mà dân Việt gọi văn hoa là lại quả) 16 tỷ so với trị giá 320 tỷ cho công việc nghiên cứu tư vấn thì chỉ mới được 5%, trong khi theo thông lệ bất thành văn thì tiền huê hồng mà các công ty trúng thầu phải lại quả cho hệ thống các quan chức cao cấp đảng cộng VN và nhóm lợi ích của các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở ít nhất cũng phải từ 10% đến 20%. Như vậy có nghĩa là:

Kỷ yếu "Hạt Higgs và Mô hình chuẩn – Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Khoa học" 1

Nhóm chủ biên: Cao Chi – Chu Hảo – Pierre Darriulat – Nguyễn Xuân Xanh – Phạm Xuân Yêm

clip_image002[4]

LỜI PHI LỘ

Thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp Leucippus và Democritus đã đưa ra lý thuyết nguyên tử nói rằng mọi vật trên đời được cấu tạo bằng những hạt nhỏ cơ bản không chia cắt được, gọi là nguyên tử, nằm trong chân không. Nguyên tử được xác nhận cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng không phải là hạt cơ bản. Các thành phần khác nhỏ hơn của nguyên tử cũng lần lượt được tìm thấy như electron, proton và neutron. Cuộc tìm kiếm hạt cơ bản của vật chất và các chất keo giữ chúng, trải qua muôn vàn khó khăn, nhưng kết thúc đẹp vào các thập niên của nửa sau thế kỷ 20. Các kết quả được đúc kết lại trong cái gọi là Mô hình Chuẩn. Nguyên tử không còn là hạt cơ bản, mà là hỗn hợp của những hạt cơ bản có tên quark. Mô hình chuẩn chứa đựng danh sách các hạt cơ bản, gồm hạt vật chất và hạt truyền lực, và mô tả sự tương tác của chúng một cách chính xác kỳ diệu.

Trong Principia năm 1687 Newton đưa ra khái niệm khối lượng của vật chất, như tính chất riêng. Mô hình chuẩn đã giải mã nó. Các hạt cơ bản tạo nên vật chất không có khối lượng tự nó, mà phải được một cơ chế khác «gia trì» bằng các tương tác để có khối lượng. Đó là cơ chế Higgs của một trường Higgs chiếm ngự chân không, xuất hiện tại một thời điểm trong thuyết Big Bang của vũ trụ. Hạt Higgs chính là dấu ấn của nó. Cơ chế Higgs đã được sử dụng từ lâu để giải thích thành công lực yếu, không có nó sẽ không có ánh sáng. Nhưng mãi gần nửa thế kỷ sau khi lý thuyết ra đời, con người mới nhìn thấy loại «hạt của Chúa» này. Hai trong những nhà vật lý đã khai sinh cơ chế Higgs được vinh danh với giải Nobel cuối năm 2013: Francois Englert và Peter Higgs. Cuộc tìm kiếm chân lý ở đáy sâu của vũ trụ là một cuộc phiêu lưu kỳ thú của khoa học. Số Kỷ yếu này kể lại câu chuyện đó.

Nguyễn Xuân Xanh và Phạm Xuân Yêm

Một Trang, Nhiều Tiếng Nói

Trần Khải

Đó là một trang web mới, nơi đăng các bài viết của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà bình luận, nhà nghiên cứu độc lập.

Họ cầm bút một cách tự do và độc lập. Không ai ép buộc họ phải viết thế này hay thế kia. Một thời đất nước mình các nhà văn phải viết theo chỉ thị, một kiểu rất mực xã hội xã hội chủ nghĩa, và bây giờ tuy chế độ đã vào nền kinh tế thị trường, nhưng văn học vẫn hiện thân giữa các rào cản mới, có khi tinh vi hơn và có khi thô bạo hơn.

Trang web mới có tên là Văn Việt, địa chỉ ở:

http://vanviet.info/

Có gì “đồng thanh tương ứng” giữa người tù đang cận kề bên cái chết và trang Bauxite Việt Nam?

Nguyễn Huệ Chi

Đọc bài viết “Ba ngàn chữ ký” của Facebooker Lưu Gia Lạc ngày 27-3-2014 khiến tôi sững sờ. Mỗi dòng chữ xúc động của tác giả phơi trải một sự thật phũ phàng làm cho trái tim bất kỳ ai cũng phải đau thắt. Huống nữa là tôi, một trong ba sáng lập viên và là người chủ trì trang Bauxite Việt Nam trong gần suốt 5 năm. Hôm nay, vào lại đường link bài viết đó thì người viết đã rút bài xuống. Ngạc nhiên, không hiểu vì lý do gì, tôi đành đi tìm những thông tin xung quanh thầy giáo Đinh Đăng Định, người ký tên vào bản Kiến nghị Bauxite đợt 4 với số thứ tự 679, lật giở lại một số bài viết cáo buộc ông trên các loại báo chính thống, mới hay tội danh đích thực bao trùm nhất người ta quy cho ông chung quy vẫn là việc ông phản đối Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Còn những tội khác như “móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước” (Người lao động 21/2/2012), “đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng CA, quân đội và đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” (Công an Đà Nẵng, 21/2/2012), v.v. thì cứ đọc vào bản cáo trạng dành cho bất kỳ người dân Việt nào có ý thức ít nhiều về quyền tự do dân chủ của công dân, từng bị cơ quan chức năng khởi tố và kết án tù, cũng đều thấy câu chữ na ná tuồng như cóp lại của nhau, cho đến cái chấm phẩy, hay cách dùng những trạng ngữ “chặt chém”. Thế thì, dẫu có rút xuống khỏi trang facebook, trước sau cái giá trị thông báo trong bài viết của người ký tên Lưu Gia Lạc vẫn cứ còn nguyên. Giá trị thông báo ấy không phải là ở sự định lượng – một con số ba ngàn chữ ký đã chính xác hay chưa, thậm chí không có nghìn nào cả cũng vẫn không sao hết – bởi tinh thần cốt lõi mà tác giả tóm bắt được trên gương mặt Đinh Đăng Định là cái thái độ quyết liệt không đồng tình với một kế hoạch đào bới quặng mỏ tại một vùng đất mà kéo theo nó là hàng chục thứ hệ lụy tày đình, do chính người Tàu bày đặt ra và mớm ép, bắt Việt Nam thi hành.

Bauxite Tây Nguyên làm theo đúng quy định thì... lỗ to!

Lập luận của ông Trần Sơn Lâm có thể tóm tắt như sau: (1) Bauxite Tây Nguyên làm đúng quy định thì lỗ to; (2) Mà bỏ thì cũng lỗ to; (3) Vậy thì cứ làm bằng mọi giá, “tập trung toàn lực các nhà khoa học kể cả trong nước và ở nước ngoài, viện nghiên cứu, công nghệ để chế biến bùn đỏ trở thành sản phẩm thương mại hóa được, kể cả mua công nghệ nước ngoài” (???!!!). Ông không cho biết trên thế giới đã có cái công nghệ chế biến bùn đỏ ấy chưa? Mà nếu có, thì việc sử dụng công nghệ ấy ở Việt Nam sẽ lời hay lỗ, xét về mặt kinh tế?

Chưa nghiên cứu gì, Đảng vẫn cứ hô: “Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” và quyết liệt xây dựng nhà máy, bỏ ngoài tai bao nhiêu lời can gián của trí thức, để rồi bây giờ hậu quả nhãn tiền. Còn ông Trần Sơn Lâm, đến lúc này, mới hô hào nghiên cứu! Ông không biết rằng trong khi nghiên cứu – không biết lúc nào mới có kết quả – thì hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ vẫn cứ vận hành và lỗ vẫn cứ chất chồng. Trước khi bắt tay nghiên cứu “chế biến bùn đỏ trở thành sản phẩm thương mại hóa”, xin ông nghiên cứu cho đề tài này: Đằng nào cũng lỗ, nhưng dẹp hai nhà máy này ngay bây giờ, thì lỗ nhiều hay ít hơn là vẫn tiếp tục duy trì nó?

Thư ngỏ của độc giả gửi Tổng bí thư và Chủ tịch Quốc hội

Thư ngỏ

Kính gửi: - Ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

                       - Ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

          Thưa Quý Ông,

       Đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử, mỗi khi dành được độc lập, thoát khỏi ách nô lệ của phương Bắc, các triều đại phong kiến nước ta đều rất coi trọng việc gìn giữ vẹn toàn non sông, bờ cõi. Điển hình như Vua Lê Thánh Tông, Người luôn nhắc nhở bề tôi: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy một phân núi, một tấc sông do vua Thái Tổ để lại”. Khi quan Thái bảo Lê Cảnh Huy được cử đi đàm phán về biên giới với nhà Minh năm 1473, Vua đã chỉ dụ: “Một thước núi một tấc sông của ta không được vất bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu không nghe còn có thể sai quan sang sứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Theo ĐVSKTT kỷ nhà Lê).

THƯ CON GÁI GỬI BA

Trần Lê Bảo Trâm

Ba yêu “vấu”,

Lần cả nhà lên thăm ba gần đây nhất chắc là ba vui lắm, vì đó là lần đầu tiên ba được gặp lại ông nội sau một thời gian dài. Con cá chắc đó là một giây phút cảm động của 2 cha con. Lúc mà ông nội qua đây, có một ngày ông nội qua SF [1] thăm con. Bữa đó con có dẫn ông đi thăm trường, phố người Hoa, bến cảng, cầu Cổng Vàng, rồi đi ăn những món đặc sản của thành phố nữa. Con với ông nội đi chơi cũng khá vui; nhưng vì ông tuổi cũng đã cao nên sức khỏe yếu, mau mệt với lại chịu lạnh không được. Con nhìn ông nội vào tuổi đáng lẽ phải được con cái chăm sóc, hưởng tuổi già thì ông lại phải bôn ba đi tìm lại công lý cho con mình mà con thấy buồn. Nhưng con đang mong tới ngày con sẽ làm hướng dẫn viên cho cả nhà đi chơi, đi ăn khi cả nhà qua đây dự lễ tốt nghiệp của con. Vì con cũng sắp tốt nghiệp rồi nên con cũng đã bắt đầu lên lịch hết rồi!

Lang thang trên Facebook: mấy điều bộc bạch câu được câu chăng về chuyện hòa giải dân tộc và lòng khoan dung

André Menras, Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Ôi giời! Cái chuyện hòa giải dân tộc! Với rất nhiều người, đây là cả một chặng đường dài của người chiến sĩ, là nghệ sĩ nhào lộn không có lưới bảo hiểm, là cánh đồng đầy mìn, là nhiệm vụ bất khả thi, là đại ảo tưởng, là viễn cảnh mơ hồ... Với nhiều người khác, đây có thể là một đại nguy cơ hoặc là một cơ hội tột cùng, một âm mưu phải tuyệt đối tránh xa hoặc là một cơ hội phải túm lấy cho riêng mình, là một quyền lực tuột khỏi tay hoặc một quyền lực thu hồi lại được. Ngay từ hồi ký Hiệp nghị Paris thì bà con đã đả động đến chuyện ấy rồi. Hơn bốn chục năm thành tâm ao ước. Tuy nhiên, không có điều đó, thật khó mà thoát khỏi cái dạ dày thèm thuồng của bọn Tàu, cũng chẳng có tương lai đích thực nào trước thách thức phát triển hiện đại, bền vững, lành mạnh mà nước Việt đang đương đầu.

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Tuyên bố phản đối việc bắt giam người dân Thuận Nam, Ninh Thuận

Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành vi bắt người vừa xảy ra ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận – một hành động trái ngược với quyền làm người của nhân dân được quy định trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.

Chẳng ngạc nhiên khi chuyên gia Nhật Bản khẳng định "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình"

Nguyễn Hữu Quý

Ngày 26.3.2014, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn đăng bài: “Chuyên gia Nhật: Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình" (1), sau khi đưa ra những số liệu mang tính khoa học, và lập luận chắc chắn theo cách làm của người Nhật, cuối bài báo có đoạn: Bài phát biểu của giáo sư Ohno đã không nhận được sự phản biện nào từ các học giả Việt Nam tại hội thảo”.

Thật dễ hiểu, các chuyên gia tham dự Hội thảo còn biết nói gì nữa với một thực trạng như thế, được dẫn chứng bởi một chuyên gia của Nhật.

MẤY LỜI BÀN THÊM CÙNG KIẾN TRÚC SƯ TRẦN THANH VÂN

Phạm Gia Minh

Trong bài “Phong Thủy và địa chính trị” [1] KTS Trần Thanh Vân đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn vĩ mô, bao quát về hình thể con Rồng nằm trải dài từ dãy Everest xuống tận bờ Biển Đông. Có lẽ đây là một hướng nghiên cứu trong lĩnh vực địa - chính trị cần được tiếp tục tìm hiểu sâu để tranh luận và đưa ra thêm những lựa chọn tối ưu nhằm góp phần củng cố cho vị thế bền vững và thịnh vượng của Việt nam trong một thế giới đầy biến động.

Trong tầm hiểu biết còn hạn hẹp của mình, tôi chỉ xin được trình bày một vài thiển ý có tính chất vi mô liên quan tới ảnh hưởng Phong Thủy lên những vấn đề lớn của đất nước. Cụ thể hơn, xin được đề cập lại và viết tiếp những ý đã nêu trong 2 bài báo từng được đăng tải trên báo điện tử vietnamnet mấy năm trước đây [2, 3].

Con trai Điếu Cày: Bố tôi không được đối xử như một con người

Nguyễn Trí Dũng

VRNs (26.03.2014) – Nghệ An – Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2014, như thường lệ mỗi tháng một lần tôi cùng mẹ đã có mặt trước cổng trại 6 [Nghệ An]. Chỉ một mình tôi được vào cũng như bao lần.

Phòng thăm gặp quen thuộc của tôi và bố đặc biệt tách khỏi khu thăm gặp khác khoảng trăm mét thực chất là 1 căn phòng được ngăn đôi với 2 cổng vào riêng. Từ phòng mình, tôi được nhìn bố qua 1 tấm nhựa trong để cách âm và được nói chuyện qua 2 điện thoại trắng được nối với 4 điện thoại đỏ ở 4 góc phòng cho 4 giám thị theo dõi. Vẫn mỗi bên 3-4 người công an mặc sắc phục canh chừng, và dĩ nhiên tay họ cũng đặt sẵn trên 1 nút công tắc, sẵn sàng ngắt điện thoại mỗi khi họ muốn.

Vụ JTC: Vì sao nôn nóng làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Theo Phạm Thịnh/VTC online

Theo ĐBQH Lê Như Tiến, thái độ nôn nóng của ngành đường sắt khi đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đã đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt Nam khoảng 16 tỷ đồng để được nhận thầu.

Theo ông Tiến, việc ngành đường sắt nôn nóng và sốt ruột trong việc đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.

clip_image002

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến

Nghi án hối lộ 16 tỷ: ‘Cái giá phải trả cho ‘Bộ Đường sắt’

Khánh An (thực hiện)

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Người đưa tin về việc các quan chức đường sắt nhận hối lộ 80 triệu Yen từ đối tác Nhật Bản, tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam cho rằng, do việc đấu thầu “trong chum” mới nảy sinh tiêu cực lớn trong ngành đường sắt.

Đấu thầu “trong chum” làm nảy sinh tiêu cực lớn

- Đây không phải là lần đầu tiên quan chức Việt Nam bị “tố” nhận tiền “lót tay” nhưng với số tiền 16 tỷ đồng và từ một đối tác như Nhật Bản, ông đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự việc này?

Luận văn, phê bình luận văn và…

Văn Giá

Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!

Tác giả

Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông: Chiến lược “cắt lát salami” đầy nham hiểm

Minh Tâm

(PL&XH) - Philippines đã kịch liệt phản đối hành động này của Trung Quốc. Mỹ cũng phản ứng mạnh mẽ, gọi hành động của Trung Quốc là một "động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng" và kêu gọi tất cả các bên duy trì nguyên trạng.

Tình hình khu vực biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng, và sự kiện tàu tuần tra Trung Quốc xua đuổi 2 tàu tiếp tế của Philippines mới đây tại khu vực bãi cạn Thomas 2 đang trở thành minh chứng mới nhất cho chiến lược “cắt lát salami” đầy nham hiểm của Trung Quốc.

Cách đây 15 năm, Philippines đã đồn trú một nhóm lính thủy đánh bộ tại khu vực bãi cạn Thomas 2 (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây, Philippines gọi là Ayungin, Trung Quốc gọi là Nhân Ái) thuộc khu vực quần đảo tranh chấp Trường Sa. Ngày 9-3 vừa qua, tàu tuần tra Trung Quốc đã chặn 2 tàu Philippines chở hàng tiếp tế cho nhóm lính thủy đánh bộ đang đồn trú trên một tàu chiến bị chìm một phần ở bãi Thomas 2, với lý do Manila đang tìm cách xây dựng cơ sở hạ tầng tại bãi cạn này nhằm mục đích củng cố tuyên bố chủ quyền của họ. Philippines đã kịch liệt phản đối hành động này của Trung Quốc. Mỹ cũng phản ứng mạnh mẽ, gọi hành động của Trung Quốc là một "động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng" và kêu gọi tất cả các bên duy trì nguyên trạng.

Điện hạt nhân: Thế giới thiếu mặn mà và điều VN cần tránh

Trần Sơn Lâm

Nguyên chuyên viên cao cấp, hàm Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn phòng Chính phủ

(Quan điểm) - Nhiều lý giải về ĐHN hiện không được tiếp nhận mặn mà, thậm chí một  số nước phát triển ở trình độ cao kiên quyết nói “không” với ĐHN.

Khi thế giới quay lưng

Sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima Nhật Bản, các  nước Đức, Thụy điển, Ý, Bỉ, Thuỵ sĩ   đã  dứt khoát nói không với điện hạt nhân (ĐHN) và dứt khoát tập trung vào chiến lược phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch như mặt trời, gió ...

clip_image001

Thế giới đang quay lưng với điện hạt nhân

Asiad 18 - cuộc chơi trị giá 1.500 cây cầu

 

Quốc Phong

Trước hết phải nói rõ: hai sự việc nêu trên, chúng hoàn toàn không liên quan gì tới nhau, nhưng vì nó cùng có một cái khó chung, khi mà nền kinh tế của nước nhà còn bao bộn bề cần lo mà chưa lo xuể. Nay, nếu cần một sự lựa chọn thiết thực thì có lẽ cần phải tính, đó là cách tính của một nước nghèo lại muốn làm nhiều thứ.

Câu chuyện mà tôi muốn đề cập, nó đều diễn ra tuần rồi.

Việc thứ nhất: ngày 17/3, một số cơ quan truyền thông đã đưa một đoạn video, xem rồi mà thấy mủi lòng, đó là cảnh cô giáo và học trò ở xã Nà Hì, thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thay nhau chui vào túi nilon, nhờ người buộc túm lại rồi kéo chiếc túi đựng người qua suối. Ngay trong đêm phát sóng video đó trên truyền hình Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đang tháp tùng Chủ tịch nước mà vẫn phải điện ngay từ nước ngoài về Điện Biên để nghe tỉnh báo cáo kỹ hơn rồi ông bàn trong lãnh đạo bộ, quyết khẩn trương một việc khiến nhiều người hoan nghênh: Đầu tư ngay 3,5 tỷ đồng xây cầu treo qua con suối không yên bình trên để cô, trò ở xã này nhanh chóng quên đi những trò ú tim bất đắc dĩ đến nghẹt thở ấy.

Về nghi án Nhật hối lộ đường sắt VN

clip_image002

LS Ngô Ngọc Trai

Gửi đến BBC từ Nam Định

Báo chí Việt Nam đang đưa nhiều tin bài về nghi án đưa hối lộ xảy ra tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam từ tiền ODA của Nhật Bản nhưng giải quyết vụ này thế nào sẽ còn là một vấn đề vì hai nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp.

clip_image003

GIẤY MỜI, GIẤY TRIỆU TẬP VÀ QUYỀN CÓ LUẬT SƯ ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Luật sư Hà Huy Sơn

I. Giấy mời, giấy triệu tập hiểu theo Đại từ điển tiếng Việt Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2010:

Từ điển không có từ “giấy mời” chỉ có “mời” là: Tỏ ý mong muốn, yêu cầu ai làm việc gì với thái độ lịch sự trân trọng (tr 1059). Nên có thể hiểu “giấy mời” là “mời” được ghi ra giấy.

Từ “triệu tập” là: “Gọi, mời đến tập trung một địa điểm (thường mở hội nghị, lớp học)” (tr 1653).

II. Theo quy định của pháp luật:

1. Không có một điều khoản hay một văn bản pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước, công chức là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là người được mời có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.

Tại sao Trung Quốc lại đầu tư lớn vào tỉnh Nam Định, và đâu là mục tiêu sâu xa?

 

Hoàng Mai

Những ngày giữa và cuối tháng 3 năm 2014 này, báo chí đưa tin, Trung Quốc đã đăng ký để đầu tư vào tỉnh Nam Định gồm 2 dự án lớn, với tổng mức đầu tư là 480 triệu đô la.

- Dự án 1: đó là Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, một huyện nằm về phía Bắc huyện Nghĩa Hưng).

- Dự án 2: liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đề án dự kiến cho thấy, KCN Dệt may Rạng Đông có quy mô khoảng 1.500 ha, thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động”. Tổng vốn đầu tư 400 triệu USD (tương đương hơn 8.235 tỷ đồng).

Từ vụ tước bằng của Thạc sỹ Đỗ Thị Thoan

Lê Tuấn Huy

Qua ảnh chụp một phần văn bản được cho là công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương, được biết một hội đồng thẩm định đã thu hồi Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và “không công nhận học hàm (sic!) thạc sỹ của chị Đỗ Thị Thoan”. Dù độ xác thực của văn bản chưa được kiểm chứng, thông tin này được củng cố qua việc trang Bauxite Việt Nam cung cấp danh sách thành viên hai hội đồng liên quan đến luận văn được đề cập.

Căn cứ để Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng thẩm định, là Luật Giáo dục (2005) và Điều lệ trường Đại học (2010) – hai văn bản không quy định cụ thể cho việc đào tạo sau đại học.

Trong khi đó, Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định rõ tiến trình đào tạo cho học vị này, thì bị lờ đi. Ngay cả Luật Giáo dục Đại học (2012), sát sườn hơn một luật mà phạm vi là cả hệ thống giáo dục quốc dân, cũng không được nhắc đến. Có thể lý giải điều này như thế nào?

Khi cán bộ chính trị kiềm tỏa người tri thức

LMHT

Câu chuyện về thạc sĩ Nhã Thuyên và luận văn của cô đang bị hội đồng chấm lại một cách bí mật dưới sức ép từ trên xuống đang – đã và sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nó làm cho không ít người nhớ lại cuộc kiểm điểm bài Dư Âm (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí), một Nhân văn - Giai phẩm của cái thời kỳ “cách mạng sôi nổi” ấy, hay gần đây nhất là một “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Sở dĩ có sự liên tưởng tương đồng như thế là vì tất cả đều có sự tham gia phát giác, đấu tố của các cán bộ chính trị trong các vấn đề mang tính học thuật, khoa học xã hội.

Cho nên mới có chuyện, những nhà phê bình văn học lại sử dụng luận điểm “phản lại chế độ” để chấm dấu hết cho cả một công trình nghiên cứu.

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa

Mới đây hôm 22/03/2014, hàng chục ngàn người Venezuela lại xuống đường bất chấp đàn áp, đòi tự do dân chủ, phản đối cách cai trị độc tài theo kiểu Cuba. Quốc gia Mỹ la tinh này tuy xa xôi nhưng lại ít nhiều gần gũi với Việt Nam với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, thường xuyên đả kích các thế lực thù địch.

Thụy My xin giới thiệu hai bài viết trên Le Monde ngày 12/03/2014 nói về chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới đến tình cảnh phải phân phối theo chế độ tem phiếu.

Thụy My

1.clip_image002

Biểu tình chống chính phủ tại Caracas, 19/03/2014. Dòng chữ trên biểu ngữ: “Khi Trung Quốc bước vào năm con ngựa, Venezuela ở vào kỷ nguyên con lừa. Hãy ra khỏi chủ nghĩa cộng sản Castro!”

Cấm bắt giam người khiếu kiện: Việt Nam học gì từ Trung Quốc?

Phạm Chí Dũng

Cấm bắt giam người khiếu kiện!

Dù bị một số giới quan sát phương Tây xem là chế độ còn “phát xít” hơn cả Việt Nam, ít nhất thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc vẫn biết và vẫn dám làm một ít đầu việc mà giới chính khách cao cấp ở Hà Nội chưa bao giờ dám quyết định.

Gần cuối tháng 3/2014, một văn kiện do Ban chấp hành trung ương Đảng và Hội đồng nhà nước Trung Quốc ban hành đã nhấn mạnh “Tuyệt đối cấm việc giam giữ trái phép người khiếu kiện”.

Theo nhận định của báo chí phương Tây, đây là một chủ trương khá mạnh dạn sau bốn tháng bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động.

Đổ lỗi khách quan

Thiện Tùng

Đổ lỗi khách quan” là cách nói hoa mỹ của trí giả, “đổ thừa” là cách nói mộc mạc của dân giả. Hai cách nói nghe thì khác nhau nhưng nội dung, ý nghĩa như nhau. Lỗi là sai, là cái không tốt. Ngắn gọn: đổ lỗi khách quan là đẩy cái xấu cho khách thể, giữ cái tốt lại cho chủ thể. Đổ thừa là đẩy cái hư cái xấu cho người khác, giữ cái tốt lại cho mình. Cũng vậy cả.

Trước khi vào nội dung chủ đề, tôi nhiều chuyện một chút về những vấn đề có liên quan: Ban Tổ chức và Ban Tuyên huấn là 2 ban do Đảng CSVN (Đảng) lập ra để xây dựng và bảo vệ Đảng. Ban Tổ chức chăm lo “phần xác”, lo sắp xếp tổ chức, cơ cấu nhân sự cho cả hệ thống chính trị gồm Đảng, chính quyền và đoàn thể. Ban Tuyên huấn chăm lo “phần hồn” cho cả cộng đồng dân tộc - bao gồm cả hệ thống chính trị.

'Một luận văn bị chính trị hóa'

Về vụ Đỗ Thị Thoan, Ban Tuyên giáo đã trắng trợn chỉ thị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều”, nghĩa là bịt miệng báo chí (xem cái công văn tai tiếng ấy ở đây).

Nhà phê bình (văn học) Phạm Xuân Nguyên cho rằng giáo giới và văn giới phải lên tiếng, thì chính ông cũng bị bịt miệng. Công ty Nhã Nam dự định tổ chức buổi ra mắt cuốn “Nhà văn như Thị Nở” của anh tại Hội chợ sách năm 2014 (tại Công viên Lê Văn Tám, TP HCM), nhưng giờ chót buổi ra mắt đó bị hủy chỉ bằng một lệnh miệng; tại hội chợ, sách bị cấm bán, tác giả không được ký tặng. Công ty Nhã Nam bèn chữa cháy: chiều tối ngày 23/3/2014, cuộc ra mắt cuốn “Nhà văn như Thị Nở” được tổ chức tại nhà sách Cá Chép ở Sài Gòn.

Cần lưu ý cuốn sách này không bị cấm phát hành; chỉ không được bán trong phạm vi hội chợ, còn ở các hiệu sách bên ngoài, thì tha hồ mua! Một cách hành xử không dựa vào bất cứ một điều luật nào, miễn là đạt mục đích: hạn chế tầm ảnh hưởng của tác giả. Mà Phạm Xuân Nguyên đâu phải là người đầu tiên bị cấm giới thiệu, bán và ký tặng sách tại Hội chợ sách. Trước đó, là Nguyễn Huy Thiệp, là Bùi Văn Nam Sơn, là Nguyễn Quang Lập,… Tất cả cũng chỉ bằng lệnh miệng.

Chỉ có một điều an ủi (ở nước ta, muốn sống thì bao giờ cũng phải tìm bằng được một lý do để giảm stress!): Đỗ Thị Thoan và người hướng dẫn luận văn của cô – PGS TS Nguyễn Thị Bình – bị bịt miệng 100%, còn Phạm Xuân Nguyên còn được “thương” / “nể” / “ngại”, chỉ mới bị bịt nửa miệng thôi.

Xin cảm ơn Đảng và Chính phủ! Như thế là nhân đạo chán!

Bauxite Việt Nam

Chuyện buồn cười

Nguyễn Ngọc Dương

Gần đây có một chuyện ầm ĩ trên các trang mạng xã hội. Đó là việc Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội ra quyết định thành lập Hội đồng Khoa học thẩm định lại luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đã được bảo vệ đạt điểm tối ưu cách đây 3 năm, và Hội đồng này đã ra quyết định không công nhận học vị thạc sĩ của chị Đỗ Thị Thoan.

Đồng thời, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội buộc PGS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luận văn cho cô Đỗ Thị Thoan phải nghỉ hưu trước thời hạn 5 năm không có lý do. Bà Bình phải viết đơn kêu cứu gửi đăng trên báo Kinh doanh và Pháp luật, vì bà đã viết đơn thư hỏi trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiều lần nhưng không được hồi âm.

Thôi thì cái chuyện ấy sai đúng thế nào, mình không rõ đầu đuôi tai nheo lắm nên không bàn kỹ. Chỉ thấy dư luận “nổi nóng”, nên cũng thắc mắc đôi điều.

Bauxite Tây Nguyên: Bộ Công thương cần công khai...

(Tin tức thời sự) - “Khi Bộ Công thương cho rằng tiêu chuẩn quá cao thì phải công bố công khai toàn bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật họ đã phê duyệt cho nhà máy Tân Rai”.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã nói như vậy với Đất Việt liên quan đến hai dự án bauxite ở Tây Nguyên.

PV: - Thưa ông Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra kiến nghị xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao. Ông đánh giá như thế nào về kiến nghị này khi từ trước tới nay đã có quá nhiều ý kiến lo ngại về sự an toàn hồ chứa?

Ông Phạm Quang Tú: - Đối với vấn đề như hồ chứa bùn đỏ của dự án bauxite Tây Nguyên, đầu tiên cần có quan điểm thống nhất mức độ an toàn phải đặt ở mức cao nhất. Lý do là vì bùn đỏ là một hóa chất độc hại, nếu bị phát tán ra môi trường sẽ bị ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2014

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN

V/v: Khi ban hành văn bản quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai phải ghi các điều khoản, mục chủ yếu của các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng và các văn bản quyết định liên quan.

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

- Căn cứ Điều 28 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

- Căn cứ Điều 4 và Điều 8 của Luật về Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001,

Băn khoăn khi Trung Quốc tiếp tục đầu tư 400 triệu đô la vào tỉnh Nam Định

Hoàng Mai

Sau khi đăng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào tỉnh Nam định, thêm lo?”(1) ngày 11.3.2014, nói về Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), thì sau 10 ngày, tức là hôm 21.3.2014, báo Đất Việt đăng tiếp bài “Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?” (2). Bài báo cho biết: Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định.

CHÂN DUNG “NGƯỜI CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ”!

Phóng sự điều tra của Tô Văn Trường

Tự đặt tên thể loại là “phóng sự điều tra” nhưng thực tế đây là một bài viết nghiêm chỉnh, mổ xẻ khá kỹ lưỡng con đường hình thành một nhân cách lãnh đạo ở cấp cục vụ viện thuộc một ngành nghiên cứu kỹ thuật vào hàng quan trọng là nông nghiệp, trong bộ máy kinh tế của Nhà nước chúng ta. Con đường nhiều khuất khúc của cá nhân này rốt cuộc đã dẫn đến những hậu quả tất yếu về tất cả những gì nằm trong tay con người đó – từ tổ chức khoa học được lập ra và bị thao túng, cho đến những chương trình nghiên cứu “thượng vàng hạ cám” mà xem ra không một chương trình nào có hiệu quả, rồi đến cả những khoản kinh phí vô cùng lớn trong bao nhiêu năm Nhà nước đã ưu ái đổ vào cho những chương trình kia song cái gì thu lại thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn tướng. Người viết, bằng những lời lẽ kiềm chế, đã giúp chúng ta hiểu rõ về một con người cùng cái cơ chế tạo nên anh ta.

Lâu nay trên báo chí thường có nhiều bài than thở về tình hình kinh tế đất nước đang chịu rất nhiều hiểm họa, bộ máy công quyền thì quan liêu lãng phí, làm việc không hiệu quả, tham nhũng tràn lan khắp nơi. Nhưng phân tích thật sâu vào trường hợp một số cá nhân người lãnh đạo có danh tính hẳn hoi để rút ra bài học thích đáng cho không chỉ một ngành mà cho toàn bộ cơ cấu (vốn rất cồng kềnh) của nền khoa học công nghệ nước nhà, thậm chí cả các ngành khoa học cơ bản, về tự nhiên cũng như xã hội, thì hình như chưa một nhà nghiên cứu nào cất công làm thí điểm. Trên tinh thần ấy, chúng tôi hoan nghênh sự mạnh bạo đầy trách nhiệm của TS Tô Văn Trường và xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài “phóng sự điều tra” nóng hổi của ông.

Nguyễn Huệ Chi

Bộ trưởng mắng và… bị mắng?

Tô Văn Trường

Chủ tịch JTC Nhật Bản vừa mới công khai thừa nhận hối lộ quan chức Việt Nam 80 triệu Yên tại một cơ quan có trách nhiệm quản lý dự án đường sắt Việt Nam. Đúng là “đẹp mặt”!

Đổi lại, JTC trúng thầu dự án ODA trị giá 4,2 tỷ Yên. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, tiếp nối câu chuyện năm xưa “lại quả” ở dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM.

Nếu Quốc hội khóa 12 không dũng cảm sáng suốt bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thì dân ta còn chịu đắng cay, khốn khổ đến nhường nào!

Hy vọng Quốc hội khóa 13 để lại dấu ấn nào đó!

Công luận nói nhiều về các bất cập của ODA vì “lỗ thủng” quá nhiều, quá đắt nhưng người ta say mê có lý do của nó vì nhiều “màu”! Xem ra Bộ trưởng Bộ Giao thông còn rất nhiều việc phải làm.

Tô Văn Trường (trích thư gửi BVN)

Nguyên nhân của đất nước nghèo nàn

Đức Thành

Cả tuần nay, thông tin từ cả báo cả lề phải lẫn lề trái về việc tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoàn thiện nội dung dự án Luật Đầu tư công, một vị đại biểu đã nói lên một sự thật rằng Việt Nam chúng ta làm 1 km đường cao tốc đắt gấp 3 lần của Mỹ, gấp 2,6 lần của Trung Quốc! Chưa hết báo chí cũng đồng loạt loan tin hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, rồi việc an ninh quốc phòng có nguy cơ bị ảnh hưởng như thế nào khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động và nguy cơ hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam khiến sản xuất trong nước bị đình trệ bởi lần lượt các tuyến đường cao tốc nối với Trung Quốc sẽ ra đời. Điều này dường như đã làm bùng lên thêm sự phẫn nộ trong nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Ban (nguyên trưởng ban Bôxit - nhôm tổng công ty khoáng sản VN): Tương lai không dễ xác định

TT - Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit - nhôm Tổng công ty Khoáng sản VN, cho rằng: “Chúng ta làm nhà máy alumin theo phương án quá lạc quan, khi giá alumin lấy vào thời điểm Trung Quốc đang mua tới 500-600 USD/tấn. Đến nay giá alumin thấp nên dự án gặp khó...”.

clip_image002

Ông Nguyễn Văn Ban - Ảnh: C.V.K.

Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa

Anna Louise Strong

Phan Thành Đạt dịch từ Philosophie Magazine (page 48), mars et avril 2014

clip_image002

Anna Louise Strong (1885-1970), nhà văn, nhà báo người Mỹ, tiến sĩ triết học, bà đã viết nhiều cuốn sách về nước Nga thời Liên bang Xô viết và Trung Quốc thời Mao Trạch Đông (Đứa con của cách mạng, 1925, Stalin, 1941, Những bức thư từ Trung Quốc,1963).

Sau Cách mạng tháng 10, nước Nga của những người nông dân không biết chữ lập kế hoạch cho giáo dục. Từ năm 1921 đến năm 1923, Anna Louise Strong đi khắp nước Nga để tìm hiểu chương trình giáo dục đào tạo đầy tham vọng, mới được triển khai trên quy mô toàn quốc.

Ở nước Nga thời kì cách mạng, có những bài học được giảng dạy bằng 60 ngôn ngữ khác nhau, các cuốn sách giáo khoa được in ra bằng nhiều thứ tiếng. Để thực hiện được điều đó, cần phải ghi chép bằng 10 hay 12 thứ tiếng. Chương trình giáo dục các công dân kiểu mới thời kì Liên bang Xô viết dựa trên kế hoạch được xây dựng cụ thể để đảm bảo công bằng cho tất cả các dân tộc. "Chúng ta liệu có cần xây thật nhiều trường đại học ở Mát-xcơ-va, trước khi mở các trường phổ thông ở Bachkirs?". Họ lập luận như vậy. Nhưng các bảng chữ cái không dành cho các dân tộc thiểu số không thuộc về lịch sử của Nga. Khi tôi ở Bakou, vùng có nguồn dầu lửa lớn nhất thế giới, tôi đã đi thăm hàng chục trường tiểu học và mẫu giáo. Tôi đã có dịp trò chuyện với những thanh niên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, họ đến đây xây dựng các trường học cho các làng quê của người Tatar. Họ là những người Nga, họ vừa lao động, vừa học đọc, học viết. Sau thời kì Cách mạng tháng Mười, ở vùng rộng lớn này nơi có dân tộc Tatar sinh sống, những người này đa phần đều không biết chữ, và bây giờ họ có một bảng chữ cái mới, rất nhanh chóng họ bắt tay ngay vào nhiệm vụ học tập, họ học đọc và học viết.

Thư khước từ “làm việc”

(Thư ngỏ gửi cơ quan An ninh điều tra)

Hà Sĩ Phu

Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ ba chắc chuyển sang triệu tập?) (hình 1). Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa.

clip_image002

Thác Bản Giốc – Những bằng chứng lịch sử

Mai Thái Lĩnh

Ngày 8-3 năm 2014, trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá XII nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố: “Lập trường của Trung Quốc là kiên định và rõ ràng trong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, đó là: không phải của Trung Quốc một tấc cũng không lấy; nếu là của Trung Quốc, một tấc cũng quyết bảo vệ.”[1] Mới nghe qua, chúng ta thấy lập trường này rất hợp tình, hợp lý. Thế nhưng, có một câu hỏi được đặt ra: nếu Trung Quốc (tức là Trung Hoa cộng sản) không lấy một tấc đất nào không phải của mình, cớ sao họ lại chiếm của Việt Nam phần lớn cồn Pò Thoong và một nửa thác Bản Giốc?

Bài viết này giới thiệu một số tài liệu của thời Pháp thuộc nhằm chứng minh thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Các phương pháp tính kinh tế dự án bauxite

Tô Văn Trường

Chưa kể các tác hại khôn lường về chính trị, an ninh quốc phòng và xã hội môi trường của các dự án bauxite Tây Nguyên, chỉ riêng tác hại về kinh tế đã nhãn tiền, đúng như cảnh báo lâu nay của các nhà khoa học.

Về khía cạnh kinh tế, nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ để tránh lời giả, lỗ thật. Hay nói cách khác, lời doanh nghiệp và nhóm lợi ích hưởng nhưng lỗ thì nhà nước, nghĩa là toàn dân phải chịu. Trong thực tế, Bộ Công thương và TKV lẫn lộn, không phân biệt nổi hiệu quả kinh tế-tài chính (là của doanh nghiệp), hiệu quả kinh tế-xã hội (của xã hội). Các nước gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế-môi trường là những khái niệm không thể lập lờ.

Bộ Công thương và TKV đã cố tình ngụy biện đòi hỏi các ưu đãi được cắt giảm các khoản chi phí bắt buộc của dự án đầu tư như thuế môi trường, thuế xuất khẩu, đầu tư cho giao thông, không đền bù đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn, v.v.

Nấm mồ của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam: dự án bauxite Tây Nguyên

 

Tô Văn Trường

Anh bạn Phạm Quang Khải nhắn tin cho tôi: “TS Nguyễn Thành Sơn ở Vinacomin nhiều lần dặn Khải khi nào anh Trường ra Hà Nội bố trí để gặp mặt, trò chuyện vì chỉ được biết nhau đã lâu qua mạng …”. Xin cám ơn Internet đã cho tôi hàng nghìn bạn đọc, bạn hữu chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm.

Ngày hôm qua, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin), gửi GS Nguyễn Huệ Chi và tôi bài viết: “Suy nghĩ về cách tiếp cận của Bộ Công Thương trong các dự án bauxite”. Là người trong ngành, am hiểu sâu sắc cả về lý luận và thực tế, ý kiến tâm huyết của TS Nguyễn Thành Sơn rất thuyết phục.

Suy nghĩ tản mạn về văn hóa

Mạc Văn Trang

Trong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, giáo dục và phát triển nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viết bài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bày tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra chút gì đó để cùng tư duy….

1. Xét về nguồn gốc xuất hiện thì CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA là gốc của mọi chuyện trong xã hội. Từ khi người vượn đứng thẳng, di chuyển bằng hai chân và biết sử dụng công cụ, hai quá trình tiến hóa, phát triển cả mặt sinh học lẫn tâm lý diễn ra dài đến 4 - 5 triệu năm mới trở thành người Homo sapiens (người hiện đại – modern sapiens). Đó là những nhóm người, về mặt tiến hóa sinh học đã hoàn thiện; về mặt tâm lý đã đạt đến trình độ: biết chế tạo công cụ, làm ra lửa, tư duy, ngôn ngữ phát triển, hình thành phân công lao động, “gia đình huyết tộc” mẫu hệ … Từ người Homo sapiens đến ngày nay chừng 3 - 4 vạn năm, về mặt giải phẫu sinh lý, không có biến đổi về chất, nhưng mặt tâm lý, nhất là trí khôn đã diễn ra quá trình phát triển liên tục, nhiều đột phá, càng gần với hiện tại càng phát triển cực nhanh… (theo Nguyễn Đình Khoa, 2001).

Thần Quyền - Vương Quyền - Dân Quyền

Trần Trung Chính

Bảo tồn di sản không thể không tham khảo, thậm chí cần phải bảo tồn, thiết thế xã hội đã sinh ra di sản. Tôi có cảm tưởng (có thể do chưa đọc rộng chăng?) quan điểm này chưa được thảo luận ở Việt Nam.

Bài viết tạm giới hạn trong loại di tích, di sản kiến trúc cổ.

Nhiều, phân tán

Theo một thống kê gần nhất hiện chúng ta có chừng 40.000 di tích lịch sử, văn hóa (của nhiều thời kỳ, chế độ, loại hình…) và đã xếp hạng hơn 3000 di tích quốc gia. Trong số đã xếp hạng có tới hơn 2000 di tích thuộc các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, đền, miếu…). Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tới khoảng 70% di tích cả nước. Đã có ý kiến cho rằng xếp hạng quá nhiều di tích, không cần thiết và không đủ nguồn lực để bảo tồn, tuy nhiên bài này không hướng tới nội dung đó.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là như thế này sao?

Tập thể 32 dân oan khu liên hợp Bình Dương

Năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương bán cho ông Huỳnh Uy Dũng 533ha đất trong khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương để làm khu công nghiệp Sóng Thần 3. Nay Chủ tịch tỉnh không ký chuyển 61 ha trong số đất nầy thành đất thổ cư, nên bị ông Dũng kiện. Báo chí của nhà nước đăng tải rùm beng, và chỉ mấy ngày sau khi nhận được đơn của ông Dũng, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo VPCP ra văn bản giao Thanh tra chính phủ điều tra kết luận vụ việc để báo cáo Thủ tướng xử lý.

Trong khi đó, từ năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ký hàng loạt quyết định thu hồi 4.197ha đất của dân đang canh tác để làm khu liên hợp này, trong khi chưa hề có quy hoạch sử dụng đất và cũng chưa có đề án được Chính phủ phê duyệt. Trong các quyết định, Chủ tịch tỉnh căn cứ vào luật đất đai 2003 và nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ để thu hồi đất, nhưng trong các quyết định bồi thường cho dân ban hành lần đầu tiên vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tỉnh lại áp giá bồi thường theo quyết định 164/2003/QĐ-UB ngày 23/6/2003 của tỉnh, căn cứ vào nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành từ 2004. Trước các quyết định trái pháp luật một cách trắng trợn như thế, người dân không chịu nhận tiền giao đất thì chính quyền ký quyết định và tổ chức cưỡng chế hàng trăm hộ dân để thu hồi đất rồi bỏ hoang từ năm sáu năm nay, trong khi dân không có đất canh tác. Người bị cưỡng chế không phải chỉ bị mất đất mà nhà cửa tan nát, vườn tược bị san bằng, thóc lúa đồ đạc trong nhà bị chở đi mất sạch… Cả nhà không có công ăn việc làm, phải ăn bờ ở bụi từ bao năm nay, chẳng ai thèm ngó tới. Ai ngăn cản thì phải đi tù vì “chống người thi hành công vụ”.

Những cái nhứt trong xổ số “kiến thiết”

Thiện Tùng

Có lẽ không đâu như ở Việt Nam, xổ số “kiến thiết” trở thành ngành, bán giấy số trở thành nghề. Tất cả tỉnh, thành trực thuộc Trung ương đều có công ty xổ số kiến thiết. Mỗi tỉnh, thành trong tuần phát hành và mở số trúng thưởng một lần. Người ta tính phân chia rạch ròi lắm: trước nhứt chia thành khu vực, rồi từ khu vực ấn định cho những tỉnh, thành nào phát hành và mở thưởng vào ngày thứ mấy trong tuần – cứ thế mà làm, đã hơn 30 năm trở thành thông lệ. Hoạt động xổ số chẳng khác hoạt động báo chí – rất có qui củ, diễn ra hàng ngày, có đại lý (bán sỉ), có lực lượng phân phối lưu động (bán lẻ) đến tận “hang cùng ngõ hẻm”.

Xổ số “kiến thiết” lợi bất cập hại, nhưng đạt nhiều cái nhứt:

Người tham gia lãnh vực này đông nhứt: Nếu xem người bán giấy số là nhân viên ngoại ngạch của những công ty xổ số thì ngành xổ số có lượng người tham gia đông nhứt, họ có mặt “trên từng cây số”, nhất là những nơi tụ tập đông người, kể cả đám tang.

Nước Nga đang phải trả giá đắt cho cuộc xâm lăng Crimea

Mark Adomanis (Forbes – USA)

Phạm Nguyên Trường dịch

image Chúng ta vẫn phải chờ và xem quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đến mức nào: khá nhiều thứ còn phụ thuộc vào những việc sẽ xảy ra trong vài tuần tới ở Ukraine, đặc biệt Nga sẽ hành động hung hăng đến mức nào ở các thành phố phía Đông như Lugansk, Donetsk và Kharkiv. Liệu Moscow có chấp nhận kết quả của “cuộc trưng cầu dân ý” ngày hôm qua và chính thức sáp nhập Crimea hay không cũng là tác nhân vô cùng quan trọng.

Nhưng những dấu hiệu ban đầu là không tốt. Trên thực tế, mỗi dấu hiệu đều trực tiếp chỉ cho người ta thấy khả năng leo thang và thảm họa. Các nhà phân tích hàng đầu như Fyodor Lukyanov gọi cuộc khủng hoảng hiện nay sự cáo chung của kỷ nguyên kéo dài 25 năm trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, và dường như các tính toán của điện Kremlin đã trải qua một sự thay đổi nhanh chóng và dứt khoát từ cố gắng nhằm ít nhất là xoa dịu những mối lo ngại của phương Tây sang dùng xe ủi đất lao thẳng vào họ.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong các dự án bauxite (trả lời phỏng vấn của Bauxite Việt Nam)

TS. Nguyễn Thành Sơn

Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng - Vinacomin

(1) Về việc Bộ Công Thương đề xuất các “ưu đãi”

Các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đưa tin nhiều về báo cáo giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Bộ Công Thương về các dự án bauxite Tây Nguyên, trong đó có nêu ra các “ưu đãi” để dự án có “lãi”.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; lỗ lũy kế của Tân Rai đến năm 2015 là 460 tỷ đồng, Nhân Cơ lỗ dự kiến đến 2020 là 3.000 tỷ; một yếu tố dẫn đến lỗ tăng mạnh là do giá bán alumin thấp hơn dự kiến 70 USD/tấn. Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất và tham mưu với nhà nước tiếp tục “ưu đãi” một cách tương đối triệt để và đồng bộ cho cả hai dự án này.

Quả báo nhãn tiền

Tô Văn Trường

Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường… hai dự án bauxite Tây Nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ) đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng, v.v.

Thực tế bi đát của dự án này là điều có thể thấy trước và không làm ai ngạc nhiên. Nói theo nhà Phật thì “quả báo nhãn tiền” đã có ngay chứ không cần đợi đến kiếp sau.

clip_image001

Bể lắng quặng đuôi của Nhà máy Alumin Tân Rai – Lâm Đồng. Ảnh: QUANG TÚ (nld.com)

“Minh bạch hóa” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên” – Thư cuối năm

Tôi chưa bao giờ nặng lời về đàn ông Việt Nam. Vì tôi nghĩ như thế là vơ đũa cả nắm, và bất công. Vì tôi kính trọng cha tôi, yêu người đàn ông duy nhất của đời tôi, cũng như quý mến những người đàn ông khác là thầy, là bạn, là đồng nghiệp mà tôi biết.

Nhưng đọc xong những dòng "Thư cuối năm", cũng là entry gần đây nhất (dù đã cách đây hơn 3 tháng) trên blog của Nhã Thuyên, cô gái vừa bị tước bằng thạc sĩ ở Đại học Sư phạm Hà Nội (*) (ai chưa biết có thể google để biết) rồi nhớ lại những gì người ta đã viết và đã làm với cô gái nhỏ ấy (trong độ tuổi 20, vừa bằng tuổi con tôi), thì tôi bỗng thấy vừa phẫn nộ vừa ghê sợ những gã đàn ông có liên quan đến "vụ Nhân văn Giai phẩm hiện đại" này. Và ghê sợ đàn ông Việt Nam nói chung, vì quả thật những gã đàn ông như vậy ở Việt Nam sao nhiều quá.

Đội quân thứ 5 của Trung Quốc khoác áo “nhà đầu tư” đang trên thảm đỏ ồ ạt vào Việt Nam – hiểm họa sát nách

Trung Ngôn

Sau cuộc xâm lược quy mô lớn, vô cùng tàn khốc của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới, bộ mặt phản động của Bắc Kinh với tất cả mọi mưu đồ thâm độc một cách có hệ thống được toan tính kỹ càng và thực thi ráo riết suốt từ 1949 đến 1979 cũng như trong các giai đoạn về sau đã bị bóc trần. Sự khẳng định của Tổng Bí thư Lê Duẩn: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Việt Nam đã làm cho người dân Việt thức tỉnh. Thế hệ U80 chúng tôi bây giờ, ở thời điểm ấy (1979) mới thực sự có được cái nhìn thật đúng đắn, sâu sắc, chính xác về mọi hành vi của người Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam (mà hành vi nào cũng được ngụy trang một cách hào nhoáng để che đậy mọi dã tâm ẩn náu bên trong).

Giờ đây, mọi sự đã rõ như ban ngày, chỉ những ai còn mơ hồ, ngây thơ đặt niềm tin, ngộ nhận về cái ý thức hệ hão huyền cùng những kẻ đã bán mình cho quỷ dữ và những kẻ chỉ nghĩ đến tiền, đến những mối lợi cá nhân, phe nhóm, mới cam tâm khom lưng, quỳ gối, cúc cung, tận tụy phụng sự Trung Quốc.

Tan nát một vùng quê Hà Tĩnh!

Hoàng Mai

“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đó là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà người Việt Nam hầu như ai cũng biết.

Hoành Sơn là một dãy núi ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh, mảnh đất vốn rất hiếu học, đã sinh ra một Nguyễn Du, một trong hai người của Việt Nam (cùng với Nguyễn Trãi) được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, đang bị tan hoang, sau những biến động của thời cuộc; mà nguyên nhân không có gì khác, đó là sự mua bán, mánh mung của người Việt với người Trung Quốc; một cuộc “mua bán”, mà rồi đây sẽ có cơ hội để lưu vào sử sách như là một những sai lầm nhất ở đầu thế kỷ 21 của người Việt.

Hội Nhà văn Việt Nam sẽ thăm nhà văn Phạm Viết Đào

Nguyễn Trọng Tạo

Một hội nghề nghiệp đi thăm hội viên của mình đang bị tù giam. Trong một xã hội bình thường, cái “tin” này thậm chí không thể gọi là tin: không báo nào đăng vì không độc giả nào lại cho đó là một cử chỉ đặc biệt gì. Ở Việt Nam ta, cũng sẽ không có báo (lề phải) nào đăng cái tin Hội Nhà văn Việt Nam sẽ đi thăm nhà văn Phạm Viết Đào nhưng vì một lý do khác hẳn: đây là một tin “nhạy cảm”. Nhà nước đã kết án tù, mà Hội còn (dám) đi thăm ư? Ý hẳn Hội muốn ngầm nói rằng Hội Nhà văn ủng hộ tay tội phạm kia à? Muốn phản đối Nhà nước hay sao? Mỗi năm, Hội nhận của Nhà nước bao nhiêu tỷ đồng, làm quan chức Hội đồng nghĩa với làm quan chức Nhà nước, mà vẫn cứng cổ thế ư? Người đứng đầu Hội, nhất là những hội quan trọng như Hội Nhà văn, đều được “trên” chọn lựa cẩn thận, cơ mà!

Cho nên dễ hiểu là từ xưa đến nay bao nhiêu nhà văn nhà báo bị tống một cách oan uổng (và có khi trắng trợn) vào tù, mà cấm có Hội Nhà báo, Hội Nhà văn đứng ra bảo vệ. Không vào hùa, ra tuyên bố hắn/thị ta là phản động, đã là may phúc. Nhà văn Phạm Viết Đào chỉ vì viết blog mà bị tù tội suốt 9 tháng trời, các nước phương Tây thù địch gọi đó là vi phạm quyền tự do ngôn luận, Hội Nhà văn im thít. Nay, ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh cuối nhiệm kỳ thứ ba của mình bỗng cắn rứt lương tâm, gạt qua một bên mọi sự sợ hãi, quyết định làm một cú đột phá, đi thăm hội viên Phạm Viết Đào đang bị giam trong tù.

Muộn còn hơn không! Hoan hô Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh!

Văn Việt

Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định chính thức được trả tự do

VRNs (21.03.2014) – Đăk Nông - Sáng nay cán bộ Tòa án tỉnh Đăk Nông đã đến tư gia nhà giáo Đinh Đăng Định để trao cho ông Giấy chứng nhận đặc xá số 20/CV-TA đề ngày 21/03/2014 của Tòa án tỉnh Đăk Nông, cùng với Quyết định đặc xá số 604/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề ngày 10/3/2014.

Giấy chứng nhận đặc xá ghi: “Ông Đinh Đăng Định… được hưởng các quyền, nghĩa vụ khác như người đã chấp hành xong hình phạt tù”.

Ông Đinh Đăng Định từng là một sỹ quan quân đội Việt Nam trước khi trở thành giáo viên dạy hóa tại trường phổ thông trung học Lê Quý Đôn ở Đăk Nông. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 9/8/2012 với bản án 6 năm bị quy kết vào Điều 88 Bộ luật hình sự.

Mấy mẩu tin

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. BBC ngày 06/3/2014 đưa tin: Ngày 01/3/2014, tàu cá mang số hiệu 90479ts của ông Võ Văn Lựu xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và 14 ngư dân bị TQ tấn công, tịch thu ngư cụ ở gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 13/3/2014, tàu về đến cảng Sa Kỳ, mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt TQ đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị TQ tịch thu giá trị trên 350.000.000 đồng. tàu sắt TQ có khoảng 35 người mang theo súng, roi điện, bao vây tấn công tàu cá của ông Lựu. Họ dùng hung khí khống chế ông Lựu và các thuyền viên. Chỉ từ đầu năm 2014, đã có 4 vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị TQ tấn công.

Đánh cá ở khu vực Hoàng Sa là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Hoàng Sa cũng là của Việt Nam bị TQ đánh, cướp mà Việt Nam đương đòi TQ trả lại.

Tám câu hỏi về vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên

Vũ Thị Phương Anh

Qua thông tin trên mạng, tôi được biết luận văn thạc sĩ của cô Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan (từ đây sẽ gọi là Nhã Thuyên) đã được trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá lại. Và, trên cơ sở kết quả đánh giá, Nhã Thuyên đã bị tước bằng thạc sĩ.

Vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên không phải là việc mới. Cách đây hơn nửa năm, vụ này đã gây xôn xao dư luận, mà khởi đầu của nó là một loạt bài phê phán nặng nề nội dung cuốn luận văn đã hoàn tất trước đó 3 năm (và đạt điểm tuyệt đối 10/10) được đăng trên báo Văn Nghệ TP HCM. Dựa vào kinh nghiệm về những gì đã xảy ra từ trước tới nay, người ta lập tức đoán ngay rằng loạt bài ấy có lẽ nhằm mục đích chuẩn bị dư luận và là tiếng chuông báo hiệu một kết cuộc không lấy gì làm tốt đẹp cho tác giả của cuốn luận văn cũng như người hướng dẫn nó.

Sinh viên Phương Uyên khiếu nại Quyết định buộc thôi học của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm – TP.HCM

VRNs (19.03.2014) - Quyết định V/v buộc thôi học số 1926 do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ông Đặng Vũ Ngoạn ký ngày 29/11/2013 đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên có nội dung trái pháp luật, không được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục qui định, gây thiệt hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp công dân. Quyết định này không có căn cứ pháp luật, nên không có giá trị pháp lý và nghiêm trọng hơn, đã cố ý không chấp hành Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT đề ngày 16/8/2013, theo đó “để tạo điều kiện cho bị cáo tiếp tục đi học”.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã gửi Đơn Khiếu nại đến Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM như sau:

Lực lượng cực hữu và những hành động của Nga ở Krym

Timothy Snyder, New Republic 17-3-2014

Phạm Nguyên Trường dịch

Nhà chức trách Nga tuyên bố rằng họ can thiệp vào Ukraine vì có những mối đe dọa mang tính phát xít do các nhà chức trách mới tại Kiev gây ra. Arseniy Yatseniuk, một nhà kĩ trị theo khuynh hướng bảo thủ, đang dẫn dắt chính phủ Ukraine. Cuộc cách mạng ở Ukraine được dân chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội và mọi xu hướng chính trị tham gia. Người ta đã nống lên rằng những người chiến đấu với cảnh sát chống bạo loạn trong những tuần cuối cùng của cuộc cách mạng, khi chính quyền ở Ukraine sử dụng những biện pháp như bắt cóc, tra tấn, và bắn vào dân chúng, là lực lượng cực hữu. Các thành viên của đảng cánh hữu, Đảng Svoboda, chỉ giữ vài chức vụ trong chính phủ mới, trong khi các đảng chính trị thông thường và những người có những quan điểm khác giữ nhiều chức vụ hơn hẳn. Cuộc bầu cử trong mùa xuân này sẽ chứng tỏ rằng cánh cực hữu chỉ được một số lượng hạn chế cử tri trong xã hội Ukraine ủng hộ. Trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​được tổ chức nhân cuộc bầu cử tổng thống được dự kiến ​​vào ngày 25 tháng 5 tới, các nhà lãnh đạo của cánh cực hữu ở Ukraine chỉ được từ 2 đến 3 phần trăm công dân Ukraine ủng hộ mà thôi. Không có người nào trong số các ứng cử viên hàng đầu có chút gì đó tương tự như những người dân tộc chủ nghĩa. Nếu cuộc bầu cử được tổ chức, người chiến thắng có thể sẽ là một ông trùm sôcôla hay một cựu võ sĩ quyền Anh hạng nặng, cả hai đều còn lâu mới là những người dân tộc chủ nghĩa.

Trung Quốc và Mỹ đang nhìn nhau như thế nào, và vì sao hai nước đang trên đường tiến tới xung đột?

Minxin Pei, Foreign Affairs, March/April 2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002

Minxin Pin điểm sách Debating China: The U.S.- China Relationship in Ten Conversations (Tranh luận về Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung trong mười cuộc đối thoại). Do Nina Hachigian biên tập. Oxford University Press, 2014, dày 272 trang. Giá 21,95 USD.

Một trong những phát biểu rập khuôn rõ nét nhất trong chính trị quốc tế hiện nay là: Mỹ và Trung Quốc có quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Điều không rõ nét cho lắm là bản chất của mối quan hệ đó. Mãi cho đến gần đây, hầu hết các nhà quan sát đã sẵn sàng chấp nhận một cách mô tả dù chính xác nhưng thiếu chải chuốt là: hai nước này không là bạn mà cũng chẳng phải là thù.

Thoạt nhìn, cách gọi tên này có vẻ hợp lý. Mỹ và Trung Quốc rõ ràng không phải là đồng minh. Hai nước không chia sẻ các lợi ích an ninh hoặc các giá trị chính trị to lớn để gạt qua một bên các vấn đề khác. Quan niệm về trật tự thế giới của hai nước lại xung khắc nhau từ cơ bản. Trong khi Bắc Kinh đang hướng tới một thế giới đa cực hậu-Hoa Kỳ [a post-American, multipolar world], Washington lại ra sức duy trì cái trật tự phóng khoáng [the liberal order] do Mỹ lãnh đạo ngay cả khi quyền lực tương đối của mình đang suy giảm. Đồng thời, nhiều vấn đề tại Đông Á, như những căng thẳng về Đài Loan và những tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, đang khiến cho lợi ích của Mỹ và Trung Quốc va chạm trực tiếp hơn. Nhưng hai nước vẫn không thực sự coi nhau là thù địch. Hai nước không coi nhau là mối đe dọa ý thức hệ và an ninh khó nguôi ngoai. Và sự thể hai nền kinh tế quyện chặt vào nhau khiến cả hai nước có quyết tâm tránh xung đột cho bằng được.

Vài suy nghĩ về tuyến Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai

Hoàng Mai

Tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, được wikipedia (1) giới thiệu nguyên văn như sau:

Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai dài 264 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.

Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).

Minh bạch như thế nào?

Tô Văn Trường

Người đời thường nói minh bạch, rõ ràng trong cuộc sống và trong chính trị đều cần thiết vì trước tiên nó giúp củng cố lòng tin và thứ nữa là trong binh pháp Tôn tử "biết mình, biết người thì trăm trận, trăm thắng" chủ yếu phải dựa trên sự minh bạch với chính bản thân và như vậy mới thấy rõ được đối thủ. Hay nói cách khác, không minh bạch với chính mình sẽ không thấy được đối thủ!

Một số bạn hữu hỏi tôi có bình luận gì về việc phát hiện mới trong phòng làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cả bản đồ “hình lưỡi bò” của Trung Quốc. Nếu tinh ý, nhận thấy ngay buổi truyền hình đàm đạo mới đây giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Malaysia xung quanh chuyện tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines vẫn thấy có tấm bản đồ này!

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn