Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ cảm ơn đồng bào trước ngày xử phúc thẩm

Kính thưa đồng bào,

Đây là thư của Cù Huy Hà Vũ, một người con của đồng bào, nhờ vợ là Nguyễn Thị Dương Hà viết lại để gửi tới toàn thể đồng bào trước ngày bị đem xử phúc thẩm.

Kính thưa đồng bào,

Cuộc bắt bớ xấu xa dựa trên cái cớ là hai bao cao su đã qua sử dụng, tiếp đến cái gọi là phiên tòa ngày 4 tháng 4 năm 2011 vội vàng, hấp tấp, đã không dám trưng ra các chứng cứ phạm tội cũng chẳng dám tranh tụng với các luật sư, tiếp đó là vội vã tuyên án… những chi tiết đó, đồng bào đều biết cả.

Thư bạn đọc

Kính chào các bác trang mạng Boxitvn. Cháu viết bài sau kể về việc Công an làm việc với cháu cách đây gần mười ngày khi cháu về quê. Ở quê cháu không nối mạng nên bây giờ cháu mới viết và gửi được. Nếu các bác thấy hữu ích với mọi người thì đăng lên mạng, còn không thì coi như cháu chia sẻ một chút với các bác. Cháu gửi lời chào kính trọng đến các bác. Xin chúc các bác bình an và luôn kiên tâm trước lẽ phải.

          Cháu – N.T.L.

Ngọn đèn xanh

Truyện ngắn của CHÂU DIÊN

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”…

Khúc Nhập đề

Bạn nói: “Anh có biết giờ phút sung sướng nhất đời của một nhà văn viết truyện ngắn là lúc nào không? …Không, chứ gì? …Tôi sẽ kể anh nghe… Đó là một thời khắc rất lạ… Nó chỉ xảy đến vào cái lúc hết sức mong manh khi nhà văn chợt nảy ra một ý, và anh ta đang dùng mấy ngón tay vê vê cái cục đất sét mơ hồ cho thành những hình thù những mảnh đời…”. “Có vậy thôi ư?”. “Có vậy thôi… nhưng bên trong là cả một mênh mông bí mật… Anh ta cười một mình khi nghĩ đến những người bạn sẽ đọc truyện của mình, ha ha ha… Họ sẽ cười tít vì những ý nghĩ hồn nhiên rồ dại của mình… ha ha ha… Ta phải viết đây…”.

“Có thế thôi ư? Nhà văn chỉ có vậy thôi ư?”.

“Gì nhỉ ?... Mình muốn viết về cái cô gái mặc áo trắng ngực thắt đai hồng, cô sao quá trẻ quá đẹp quá trong trắng đang đi trong đoàn người kia… Mình muốn bạn mình là thằng cu Xuân biệt hiệu Xuân Lêu Têu trong câu chuyện mình sắp viết ra sẽ trở thành người yêu của cô gái ấy và gì gì nữa nhỉ, và hôm chúng nó nắm tay nhau đến trước mặt mình để báo tin chúng sẽ thành đôi thì… ôi, mình sắp òa lên khóc mất…

“Ôi, anh không thể hiểu nổi một nhà văn nếu anh không trông thấy tôi vào cái lúc ấy… Tôi nén lại tôi nén lại tôi nén lại nhưng rồi tôi khóc tôi khóc tôi khóc tôi nức nở vô cớ mà khóc khóc khóc như con trẻ ấy… không bị đòn không bị mắng không bị oan mà khóc chỉ vì nghĩ đến việc hai đứa ấy, cô gái áo trắng kia và bạn tôi thằng Xuân Lêu Têu hai đứa nắm tay nhau đứng trước tôi như con chiên đứng trước một bức tượng… và bức tượng bỗng cử động, tượng bỗng giơ bàn tay bằng đá ra, bàn tay đá đã trở nên mềm mại, bàn tay đá nắm lấy bàn tay thằng Xuân Lêu Têu bắt nó xòe ra và dẫn đường cho bàn tay thằng Xuân Lêu Têu nắm lấy bàn tay cô gái…”.

“Chỉ có thế mà nó khóc…?”.

“Vâng, vì nó là nhà văn …”.

Nhưng rồi liền sau đó, khi nhà văn tiếp tục thả sức cho tưởng tượng để các nhân vật nhấp nha nhấp nhổm chờ ở vạch xuất phát đợi đến lúc vọt bay lên cao xa, khi ấy anh ta mắt ráo hoảnh, những ngón tay cứng quèo gõ gõ gõ, anh ta không khóc nữa, để chuẩn bị cho độc giả khóc, nếu có thể…

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô là sai lầm

(Và vì sao việc này trở nên quan trọng trong một thời đại cách mạng như hiện nay)

Leon Aron

Trước sụp đổ đột ngột của Liên Xô vào cuối thế kỷ trước, phần lớn các nhà nghiên cứu và các chính trị gia phương Tây đều rất ngỡ ngàng và thậm chí đưa ra nhiều lý do không thích đáng. Theo cách lý giải của Tiến sĩ Leon Aron, Giám đốc Ban Nga học tại Viện Nghiên cứu Chính sách American Enterprise Institute, Liên Xô sụp đổ chủ yếu vì những lý do đạo lý hơn là kinh tế và quân sự. Rõ ràng là có một sự đồng thuận về đạo lý giữa hai thế lực tác động cách mạng. Một bên là những nhà lãnh đạo Xô-viết có lương tri, đại biểu là Gorbachev và nhóm cộng sự của ông, và bên kia là lực lượng trí thức dù là ở ngoài Điện Cẩm Linh nhưng rất phấn khởi và nhiệt liệt hậu thuẫn chủ trương glasnost và perestroika do Gorbachev đề xuất. Sự đồng thuận này có thể được diễn tả bằng câu nói của Alexandr Yakolev, Đại sứ Liên Xô tại Canada từ 1973 đến 1983:

“Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Có một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”.

Bauxite Việt Nam

TKV muốn xin giấy phép đặc biệt chở bauxite

Thế Kha

Nhìn cái cảnh đèn cù, chợt nhớ tới chuyện dân gian "Ai sợ ai?" hoặc "Cái gì sợ cái gì?". Đề phòng bà con bây giờ văn hóa cao, xin cải biến đôi chút cho có tính ớp đết:

Ông quan nọ làm ăn luộm thuộm, nhưng do cơ chế nên không bị trị tội lại còn được khen mới chết chứ! Một hôm quan thăm dò dư luận, quan gạ chú lính hầu xem dân đen nó coi mình ra cái gì. Chú lính hôm đó hóm ra phết. Chú hỏi quan:

- Bẩm, từ khi được bầu với tỷ lệ cao, quan có sợ ai không ạ?

Hiểu đúng về “Áo No-U”

Nguyễn Quang A

clip_image002

Trong vài tuần qua trên mạng Internet có một vài người đã gọi áo No-U là “áo biểu tình” và việc gọi sai như thế có thể gây ngộ nhận.

Đường chữ U đứt khúc (đường lưỡi bò) là đường được vẽ trên bản đồ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền nhằm biến 80% Biển Đông thành ao nhà của họ, nhằm biến các vùng biển không có tranh chấp của các nước liên quan thành các vùng “có tranh chấp” và rêu rao chính sách lừa bịp “chủ quyền của ta [Trung Quốc], gác tranh chấp, cùng khai thác” với các nước liên quan.

Cảnh giác với Trung Quốc, dân chủ với dân

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. Những lời nói của Đới Bỉnh Quốc và những điều nhất trí giữa hai Thứ trưởng Việt Nam và Trung Quốc bao hàm những gì?

“Những tranh chấp biển, đảo do đàm phán song phương giải quyết không có sự can thiệp của nước thứ ba”. Song phương thì Trung Quốc có thể cậy mạnh đe dọa hoặc dỗ dành mua chuộc, thế giới không bao giờ biết được sự thật, không bao giờ giải quyết được gì vì Trung Quốc luôn kiên trì chỉ một câu “Chủ quyền đối với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường sa) không thể tranh cãi”. “Không có gì phải đàm phán về Tây Sa (Hoàng Sa)”.

Đàm phán tập thể thì Trung Quốc thất lý. Nước thứ ba không can thiệp thì một mình Trung Quốc cậy mạnh mặc sức hoành hành ngang ngược, uy hiếp nước yếu.

Xét xử công khai vụ án Cù Huy Hà Vũ là khẳng định tính chính danh của Nhà nước

LS Hà Huy Sơn

image Phiên tòa hình sự phúc thẩm vụ án “Cù Huy Hà Vũ tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” do Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử được thông báo ngày xét xử là 2/8/2011 tại Hà Nội.

Ở một đất nước mà Đảng là người độc quyền lãnh đạo Nhà nước như Việt Nam thì “vụ án Cù Huy Hà Vũ” không thể nói rằng đây không phải là ý chí chỉ đạo của Đảng và cũng không thể nói rằng Đảng không chịu trách nhiệm về kết quả của vụ án này.

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” và tất nhiên suy ra Nhà nước cũng như vậy tức: “Một Nhà nước mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Nhà nước hỏng”.

Điều gì sẽ xảy ra khi Cục trưởng Hàng không Việt Nam không biết gì về an toàn hàng không?

TS Trần Đình Bá

clip_image001  

Chim trong một sân golf có thể gây ra thảm họa hàng không!

 

Cục phó Hàng không Việt Nam (HKVN) – người thay mặt cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề an toàn hàng không trả lời trước báo giới rằng “Xây sân golf trong sân bay là chuyện bình thường”, còn Cục trưởng Hàng không Phạm Quý Tiêu: “Cục Hàng không không hề hay biết việc này”, thì quả thực tư duy lãnh đạo của Cục Hàng không VN là bất bình thường!

TS Trần Đình Bá

Chuyện đường vận chuyển bauxite

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Vận chuyển bauxite: Chưa có đường!

Tháng 9-2011 này, các đoàn xe của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam bắt đầu vận chuyển alumin nhưng đến nay, Bộ GTVT mới... nghiên cứu nâng cấp, cải tạo đường!

clip_image001

Sắp tới, xe chở bauxite sẽ chạy trên Quốc lộ 20 nối Lâm Đồng với Đồng Nai. Đường này rất hẹp nên thường xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh: Như Phú

Mong Thủ tướng "cứu" VQG Cát Tiên thoát khỏi thủy điện

Nguyễn Huỳnh Thuật

clip_image003

 

Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A  có thể sẽ dẫn đến một vài nguy cơ với VQG Cát Tiên. Ảnh minh họa

 
Dòng sông Đồng Nai như là mạch máu chính của "Mẹ Thiên Nhiên Cát Tiên" cho muôn tỷ loài và là nguồn sữa chính nuôi dưỡng hàng triệu người trong khu vực và hạ lưu, nếu mạch máu của mẹ bị nghẽn mạch, sữa mẹ bị ô nhiễm thì điều gì sẽ xảy ra và ai sẽ chịu trách nhiệm?

LTS: Ngày 26/7, Bee.net.vn nhận được email của ông Nguyễn Huỳnh Thuật – Chuyên gia bảo tồn, đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng – công tác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã bày tỏ ý kiến của mình. Ông nêu lên những lo ngại về hệ lụy cộng hưởng của Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến rừng đặc dụng VQG Cát Tiên - Khu Dự trữ Sinh quyển Quốc tế Đồng Nai và bày tỏ mong muốn Thủ tướng sẽ cân nhắc về hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.  Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải bài viết trên.

Vụ tai nạn tàu cao tốc Trung Quốc: Người dân giận dữ

Đỗ Quyên (Theo AFP, China Daily)

(NLĐO)- Một số thân nhân của những người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu cao tốc hôm 23-7 ở tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc đã từ chối nhận tiền bồi thường cho tới khi nguyên nhân vụ tai nạn được làm rõ.

Hàng ngàn người dùng các tài khoản blog trên mạng tạo làn sóng giận dữ, yêu cầu các nhà chức trách phải có câu trả lời xác đáng và giải thích lý do tại sao chiếc tàu thứ 2 lại không được thông báo để dừng lại, khiến tai nạn xảy ra quá thảm khốc cướp đi sinh mạng của 39 người, làm bị thương 192 người.

clip_image001

Nhiều thân nhân từ chối nhận bồi thường cho tới khi nguyên nhân vụ việc được làm rõ

Hà Vũ Cù Huy

Phạm Toàn

Hôm nay trong bài viết này, tôi đặt cái tên chú Cù Huy Hà Vũ đảo ngược, đó là có dụng ý.

Tôi đã định không nói gì, không viết gì nữa, cho tới khi xử phúc thẩm xong vụ chú Cù Huy Hà Vũ.

Nhưng sáng nay thì lại muốn viết đôi điều sau khi chợt đọc được dòng tin này trên trang BBC đưa tin trong đó có trích lời ông thủ tướng Na-Uy: “Những cuộc nổ bom bắn giết vừa rồi đều nhắm bắn phá những giá trị căn bản của nước Na-Uy, đó là dân chủ và cởi mở, và nếu chúng ta có phải đáp trả lại, thì đó hẳn chỉ có thể là “dân chủ thêm nữa, cởi mở thêm nữa”. (The attacks were directed at Norway's "fundamental values" - democracy and openness - and that the response would be "more democracy, more openness", he said).

Một bước hướng tới sự tin tưởng với ​​Trung Quốc

Mike Mullen

Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Mặc dù đã bị một số hiểu lầm và nghi ngờ che phủ, nó vẫn là mối quan hệ thách thức nhất. Có những vấn đề mà chúng tôi bất đồng và bị lôi cuốn phải đối đầu nhau, tuy nhiên có những lĩnh vực rất quan trọng mà hai bên có cùng lợi ích để chúng tôi phải làm việc với nhau.

Vì vậy, chúng tôi cần làm cho mối quan hệ tốt hơn bằng cách tìm kiếm sự tin tưởng chiến lược.

Làm thế nào để chúng tôi làm được điều đó?

Trước hết, chúng tôi phải tiếp tục nói chuyện. Đối thoại là quan trọng. 

“Chú Tàu thực dân” và sự nghiệp “khai hóa” lục địa đen

Mạnh Kim lược thuật

image Việc Trung Quốc đổ bộ ào ạt vào châu Phi cũng như các châu lục khác khai thác tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu nguồn năng lượng thật ra chẳng có gì đáng nói, nếu Trung Quốc không manh nha biến Lục địa đen thành một tân thuộc địa và Trung Quốc không có thủ đoạn khóa chặt nguồn tài nguyên toàn cầu để làm “của riêng”, bất chấp thế giới sống chết thế nào. Dưới đây là phần lược thuật Chương 7 (Death by Colonial Dragon: Locking Down Resources and Locking Up Markets Round the World) của quyển Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action (Peter Navarro & Greg Autry, nhà xuất bản Pearson Prentice Hall, 5/2011).

Thủ đoạn khóa nguồn tài nguyên thế giới

Dự án bô-xít Lâm Đồng giảm lao động nước ngoài

Quốc Dũng

Ban quản lý Tổ hợp bô-xít nhôm Lâm Đồng cho biết, hiện chỉ còn 576 lao động người Trung Quốc làm việc tại dự án này, phần lớn là cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật.

Trong số đó có 532 lao động nam và 44 nữ. 229 người là cán bộ quản lý, kỹ sư, số còn lại lao động kỹ thuật.

Theo Ban quản lý Tổ hợp bô-xít nhôm Tân Rai - Lâm Đồng, với tiến độ thực hiện dự án hiện nay thì trong vài tháng tới số lao động Trung Quốc làm việc tại đây sẽ chỉ còn 110 người. Họ là những chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao kỹ thuật vận hành nhà máy alumin cho Việt Nam trong giai đoạn vận hành. Khi hết hạn bảo trì, số lao động Trung Quốc còn lại cũng sẽ rời khỏi Lâm Đồng.

Phó giám đốc sở giao thông vận tải Đồng Nai: Cầu đường nào chịu nổi xe chở bôxit

Hà Mi

 

Một đoạn quốc lộ 20 qua huyện Tân Phú, Đồng Nai nằm trên lộ trình chở bôxit bị xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: HÀ MI

 
TT - Ngày 27-7, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai khẳng định nếu xe chở bôxit có tải trọng 40 tấn còn chạy qua tỉnh này sẽ bị xử lý theo diện xe quá tải. Lý do: cầu đường mà xe chở bôxit chạy qua chỉ chịu tải trọng cao nhất 30 tấn.

Sáng 27-7, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) về việc vận chuyển bôxit, đại diện tỉnh Đồng Nai nói thẳng: “Nếu TKV vận chuyển bôxit quá tải sẽ bị xử lý như các trường hợp khác”.

Nếu làm đúng như trên, xe vận chuyển bôxit có tải trọng 40 tấn sẽ “hết cửa” qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nếu…

Lê Ngọc Thống

“...Giấu mình chờ thời…” là sách lược đúng đắn, khôn ngoan mà ông Đặng để lại cho hậu lãnh đạo Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cho rằng Trung Quốc có đủ mọi điều kiện để tuyên bố với thế giới rằng: Đã qua rồi thời kỳ “giấu mình chờ thời”. Các hành động ngoại giao, quân sự của Trung Quốc đối xử với thế giới trong đó có Việt Nam đã chứng minh điều đó. Tham vọng quá lớn, giới lãnh đạo Trung Quốc không kiềm chế nổi. Tiếc thay họ quá vội vàng, nôn nóng.

Bài viết này tôi chỉ phản ánh khái quát mang tính chủ quan về sách lược của Trung Quốc đối với Việt Nam sau thời kỳ “giấu mình chờ thời”.

Nhân sĩ Sài Gòn tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ biên giới và hải đảo

Thụy My

clip_image001  

Lễ tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ biên giới và hải đảo (DR)

 

Hôm nay 27/7 nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh cùng với Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Đó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.

Về hai cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17/2/1979 quân Trung Quốc đã tràn vào xâm lược toàn bộ các tỉnh của Việt Nam nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Trận chiến này kéo dài đúng một tháng, gây nhiều thiệt hại cho cả hai bên. Trước đó, quân Khmer Đỏ được Trung Quốc trang bị và hậu thuẫn, cũng đã tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam vào ngày 12/12/1978, sau nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và thảm sát rất nhiều thường dân Việt.

Thư gửi ông Nguyễn Đức Nhanh về việc công an gây phiền nhiễu và trấn áp những người yêu nước tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------*------

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011

Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Nhanh

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội

1. Chúng tôi những người tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông ghi nhận và hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã không sử dụng vũ lực đối với người tham gia biểu tình yêu nước trong buổi sáng Chủ nhật 24/7/2011 vừa qua.

2. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không tán thành việc một số nhân viên an ninh đã ngấm ngầm hoặc công khai gây phiền nhiễu sinh hoạt bình thường của một số công dân nhằm ngăn cản họ thực hiện quyền biểu tình được Hiến pháp quy định.

Bài phát biểu của GS Tương Lai tại lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa

clip_image002

Kính thưa các cụ, thưa quý vị,

Trong những ngày nặng trĩu suy tư này, hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, Ngày Thương binh Liệt sĩ, ngày tổ quốc tri ân những người đã bỏ mình vì đất nước để có một Việt Nam ngàn năm văn hiến do ông cha để lại, non sông quy vào một mối, chúng ta có mặt tại đây để cùng đồng bào cả nước nghiêng mình trước anh linh những người đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của đất nước.

Lễ tưởng niệm và một lời khuyên

Nguyễn Thị Khánh Trâm

clip_image002  

Bà Huỳnh Thị Sinh (áo tím), quả phụ của Liệt sỹ Nguỵ Văn Thà

 

Số nhà 43 Nguyễn Thông Q.3 TP HCM sáng hôm nay 27/7/2011 đã diễn ra Lễ tưởng niệm 64 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ Việt Nam và tưởng niệm đồng bào chiến sỹ hy sinh bảo vệ biên cương. Cái lý do có buổi lễ này ngoài việc tri ân các người con đã hy sinh vì MẸ VIỆT NAM, không phân biệt màu cờ, chiến tuyến, thời gian hay địa điểm nằm xuống của các anh mà còn là lúc cần thiết phải hâm nóng lại tình yêu quê hương đất nước và cũng để nhận thức lại tình yêu tổ quốc trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” đầy nguy nan hôm nay: Đó là cái tình thế chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang rình mò, gây hấn hòng chiếm lĩnh Biển Đông của nước ta.

Sau lễ chào cờ là giây phút mặc niệm các anh, các chị. Tiếp đó là những người tham dự lần lượt lên dâng hương. Mỗi người một nén nhang - nén nhang tri ân.

Bài Quốc ca hôm nay gây xúc động lạ thường, đặc biệt câu cuối của bài hát: “Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền”. Nhạc sỹ Văn Cao tài ba đã tiên tri từ hơn nửa thế kỷ trước rằng muốn có một tổ quốc vững bền - trọn vẹn lãnh thổ thì phải: “Tiến lên, cùng tiến lên…”. Đây cũng chính là lời nhắc nhở những người con đất Việt hôm nay.

Lịch sử phải sang trang

Lưu Trọng Văn

Bài thơ này được chính tác giả đọc sáng 27–7–2011 trong buổi lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Bauxite Việt Nam

Tản mạn vài điều nhân xem chương trình TV của Nhật Bản (NB) về “tàu cao tốc Trung Quốc” (TQ)

Nguyễn Hoàng

image Mấy hôm trước vừa xem chương trình TV của Nhật nói về tuyên bố đầy kiêu ngạo của phía TQ rằng  "Tàu shinkansen (tức tàu cao tốc) của TQ về mặt kỹ thuật còn ưu tú hơn shinkansen của Nhật Bản”. Người Nhật lập tức làm một chương trình để so sánh, nhưng nghiêng về giải trí nhiều hơn là đi sâu vào phân tích kỹ thuật của tàu cao tốc shinkansen. Tuy nhiên chương trình cũng có sự tham gia của các chuyên gia về kỹ thuật tàu cao tốc, các Luật sư và nhà báo. Đầu tiên họ hỏi các chuyên gia về kỹ thuật. Các chuyên gia của Nhật đã trình bày các nghiên cứu, đối chiếu xem thử kỹ thuật ưu tú của TQ là cái gì. Điểm nào TQ chưa bằng và điểm nào TQ vượt trội.

Khi so sánh, mọi người mới nhìn ra một sự thật, tàu cao tốc của TQ gần như  “học lóm” lại kỹ thuật shinkansen của Nhật Bản và một số nước khác mà thôi. Có lẽ để mọi người có thể tưởng tượng được cái gọi là "kỹ thuật phát minh" của Trung Quốc là như thế nào, nhà đài TV của Nhật đã làm một so sánh cụ thể về hai cái lò làm nóng bánh bao của TQ và NB ở trên hai con tàu để minh chứng. Trên tàu Shinkansen của Nhật Bản có đặt chiếc lò làm nóng bánh bao cho khách. TQ cũng có.  Người Nhật bèn lấy  hai cái máy ấy ra, một  của TQ và một của NB đặt gần nhau. Máy của TQ hoàn toàn giống của NB, kể cả hình dáng và mẫu mã.

Máu người không phải nước lã

Tương Lai

Nhân ngày 27.7.2011

Trong những ngày tháng bảy nặng trĩu suy tư này, cùng với nén nhang thắp lên mộ liệt sĩ và lá thư gửi người bạn thương binh vượt quá tuổi “xưa nay hiếm” đã lâu vẫn đang gò lưng trên trang viết có thể đưa lên trang báo, trang mạng những lời tâm huyết, lại phải dày vò trong sự lý giải về những hy sinh vô bờ bến của dân tộc mình để tồn tại và phát triển đăng tìm lối ra cho những day dứt, băn khoăn.

Một câu hỏi đặt ra: nguồn mạch nào đã tạo ra ý chí và sức mạnh của dân tộc ta vượt qua những thử thách chiến tranh nối tiếp chiến tranh vô cùng tàn khốc, thế hệ này sang thế hệ khác kế tiếp nhau cầm vũ khí chiến đấu không ngừng không nghỉ bất chấp mọi hy sinh? Liệu có phải ông cha ta đã từng giải thích điều đó. Lục tìm trong ký ức bài thơ “Gốc Lửa” [Nguyên hỏa] của Thiền sư Khuông Việt thế kỷ XI:

Mộc trung nguyên hữu hỏa

Nguyên hỏa phục hoàn sanh

Nhược vị mộc vô hỏa

Toàn toại hà do manh

 

Tôi đã khóc

Hà Văn Thịnh

Cả tuần ngồi trên xe cùng sinh viên đi tham quan thực tế, mệt nên chỉ lướt qua mạng vài tin chính rồi lăn ra ngủ. Hôm nay, có thì giờ nên xem đủ, xem hết những gì bảy ngày qua chưa xem. Đoạn băng do PGS TS N.G.Đ. gửi qua email đã làm tôi không cầm được nước mắt. Vừa khóc, tôi vừa tự nhắc mình rằng đừng khóc kẻo người ta lại bảo ông điên này hay khóc...

Đó là những giọt nước mắt tủi hổ vì thấy mình không bằng lũ trẻ chỉ mươi mười lăm tuổi. Chúng nó hầu như chưa biết cách ăn mặc, chẳng hề biết tạo dáng, nhưng Dáng đứng Việt Nam của những đứa trẻ đó thì không bút mực nào tả nổi. May ra, chỉ có ống kính thần của các nhiếp ảnh gia mới làm cho lòng người xúc động đến thế. Vì chẳng biết gì về nghệ thuật nhiếp ảnh, tôi kính đề nghị nghệ sĩ nào có lòng, có tài hãy cho lên mạng một bức ảnh như thế để làm Dáng đứng Việt Nam cho thời đại mới.

Cuộc biểu tình yêu nước diễn ra ôn hòa, trôi chảy và đầy hứa hẹn

Ngàn Sâu

Sáng 24-4. 7h30: Ba đỉnh tam giác của vườn hoa Lê nin, phố Hoàng Diệu, đoạn có tòa sứ quán Trung quốc vẫn bị khóa chặt bởi công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và nhiều loại xe cộ khác nhau. Từ hai tuần nay, mặt sau của tòa sứ quán này (trên phố Khúc Hạo) không thấy cảnh sát chắn đường như mọi Chủ nhật trước nữa.

8h30: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn chưa thấy người biểu tình tụ hội. Những khuôn mặt nhân sĩ quen thuộc của 7 cuộc biểu tình chưa xuất hiện, chỉ có một chiếc xe cảnh sát đỗ ở chân cột đồng hồ (cũ) nay là đài phun nước.

8h35: Quảng trường Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh nơi chân đền Bà Kiệu vẫn chưa thấy người biểu tình. Một vài cỗ xe cảnh sát với sắc lính đứng xung quanh. Thấp thoáng một số khuôn măt âm binh trà trộn với dân thường ở góc vườn hoa và các quán cóc.

Thư của Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường yêu cầu Tòa án Nhân dân tối cao trả tự do lập tức cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (Environmental Defender Law Center, EDLC), trụ sở tại Hoa Kỳ, là một tổ chức chuyên trợ giúp những người hoạt động bảo vệ môi trường, trợ giúp các cá nhân và cộng đồng ở các nước đang phát triển, những người đang đấu tranh chống lại những tác hại tới môi trường ở nước họ.

Bauxite Việt Nam nhận được bức thư dưới đây của Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường, viết bằng tiếng Anh; bản tiếng Việt là của chúng tôi. Đính kèm là bản góp ý cho Tòa án về vụ án Cù Huy Hà Vũ bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Thắp hương Liệt sĩ

Mai Thanh Hải

Ngày 27/7. Xin thắp nén hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

clip_image001

Chào cờ Tổ quốc trên đỉnh chốt Biên phòng Lai Châu

Tưởng nhớ 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa (ngày 14/3/1988)

Mai Thanh Hải

Mai Thanh Hải blog – Trải qua 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc, cùng bè lũ phản động Pôn Pốt – Iêng-Xary tại biên giới Tây Nam, hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ gìn đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong số này, còn hàng vạn người chưa tìm thấy hài cốt và thân xác các anh - các chị vẫn đang nằm lẫn giữa lá rừng, đất núi, đầm lầy, lòng biển sâu...

clip_image001

Thiếu úy Trần Văn Phương và đồng đội giữ cờ Tổ quốc, đánh trả quân Trung Quốc trên đảo Gạc Ma, 14/3/1988

Lãnh đạo Việt Nam bị chỉ trích về vấn đề Trung Quốc

David BrownAsia Times Online

Chắc chắn những tranh cãi ồn ào gần đây xoay quanh các yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông sẽ đổ ập vào nền chính trị quốc nội Việt Nam. Làm sao để xử lý được mối quan hệ với Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm thứ hai trong đời sống chính trị - xã hội của cả quốc gia (vấn đề số một là liệu xây dựng chế độ đa đảng có phải là một điều tốt hay không).

Sau gần hai tháng cả nước thể hiện sự nhất trí tuyệt đối trước hiểm họa Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 7 mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi công an giải tán một cuộc biểu tình nho nhỏ ở gần Đại sứ quán Trung Quốc. Chính quyền Việt Nam đã dung thứ –  cũng có nguồn tin cho rằng chính quyền ngầm khuyến khích – cho những cuộc tuần hành như thế từ đầu tháng 6.

Cú điện thoại lúc 12 [giờ] trưa

Dân Choa

clip_image001

Dân choa là người bạn quen thân của mình, anh vừa cho lên blog FB của anh bài “Bác anh hùng…  chúng cháu cũng anh khùng” về cú điện thoại anh trao đổi với một quan xứ Nghệ xung quanh bài viết “Đau xót nhục nhã biết bao” của Phạm Xuân Nguyên. Xét thấy đây không phải là cú điện thoại sáng tác, mình cũng đã cẩn thận kiểm chứng rồi, nên mới biết cú điện thoại này xảy ra lúc 12 giờ trưa nay, mình mới đưa bài này lên. Mình thay cái đầu đề của bác ấy, cho nó nóng hôi hổi vừa thổi vừa đọc, hi hi.

Nguyễn Quang Lập

Choa nghe tin nóng khi đọc bài của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Lập, thấy kinh hãi quá, đọc lại cho kỹ. Bốc máy alô cho một ông có trách nhiệm…

DC: - A lô, Choa đây. Ông đã biết chuyện gì đang xảy ra ở truyền thông với quê hương ông Cụ không?

Quan: - He! He! Tui cũng đang ngồi trước máy đây. Sáng đến giờ bọn báo chí gọi điếc cả tai rồi.

Tường thuật của blogger Gốc Sậy: ‘Xuống đường’ ngày 24/7

Blogger Gốc Sậy

Nhà cháu dùng luôn từ của ông Ủy viên BCT ĐCSVN Phạm Quang Nghị, cho nó CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH.

Cứ lo trời lại mưa to, kéo dài giống sáng qua thì gay. Nhưng gần sáng, có một cơn mưa ngắn rồi tạnh ráo. Nằm lo mưa, rồi lại chủ quan hôm nay ‘xuống đường’ gần nhà nên nhà cháu bị ‘nướng’ mất 15 phút.

Gần 8 giờ, vừa vào quán gọi bát phở thì điện thoại đã đổ tin nhắn liên tục, đành bỏ lại.

Qua quán cà phê Bonbon gặp lốc-gờ Lê Dũng. Lại sốt ruột, cốc đen đá to đùng mà cả hai cùng tu vội, 2 ngụm đã hết. Bàn bên cạnh có 2 bác mặc “áo phông quốc kỳ” cũng chả biết có phải để “xuống đường”? Cẩn thận, nên cũng chả ai hỏi ai. Trước khi rời quán, Lê Dũng dơ máy ‘Chộp’, họ cũng chẳng thèm để ý.

Ngang qua đền Ngọc Sơn, thấy “Cầu Thê Húc đỏ đỏ đỏ đỏ, nước hồ Gươm xanh xanh xanh xanh…”. Đúng như cô bé Ngô Bích Hiền viết hồi 10 tuổi gì đó (Hiền là con gái bác Ngô Thảo, thuộc lứa sau nhà bác Trần Đăng Khoa và nhà cháu, cũng suýt bị phong “thần đồng-thần sắt”, may mà em nó lại THOÁT)!

“Kẻ phi thường”

Hoàng Dũng

Trong Lịch sử nước ta, cụ Hồ viết:

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu

 

Đó không phải là lần duy nhất cụ Hồ dùng “kẻ phi thường”. Cũng trong tác phẩm trên, cụ còn viết:

Công Uẩn là kẻ phi thường,

Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta

 

Không chỉ là tự đánh mất mình!

Khải Nguyên

Bài của ông Phạm Xuân Nguyên trên Bauxite ViệtNam, ngày 24-7-2011, cho biết mấy câu thơ diễn ca lịch sử mà Hồ Chí Minh ca ngợi Nguyễn Huệ được khắc trên bia nơi đền thờ vua Quag Trung ở Vinh năm 2008 đã bị đục bỏ khiến không ít người ngơ ngẩn.

Ngày trước, trên những tấm bia công, chỉ những ai bị qui tội thì tên tuổi và những di ngôn mới bị đục bỏ. Vậy, vì sao tên tuổi Nguyễn Huệ, những câu sử ca của cụ Hồ bị đục bỏ?

Những kẻ nào dám ra cái lệnh ấy?

Ta chỉ yêu nước khi chịu hy sinh cho đất nước

Phạm Duy Hiển

Ta phải xuống đường vì không còn cách nào khác để biểu thị thái độ của mình trong cái thế chông chênh hiện nay của đất nước. Xuống đường để phản đối những hành động gây hấn trên Biển Đông, cũng là để tri ân những người đã và đang bám biển, bám đảo vì từng tấc đất thiêng do cha ông để lại.

Người ta bảo đó là tình yêu nước. Không sai về mặt chữ nghĩa. Song yêu nước đến mức nào lại là vấn đề. Ở đây cần phải có một thước đo giống như trong vật lý học. Theo tôi, cũng như bất cứ tình yêu nào, tình yêu nước chỉ hiện hữu khi ta chịu hy sinh bản thân mình cho đất nước. Nếu không chịu hy sinh, nhất là khi sơn hà nguy biến, thì dù ta có gào thét trên các loại diễn đàn sang trọng bao nhiêu đi nữa, cái gọi là tình yêu ấy chỉ mông lung, mơ hồ, thậm chí có khi ta chỉ yêu bản thân mình.

Mặt và chân

Nguyễn Thị Từ Huy

Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.

Martin Luther King

Mặt là phần duy nhất trên cơ thể con người khi được tách riêng ra vẫn có khả năng đại diện cho bản sắc của người đó. Chính vì thế trên thẻ căn cước, trên chứng minh thư, trên hộ chiếu, chỉ cần tấm ảnh của khuôn mặt chụp thẳng là đủ. Tất cả mọi người, tất cả mọi công an đều biết điều này.

Kịch bản nào về những biến động trong lòng Trung Quốc?

TS. Phạm Chí Dũng

Phần 1. Xu thế phản kháng trong lòng xã hội Trung Quốc

Vòng cung Tây – Bắc và cả nội địa

clip_image005

Bản đồ hành chính Trung Quốc

Khoảng một tháng sau vụ 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu phản ứng dữ dội với cảnh sát và các cơ quan công quyền, vào trung tuần tháng 7/2011, tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân cương lại một lần nữa xảy ra bạo động. Những người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ đã tấn công vào một đồn cảnh sát người Hán, làm thiệt mạng 2 cảnh sát và 2 con tin.

Dù hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc tuyên bố vụ việc Tân Cương trên là hành vi của một nhóm khủng bố, nhưng chỉ có những người mơ hồ về chính trị mới không hiểu được những nguyên cớ thâm sâu về lịch sử trong quan hệ của người Hán với vùng tự trị này. Đó không chỉ là mâu thuẫn đơn thuần về địa giới hành chính mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như sự cách biệt đáng kể về chính sách mà người Hán được hưởng so với các sắc tộc thiểu số, sự lấn át về văn hóa và tôn giáo mà người Hán đã tạo ra đối với người Duy Ngô Nhĩ…

Tương tự như khu tự trị Tân Cương ở Tây Bắc, các khu tự trị Tây Tạng ở Tây Nam và Nội Mông ở phía Bắc đang trở thành những hiểm họa ngấm ngầm đối với tình trạng an ninh của người Hán sống tại những khu vực này và cả với thể chế chính trị mà Bắc Kinh đang cố gắng duy trì đến chừng nào có thể. Từ năm 2008 đến nay, những hiểm họa này đã có chiều hướng bùng phát và trở thành nguy cơ không hề nhỏ đối với một dân tộc có truyền thống tự tôn cực đoan như người Hán, thu hút sự chú ý của toàn thế giới.

Lo ngại bao trùm đường sắt cao tốc Trung Quốc

Ngọc Bi

clip_image001
Hiện trường vụ tai nạn ở Ôn Châu - Ảnh: AFP

 
Vụ tai nạn thảm khốc ở tỉnh Chiết Giang gióng lên hồi chuông báo động về đường sắt cao tốc Trung Quốc, vốn chịu nhiều tai tiếng về tham nhũng.

Tính tới ngày 24.7, đã có ít nhất 35 người chết và 210 người bị thương trong vụ hai tàu tông nhau trên tuyến đường sắt cao tốc đoạn ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, theo Tân Hoa xã. Trong số các nạn nhân thiệt mạng, mới xác minh được nhân thân 19 người, bao gồm 2 người nước ngoài. Tai nạn thảm khốc này xảy ra trên đoạn đường ray cách mặt đất 15 m, khi tàu D301 đâm phải đuôi tàu D3115, khiến 4 toa của D301 và 2 toa của D3115 trật đường ray, rơi thẳng xuống đất, bẹp dúm.

Theo điều tra ban đầu, tàu D3115 bị sét đánh gây mất điện và phải dừng lại trên đường ray. Bất thần, tàu này bị tàu D301 đụng mạnh từ phía sau. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy những toa tàu rúm ró nằm nghiêng ngả trên trong khi những nạn nhân thương tích đầy mình được khiêng khỏi hiện trường. Do tính nghiêm trọng của tai nạn, Cục trưởng Cục Đường sắt Thượng Hải Long Kinh, Bí thư Đảng bộ Lý Gia và một quan chức cấp cao khác đã bị cách chức để điều tra.

Vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải trị giá 33 tỉ USD đi vào hoạt động. Tuyến đường này cũng nhiều lần xảy ra sự cố khi các chuyến tàu bị trì hoãn do mất điện.

Truyền thông nước ngoài viết về ngày 24/7

Vũ Thị Phương Anh

Một giờ đêm rồi, nhưng tôi vừa đọc được mấy mẩu tin liên quan đến VN ngày 24/7 nên vẫn phải viết, kẻo mai đi làm rồi thì quên mất.

1. Trên báo của Indonesia, tờ Jakarta Globe, ở đây: VN biểu tình chống TQ kéo dài sang tháng thứ hai. Tin này lấy theo hãng thông tấn AP, và được đăng trên nhiều tờ báo khác nữa, ví dụ như tờ Sun Star của Philippines, tờ Manichi của Nhật, tờ Strait Times của Singapore, trang CTV của Canada, và cả trên trang Arabnews của Ả Rập nữa. Trời, thế là VN nổi tiếng khắp thế giới về vụ biểu tình này rồi!

Đặc biệt, phần kết luận của bài báo có nhắc đến chị Hằng, người cầm loa để hô các khẩu hiệu yêu nước, dù vừa bị bắt vào tuần trước. Hoan hô chị Hằng, người xứng đáng là con cháu Triệu - Trưng, chị nhé. Các đoạn đáng chú ý trong bài báo dưới đây:

Ai kiểm duyệt, đục bỏ thơ Hồ Chí Minh?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image001  

Diễn lại hoạt cảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh bại quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1789, tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2008 tại Hà Nội. AFP photo

 

Gần đây, một thông tin có thể làm nổi lên lòng cuồng nộ của cả nước khi hai văn bia tuyên xưng công trạng của vua Quang Trung nằm tại đền thờ Núi Quyết thuộc tỉnh Nghệ An đã bị đục bỏ.

Đục bốn chữ "Trung Quốc xâm lược"

Điều đáng nói là một trong hai văn bia này là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương Quang Trung Nguyễn Huệ. Sự thật ra sao mời quý vị theo dõi bài nói chuyện của Mặc Lâm với ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội, là người phát hiện ra việc đục bỏ này mời quý vị theo dõi sau đây:

Câu chuyện về tấm bia đặt tại đầu cầu Khánh Khê thuộc tỉnh Lạng Sơn kỷ niệm chiến thắng Trung Quốc khi họ tấn công vào Việt Nam năm 1979 đã bị ai đó đục bỏ bốn chữ "Trung Quốc xâm lược" vẫn chưa nguôi, sau một thời gian dấy lên sự chống đối của nhiều người nhưng mau chóng bị quên bẵng. Người phát hiện vụ việc là nhà báo Đỗ Hùng, anh kể lại chuyến công tác của mình tại Lạng Sơn để viết bài kỷ niệm 32 năm chiến thắng Trung Quốc.

Tôi đi biểu tình

Đ.T.

clip_image006  

Nguyễn Văn Phương, Trịnh Kim Tiến, ai cũng có một lý do sâu thẳm để đến với cuộc biểu tình. Ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện

 

Ai cũng có một lý do để đi biểu tình chống Trung Quốc.

Các vị Giáo sư suốt đời cống hiến cho đất nước vì đi theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh thì hôm nay dù tóc đã bạc họ cũng phải có mặt ở “tuyến đầu” để làm gương cho lớp trẻ noi theo, và có lẽ cũng để giữ cân bằng trong tâm lý, không bị sự thực phũ phàng trước mắt làm lòng họ đổ vỡ. Tôi nhìn họ mà cứ nhớ đến câu thơ Phan Bội Châu và càng khâm phục họ: “Than ôi cái vạ chết lòng”.

Đọc những lời xúc động của GS Nguyễn Huệ Chi mô tả khuôn mặt đỏ bừng của GS Phạm Duy Hiển trong cuộc biểu tình ngày 17-7 khi các ông bị cảnh sát cơ động xô đẩy dữ dằn ở cạnh công viên Lê Nin mới biết trong đầu vị GS đáng kính ấy luôn luôn chất nặng hòn đảo Lý Sơn quê hương ông. Một hòn đảo mà vị học giả André Menras tận nước Pháp xa xôi phải tìm ra đến mấy lần để gặp những ngư dân đang trĩu lòng vì người mất chồng kẻ mất cha, người mất hết lưới cụ và vốn liếng vì quân cướp biển Trung Quốc; thế mà những con người đó vẫn lặng lẽ làm lễ cầu hồn bên những ngôi Mộ Gió để chồng con cha anh họ lại sắp sửa ra đi.

Giấy đăng ký xe hơi mờ!

Nguyễn Quang A 

image  

Đã có bức hình đầu tiên của TS Nguyễn Quang A sau khi đào thoát khỏi vòng tay của các đ/c “công an nhân dân“. Bên phải là Blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên - anhbasam

 

Chuyện hai nhân viên an ninh, một cảnh sát khu vực và ba bác tổ dân phố đến nhà tôi tối hôm qua, và những chuyện diễn ra trước 8 giờ sáng hôm nay, tôi đã kể. Tôi rất cảm ơn các bạn hữu đã quan tâm và bày tỏ sự đồng cảm.

Đúng 8 giờ 05 con trai lớn của tôi đến chở tôi đi (nhà văn Nguyễn Quang Lập trước đó nhắn tin bảo tôi nên đi ô tô, không đi xe máy và taxi, nhưng ngách từ nhà tôi ra đến đường là ngách nhỏ, phải đi bộ hay đi xe máy khoảng 150 m).

Tôi hỏi con: giấy tờ xe, bằng lái, chứng minh thư đủ không? Đủ.

Hai bố con lên xe đi, ngoài đầu ngõ thấy hai người nhưng họ không cản. Vài phút sau vợ tôi báo qua điện thoại: hai tay an ninh đang bám theo xe đấy. Đến khoảng giữa cầu Chui và cầu Chương Dương bỗng xuất hiện hai cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe.

Chúng tôi xuống, họ chào theo đúng quy tắc.

Con tôi hỏi xe vi phạm luật giao thông à? Không.

Xin cho xem giấy tờ xe. Con tôi trình đủ mọi loại giấy. Tôi đứng nhìn và thấy hai an ninh (mà một người tôi đã biết mặt tối hôm trước) sát lại gần. Tôi bảo hai cảnh sát giao thông không nên để cho hai người mặc áo dân sự này đến. Họ bảo tôi đến xem thì đã sao nào?

Tôi nói các anh kiểm tra xe và lái xe. Tôi đi nhờ và có việc nên phải đi, chào các anh.

Nhật ký ngày 17/5/2011

Nguyễn Thị Từ Huy

image Để cảm ơn ân tình của các bạn tôi

và tất cả những người đã chia sẻ với tôi.

Mấy hôm nay các bạn tôi liên tục gọi điện, gửi email, cả những người tôi chưa quen cũng gửi thư, vì lo lắng cho tôi. Mọi người cần biết chắc là tôi vẫn được yên ổn. Còn tôi thì cố thuyết phục mọi người rằng không có lí do gì để lo lắng cả, rằng tôi vẫn yên ổn và sẽ yên ổn.

Công an cũng là người, thẩm phán cũng là người. Họ sẽ nhớ đến những giá trị người cao quý của họ. Những giá trị không thể quy về tiền bạc, danh vọng, địa vị hay quyền lực. Bạn và tôi, ta phải tin rằng họ sẽ hành xử với tư cách người. Ta phải tin, bất chấp một số biểu hiện làm ta thất vọng và đau đớn.

Ta phải tin, dù rằng niềm tin không phải là vô điều kiện.

Tai nạn tàu cao tốc thảm khốc ở Trung Quốc

Tuấn Nguyễn (Theo Xinhua)

Dữ ít, lành nhiều

Đúng cái dịp bên nước mình có tin mừng, thì bên kia biên giới tàu cao tốc bị tai họa. Tin của hãng thông tấn chính thức hẳn hoi, chứ không phải tin chống bọn diễn biến hòa bình bằng phương tiện cao tốc.

May mà loại cao tốc của các đồng chí lạ mới ở hạng “con dê” (xin coi ký hiệu về thế hệ tàu bên dưới). Thành thử, mới mất điện một phát, “em” đã nằm kềnh ra ở giữa cầu, do đó mà lăn tòm.

Dẫu sao các bà nội trợ nước ta cũng hú vía vì chưa có dịp trải nghiệm cái khoái tốc cao do ông dân biểu xứ Nam gợi ý.

Đúng cái dịp bên nước mình có tin mừng thì bên kia có họa – chẳng biết điềm lành hay dữ đây?

Tôi ở phe duy vật  biện chứng, tôi tin ở minh triết của người Việt Nam mình – sinh dữ, tử lành. Xin đừng bĩu môi cho câu nói đó và ý tưởng đó là mê tín. Không đâu ạ! Khôn ngoan phết đấy!

Giải nghĩa thế này: thấy người ta chết tử thì mình rút ra bài học – thông minh thì chắc chắn sẽ làm theo cách đó. Ngược lại, suốt đời lúc nào cũng tưng tưng, thắng lợi, thành công, hưng phấn, sôi sục, nhiệt liệt, tràn trề, sung mãn, và chứa chan … thì rồi có lúc sẽ  … chán chưa!

Phạm Toàn

Tin trên RFA, BBC, VOA, RFI về biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 8

Hàng trăm người Việt Nam tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc

Gia Minh – RFA

Cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông và đánh đập, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt Nam, hôm nay bước sang Chủ nhật thứ 8, có đến hằng trăm người tham gia.

clip_image001

Sáng Chủ nhật 24-7-2011, hàng trăm người tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. NXD's blog

“Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”

Phạm Xuân Nguyên

Nếu hôm nay người ta không dám ca ngợi anh hùng dân tộc của mình trên đất nước mình, thì ngày mai người ta sẽ thóa mạ ai?

Nếu hôm nay người ta đục bỏ lời của Hồ Chí Minh, thì ngày mai người ta giữ lại cái gì?

Đục bỏ những lời Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ tại đền thờ Quang Trung vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng là xúc phạm cả Nguyễn Huệ, cả Hồ Chí Minh, cả toàn thể nhân dân Việt Nam. Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, những lời ca ngợi sức mạnh đoàn kết toàn dân để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc trong những lời thơ Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ đang rất cần được vang lên mạnh mẽ và thống thiết!

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội được đưa tin liên tục, cập nhật và bình luận trên các trang mạng chính thống Trung Quốc

Quốc Trung sưu tầm và dịch. HT hiệu đính

Chỉ cần tập hợp lại một cách hệ thống các tin tức và lời bình trên một số trang mạng chính thống Trung Quốc cũng đủ rút ra nhận định khá chính xác: do đâu Nhà nước Việt Nam lúc đầu còn nương tay với người dân biểu tình, để họ được biểu thị lòng yêu nước, nhưng về sau thì xiết lại và cuối cùng đàn áp thẳng tay bằng những biện pháp rắn? Có gì đâu, báo chí Trung quốc đã nói toẹt: Hai bên đã họp (cuộc họp của ông Hồ Xuân Sơn) và thống nhất sẽ giải quyết xung đột “theo phương thức hòa bình”; bên phía Việt Nam thì phải dẹp cho được người biểu tình không để ĐSQ Trung Quốc phải nhìn thấy lòng căm thù ngùn ngụt của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc (họ cũng sợ lắm chứ), còn bên phía Trung Quốc thì phải quản chặt truyền thông tư nhân, tránh đưa những tin về các sự kiện xảy ra trên lãnh hải Việt Nam khiến cho người dân Việt Nam bất bình (nghĩa là các anh muốn làm gì đó thì làm, chớ có lộ ra cho dân chúng tôi biết mà không xong với họ). Đúng là con đà điểu đã rúc đầu vào cát.

Bauxite Việt Nam

Dân bức xúc khi xe chở bauxite qua Đồng Nai

Vân Nam - Tiến Khang

Thông tin sắp tới đoàn xe siêu trọng sẽ chở quặng bauxite từ Lâm Đồng đi qua quốc lộ 20 thuộc địa bàn Đồng Nai, khiến người dân ở 3 huyện: Tân Phú, Định Quán và Thống Nhất sinh sống trên tuyến quốc lộ này đã tỏ ra rất bức xúc.

clip_image001

Khu vực xã Gia Kiệm trên quốc lộ 20 rất đông đúc người qua lại, mặt đường chật hẹp. Ảnh: V. NAM

Một nguyên nhân khiến Hải quân Việt Nam lạc hậu: Các chương trình đóng tàu bị chậm và… đội giá thành

Mai Thanh Hải blog – Không chỉ khi diễn ra các vụ tàu tuần tra biển của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận nước ta, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu dân sự ta, mà đã từ rất lâu, người ta đã đặt câu hỏi "Tại sao?" khi nhìn vào thực lực phương tiện, vũ khí, khí tài của Hải quân Việt Nam - lực lượng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển, ở một quốc gia biển. Phải khẳng định rằng: Từ thời xa xưa, những người lãnh đạo Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư, định hướng phát triển lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biển, thềm lục địa và bờ biển. Đơn cử:

clip_image002

Tàu chiến của Vùng 4, HQ làm nhiệm vụ tại Trường Sa (4/2008): Trên súng pháo, dưới WC và chuồng nuôi gà vịt.

Thư Bali: Khoảng cách từ tờ giấy đến hành động

Lan Anh

clip_image002

Ông Marty Natalegawa (phải), Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Indonesia đón tiếp ông Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì. Ảnh: Reuters

 
SGTT.VN - Bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên trong vấn đề Biển Đông (DOC) đạt được ở Bali tuần này được giới ngoại giao ASEAN nhìn nhận như một bước phát triển mới trong vấn đề giải quyết xung đột trên Biển Đông.

Theo ông Marty Natalegawa, Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Indonesia, thì hướng dẫn này: “không phải là giải pháp cho vấn đề Biển Đông, nhưng ít nhất nó là một biểu tượng cho việc nếu các bên trong tranh chấp ngồi lại với nhau, họ có thể đạt được mục tiêu.” Ít nhất, đây là một chuẩn mực mới để đo lường ứng xử của các bên.

Theo lời ông Natalegawa, thì tờ giấy gồm 8 điều khoản ngắn khá mơ hồ này “chứa đựng suy nghĩ, cảm xúc và mong đợi.” Ít nhất thì cuộc đối thoại về vấn đề Biển Đông giờ đây không còn là một vấn đề lẩn tránh, không rõ ràng, mà có một tài liệu trong đó các bên cùng cam kết với nhau tôn trọng và cùng tìm hướng để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho những tranh chấp ở Biển Đông.

Theo nhận định của một nhà ngoại giao không muốn được trích dẫn tên, hướng dẫn DOC không phải là những điều khoản bắt buộc, nhưng một khi các bên đã đồng ý với văn bản này, nhưng vẫn có những hành động gây rắc rối và thiếu hợp tác, thì có nghĩa là quốc gia đó mất chữ tín đối với cộng đồng quốc tế.

Mặc dù vậy, không có một nước nào đả động đến việc đặt ra một thời hạn cho việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), một vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Mất 10 năm để ASEAN và Trung Quốc đạt được một tuyên ngôn về ứng xử của các bên trong vấn đề Biển Đông, và không có một thời hạn nào được định ra cho COC.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa: Quốc hội nên ra nghị quyết về Biển Đông

clip_image002

Ảnh: V.DŨNG

Đ. Trang - V.V. Thành thực hiện

TT - “Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội (QH) khóa XIII nên ra nghị quyết liên quan đến tình hình Biển Đông”- ông Nguyễn Tấn Tuân (Phó bí thư thường trực, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Khánh Hòa) nói trong cuộc trao đổi với Tuổi trẻ bên lề kỳ họp QH.

* Chính phủ đã giao các bộ ngành có liên quan chuẩn bị, trình báo cáo về tình hình Biển Đông thời gian gần đây và chủ trương xử lý của ta, đồng thời chuẩn bị trình bày trực tiếp tại một phiên họp trong kỳ họp QH. Như vậy sau khi nghiên cứu báo cáo này, việc QH có ra nghị quyết về vấn đề này hay không còn phụ thuộc vào các đại biểu?

- Tôi cho rằng nếu QH ra nghị quyết về vấn đề Biển Đông để khẳng định chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được luật pháp quốc tế xác định, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, đồng thời thể hiện được tâm tư, tình cảm của người dân nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển đảo.

* Cử tri đã gửi gắm đến đoàn đại biểu QH tỉnh Khánh Hòa và cá nhân ông điều gì về chủ đề này?

Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

Hoàng Hạnh (thực hiện)

clip_image004

 

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Ảnh IE

 
“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.

Bài viết về Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy rất quan tâm. Ông cho biết, vừa qua ông đã sưu tầm được thêm một tư liệu rất thú vị:

“Đó là một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1953. Bài báo năm đó viết rõ ràng là Quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) là thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Có thể hiểu, vì muốn lôi kéo Nhật Bản chống Mỹ nên Trung Quốc đã viết như vậy. Nhưng bây giờ, vì lợi ích của mình, Trung Quốc đã tuyên bố đảo Senkaku (hay đảo Điếu Ngư) thuộc lãnh thổ của họ. Tôi sẽ công bố toàn văn bài báo vào một thời điểm thích hợp”.

Nhà nghiên cứu nghiêm túc nói: “Theo một nguồn tư liệu mà tôi biết, đã có một lần cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích như sau: ‘Ngay từ lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thấy trước, nhiều khả năng Mỹ sẽ mang quân ra miền Bắc. Nói như vậy để ngăn chặn Mỹ không dùng đường biển tấn công miền Bắc Việt Nam".

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông

Trọng Thành

Hôm nay 23/7/2011, tại diễn đàn khu vực Asean – ARF về an ninh Châu Á họp ở Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các nước trong khu vực Biển Đông giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.

Phát biểu tại hội nghị, bà Hillary Clinton tuyên bố, Hoa Kỳ lo ngại với các xung đột mới đây tại vùng biển Đông Nam Á có thể làm các căng thẳng giữa các nước gia tăng, đe dọa giao thông hàng hải và ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại và sự phát triển kinh tế. Mối quan ngại của Hoa Kỳ đối với an ninh tại Biển Đông và lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực này là nội dung chính trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ tại hội thảo Bali.

Danh sách ngày 23-7-2011

Danh sách ký tên vào bản kiến nghị

về bảo vệ và phát triển đất nước

trong tình hình nóng bỏng hiện nay

(cập nhật đến 23 giờ ngày 23-7-2011)

STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ

977

Họa sĩ Nguyên Hạo

 

TP.HCM

978

Trần Hưng Đoàn

Nguyên Tổng giám đốc cty SAVIMEX

TP.HCM

979

Luật sư Phan Thanh Huân

 

TP.HCM

980

Ngô Văn Phương

Huynh trưởng hướng đạo, nguyên đại biểu HĐNDTPHCM

TP.HCM

981

Hồ Ngọc Nhuận

Nguyên giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng, hiện là ủy viên T.U MTTQVN, Phó CT UBMTTQVN

TP.HCM

982

Bùi Tiến An

Huynh trưởng hướng đạo, cựu tù chính trị Côn Đảo

TP.HCM

983

Nhà văn Trần Nhương

Họa sĩ

Hà Nội

984

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ

 

Huế

Tuần trăng mật

L.H.M.T.

Trong một tuần vừa qua, những người quan tâm đến vấn đề Biển Đông ở nước ta nhận được nhiều tin vui, trong đó nổi bật là việc “Quốc hội dành 1h30 phút cho Biển Đông trong kỳ họp đầu tiên” và các bài viết của nhóm phóng viên Biển Đông trên báo Đại Đoàn Kết (nổi bật là việc giải thích công hàm Phạm Văn Đồng).

Nhận định của nhiều đài báo nước ngoài cho rằng đây là một bước thành công trong việc gây sức ép đến các ông nghị trong nước đối với vấn đề chủ quyền quốc gia thông qua các cuộc biểu tình, các đơn kiến nghị của nhân sĩ, tri thức gửi đến chính quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh đó không phải không có một nỗi lo, đó là việc hành động “đạp mặt”, “khiêng người”, “dồn xe bus” trong đợt biểu tình 17/7 vừa qua được cho là giới hạn của chính quyền trong cách xử lý vấn đề biểu tình... Nó đem lại cho nhiều người sự phẫn uất, bức xúc, nhưng nó cũng đem lại cho nhiều người những lo nghĩ trước sự tiến triển trong vấn đề Biển Đông ở ý thức các ông nghị.

Không thể im lặng

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Về cú đạp vào mặt người biểu tình có cả vạn người lên tiếng. Mình đã nói rồi vẫn muốn nói thêm nữa. Nhưng đọc bài viết  của Giáo sư Chu Hảo (*) và yêu cầu của Nhà văn Nguyên Ngọc (**) mình thấy đã quá đủ, không phải nói gì thêm.

GS Chu Hảo đã rất đúng khi ông nói: “Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay”.

Vấn đề Biển Đông, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm: Chỉ có thể giải quyết bằng đàm phán đa phương

Chí Tùng

clip_image001

 

Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển đảo quê hương. Ảnh: H.U.Y

 
Tại phiên họp thứ nhất, QH khoá XIII, QH sẽ xem xét báo cáo của Chính phủ về vấn đề Biển Đông. Bên hành lang QH, ông Nguyễn Mạnh Cầm - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, khách mời của QH đã trả lời báo chí về nội dung này.

´Thưa ông, vấn đề Biển Đông trong thời gian qua khá nóng trên diễn đàn thế giới, là một nhà ngoại giao kỳ cựu, theo ông chúng ta nên giải quyết vấn đề này thế nào?

- Quan điểm của chúng ta luôn  giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.

Những quy định này thể hiện rất rõ chúng ta có quyền về hàng hải, đặc quyền kinh tế trên vùng biển của mình. Chúng ta phải làm rõ cho thế giới biết chủ quyền của chúng ta về Trường Sa và Hoàng Sa đã được lịch sử xác định từ lâu, không ai có thể xuyên tạc lịch sử được. Chúng ta phải làm cho không chỉ nhân dân mà thế giới cũng thấy rõ để ủng hộ lập trường của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề này.

´Vừa qua, các tờ báo của Trung Quốc loan báo họ sẽ đem giàn khoan dầu hiện đại nhất của họ ra đặt tại Trường Sa. Điều này bùng lên lo ngại về việc xảy ra xung đột vì như vậy là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Trước vấn đề này, ông cho rằng phải xử lý thế nào?

Phiên xử phúc thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ diễn ra ngày 2/8

Thanh PhươngRFI

clip_image001

Tiến sĩ luật Cù Hà Huy Vũ (DR)

Theo nguồn tin từ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông sẽ được đưa ra xử phúc thẩm ngày 2/8 tới đây.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 vừa qua, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh «tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam», do ông có những bài viết, bài trả lời phỏng vấn với nội dung đòi đa nguyên đa đảng, đòi trưng cầu dân ý về Hiến pháp, kêu gọi hòa giải dân tộc, những nội dung bị xem là «xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng».

Vì sao Trung Quốc muốn Biển Đông

Tetsuo Kotani

Why China Wants South China Sea, The Diplomat, July 18, 2011 (http://the-diplomat.com/2011/07/18/why-china-wants-the-south-china-sea/)

Với Biển Đông, Bắc Kinh không chỉ quan tâm đến nguồn năng lượng và nguồn lợi thủy sản, khu vực này còn là bộ phận không thể tách rời khỏi chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Trong nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông đối với châu Á, nhà địa-chiến lược Nicholas Spykman đã có lần mô tả vùng biển này như là “Địa Trung Hải của Châu Á”. Thời gian gần đây, Biển Đông còn được gán cái tên “biển Caribe Trung Hoa”. Và như Ý và Mỹ tranh nhau quyền kiểm soát biển Địa Trung Hải và Caribe, Trung Quốc hiện đang theo đuổi quyền thống trị Biển Đông.

Chuyện tiếu lâm quốc tế

Trung Quốc: 'Chúng tôi muốn làm bạn tốt'

clip_image001  

Thứ trưởng Lưu Chấn Dân nói Trung Quốc muốn 'làm bạn tốt' của ASEAN

 
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nói nước này muốn cải thiện quan hệ với các quốc gia ASEAN theo sau những sự cố gần đây.

Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh của khối 10 nước ASEAN ở Bali, Indonesia, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói:

"Chúng tôi quyết tâm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.

"Chúng tôi hướng tới tương lai, chúng tôi có tương lai rộng mở và tươi sáng.

"Chúng tôi muốn là bạn tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt với các nước ASEAN".

Trong ngày họp hôm 20/7, Trung Quốc và các nước ASEAN đã thông qua những biện pháp thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Bắc Kinh và khối mười nước Đông Nam Á đã đưa ra Tuyên bố từ hồi năm 2002 (DOC), nhưng chưa đồng ý được về việc thực hiện trong suốt tám năm qua.

Đồng Nai dọa “tuýt còi” xe chở bauxite

N. Phú

Đây chỉ là một trong những hậu quả của việc “xé nhỏ dự án” để tránh việc phải thông qua Quốc hội. Chuyện đường vận chuyển bauxite nếu không giải quyết rốt ráo thì tương lai sẽ xảy ra những sự kiện như ở thôn Đông Căm, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) (*) do cuộc sống và tính mạng của dân chúng bị đe dọa hằng ngày.

Bauxite Việt Nam

Tụ tập đông người được phép và trái phép?

Blogger Người Buôn Gió

clip_image001

Cùng tụ tập một chỗ, cùng hò hét, cùng nhảy múa nhưng lại khác nhau.

Ví dụ tụ tập ăn chơi, trải chiếu uống rượu, mang đài đóm bật loa nhảy múa tưng bừng gần nghìn người, không cần xin phép gì ai hết. Đó là được phép, không bị nhắc nhở.

Làm ơn, làm phúc, xin đừng…

Phạm Toàn

Làm ơn đi, làm phúc đi,

xin đừng trương tấm ảnh

viên sĩ quan Công an đã dùng chân đạp vào mặt anh thanh niên đã bị 4 kẻ đồng bọn vô hiệu hóa bằng cách kéo dang chân tay ra tứ phía.

Làm ơn đi, làm phúc đi,

xin đừng đưa tấm ảnh này

cho bố mẹ viên sĩ quan Công an dùng chân đạp vào mặt đồng bào. Bố mẹ anh ta sẽ thấy quá đau lòng vì nó khác mình quá chừng (tôi hy vọng thế).

Một Cù Huy Hà Vũ từ lý trí đến trái tim

Hà Đình Sơn

imageNgày 2/8/2011, sẽ là một ngày lịch sử, ngày phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ. Đã đủ để ngưỡng mộ anh một CON NGƯỜI cho dù ngày mai nếu anh có “ngã ngục” không còn là anh như hôm qua nữa. Chuyện đó có gì đâu vì anh cũng là da là thịt, biết đói, biết khát và biết đau; anh có gia đình và cả những người thân. Tất cả phải công bằng không thể đòi hỏi một con người chỉ biết phải hy sinh.

Mọi thần tượng không phải được tạc nên từ đá, từ đồng. Thần tượng không gì xa lạ mà đó là người dám đau và dám hạnh phúc cùng đồng loại, thần tượng không bao giờ là “huyền thoại”.

Bà Clinton thúc giục Ấn Độ mở rộng tầm ảnh hưởng

Matthew Lee

Clinton urges India to expand influence, Associated Press, Thursday, July 21st 

hosted.ap.org

Thành phố Chennia, India (AP) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hilary Rodham Clinton hôm thứ Tư đã thúc đẩy Ấn Độ mở rộng không gian lợi ích truyền thống của nó từ Nam Á tới những khu vực lân cận nơi nó có thể giúp Hoa Kỳ hạn chế sự quả quyết đang gia tăng của Trung Quốc.

Bà Clinton kêu gọi Ấn Độ lên kế hoạch tăng ảnh hưởng về phía đông, hướng tới sân sau của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á và vành đai Thái Bình Dương, cũng như tăng tốc sự can dự ở vùng Trung Á, mạn sườn phía tây của Trung Quốc. Bà nói, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã chia sẻ những giá trị, những điều đã làm cho hai nước trở nên những đối tác mạnh mẽ trong việc thăng tiến nền an ninh, dân chủ, và sự phát triển ở những khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh ưu thế.

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 21/7/1954…

Đoan Trang

Mấy lời giới thiệu – Tôi lấy làm vinh dự giới thiệu với bạn đọc bài viết chặt chẽ về lô gích và xúc động về tình cảm này, hai yếu tố tưởng đâu như trái ngược, song lại được thấy kết hợp nhuần nhuyễn trong tài năng một cô nhà báo trẻ trung, có học, và có hoàn toàn có lý tưởng đem nghề báo phụng sự dân tộc và nhân dân.

Bạn đọc sẽ tự đến với bài báo này, dĩ nhiên rồi. Song điều tôi muốn nêu ra ở đây lại khác: tôi muốn chúng ta trong một thoáng hãy mặc niệm cái nền báo chí đã chết hoặc đang hấp hối đã không thể nào viết nổi một bài báo ngắn mà tuyệt vời như của Đoan Trang. Nếu ai thấy có bài báo nào hay hơn làm ơn làm phúc chỉ cho biết, xin hậu tạ.

Chú thích quan trọng: bài của bạn Ngô Bảo Châu đã được tôi chấm ngang hàng với bạn Đoan Trang rồi, xin đừng mách. Xin trân trọng cám ơn.

Phạm Toàn

Tại sao quan chức Trung Quốc thô lỗ, xấc láo?

Nguyễn Văn Tuấn

clip_image002

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lý do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lý giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong Hội nghị về An ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mỹ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa “tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Bộ GTVT quyết định nâng cấp đường vận chuyển bauxite: Đồng Nai vẫn "khiếp"

Ngô Sơn

SONY DSC

 

Tuyến tỉnh lộ 725 không chỉ không đảm bảo tiêu chuẩn về giao thông, mà hiện đã xuống cấp trầm trọng. Ảnh: K.D

 
Theo quyết định mà Bộ GTVT vừa ký cho phép Tổng cục Đường bộ VN được lập dự án nâng cấp các tuyến đường phục vụ dự án bauxite, thì trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà, sẽ chỉ nâng cấp tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy Tân Rai đến ngã ba Bảo Lộc - quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769 đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành.

Như vậy nỗi lo mất an toàn giao thông vẫn hiện hữu ở QL 20. UBND tỉnh Đồng Nai vừa thông qua đoàn Đại biểu QH kiến nghị Chính phủ xem xét lại dự án vận chuyển bauxite qua địa bàn tỉnh.

Theo quyết định nêu trên thì giai đoạn khi chưa có cảng Kê Gà, cơ quan chức năng sẽ cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường gồm tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy alumin Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) đến QL 20 (tại TP Bảo Lộc) và đường 769 đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành (Đồng Nai). Kế hoạch vận chuyển alumin của dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng khi chưa có cảng Kê Gà vẫn theo lộ trình từ Nhà máy Tân Rai theo tỉnh lộ 725 ra TP Bảo Lộc, theo QL 20 xuống ngã ba Dầu Giây, rồi theo tỉnh lộ 769 vào QL 51 về cảng Gò Dầu (Đồng Nai), dài 210 km.

Như vậy, cơ quan chức năng chỉ nâng cấp tỉnh lộ, không nâng cấp QL 20 trong khi xe vận chuyển vẫn lăn bánh trên quốc lộ này mới tới được tỉnh lộ 769 (Đồng Nai).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn