Bầu cử Quốc hội – một cơ hội cho Việt Nam

Nguyễn Thành Long

imageTheo như Hiến pháp hiện hành, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83). Do đó, bầu cử Quốc hội cũng là một trong những chế định pháp luật vô cùng quan trọng, nó là cơ sở pháp lí cho việc hình thành cơ quan quyền lực số một của nhà nước ta. Chính vì những điều trên mà trước thềm bầu cử Quốc hội, nhân dân và cử tri cả nước như đang đứng trước thời khắc quá đỗi thiêng liêng – thời khắc quyết định sự đổi thay tiến bộ hay tiếp tục đánh mất những cơ hội phát triển cho toàn dân tộc.

Sẽ là mất thiêng nếu bầu cử Quốc hội mà vi Hiến và vi phạm pháp luật

Ngày 10/2 vừa qua, phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 016, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý: “Cần làm tốt công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử, làm cho nhân dân, cử tri hiểu rõ yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử thật sự là ngày hội, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội”.

Lẩm cẩm thiên hạ sự hay là chuyện “bà Ba Sương ở Nông trường Sông Hậu”

Lẩm Cẩm Lão Gia

imageNăm ngoái (2010), TAND Tối cao đã “ra quyết định hủy 2 bản án đã tuyên với bà Trần Ngọc Sương (cựu giám đốc nông trường Sông Hậu)” bởi vì “việc xét xử mắc thiếu sót, sai lầm nghiêm trọng” (1).

Nếu không có sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận khiến VKSND Tối cao vào cuộc thì có lẽ TAND Tối cao đã không có quyết định hủy 2 bản án đã tuyên với bà Ba Sương trên đây.

Bẵng đi một thời gian và hình như dư luận cũng không có thời giờ để quan tâm đến cái bà Ba Sương thân cô thế cô và hay đau yếu này.

Bỗng dưng, ngày 22/2, “Công an TP Cần Thơ đã tổ chức họp báo, công bố kết luận điều tra lại từ đầu vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu (NTSH). Theo nội dung kết luận của Cơ quan điều tra (CQĐT), số tiền lập quỹ trái phép được xác lập theo điều tra lần này là hơn 10 tỷ đồng, số tiền gây thiệt hại là hơn 5,03 tỷ đồng, cao hơn kết luận điều tra cũ (4,7 tỷ đồng)” (2)!

Xăng tăng giá vì dân không có quyền "mặc cả"?

Nguyễn Yến

clip_image003

 

Xăng tăng giá, người tiêu dùng có thấy công bằng? Ảnh: N.Y

 

“Đã chấp nhận theo giá thị trường thì chuyện giá tăng, giá giảm là đương nhiên. Nhưng giá thị trường mà không có cạnh tranh, không được mặc cả thì có công bằng với người mua?”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, giá xăng, điện tăng theo giá thị trường nhưng lại không có sự cạnh tranh và không có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Như vậy là "bất bình đẳng" với người tiêu dùng.

Tăng là cần thiết nhưng...

Bình luận về động thái tăng giá xăng lên 19300 đồng/lít vào sáng qua (24/2), các chuyên gia kinh tế đều có chung quan điểm “đây là việc làm cần thiết”.

Bão giá quật vào mọi gia đình

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image001  

Photo by Tyler Chapman/RFA

Một chợ bán hải sản ở Hà Nội hôm 26/04/2011.

 

Lạm phát tăng vật giá đã trở thành câu chuyện của mọi người mọi nhà, cơn bão giá đã đẩy lùi những thông tin dồn dập về cách mạng hoa lài từ Trung Đông đang mon men sang Châu Á.

Chóng mặt các bà nội trợ

VnExpress ngày 24/2 trích lời Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói với bà nhà rằng mọi người phải tính toán cho phù hợp. Ông Kiên đã đáp lời như thế khi nội tướng than phiền bây giờ cầm 100.000 đồng đi chợ chẳng mua được gì. Nhận định của ông Phó chủ tịch Quốc hội rất thẳng thắn:“Bài toán lạm phát giờ đây đã trở thành câu chuyện của mọi gia đình.”

Cũng như phu nhân Phó chủ tịch Quốc hội, một bà nội trợ ở TP.HCM cũng bị bão giá làm cho chóng mặt. Nhận xét của một cư dân bình thường được chúng tôi ghi nhận sau khi giá xăng tăng quá cao so với ước đoán:

Phát biểu của GS Tương Lai tại Hội nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

Bài phát biểu sau đây của giáo sư Tương Lai được đọc trong một hội nghị của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cách đây hơn hai năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Vì thế chúng tôi trân trọng đăng lại để chúng ta cùng ngẫm nghĩ về hiện tình đất nước.

Bauxite Việt Nam

Vì sao ngửa tay xin viện trợ, nhưng "xài sang nhất thế giới"?

Trần Minh Quân

clip_image002

Nhiều nông dân bán đất được một cục tiền lớn, không biết làm gì, tiêu xài vô tội vạ như nội dung phim "Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa". Ảnh: minh họa

 

SGTT.VN - Mọi người sẽ nghĩ gì khi Việt Nam chưa thuộc diện thoát nghèo, vẫn đang nhận viện trợ của thế giới mà lại mang tiếng chi bạo nhất thế giới? Đó là câu hỏi day dứt mà tác giả đặt ra trong bài viết dưới đây.

Trong mấy ngày qua, bài toán lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng vọt đang làm nóng các diễn đàn, đang thách thức các nhà kinh tế. Và bài bài toán chi tiêu, các phương án “thắt lưng buộc bụng” trong thời bão giá đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẻm, là câu chuyện xôm tụ từ trong nhà ra đến ngoài phố, từ miền ngược đến miền xuôi, ... thì vẫn có một bộ phận người Việt Nam đang “vô tư” tiêu xài mà không hề suy tính thiệt hơn.

Thoạt nhìn thì những kết luận kiểu như “Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới” hay “Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, ... là những dấu hiệu đáng mừng vì khi xã hội tiêu xài lạc quan, sức mua tăng lên, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam rất năng động, sản xuất hàng hóa đang phát triển. Nhiều người cũng tin rằng, đây sẽ là bước đà để Việt Nam theo kịp các nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới.

Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội

Tưởng Năng Tiến

imageSách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:

“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:

- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!

Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.

Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ  (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại”.

Luật sư Nguyễn Trường Thành, người thụ lý vụ án bà Ba Sương kiến nghị các cơ quan luật pháp

BVN nhận được bản kiến nghị dưới đây cúa Luật sư Nguyễn Trường Thành, người được chấp nhận bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Trần Thị Ngọc Sương trong vụ án Nông trường Sông Hậu, phản bác lại kết luận của các cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ tiếp tục đề nghị truy tố những người ở Nông trường Sông Hậu tội lập quỹ trái phép, bất chấp nhiều sự thật chứng tỏ bà Sương là một trường hợp bị oan sai.

Xin trân trọng đăng lên để công luận rộng rãi xem xét.

Bauxite Việt Nam

Trong cuộc “đánh trả tự vệ” Việt Nam năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?

Dương Danh Dy (lược dịch)

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy vừa lược dịch bài viết mới nhất của Trung Cộng phân tích về những bài học rút ra từ cuộc tấn công đại quy mô trên toàn tuyến biên giới để xâm lăng Việt Nam, trong cái mà họ gọi là “Đánh trả tự vệ” (Tự vệ phản kích).

Bài báo này thực sự là một bản tuyên bố hùng hồn, phơi bày cái bộ mặt đạo đức giả của Trung Cộng phủ nhung với những lời ngon ngọt “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”, ru ngủ được một số người Việt Nam nhẹ dạ, và tiếp tay cho bọn bán nước Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời nay.

Đôi điều cần nói lại về thác Bản Giốc

Hàn Vĩnh Diệp

Sau khi báo Lao động online làm một việc ngớ ngẩn là đăng bài ca ngợi thác Đức Thiên của Trung Quốc kỳ thực là thác bản Giốc của Việt Nam, bị mạng BBC chỉ trích, câu chuyện thác Bản Giốc đã rộ lên với tinh thần phê phán gay gắt trên nhiều báo chí lề phải, và Ban Tuyên giáo Trung ương cũng vừa có công văn đề nghị cơ quan chủ quản báo Lao động “kiểm điểm, xử lý” người sai phạm khi cho đăng bài viết “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới”.

BVN không những có bài rất sớm về sự cố đáng tiếc này mà còn lưu ý đến một hiện tượng đáng quan ngại hơn rất nhiều: hiện tượng lãng quên thiên chức công dân - ý thức về lãnh thổ của Tổ quốc - của nhiều người Việt hiện nay, sau nhiều năm được rèn luyện trong nhà trường XHCN cũng như trong môi trường bị cấm ngặt không được thể hiện lòng yêu nước, không được mở miệng một câu nào về chủ quyền đất nước, ai nói thì bị tra vấn, bị bắt vào tù, trái lại được tự do tung hô “4 tốt” và “16 chữ vàng” mà ông Hồ Cẩm Đào từng nồng nhiệt tặng cho Đảng ta trong khi vẫn liên tục cho Hải quân Trung Quốc đánh giết ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam như cơm bữa. BVN còn thẳng thắn đề xuất kiến nghị: Nhà nước sớm công khai đường biên giới đã ký với Trung Quốc năm 1999 để an lòng dân.

Trên tinh thần đó, chúng tôi xin đăng lại bài viết công bố năm 2009 của ông Hàn Vĩnh Diệp, người đã bỏ nhiều công nghiên cứu từ lịch sử đến hiện trạng thác Bản Giốc trong những năm qua, đối thoại với ông Vũ Dũng về thực chất câu chuyện thác Bản Giốc mà ông Vũ Dũng từng khăng khăng trả lời báo chí vào năm 2007 rằng “không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc”.

Bauxite việt Nam

Bên lề phải, tản mạn về các vua

Nghịch Nhĩ

Lâu nay, vì sợ theo đuôi quần chúng nên thường chỉ xem các báo lề phải. Vẫn thấy không ít tờ báo lề phải hôm trước nói ngược, hôm sau lại nói xuôi, làm người đọc chẳng biết đâu mà lần nhưng gần đất xa trời rồi, đành lấy an toàn là bạn, tai nạn là thù kẻo nhỡ ra lại "được" phân thêm 4 mét vuông đất như Người Buôn Gió hay Cù Huy Hà Vũ…

Nói gì thì nói, đọc báo lề phải cũng thấy khối cái hay, cái mới. Nào đâu xa, mới đầu tháng 12 năm ngoái tuanvietnam.net có đăng bài "Bàn về phương thức cầm quyền của Đảng", tác giả là ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức trung ương, nguyên Chủ tịch Quốc hội. Vào mạng, thấy tên tác giả là rề rề kích chuột đọc ngay vì trước đó đã được đọc liền mấy bài của ông An, thấy tâm đắc lắm, chứ "bàn về phương thức cầm quyền của Đảng" trên các báo lề phải lâu nay thì biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

Đừng “tự huyễn hoặc” về chất lượng tăng trưởng

Kim Hoa (ghi)

Đến bây giờ, không phải đã chấm dứt cái thói so sánh với những năm tháng trước đây cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, để nhấn mạnh đến thành tựu kinh tế hiện nay. Nhưng khi bản báo cáo tổng quan mở đầu cuộc hội thảo khoa học tổng kết nền kinh tế 25 năm qua đi đến nhận định “tăng trưởng dưới mức tiềm năng”, thì lối so sánh ấy mặc nhiên trở nên lố bịch. Chưa bao giờ dĩ vãng được khai thác triệt để như bây giờ: quá khứ vinh quang được tung hô để biện minh cho hiện tại; còn quá khứ đói khổ được vận dụng để ca ngợi thành tựu hôm nay.

Nhưng vấn đề không phải là hôm nay có hơn hôm qua hay không, mà là hôm nay có hơn hôm qua trong tận cùng tiềm năng tăng trưởng của nó hay không. Nếu không, là người lãnh đạo có lỗi hay có tội đối với đất nước. Nếu có thể phát triển với tốc độ của xe hơi, mà lại bằng lòng với tốc độ của con rùa, thì đó là tốc độ của sự kìm hãm.

Hình như con rùa cũng có thể tự hào đã bò hơn trước một vài mét nào đấy. Nhưng rùa không biết đau lòng và xấu hổ!

Bauxite Việt Nam

Văn hóa và thiên nhiên

Phạm Toàn

clip_image001

Ảnh: Fr.toonpool.com

ThienNhien.Net“…Có văn hóa có nghĩa là đừng bao giờ coi thiên nhiên như cái kho của vô tận, thậm chí vô chủ, và ai đó cứ việc thả sức vơ vét. Ta sẽ thấy ngay một thí dụ về đối đãi không mang tính văn hóa với thiên nhiên, thấy rất rõ trong những mỏ vàng khai thác vô tội vạ làm thiên nhiên lở loét nham nhở – không chỉ những khai thác tự phát của những người nghèo thất học, mà cả trong hành vi hủy hoại và bán rẻ tài nguyên của những người có học!”

Bắt đầu từ khái niệm tổng quát, ấy là đặt câu hỏi gốc: văn hóa là gì? Đây là định nghĩa có lẽ là mang tính phổ quát, bao trùm hơn cả: văn hóa là mọi thứ gì con người làm ra đối lập với tự nhiên.

Trong định nghĩa này, có một yếu tố quan trọng rất dễ bị hiểu lầm: đối lập với.

“Đối lập với…” Mọi thứ do con người làm ra đều khác hẳn với cách làm ra của thiên nhiên. Mọi thứ của cải bắt gặp trong thiên nhiên chỉ là những thứ tự nhiên mà có: những dòng sông, những trái núi, những cánh đồng, những đầm nước, những con vật và những thứ sinh sản tự nhiên trên cái Tự Nhiên mà nếu không có bàn tay con người đụng vào thì vĩnh viễn chỉ được gọi là “tự nhiên hoang dã”.

Dùng thuốc độc diệt rừng thông

Khắc Dũng – Xuân Trung

Từ cuối tháng 1 đến nay, nhiều đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra các dự án đầu tư có liên quan đến đất rừng của tỉnh này.

Qua đó, nhiều sai phạm đã được phát hiện, chấn chỉnh. Và, trong những sai phạm được phát hiện, tại buổi kiểm tra mới đây nhất do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến dẫn đầu, sai phạm khá hy hữu tại khu vực rừng thông dọc quốc lộ 723 (đường mới mở, nối Đà Lạt với Nha Trang) - đoạn qua huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) - khiến cho không ít người... bàng hoàng: Dùng thuốc độc để giết chết những cây thông vài mươi năm tuổi!

Những cuộc cách mạng Trung Đông nhìn từ Trung Quốc

Perry Link

Trần Quốc Việt dịch từ The New York Review of Book 2/17/2011

Nybooks.com

image  

AP Photo/Ng Han Guan. Một quầy báo Trung Quốc với một tờ báo có tiêu đề in ở trang nhất: “Rối loạn ở Ai Cập có thể làm đảo lộn tình hình Trung Đông”, Bắc Kinh ngày 2/2/2011

 

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm những gì họ có thể làm để ngăn chặn tin tức về phong trào quyền lực nhân dân Ai Cập, không cho lan truyền đến Trung Quốc. Tin tức về Ai Cập trên các phương tiện truyền thông quốc doanh Trung Quốc thường vắn tắt và trống rỗng. Vào ngày 6 tháng Hai, tức lúc cao điểm của các cuộc biểu tình, tờ Nhân dân nhật báo thông báo cho độc giả biết “Chính phủ Ai Cập đang cố gắng thực hiện những biện pháp khác nhau nhằm khôi phục trật tự xã hội”. Nhưng trên mạng Trung Quốc, tuy bị kiểm soát nghiêm ngặt, vẫn khó mà bị bóp nghẹt, Mubarak bị mắng chửi xối xả là “tên độc tài”, “côn đồ đốn mạt”, vân vân. Cho nên, tuy những nhà kiểm duyệt Trung Quốc tuyên bố từ “Mubarak” (cùng với từ “Ai Cập” và các từ khác) là “nhạy cảm” và đã dựng tường lửa để xóa bất kỳ nội dung nào có từ này, những người Trung Quốc sử dụng mạng, trong trò mèo vờn chuột thường lệ, đã nghĩ ra những tên thay thế dí dỏm. Trong số các tên này có tên “Mẫu Tiểu Bình” và “Mẫu Cẩm Đào” (*) – nhờ sử dụng tên của chính các nhà độc tài Trung Quốc, để lách các nhà kiểm duyệt nhưng đồng thời cũng cho thấy họ càng liều lĩnh hơn.

Trung Quốc có bành trướng hay không?

Aleksandr Samsonov

Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 25.1.2011.

clip_image001VietnamDefence - Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.

Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.

Thư giãn Chủ nhật: Hai bài viết về cùng một biểu hiện “Đồng khí tương cầu”

1. Bắc Kinh e ngại dân chúng tập hợp vào ngày Chủ nhật

Tú Anh

clip_image001

Công an tăng cường tuần hành tại Bắc Kinh ngày 26/2/2011 (AFP)

Hôm nay 26/02/2011, công an Trung Quốc gởi giấy mời hoặc gọi điện thoại yêu cầu giới phóng viên nước ngoài "tuân thủ luật lệ". Trong bối cảnh người dân Trung Quốc được thông điệp trên mạng Internet kêu gọi tập họp vào ngày 27/2, chính quyền Bắc Kinh lo ngại trước ảnh hưởng của cách mạng Hoa lài.

Theo hãng tin AFP, cũng như nhiều đồng nghiệp khác tại Bắc Kinh, hãng thông tấn Pháp đã nhận được điện thoại của Sở Công an thủ đô. An ninh Trung Quốc nhắc lại yêu cầu mỗi lần phỏng vấn ai, phóng viên nước ngoài phải xin phép người được phỏng vấn và phải mang thẻ nhà báo.

Báo chí nhà nước cũng công bố trong bản tin hôm qua nhắc lại quy luật này của bộ Công an: «nhà báo phải nộp đơn xin phép trước khi thực hiện phỏng vấn» nhưng bản tin không nói là phải nộp đơn xin phép ai? Chính quyền Trung Quốc tỏ ra rất căng thẳng trước viễn ảnh dân chúng sẽ tập trung biểu tình tại các điểm hẹn đặc biệt là ở 13 thành phố lớn vào Chủ nhật (ngày 27/2/2011) theo lời kêu gọi trên mạng.

Thư giãn Chủ nhật: Kadhafi, nhà độc tài hết thời sau hơn 40 năm cai trị sắt máu

Tú Anh

clip_image001  

Một người đàn ông với khẩu súng lục trên chiếc xe tăng quân đội để lại tại thành phố Shahat.

REUTERS/Goran Tomasevic

 

Chế độ Jamahiriya, có nghĩa là "nhà nước quần chúng", là một chế độ do Trung úy Kadhafi, tự phong Đại tá, sáng chế ra sau cuộc đảo chính năm 1969. Chế độ này, thực chất là chế độ phong kiến dựa trên mô hình «minh chủ - chư hầu» , tồn tại được là dựa trên lòng trung thành của các bộ tộc. Nhưng chất keo này đã tan rã khi chính quyền trung ương sử dụng lính đánh thuê đàn áp trong biển máu phong trào phản kháng, mà nòng cốt là giới trẻ, theo gương Tunisia và Ai Cập, muốn lật qua trang sử độc tài, tham ô và bất công xã hội. Thái độ chống trả bằng mọi giá của Kadhafi có nguy cơ đưa đất nước giàu dầu khí này vào nội chiến và chia cắt lãnh thổ làm đôi.

Từ khi cách mạng Hoa lài bùng dậy tại Tunisia và lan rộng khắp Bắc Phi và Trung Đông, các nhà độc tài trong khu vực đã có những phản ứng khác nhau. Ben Ali của Tunisia đã bỏ chạy thật sớm, còn Tổng thống Ai Cập Mubarak chỉ ra đi sau khi một loạt biện pháp ứng phó để kéo dài thời gian nhằm tìm kiếm các biện pháp cứu vãn tình thế không có kết quả. Cả hai nhà độc tài này này thất thế, vì bị quân đội bỏ rơi vào lúc phong trào phản kháng dâng lên cao nhất.

Obama công bố biện pháp trừng phạt Libya

clip_image001  

Tổng thống Obama tuyên bố phong tỏa các tài sản và giao dịch tài chính của ông Gaddafi và các lãnh đạo Libya.

 

Hoa Kỳ đã công bố biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ Libya, trong lúc Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Ban Ki-moon, thúc giục Hội đồng Bảo an LHQ có "hành động quyết định" trong cuộc khủng hoảng Libya.

Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama, đã ký một sắc lệnh ngăn chặn bất động sản và các giao dịch liên quan đến nước này.

Ngay lập tức các giao dịch liên quan đến tài sản của ông Muammar Gaddafi và một số cộng sự gần gũi đã bị phong tỏa.

Phái viên của Libya tại LHQ đã từ bỏ Gaddafi trong cảnh được tường thuật là đầy ấn tượng tại trụ sở LHQ ở New York.

Thư bạn đọc: Không phải chỉ riêng một bài ca ngợi thác Bản Giốc là phạm luật

Kính gửi GS Nguyễn Huệ Chi,

imageTôi viết thư này nhờ GS, thông qua mạng Bauxite Việt Nam, lên tiếng trước công luận báo động khẩn cấp việc cuốn sách dịch có tên gọi tiếng Việt là 500 kí tự Tiếng Hoa cơ bản (của Nxb. Trẻ, 2009; người dịch Lý Chính, người hiệu đính Trần Minh Khánh; cuốn này có bán rất nhiều tại phố Đinh Lễ, Hà Nội) có in lại nguyên vẹn tấm bản đồ Trung Quốc có "đường lưỡi bò" ở trong cuốn 500 basic Chinse characters của Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh.

Tôi xin gửi hai file ảnh đính kèm để GS tiện đối chiếu. Vì không có máy ảnh trong tay, nên tôi nhờ người chụp giúp. Người chụp đã không chụp số trang sách. Cả hai trang, bản dịch tiếng Việt và bản gốc, đều là trang 48.

Không thể né tránh mãi việc công bố và giải thích bản đồ biên giới

Hoàng Hưng

Đã từ rất lâu, dư luận và lòng người dân luôn thắc mắc về sự thật việc phân định biên giới theo hiệp ước 1999 giữa ta và Trung Quốc. Nhiều ý kiến, với những dẫn liệu khó bác bỏ, cho rằng với hiệp ước này, ta đã bị mất không ít đất đai, nổi bật là bãi Tục Lãm (Quảng Ninh), đất bên dưới Hữu nghị quan (Lạng Sơn) và đau xót nhất là một nửa thác chính Bản Giốc (Cao Bằng). Tôi có theo dõi giải đáp của các quan chức ta về những thắc mắc này, nhận thấy không được rõ ràng, thuyết phục, vì chỉ có những khẳng quyết chung chung mà không đưa ra được cứ liệu cũng như bản đồ để giải trình. Và không hiểu vì cớ gì, đến tận hôm nay, tức là hơn 11 năm sau khi Hiệp ước biên giới được ký kết, Nhà nước ta vẫn không công bố bản đồ này cho toàn dân rõ?

Phát biểu của Tổng thống Obama về Libya

Tạ Dzu chuyển ngữ từ Whitehouse.gov

President Obama on the Situation in Libya

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống nói rằng bạo lực ở Libya là "thái quá", "không thể chấp nhận được", và rằng nội các của ông đang xem xét "nhiều chọn lựa để chúng ta có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng này". Dưới đây là phần phát biểu đầy đủ của ông:

Tổng thống: Thân chào tất cả các bạn. Ngoại trưởng Clinton và tôi vừa kết thúc cuộc họp tập trung vào tình hình đang diễn ra tại Libya. Trong vài ngày qua, toán an ninh quốc gia đã làm việc liên tục để theo dõi tình hình ở đó và phối hợp với các đối tác quốc tế về một phương án khả thi.

Vài tiểu khúc về thầy tôi

GS Đinh Văn Đức

imageCách đây năm năm, vào dịp GS Nguyễn Tài Cẩn, nhà khoa học và văn hóa, bậc trưởng lão nổi tiếng của Ngôn ngữ học nước nhà, tròn bảy mươi tuổi, tôi có viết một bài nhỏ: *Thầy tôi* để kính thầy. Năm nay (2000), thầy bảy mươi lăm tuổi, vừa có vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học. Dịp này cũng đúng lúc ngành Ngôn ngữ học trường ta sắp kỷ niệm bốn mươi lăm năm hoạt động. Tôi muốn viết đôi lời để mừng tiếp. Tuy nhiên, cảm xúc không thể lặp lại cho nên tôi coi bài viết lần trước là tiểu khúc thứ nhất, và lần này là tiểu khúc thứ hai. Và cũng xin mượn lời PGS Mã Giang Lân:

“Cuộc vui nhớ buổi hôm nay,

Chén mừng xin hẹn ngày thầy tám mươi”

Mùa xuân nhiễu nhương

Hà Văn Thịnh

image Mùng 4 Tết, ngồi trông cổng để đón khách nên mở mạng đọc ngay giữa phòng khách. Đùng một cái, một đoàn học trò kéo vào thăm thầy cô, lịch sự đi vào phòng trong, để lại cái máy tính giữa bàn. Khi mấy lượt khách vào ra (không phải khách của tôi) đi hết, trở lại phòng khách, máy tính đã không cánh mà bay… Buồn và xót xa vì tư liệu gom góp bao nhiêu năm trời nay không còn nữa – chưa kể cái chuyện viết: Những bài “lề trái” thường viết lúc đêm khuya, gần sáng, có quán net nào mở cho mình viết đâu? Thôi thì của đi thay người, chỉ buồn là đành phải im lặng với dự cảm rằng có lẽ, mùa xuân này, năm này, sẽ là một mùa xuân nhiễu nhương...

Sau cái vụ giá điện tăng 15,23%, bức xúc lắm nhưng vẫn im. Đến sáng hôm qua (24.2), giá xăng tăng thêm 2.900 đồng thì chịu không nổi nữa khi nghe “lề phải” nói mặc dù điện tăng giá nhưng đời sống nhân dân vẫn ổn định, không ảnh hưởng gì đến lạm phát… (?), đọc mà tin chắc rằng “ai ai trông thấy” cũng “hồn kinh phách rời” (!). Lướt qua Sài Gòn tiếp thị còn choáng váng hơn nữa mặc dù đã biết sự thực nhãn tiền: Cầm 100 ngàn đồng đi chợ không biết mua gì. Ông Phó Thủ tướng thì nói rằng tăng giá đồng thời với hỗ trợ người nghèo nhưng ai nghèo, bao giờ hỗ trợ, lại chẳng hề đả động đến cho dù ông biết đói đầu gối đã bò, không đợi nổi hàng tháng trời đâu.

Có người từng đề nghị “hối lộ” cho bà Liễu?

Minh Ngọc (tổng hợp)

Trong xã hội đang rộ lên những lời bàn tán về việc cố nhà báo Hoàng Hùng chết vì suýt nắm được một con cá sộp, nhưng tiếc thay mới nắm được cái đuôi đã vội reo lên đắc thắng với người quen kẻ lạ, nên không những... tuột tay mà còn bị nó quay lại cắn cho nát đầu. Ôi thôi, Gia Cát Lượng những tưởng Tư Mã Ý đã rơi vào chiếc bẫy hỏa công của mình rồi, còn chạy đằng nào cho thoát, nào ngờ trời lại đổ một trận mưa cực lớn làm lửa của ông tắt ngấm. Ông trời ở đây là ai, lẽ ra ông Hoàng Hùng phải biết chứ nhỉ.

Bauxite Việt Nam

Lo bất ổn, nhiều chính quyền Trung Đông nhượng bộ dân

Thái An (Theo Guardian)

clip_image001

 

Biểu tình phản đối chính phủ tại Yemen. Ảnh: AP

 

Các nỗ lực xoa dịu căng thẳng đang được thực thi tại Ảrập Xêút, Bahrain, Yemen và Jordan. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã chỉ trích việc Libya sử dụng vũ lực với người biểu tình là hành động “lố bịch”.

Ảrập Xêút

Quốc vương Abdullah của Ảrập Xêút đã trở lại đất nước sau vài tháng điều trị y tế và công bố số tiền trị giá tới 37 tỉ USD cho các chương trình xã hội trong nỗ lực bảo vệ quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới này khỏi làn sóng nổi dậy đang lan tràn.

Hai bài báo về nạn đói ở Bắc Triều Tiên

1. Bắc Triều Tiên: Cư dân nhiều nơi phải ăn cỏ dại vì đói

Mai Vân

clip_image001  

Hai cha con lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il và Kim Jong-un . REUTERS

 

Trong một bản thông cáo công bố ngày 23/02/2011, 5 tổ chức phi chính phủ Mỹ đã khẳng định Bắc Triều Tiên bị thiếu lương thực trầm trọng. Hậu quả là người dân ở một số nơi đã phải ăn cỏ để sống. Các tổ chức này kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp giúp đỡ.

Theo các tổ chức phi chính phủ Christian Friends of Korea, Global Ressources, Mercy Corps, Samaritain's Purse và World Vision, nhóm chuyên gia của họ đã quan sát và ghi nhận những bằng chứng về tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu lương thực và nhiều người đị lượm nhặt cỏ dại.

Những hiện tượng này đặc biệt phổ biến nơi những gia đình sống nhờ vào hệ thống tem phiếu, phân phát lương thực của Nhà nước. Chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do tình trạng thiếu lương thực hiện nay là các người già, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Hiệu ứng domino có lan tới Bắc Hàn?

Nick Ravenscroft

BBC News, Seoul

clip_image001

Mọi sự khởi đầu ở bên kia thế giới, vào ngày 17/12/2010, khi một người thất nghiệp tức giận tự thiêu vì cảnh sát ngăn cản ông ta bán rau trên hè phố.

Đầu tiên là Tunisia. Rồi tới Ai Cập. Sau đó là Iran, Yemen, Jordan, Bahrain, Algeria, Morocco và nay - Libya, nơi có đổ máu nhiều nhất. Ở một số quốc gia là cách mạng, ở một số nơi khác là nổi dậy hoặc biểu tình của người dân.

Giữa các quốc gia liệt kê ở trên có một số điểm chung, đó là ban lãnh đạo chuyên quyền, nắm chức vụ nhiều thập niên; đàn áp chính trị, và tình hình kinh tế khó khăn đối với hàng triệu người đang phải tìm cách nuôi sống gia đình khi không có việc làm, hoặc có mà lương bổng bèo bọt, trong lúc giới thượng lưu sống trong xa hoa.

Ai đang chống đỡ cho Gaddafi?

Frank Gardner

Phóng viên an ninh BBC

clip_image001

Gaddafi thường có vệ sĩ vây quanh

Không giống như ở Ai Cập hay Tunisia, lực lượng giữ cân bằng quyền lực ở Libya không phải là quân đội chính qui.

Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các binh đoàn tự vệ, các "Ủy ban cách mạng" của những thành viên đáng tin cậy, các lãnh đạo sắc tộc và lính đánh thuê nhập khẩu.

Quân đội Libya hiện nay hầu như chỉ là hình thức, là một đội quân yếu kém chưa đầy 40.00 quân, trang bị và huấn luyện kém.

Đó là một phần trong chiến lược dài hạn của Đại tá Muammar Gaddafi để loại nguy cơ đảo chính quân sự, mà chính ông đã dùng để lên nắm quyền hồi 1969.

Cho nên chuyện một số lãnh đạo quân đội bỏ ngũ theo người biểu tình ở Benghazi sẽ khó gây ra phiền phức gì cho Đại tá Gaddafi.

Mong cuộc bầu cử Quốc hội lần này được tiến hành thật sự dân chủ

Trung Ngôn

imageĐọc bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội hôm 11/2/2011 có đoạn nói: "Đây là dịp để nhân dân cả nước phát huy quyền làm chủ, sáng suốt lựa chọn, giới thiệu bầu ra những người tiêu biểu đủ đức đủ tài, xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp..." và chỉ thị của Bộ Chính trị có đoạn nêu: "... bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật"... tôi rất mừng và mong quá trình chuẩn bị và diễn ra cuộc bầu cử đúng tinh thần như vậy.

Nhưng khi đọc bài phát biểu của ông Phạm Minh Tuyên, Tổng thư ký HĐBC và ông Nguuyễn Văn Quynh, Phó Ban tổ chức TƯ lại thấy không giống với bài nói của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và chỉ thị của Bộ Chính trị, ngược lại nó phản ảnh một tinh thần rất hạn chế dân chủ và không thực tế.

Hai bài báo cùng gợi nên một mối liên tưởng

Có ai đó đã nói với đại ý là: Con người là một sinh vật không hoàn thiện, mang đầy dục vọng bản năng và ích kỷ; nếu thoát ly lý tưởng vì lợi ích của cộng đồng thì bất kỳ người nào, cho dù từng đảm nhận những trọng trách đáng kính, trước sau thế nào cũng sẽ quay về với cái bản chất cố hữu ấy của con người – một sự tha hóa đáng sợ mà chính họ không tự ý thức được.

Có những lãnh tụ cách mạng khi mới khởi nghiệp rất xứng đáng được gọi là NGƯỜI với chữ người viết HOA. Song khi sự nghiệp thành công, vì không có cơ chế hữu hiệu để giám sát và kiềm chế sự thao túng và lạm dụng quyền lực nên đã tự mình trở thành kẻ độc tài, trở thành kẻ phản bội lại quần chúng đã từng đi theo mình, trở thành con ác thú đê tiện và dã man đối với đồng loại và đồng đội cũ của mình.

Đó là tình hình khá phổ biến của vô số cuộc cách mạng diễn ra trong gần hết cả thế kỷ XX và cuối cùng đều đổ sụp. Nhưng sau nhiều kiếm tìm đầy ảo tưởng và chảy không biết bao nhiêu là máu, nhân loại của cái thế kỷ bão táp này hình như đã quá mệt mỏi khi thấy con đường đến với những thể chế dân chủ xã hội đích thực khó khăn xa vời quá nên cũng đã muốn thỏa hiệp: mặc quách cho kẻ độc tài trở thành ác thú nó cai trị, miễn nó vẫn để cho người dân kiếm ra chút ít đủ sống qua ngày. Vì thế mà một thể chế độc đảng kiểu Bắc Kinh ra đời và trong vòng ba thập kỷ đưa lại những nhảy vọt thần kỳ về kinh tế làm người ta sửng sốt, cũng làm cho thế lực độc tài ở một số nước cảm thấy đã có cứu tinh. Châu Phi là một ví dụ hiển nhiên. Thế mà bỗng đâu, cuộc Cách mạng Hoa nhài bùng nổ thành công làm rúng động cả thế giới Ả Rập, trong khi phương Tây không hề nhúng tay can thiệp (vì chính phương Tây cũng muốn dung túng cho những sự thể nghiệm độc tài có lợi cho mình đó). Vậy thì, một câu hỏi đặt ra như một hệ quả: mô hình độc tài kiểu Bắc Kinh có phải là một tất yếu, nói cách khác, có thực sự hấp dẫn được một phần nhân loại nào đó hay không?

Hai bài viết mà chúng tôi cố ý ghép lại với nhau dưới đây dường như có một mối liên quan hữu cơ trong việc giải đáp câu hỏi trên.

Bauxite Việt Nam

Thác Bản Giốc là cảnh quan thiên nhiên TQ?

Sáng thứ Tư 23/2/2011, báo Lao động điện tử có bài ca ngợi vẻ đẹp của thác Đức Thiên (người Việt gọi là thác Bản Giốc), ghi là của Trung Quốc, thì ngay trong ngày, trang mạng của đài BBC tiếng Việt đã có bài đăng lại, ngoài ra còn chỉ thêm một số báo khác cũng đã có sự “nhầm lẫn” như thế.

Đây là sự nhầm lẫn hay là do ai đó chỉ đạo? Chẳng lẽ những người có trách nhiệm trong báo Lao động điện tử và các báo khác lại thiếu trách nhiệm hoặc thiếu thông tin vậy sao? Chẳng lẽ sau bao nhiêu năm được “giáo dục XHCN” rèn luyện, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay đều trở thành những người vong bản kiểu này cả (từ ông Đào Duy Quát báo Điện tử ĐCS VN vài năm trước đến nhà báo Quỳnh Trang hôm nay)? Chúng tôi không dám tin như vậy. Bằng chứng là mấy năm qua, sinh viên bao nhiêu Trường ĐH từ Bắc đến Nam đêm đêm vẫn âm thầm in mấy chữ HSTSVN (Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam) trên nhiều mặt đường, góc phố nhằm thức tỉnh đồng bào mà BVN đều đã liên tiếp đăng tải hình ảnh về việc làm can đảm của họ.

Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng cục An ninh (Bộ Công an) cần quan tâm thường xuyên đến những sự kiện tương tự để kịp thời cảnh báo hoặc xử phạt thật nặng những việc làm phải coi là phạm luật – mà là luật hình sự trọng đại nhất.

BVN xin đăng lại cả hai bài để bạn đọc và các cơ quan có trách nhiệm phán xét và xử lý.

Bauxite Việt Nam

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Hoàng Sa

Thủy Xuân

Các bằng chứng lịch sử, đặc biệt là pháp lý cho thấy chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

LTS: Ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích ngụy quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam cung cấp thêm một tư liệu khẳng định các bằng chứng lịch sử và pháp lý không thể tranh cãi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Hai bài viết về tình hình lạm phát và chống lạm phát

1. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: "Cầm 100 ngàn đồng đi chợ không biết mua gì"

Kim Hoa (ghi)

clip_image001

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.

 

SGTT.VN - Chính phủ chủ trương ưu tiên chống lạm phát thông qua biện pháp giảm tổng cầu, đây là một giải pháp có tính thời điểm và 6 tháng đầu năm sẽ là sự kiểm định tính chính xác của giải pháp này. Đây cũng là phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên với báo chí sáng 23.2 trước thông tin “Chính phủ ưu tiên chống lạm phát và chấp nhận tổn thương đến tăng trưởng”:

Lúc này mới chỉ ở tháng thứ 2 của năm 2011, Chính phủ đang tìm những biện pháp quyết liệt, đồng bộ hơn và những biện pháp này đều cần có thời gian để kiểm chứng trong thực tế. Phải 6 tháng mới dự đoán hết được tình hình cũng như khả năng thực hiện trong năm 2011.

Về việc có khả năng Quốc hội phải xem xét điều chỉnh các chỉ tiêu đặt ra đối với Chính phủ hay không, chỉ là một mặt phải tính đến của công tác quản lý. Cái chính vẫn là yêu cầu phát triển bền vững và cải thiện đời sống người dân. Đảm bảo chỉ tiêu sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu những biện pháp quyết liệt để hoàn thành những chỉ tiêu ấy.

Mới đây chúng tôi có được nghe Chính phủ báo cáo bổ sung về thực hiện nhiệm vụ 2010 và triển khai nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và các cơ quan của Quốc hội cũng đã cảnh báo một số vấn đề. Tôi cũng có lưu ý vấn đề về chỉ số giá và lạm phát ở mức cao, về giá trị của đồng tiền Việt Nam. Theo tôi đó là 2 vấn đề rất thách thức.

Xây đập Xayabury trên dòng Mekong: “Án tử” cho đồng bằng sông Cửu Long?

Hương Giang

clip_image001

 

Hiện mặn đã xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, nếu xây đập Xayabury mặn càng xâm nhập sâu hơn. Trong ảnh: kiểm tra độ mặn tại cống Vàm Rồng (xã Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang) - Ảnh: M.Thuận

 

TT - “Nói đến vấn đề đáng lo lắng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước chứ không phải lũ lụt hay ô nhiễm” - Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Thái Lai nói như vậy trong cuộc họp tham vấn quốc gia tại Hạ Long ngày 22-2 về dự án công trình thủy điện Xayabury của Lào.

Các chuyên gia có mặt đều lo ngại cho sự sống còn của vựa lúa lớn nhất Việt Nam nếu đập Xayabury và các con đập khác được xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Cuối buổi họp, các ý kiến đều nhất trí đề xuất Lào nên kéo dài thời gian tham vấn và cần trì hoãn việc xây dựng con đập này.

Việt Nam lợi ít thiệt nhiều

Tổng thống Libya huy động phe thân chính quyền xuống đường

Trọng Nghĩa

Thú vị đấy chứ. Những ai từng sống nhiều năm trong các cơ chế độc tài thì ngửi thấy ngay cái vẻ ngoài ầm ĩ của đám “trống chiêng, xập xõa” này chứa đựng một sự thật bên trong hài hước đến thế nào. Hãy nhớ lấy gương của ông Tổng bí thư Roumanie Ceaucescu, vừa hôm trước bỏ phiếu là 100%, một trăm phần trăm đảng viên – những con người ưu tú nhất của đất nước Roumanie – ca ngợi nhiệt liệt và dồn phiếu cho ông, hôm sau vợ chồng ông đã tựa lưng vào cọc.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc có bành trướng hay không?

Aleksandr Samsonov

Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 25.1.2011.

clip_image001VietnamDefence - Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.

Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.

Hủy án vụ Cù Huy Hà Vũ?

imageTTXVN hôm 18-2-2011 đưa tin trong năm qua “Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong số 18.840 vụ án các loại được tòa án thụ lý trong thời gian qua có tới 140 vụ án để quá hạn, 681 vụ bị sửa án, 187 vụ bị hủy án”.

Tin này lập tức đã được các cơ quan báo chí nhà nước, trong đó có  trang điện tử của ĐCS VN loan tải.

Theo đó thì “Trong số những vụ án bị sửa, hủy, có nhiều vụ án phức tạp, nhiều đương sự, nhiều quan hệ pháp luật, đã bị hủy đi hủy lại nhiều lần” và “một số quy định của pháp luật còn bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc chậm được hướng dẫn áp dụng”. Ngoài ra vì “Một số vụ án có yếu tố nước ngoài, việc tống đạt, triệu tập và thu thập chứng cứ mất rất nhiều thời gian hoặc không có kết quả cũng làm chậm quá trình giải quyết vụ án” đã khiến nhiều vụ án để quá hạn.

Bản thống kê hoạt động của TAND TP Hà Nội được đưa ra hai tuần lễ trước khi hết hạn tạm giam đối với ông Cù Huy Hà Vũ đã khiến không ít người quan tâm đặt câu hỏi: đây là tín hiệu cho thấy có khuynh hướng trong bộ máy công quyền muốn hủy án vụ Cù Huy Hà Vũ?

Kế hoạch thôn tính và khai thác biển Đông của Trung Quốc

đã bắt đầu từ bao giờ?

Nguyễn Hoàng Hà

imageNhiều quốc gia ở Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam và Philipine đang cùng với Hoa kỳ, Úc, Nhật và Nam Hàn rất quan tâm đến vấn đề Trung Quốc đang ngày càng bánh trướng thế lực ra biển Đông. Đặc biệt là với bản đồ hàng hải đường lưỡi bò của họ thì bắt đầu ngay từ đảo Bạch Long Vĩ rồi Cồn Cỏ và nhiều đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đường hàng hải quốc tế từ xưa đến nay các tàu bè vẫn qua lại đều nằm trong vùng "chủ quyền" của Trung Quốc.

Nhưng người ta đâu có biết là trên mặt biển đang ầm ầm nổi sóng mà dưới đáy sâu đại dương tưởng là yên lặng kia các đợt sóng ngầm còn mạnh mẽ hơn rất nhiều, vì Trung Quốc đang tiến hành quy mô lớn để thăm dò đáy biển nhằm truy tìm khoáng sản quý, đặc biệt là dầu lửa, gas v.v. đã từ nhiều năm nay mà chỉ khi bị phanh phui ra họ mới chịu công bố là “các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thăm dò đại dương khu biển Đông từ năm 1999 đến nay và gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi”.

Cơ chế ông chủ và bao cấp tư duy

Dương Trọng Dật

Phàm một cơ quan chức năng nào trong cơ thể không được thường xuyên vận động thì sẽ teo tóp dần, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa. Vì thế cho nên hình ảnh tưởng tượng về người ngoài hành tinh được mô tả trong tranh vẽ và trong các chuyện viễn tưởng với nét đặc trưng là cái đầu to đùng vì trí não vận động nhiều, còn tay chân thì mảnh khảnh vì vận động ít.

Con người trong xã hội ta hiện nay theo mô tả của bài này thì đương nhiên là cái đầu vận động ít vì có người suy nghĩ thay, còn đôi tay và đôi chân chắc chắn phải vận động hơn gấp nhiều lần so với cái đầu, vì phải luôn làm theo, chạy theo những gì cấp trên phán bảo và chỉ dẫn, đồng thời phải luôn tém dẹp không ngừng nghỉ những gì bừa bộn, đổ nát mà cấp trên gây ra...

Không biết các họa sĩ và nhà khoa học viễn tưởng sẽ hình dung và phác họa hình ảnh người VN ta nếu tiếp tục được các cấp lãnh đạo dẫn dắt như thế này thì sau nhiều thế hệ nữa sẽ ra sao.

Còn trên thực tê, nếu xã hội tiếp tục được áp đặt lối dẫn dắt như thế này thì toàn xã hội sẽ thoái hóa và biến dạng, thoái hóa và biến dạng một cách toàn diện là cái chắc. Kết quả nhan nhản hiện nay đang là câu trả lời không thể bác bỏ được đấy thôi!

Hậu quả sẽ tai hại khôn lường, nếu người ta bao cấp cả lòng yêu nước và độc quyền cả chuyện quyết định vận mệnh đất nước thì khi đất nước lâm nguy ai sẽ độc quyền hi sinh để bảo vệ đây?

Bauxite Việt Nam

"Một người làm quan cả họ được nhờ"

Alan Phan

Thừa kế gen (gène) sinh học là qui luật tất yếu của tự nhiên, thừa kế của cải và vị thế xã hội là qui ước phổ biến của loài người. Thế thì chuyện cha truyền con nối cả về gen sinh học lẫn cả về của cải và quyền lực cũng là tất yếu của tự nhiên và phổ biến của xã hội, có gì mà phải bàn?

Đúng là qui luật tự nhiên bao giờ cũng tất yếu, song chuyện thừa kế tài sản và thừa kế vị thế xã hội của cha ông thì chỉ là qui ước của xã hội chứ không phải là qui luật tất yếu của cuộc sống. Nếu ai đó nghĩ rằng, vì cha ông chúng tôi đã có công điều hành cái đất nước này nên chúng tôi có quyền thừa kế nó là lẽ đương nhiên, còn cha ông các anh chỉ có công đổ mồ hôi và đổ xương máu để xây dựng và bảo vệ nó thì các anh chỉ có quyền tiếp tục đổ mồ hôi để giữ gìn nó và khi nó lâm nguy thì các anh lại cũng phải tiếp tục đổ xương máu để bảo vệ nó cũng là lẽ đương nhiên thôi.

Thế nhưng cuộc sống cũng đã từng thể hiện và chứng minh rằng:

- Một mặt: Con vua thì lại làm vua / Con sãi ở chùa thì quét lá đa.

- Mặt khác: Bao giờ dân nổi can qua / Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Can qua đang nổi lên ở Trung Đông hiện nay đáng là một minh chứng để chúng ta suy gẫm và lựa chọn, thừa nhận cái quyền con vua thì được làm vua, hay chứng minh ngược lại?

Bauxite Việt Nam

'Quản báo chí như bơi giữa hai làn nước'

Cao Nhật

"Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân... ủng hộ đề nghị cho phép thành lập Tổng cục Thông tin báo chí, xuất bản trực thuộc Bộ để tập trung công tác quản lý và chỉ đạo báo chí hiệu quả hơn trong thời gian tới".  Ông Nhân muốn kiểm duyệt [báo chí] chặt hơn nữa.  Không ai ngạc nhiên.

Trần Hữu Dũng

clip_image002

Ảnh: Mạnh Vỹ

“Là người được giao trách nhiệm quản lý báo chí, tôi nhiều khi như người bơi giữa hai làn nước”, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp bộc bạch.

Khen ít, chê nhiều

Phát biểu trong cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chiều nay (21/2), Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng quản lý lĩnh vực báo chí, xuất bản vẫn luôn được coi là một nhiệm vụ khó khăn khi thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng.

Là người được giao trách nhiệm quản lý báo chí, xuất bản, tôi nhiều khi như người bơi giữa hai làn nước, khen thì ít mà bị chê thì nhiều”, ông Hợp bộc bạch.

Giảm lãi suất: Tạm gác sang một bên

Minh Sơn

Đứng trên boong một chiếc tàu đang bốc cháy, sắp nổ, nhìn xuống biển lạnh lẽo đông giá, bão tố rần rần.  Phải làm gì đây? Làm gì đây? (Bắt chước lời Tổng giám đốc Nokia than với nhân viên).

GS Trần Hữu Dũng

clip_image001(VEF.VN) - Yêu cầu ổn định và tiến tới giảm lãi suất của Chính phủ dường như rất khó thực hiện trong bối cảnh mới. Hơn thế, với những động thái về thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, giảm lãi suất có thể tạm thời để qua một bên.

Không giảm mà tăng

Những yếu tố để hỗ trợ giảm lãi suất đang hẹp dần, thay vào đó là tín hiệu mới về việc siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Khả năng giảm lãi suất đang ít dần hơn. Thậm chí, người ta còn lo ngại về khả năng lãi suất tăng lên và có những biến động mạnh đối với ngành ngân hàng.

Hai bài báo nói về nỗi lo lạm phát

1. 'Còn độc quyền thì chưa thể có giá thị trường'

Hoàng Lan thực hiện

clip_image001

 

Ông Nguyễn Đức Thành Ảnh: Hoàng Lan.

 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, việc thả nổi giá theo thị trường của các tập đoàn nhà nước là không đơn giản vì vẫn còn tình trạng độc quyền.

- Ông nhận định thế nào về tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vừa qua?

- Tôi cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá có thể kết nối hai thị trường tự do và chính thức lại đồng thời làm cho việc lưu thông ngoại tệ tốt hơn, nhưng có điều không ổn là giá cả lại bị đẩy lên cao. Ngoài ra, sau khi điều chỉnh thì giá xăng dầu sẽ bị tác động mạnh do phụ thuộc vào giá thế giới. Cộng thêm sự biến động tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi thì giá dầu và giá vàng sẽ còn thay đổi.

- Việc điều chỉnh tỷ giá đến 9,3% như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát thưa ông?

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Trường Minh

Lần đầu tiên, một bài viết trên Tuần Việt Nam khẳng định ý nghĩa của cuộc chiến đấu sinh tử bảo vệ Tổ quốc của Hải quân Chính quyền Sài Gòn trong cuộc xâm lược của giặc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Đối chiếu với bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ, anh cũng chỉ đề nghị Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận công lao của những chiến sĩ chính quyền Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc chiến đấu oanh liệt này và truy tặng họ là liệt sĩ. Tòa án Nhân dân Hà Nội gần đây đã đem những luận điểm của Cù Huy Hà Vũ ra để kết tội anh. Vậy xin hỏi: bao che và bợ đỡ bọn cướp nước là hành động bán nước hay tuyên dương những người Việt đã anh dũng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc đúng theo truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” của con người Việt Nam từ nghìn xưa là phản bội đất nước? Nếu cáo trạng của Tòa án Nhân dân Hà Nội được coi là đúng thì các ngài soạn từ điển tiếng Việt hẳn sẽ vô cùng khó xử khi xây dựng lại nội dung khái niệm từ “ái quốc”, và chắc chắn dù có định nghĩa thế nào cũng không tránh khỏi bị nhân dân khinh miệt.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc phản ứng chuyện Libya

Có một câu chuyện: Trong khi sinh nở, một nữ điệp viên của Nga đang hoạt động trong vùng kiểm soát của đối phương, vì đau quá nên đã phát ra tiếng kêu bằng tiếng mẹ đẻ: “Ôi, đau quá mẹ ơi!”

Thế là nữ điệp viên này đã lộ mặt.

Trước sự sống còn, hay một sự cố bất thường thì bản chất thực của con người thường bộc lộ đầy đủ, cũng như người ta không thể mãi đạo đức giả khi “lợi ích cốt lõi” của họ bị đe dọa.

Với phản ứng này Trung Quốc đã để lộ bộ mặt thật của mình!

Trung Quốc đã không ngần ngại chứng tỏ mình là ai, là bạn của phong trào cách mạng thế giới, của quần chúng bị áp bức, hay ngược lại.

Bauxite Việt Nam

Các nhà ngoại giao Libya tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi lật đổ chế độ Kadhafi

Tú Anh

clip_image001

Biểu tình chống chế độ Kadhafi trước trụ sở Liên hiệp quốc, New York, 21/2/2011 (REUTERS/Andrew Burton)

Chế độ Libya đang bị lung lay tận gốc rễ. Bất bình với việc chế độ huy động lính đánh thuê đàn áp biểu tình và dùng máy bay chiến đấu oanh kích thường dân, Bộ trưởng Tư pháp Lybia từ chức. Cùng lúc đó, hàng loạt sĩ quan và Đại sứ đào nhiệm đứng về phía biểu tình và kêu gọi lật đổ nhà độc tài Kadhafi.

Từ Độc tài tới Dân chủ

Ruaridh Arrow

Đạo diễn phim tài liệu "Gene Sharp - Cách khởi đầu cách mạng"

clip_image001

Trong một ngôi nhà cũ ở miền Đông Boston một người đàn ông cao tuổi, lưng còng xuống, cặm cụi chăm sóc những cây phong lan quý hiếm trong văn phòng tồi tàn của mình. Chú chó Sally giống Labrador của ông nằm trên sàn giữa đống giấy tờ tài liệu nghiên cứu dõi mắt nhìn theo khi ông đi qua.

Lý do tại sao tình hình Trung Đông là không thể đảo ngược

Fareed Zakaria, Time, 17-2-2011

imageNăm của các cuộc cách mạng bắt đầu vào tháng Giêng, tại một đất nước nhỏ bé không mấy quan trọng. Rồi các cuộc biểu tình lan qua một quốc gia rộng lớn nhất và quan trọng nhất trong vùng, lật đổ một chế độ trước đó trông có vẻ vững chắc. Hiệu ứng của phong trào lan ra xa rộng. Đâu đâu cũng nô nức những bàn luận về quyền lợi và tự do của người dân. Những cuộc biểu tình trên đường phố nổi lên khắp nơi, thách thức quyền thống trị của các nhà độc tài và vua chúa, những người này đứng quan sát các diễn biến từ cung điện của mình với nỗi sợ hãi.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn