Thư bạn đọc: Kính gửi cộng đồng những nhà trí thức, những người yêu nước,…

Đất nước chúng ta có thực sự đang ổn định và yên bình như cuộc sống quanh tôi đang diễn ra không? Chỉ cần lướt qua những trang mạng hay đọc những bài báo “lề phải” tôi cũng biết “Chắc chắn là không”.

Vậy chúng ta có đang thiếu những người ngày đêm lo lắng cho vận mệnh của đất nước không? Đến với các trang mạng  như:

http://boxitvn.blogspot.com; http://www.vietnamnet.vn; http://chungta.com.vn; http://bshohai.blogspot.com;…

Đọc những bài viết của các tác giả như Nguyễn Trần Bạt, Hà Sĩ Phu, Dương Trung Quốc, Hoàng Tụy, …tôi thấy là có rất nhiều nhà trí thức vẫn rất tâm huyết với nước nhà (tuy nhiên so với gần 90 triệu người thì tỷ lệ này là không cao).

Tôi có cảm giác rằng cái ác, cái xấu đang quá lộng hành và chiếm thế thượng phong trong xã hội ta. Bên ngoài hải đảo biên cương, chúng ta cũng đang chịu lép vế so với TQ. Trên bản đồ thế giới thì chúng ta dường như vẫn còn lạc lõng và cô độc, hiện nay chỉ còn năm ĐCS của các nước gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cuba, CHDCND Triều Tiên, LàoViệt Nam là đảng nắm quyền lãnh đạo.

Phát hoảng!

Hoài Nam

image Nếu chịu khó tổng hợp những thông tin từ các báo lề phải trong mấy ngày vừa qua, chỉ những báo lể phải thôi, cũng khiến cho người dù vô cảm nhất cũng cảm thấy phải phát hoảng! Tại sao vậy?


Ngôn từ ngoại giao ...lạ!

Người được xem như có chức vụ to nhất nước ta hiện nay vừa đưa ra một lời phát ngôn thật lạ. Trên thế giới này, có nguyên thủ quốc gia nào có được cái cảm xúc dạt dào với một lân bang đến độ dùng tới từ "nguyện" như người chấp chính của ta hay không? Nguyện, theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: cầu, xin, ước muốn. Như vậy câu nói "nguyện mãi mãi là láng giềng tốt" của người có chức to nhất nước khiến cho chúng ta cảm thấy phát hoảng thật sự! Một quốc gia phải "nguyện" với một quốc gia khác, cho dù lời "nguyện" đó là gì thì cũng đã tự xác lập tầm vóc và vị trí của mình đối với quốc gia kia? Chúng ta là gì của quốc gia kia khi chúng ta "nguyện mãi là láng giềng tốt"? Trong ngôn ngữ ngoại giao cấp cao, đã có thông lệ nào về việc dùng từ như thế này chưa? Chỉ chắc chắn một điều, tuyên bố ngoại giao lạ kiểu này không phải là phát ngôn đại diện cho dân tộc Việt Nam.

Còn nhiều sách cổ khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam

Nam Tuân

image TTCT - Sau bài “Đi tìm Hoàng Sa trong tu viện cổ Ý” (TTCT số 19, ngày 16-5-2010), một bạn đọc ở Milan - ông Nam Tuân - đã cung cấp thêm những thông tin khác khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam đang lưu trữ ở Ý và nhiều nước khác, được viết từ đầu thế kỷ XIX. TTCT trích đăng bài viết.

Những điều thú vị về những cuốn sách của Adriano Balbi với Hoàng Sa vẫn chưa dừng lại. Kiến thức địa lý của Adriano Balbi quá nổi tiếng và không ít cuốn sách của ông được in bằng các ngôn ngữ khác vào thời đó.

Cuốn Abrégé de géographie (tập 2) của Adriano Balbi xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1838, trang 768 nói đến vương quốc Cochinchine (Drang-trong hay Nam Annam) có các địa danh chính là Huế, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Hội An (Faifo), Đà Nẵng (Touron hay Hansan) và quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Quyển này được lưu trữ tại một thư viện Mỹ (Library of the American Bible Society). Cuốn A.Balbi's Allgemeine Erdbeschreibung, oder: Hausbuch des geographischen Wissens xuất bản bằng tiếng Đức năm 1842 cũng dành nhiều dòng nói về Hoàng Sa. Quyển này được lưu trữ tại Thư viện Astor, New York (Mỹ).

Đừng sợ Trung Quốc cấm biển

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Vâng, rất mừng! Nhưng gíá Hải quân chúng ta không cần tuyên bố này khác mà cứ lặng lẽ và cần mẫn làm đúng chức trách của mình như Hải quân Malaysia thì hay biết mấy. Người dân sẽ tin các anh ở tư cách người lính, những con người hành động, chứ không phải cố lọc lấy niềm tin trong những lời phát ngôn to tát của các anh. Bởi họ đã nghe bao nhiêu lời phát ngôn của các vị tai to mặt lớn rao giảng khắp đó đây mà cuối cùng, chỉ một từ cỏn con thôi, rằng “tôi đang nói thật”, mỏi mắt chờ cũng không thấy.
Bauxite Việt Nam

Tàu HQ-378 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of vinamaso.net

Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân ra khơi đánh cá bình thường bất chấp lệnh cấm biển bất hợp pháp của Trung Quốc.

Gặp gỡ báo chí tại hành lang Quốc hội hôm 25/5, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định trong vùng biển 200 hải lý tính từ đất liền ra, chiến hạm của Hải quân thường xuyên tuần tra bảo vệ tàu cá của ngư dân Việt Nam, cũng như đuổi tàu nước ngoài không cho vào khai thác thủy sản. VietnamnetTuổi trẻ Online đưa tin này, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến xác định Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trong vùng biển không phải của mình, về việc này Việt Nam phản đối quyết liệt.

Tư lệnh Hải quân Việt Nam kêu gọi ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá bình thường, trừ các đảo có sự hiện diện của binh lính Trung Quốc thì ngư dân không nên vào quá giới hạn 12 hải lý, không kể trường hợp gặp bão cần vào lánh nạn. Tướng Hiến trấn an ngư dân: “Bà con hoàn toàn không nên lo lắng, tàu Hải quân đi vòng quanh Biển Đông, sẽ cấp cứu tất cả tàu gặp nạn”.

Bức tử rừng thông

Đoàn Từ Duy - T.B.Đ.

clip_image003GS Nguyễn Huệ Chi (phải) và ThS Nguyễn Biên Cương (Đại học Đà Nẵng) trong rừng thông Tây Nguyên trên quãng đường Buôn Mê Thuột đi thị xã Gia Nghĩa (Đắc Nông) chiều 26-3-2010. Ảnh: TN (BVN bổ sung).

Biết hỏi tội ai đây nếu chẳng phải là tội của những kẻ chăm chăm phá hoại mọi kỷ cương đất nước, vơ vét lợi ích vào tay dăm bảy “cái ghế”, còn thì phó mặc cho xã hội tha hồ chém giết, trộm cướp và băng hoại đạo đức đến tột cùng (miễn mấy cái ghế hoàn toàn yên ổn, nếu không thì đã có CA mang súng đến bắn thị uy và bắn thật).

Bauxite Việt Nam

Xin đừng man rợ và thờ ơ

Phạm Xuân Nguyên

Lời bình 1

Bạn Phạm Xuân Nguyên ơi, nếu voi rừng, tê giác... không bị đầu độc chết thì lấy đâu ra "sản phẩm" của rừng để trưng bày trong các cửa hàng chìm có, nổi có như một Gian hàng trưng bày sản phẩm từ động vật hoang dã sắp khai trương (hay đã khai trương - tôi nhớ không chính xác) ở tại đâu bạn có biết không: Tại sân bay Nội bài! Đọc bài viết này trên báo Tiền phong cách nay vài tuần mà tôi chợt nghĩ: hình như có một chủ trương gì đó thì phải - đốt rừng, giết thú – lại thêm một loại “thú tặc” bên cạnh các loại “tặc” như “lâm tặc”, “than tặc”... mà bác Trần Nhương đã đưa:

BAO NHIÊU THỨ TẶC

TheoVTV

clip_image002
Truyền hình trực tiếp sáng hôm nay

Ông Lê Như Tiến nói rất hay

Cả nước đâu đâu đều thấy Tặc
Xẻo thịt tài nguyên đất nước này
Gấm vóc non sông mà như chợ
Bon Tặc chia nhau giữa ánh ngày
Sáng suốt đâu rồi sao tặc lưỡi
Nhân dân khổ ải cũng từ đây...

Sáng nay (27-5) tại phiên họp Quốc hội có truyền hình trực tiếp, Đại biểu Lê Như Tiến nói đại ý rất nhiều loại tặc khai thác bừa bãi khoáng sản.

Trần Nhương Blog

Đặng Thị

 

Lời bình 2

Bạn Phạm Xuân Nguyên nói rất hay, khốn nỗi đến mảnh đất của con người sinh sống, những cánh rừng tự nhiên, những thung lũng sâu và yên tĩnh, những vùng cao khí hậu hiền hòa đẹp như mơ, như “Đà Lạt của Cao Bằng” đấy, thế mà còn bị mấy “cái ghế” huy động lực lượng đến cưỡng chế để phân lô đem bán, hoặc đào bới và tàn phá sạch sanh, ai chống lại thì dùng súng đe dọa, có khi dám bắn chết vài người làm... “thí điểm”! Thế thì thử hỏi, người dân cứ trông lên các vị mà học lóm cũng đủ làm cho mọi kỷ cương rối loạn mất rồi, chứ nói gì vài đàn voi rừng. Thiết nghĩ, muốn mọi sự trở lại nề nếp, trước hết hãy đem mấy “cái ghế” ra mà hạch tội trước pháp luật.

Bauxite Việt Nam

Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?

Phạm Duy Hiển

image Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 – 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025.

Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với Tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau.

Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hóa và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ XIX.

GS Phạm Duy Hiển

Chỉ đạo dừng xây dựng trụ sở BQL hồ Gươm

Tiến Nguyên

(Dân trí) - Chiều qua 29/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có chỉ đạo cho UBND quận Hoàn Kiếm về việc dừng triển khai xây dựng trụ sở Ban quản lý (BQL) khu vực hồ Hoàn Kiếm tại khu đất số 2 Lê Thái Tổ.

clip_image001

Hồ Gươm - nơi được nhiều du khách nước ngoài đến tham quan (trong ảnh: Cựu Tổng thống Mỹ B. Clinton và một cộng sự trước hồ Gươm cuối năm 2006).

Như Dân trí đã đưa tin, dự án xây dựng trụ sở mới của BQL khu vực hồ Hoàn Kiếm được quận Hoàn Kiếm dự kiến thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12/2010.

Vụ Nghi Sơn: Công an ‘bắn chỉ thiên’ bị khởi tố

clip_image001Hàng trăm người dân xã Tĩnh Hải tụ tập phản đối cách đền bù giải tỏa.

Một điểm đáng chú ý là bản tin của Thông tấn xã Việt Nam cũng như bản tin trên trang web của Công an Thanh Hóa không nhắc tới chức vụ của Nguyễn Mạnh Thư là Đội trưởng Đội cảnh sát cơ động 113. Nghe nói nhân vật này có quan hệ họ hàng thân cận với Giám đốc Công an Thanh Hóa Đồng Đại Lộc. Các thông tin lan truyền trên Internet những ngày qua cũng đặt vấn đề về trách nhiệm của Chủ tịch xã Tĩnh Hải Lê Trọng Hồng trong vụ nổ súng gây chết người ở công trường Nghi Sơn, vì dường như ông này đã tuyên bố rằng : "Ai cản trở thi công thì bắn, tôi chịu trách nhiệm" – Thanh Phương.

Hay thật đấy, công an bắn chỉ thiên nhưng đạn lại đi vào đầu, vào bụng và vào cánh tay nhân dân làm một học sinh chết tại chỗ, hai người khác phải vào bệnh viện và một người sau đó hình như cũng đã chết trong bệnh viện. Chưa thấy một thời đại nào lộng ngôn tài giỏi như thời đại chúng ta. Nào là “của dân do dân vì dân”, nào là “công bằng dân chủ văn minh”... nghe mà ngốt! Phải chăng đó là thành tựu lớn nhất của... mấy chữ XHCN?

Bauxite Việt Nam

 

Về thể loại "bình luận chính trị" trong báo chí

Đoan Trang

Kể từ khi một nhà báo, nhà nghiên cứu người Mỹ tên là Stetson Kennedy minh bạch hóa những thông tin nội bộ của 3K, nói cách khác là “giải thiêng” nó, thì đảng 3K thật sự mất hết hình ảnh và thoái trào.

Khi đọc câu chuyện về nhà báo Stetson Kennedy chống đảng 3K, tôi nhận thấy một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh của thông tin và sự minh bạch. Tôi cũng chú ý tới điều mà Stetson Kennedy kể lại về 3K thời kỳ trước khi họ bị ông “giải thiêng”. Ông nói rằng: “Gần như tất cả những gì được viết về chủ đề này đều là những bài bình luận, xã luận (editorial), chứ không phải các bài viết có tính phát hiện, vạch trần (exposés). Các cây viết đều chống lại Klan, tốt thôi, nhưng họ có rất ít thông tin bên trong về nó”.
Và đây cũng là cái mà bạn đọc chắc hẳn đã thấy ở các bài viết của nhiều chuyên gia, học giả, nhà báo, phóng viên (trong đó có tôi): Hầu như đều là những bài bình luận, chứ không phải các bài có tính phát hiện hay thậm chí vạch trần. Dạ vâng, đó là vì chúng tôi dốt, chúng tôi không có thông tin về các doanh nghiệp, tổ chức dân sự, cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, và nói chung là toàn bộ nền kinh tế và hệ thống chính trị của chúng ta – Đoan Trang

Thảo nào người ta cứ giấu diếm và cấm đoán thông tin như... mèo giấu cứt và như một bọn tội phạm ra sức khủng bố những ai muốn dò tìm hành tích của mình.

Bauxite Việt Nam

Hầm Thủ Thiêm thấm nước ngày càng nghiêm trọng

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

clip_image003Hầm Thủ Thiêm, ảnh chụp 28/04/2010. Courtesy bee.net.vn

Với tựa đề “Chuyện thấm nước dần lớn” tờ Lao động cho hay, qua hai đợt kiểm tra các vết thấm ở đốt hầm Thủ Thiêm, cách nhau 12 ngày, số điểm bị thấm nước từ vài chỗ đã lên 130 vị trí.

Điều đó gây nhiều quan ngại cho các chuyên gia và giới chức quan tâm đến dự án này. Việc các đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước đã được phát hiện và cảnh báo từ mấy năm trước, nhưng vẫn kéo dài mãi đến nay. Mời quý vị theo dõi Đỗ Hiếu tóm lược chi tiết cùng với lời nhận xét của các chuyên gia ngành xây dựng trong và ngoài nước.

Kiểm tra sơ sài

Qua thông báo của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước và báo cáo của Công ty tư vấn Phương Đông thì tổng cộng số vị trí bị thấm nước tại hai đốt hầm Thủ Thiêm hiện đã tăng lên 130 vị trí.

Khi đốt hầm được đút rồi, người ta mới tạo áp lực lên sức chịu của đốt hầm, do phẩm chất kém của bê tông, nên vết nứt xuất hiện và không thể nào làm kín lại được.

KS Nguyễn Minh Quang

Về lý do khiến số vị trí bị thấm nước tăng vọt đáng ngại, theo giải thích của giới chuyên môn thì có thể là do Hội đồng Nghiệm thu nhà nước kiểm tra sơ sài, nên chỉ phát hiện vài điểm có vết nứt và bị ướt, điều đó thuộc về trách nhiệm của các viên chức thuộc phần thi hành nghiệm thu.

Nếu tốc độ bị thấm và ẩm quá nhanh của hai đốt hầm Thủ Thiêm nằm dưới lòng sông Sài Gòn thì yếu tố đó thuộc về vấn đề kỹ thuật, chất lượng thi công của nhà thầu, đang tiến hành công trình này. Ngay khi đút các đốt hầm, đã xảy ra nhiều vết nứt được báo chí phơi bày và dư luận bàn tán. Vịêc khắc phục khuyết điểm đó từ phía nhà thầu được các chuyên gia cho là không ổn, nay với số vị trí bị thấm nước lên tới 130 điểm thì những người có trách nhiệm phải đặc biệt quan tâm và lo ngại.

Đường sắt cao tốc: Cứ cho Nhật Bản xây với thể thức BOT hay BOO

Lê Nhung

clip_image001

GS. Phan Văn Trường: Nếu thích đường sắt cao tốc thì cứ để cho xứ Phù Tang tự xây với tiền của họ, để họ khai thác 25 năm trước khi chúng ta thu hồi lại hệ thống hạ tầng. Như vậy chúng ta chẳng có tí nợ nào hết.

GS Phan Văn Trường đề xuất: "Nếu vẫn cứ thích xây đường sắt cao tốc như thế thì cứ để cho Nhật Bản xây với thể thức BOT hay BOO. Cứ để cho xứ Phù Tang tự xây với tiền của họ, để họ khai thác 25 năm trước khi chúng ta thu hồi lại hệ thống hạ tầng. Như vậy chúng ta chẳng có tí nợ nào hết".

Các nước trên thế giới xây đường sắt cao tốc trong bối cảnh nào? Vừa là chuyên viên về tài chính và với am hiểu công nghệ đường sắt cao tốc, ông đánh giá như thế nào khi đang có rất nhiều ý kiến cho rằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của chúng ta phải được nhìn trong tương quan tiềm năng phát triển của Việt Nam chứ không phải trong điều kiện bây giờ?

- Rất ít nước xây đường sắt cao tốc và đều là những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tất cả các hệ thống đường cao tốc đều nối liền các đô thị không quá xa nhau.

Các nước chỉ làm đường sắt cao tốc khi họ đã có một hệ thống hạ tầng hùng mạnh đường trường, đường thủy, đường sắt thường cho phép chuyên chở hàng hóa hữu hiệu  trước khi nghĩ tới đường sắt cao tốc chỉ chở hành khách.

Báo chí Nhật Bản viết về dự án tàu cao tốc Việt Nam

Song Linh tổng hợp

Trong chuyến thăm Tokyo tháng Tư vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói với các quan chức Nhật Bản rằng Việt Nam sẽ thông qua chủ trương xây dựng hệ thống Shinkansen 1.500 km nối Thủ đô với thành phố lớn nhất nước - TP HCM.

Ồ thì ra các vị Bộ trưởng chúng ta muốn qua mắt Quốc hội thế nào cũng được, cứ được đi ra nước ngoài là hứa bừa đi. Thành viên Chính phủ các nước văn minh có thế không nhỉ?

Bauxite Việt Nam

clip_image001Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Seiji Maehara đi thử tàu hỏa tại ga Hà Nội đầu tháng 5. Ảnh: Kyodo

Khi chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc gần 56 tỷ USD đang chờ Quốc hội Việt Nam thông qua, báo chí Nhật Bản, nơi có thể là nhà thầu chính của dự án, liên tiếp có bài viết về vấn đề này.

Bài báo đăng trên tờ Asahi hôm 26/5 cho biết kế hoạch xuất khẩu hệ thống tàu tốc hành Shinkansen của Nhật Bản sang Việt Nam gần như đã hoàn tất, song trở ngại đang gia tăng bởi trong Quốc hội Việt Nam có nhiều ý kiến phản đối và đặt câu hỏi: Liệu đã cần đường sắt cao tốc ngay lúc này?

Chính phủ Việt Nam đã trình dự án ra kỳ họp Quốc hội khai mạc hôm 20/5 và theo kế hoạch, việc biểu quyết thông qua sẽ được tiến hành cuối tháng 6. Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, với biểu tượng là hệ thống đường sắt cao tốc nhanh và hiện đại nhất nhì thế giới, luôn là hình mẫu mà Hà Nội muốn theo đuổi. Vì thế, Shinkansen thực sự là mối quan tâm lớn của đất nước này. 

Trong chuyến thăm Tokyo tháng Tư vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói với các quan chức Nhật Bản rằng Việt Nam sẽ thông qua chủ trương xây dựng hệ thống Shinkansen 1.500 km nối Thủ đô với thành phố lớn nhất nước - TP HCM.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn tất vào năm 2035, giúp rút ngắn hành trình nối hai thành phố từ 29 tiếng hiện nay xuống còn 6 tiếng. Đến 2020, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ hoàn thành đoạn nối Hà Nội với Vinh - thành phố cách thủ đô 300 km về phía Nam, và đoạn TP HCM - Nha Trang (dài 360 km).

Trong khi phần lớn các ý kiến trong Quốc hội ủng hộ dự án Shinkansen, một số người cho rằng cần ưu tiên đầu tư cho những dự án hạ tầng cấp thiết hơn, chẳng hạn hệ thống giao thông nội đô. Cũng có những người hoài nghi về hiệu quả sử dụng tàu tốc hành khi mà dịch vụ hàng không đang đáp ứng rất tốt nhu cầu đi lại giữa Hà Nội và TP HCM.

Nỗi đau con trẻ

Mạc Văn Trang

clip_image003Đối với trẻ em điều cơ bản nhất, hạnh phúc nhất là được sống hồn nhiên, được phát triển tự nhiên trong một môi trường gia đình và xã hội an lành. Đúng ra xã hội càng phát triển, giàu có hơn, trẻ em càng có một tuổi thơ dài hơn, đẹp hơn, được sống trong môi trường giáo dục và xã hội lành mạnh hơn; trẻ em xuất thân từ những tầng lớp xã hội khác nhau sẽ bình đẳng hơn về cơ hội và điều kiện phát triển… Nhưng tiếc thay, nhìn lại xã hội ta hai thập niên qua dường như có chiều ngược lại. Xã hội càng phát triển lên, càng nhiều người giàu lên thì trẻ em càng phải sống trong môi trường giáo dục và xã hội nhiều độc hại hơn; tuổi thơ của các em càng chịu nhiều tác động xấu từ người lớn, càng bị xâm hại nhiều hơn, càng nhiều trẻ em bị “đánh cắp mất tuổi thơ”!...

Thư giãn Chủ nhật: Phanh phui cảnh trốn họp, bỏ phiếu hộ ở Hạ viện Nga

Hoài Linh

clip_image001Vài nghị sĩ có mặt tại cuộc bỏ phiếu

Bọn trọc phú “ngày xưa” ở nước ta có mấy thú vui như sau: bẻ răng đi rồi trồng răng vàng thay vào chỗ răng khuyết; có bộ quần áo mới thì không chưng diện “nguyên đai nguyên kiện” mà giả vờ móc rách một chỗ nhỏ để chứng tỏ bộ quần áo “mới” đó đã có từ lâu; và thú vui nữa là mua chức danh, nên có Lý mua, Chánh hội mua, Hàn (lâm viện sĩ) mua, Nghị mua v.v.

Đó cũng là thú vui ở các nước theo một chế độ xã hội được định nghĩa là “dân chủ gấp triệu lần” nên dân chủ tư sản.

Giá mà thay vì dân chủ gấp những triệu lần, chỉ cần dân chủ gần như của người ta thôi, thì những con người làm chủ đất nước ấy sẽ có trách nhiệm hơn, không ngủ gật khi họp, không tranh thủ về thủ đô họp để đi làm việc riêng (chị em ta thì đầu vị là chụp ảnh và mua sắm)… để đến nỗi phòng họp trống trơ.

P.T.

Thư giãn Chủ nhật: Làm dự án đu dây qua sông

Bút Bi

image - Này, tui đọc báo thấy viết thế này không biết có đúng không: hai bờ sông Pôkô (Kon Tum) cách xa chừng 130m, không có cầu qua sông. Ở đây, người dân qua lại sông bằng cách đu dây cáp. Khi đã bám dây, chỉ vèo một cái chừng 10 giây là đã có mặt bên kia bờ sông...

- Đúng như thế. Trên Tuổi trẻ Online còn có cả clip quay cảnh qua lại sông Pôkô. Vào đấy mà xem, rất kinh khủng.

- Ông dẫn tui lên đó được không?

- Thôi, các báo người ta khai thác nát bấy đề tài này rồi, ông lọ mọ lên đó làm gì nữa?

Nỗi buồn Chủ nhật: Kỷ niệm Thăng Long tròn… một tuổi?

Quân Khá

Với cách nhiệt tình sửa sang Hà Nội như thế này chẳng mấy chốc, Thăng Long ngàn tuổi của chúng ta sẽ biến thành một tuổi.

Ban đầu họ cho sơn lại phố cổ Hà Nội, không hiểu ai nghĩ ra chiêu thức này, nhưng ngẫm mà thấy cay đắng cho cách tư duy của những người làm văn hóa Thủ đô. Nghe đâu vụ ấy báo chí, dư luận, đặc biệt là những người dân sống trong khu phố bị sơn phản đối ghê gớm nhưng các vị cũng không chịu nghe!

Thế rồi lại thêm chuyện lát đá xung quanh Hồ Gươm. Sự kiện này cũng ngay lập tức vấp phải sự phản đối của dư luận - những người có trình độ, văn hóa, yêu Thủ đô một cách thực lòng. Các vị chào đón đại lễ ngàn năm Thăng Long với cái kiểu mấy ông trọc phú dùng gạch men bóng lộn lát xuống nền nhà mình. Khỏi phải bàn đến việc thẩm mỹ, hay văn hóa ứng xử với những danh lam đặc biệt như Hồ Gươm. Nhiều người xì xào rằng, nếu họ không cạy gạch cũ để lát đá mới vào thì tiền sẽ tiêu vào đâu? Đó chính là mấu chốt của vấn đề, và nó chính là cái lý do để họ bóc gạch cũ thay đá mới, cam đoan 100% là vậy!

Thư giãn Chủ nhật: Công bố đột phá về "sự sống nhân tạo"

clip_image001Tế bào nhân tạo trông giống hệt tế bào tự nhiên.

Dè dặt mấy lời bàn

Bản tin dưới đây công bố công trình nghiên cứu mới, đồng thời cũng nói tới hai ý kiến trái chiều về lợi và hại của công trình đó.

Nhưng còn một điều khác có thể bạn không để ý. Sau khi nói “Các nhà khoa học đã thành công trong việc làm ra tế bào sống nhân tạo đầu tiên” bản tin thêm như sau: “Các nhà nghiên cứu đã tạo được vi khuẩn tạo gene để cấy vào một tế bào chủ vi khuẩn này được DNA nhân tạo “điều khiển”.

Điều thứ hai này thực sự đáng gờm! Gờm vì sức mạnh của thông tin di truyền trong DNA “cái cấu trúc của sự sống bất ngờ hơn cả, một hệ thống phúc tạp không thể tưởng tượng nổi…” (lời Gene Meyers, một trong những chuyên gia đã tìm ra bản đồ gene người).

Cái gene ấy, nó như thế này: DNA chứa trong một tế bào người có thể ghi lại đầy một nghìn trang sách bách khoa thư. Một đời người, ta cũng không đọc xong các thông tin của bản thân ta. Ngày nào cũng suốt 24 giờ ngồi đọc thông tin trong DNA của mình, thì mất 100 năm để hoàn thành công việc…

Còn điều này cũng thú vị: với việc tạo ra được DNA như vậy, từ nay sẽ càng thấy rõ việc chữa bách bệnh, việc “cải tạo” một thực thể sống nào đó, sẽ được tiến hành từ bên trong ra chứ không phải như chuyện xoa dầu cù-là từ bên ngoài.

Những ai kiêu căng tự nhận mình là trí tuệ thời đại, trí tuệ dân tộc, xin hãy khiêm nhường đọc bản tin và ngẫm nghĩ về mặt triết học của công trình tế bào nhân tạo. Chuyện này khó, không chứa đựng trong vài ba khẩu hiệu hô đã quen mồm đâu.

Xin tạm dừng ở đây.

Phạm Toàn

Trụ sở BQL Hồ Gươm có cần nằm cạnh Hồ Gươm?

H.K.

image Theo chúng tôi, xét tình trạng thoái hóa về cảnh quan văn hóa xung quanh Hồ Gươm từ hàng chục năm nay, mỗi năm một thêm trầm trọng, thì hơn một tổ chức nào hết, Ban Quản lý khu vực Hồ Gươm là cái bộ sậu cần giải thể sớm, vì họ có quản lý được cái gì đâu, nếu không nói chính họ là bộ phận tiếp tay khiến cho những kẻ muốn xẻo thịt Hồ Gươm càng thêm tự tung tự tác. Nay họ lại bày đặt ra một trụ sở ở cái nơi đang rất cần đập bỏ bớt nhà cửa để mở rộng không gian xanh, cây cối, vườn hoa, thế thì họ chẳng phá hoại văn hóa Hồ Gươm đấy là gì? Quản lý Hồ Gươm mà như thế thì ai cần đến họ cơ chứ. Mà rồi cứ xem, khi một trụ sở đã hoàn thành, chỉ cần một thời gian ngắn thôi, nếu tầng dưới không biến thành nơi cho thuê kinh doanh để... (ba dấu than) thì dân cư quanh bờ Hồ sẽ xin kính cẩn gọi họ bằng cụ. Hình như bên cạnh nơi trụ sở đang xây kia có một người nuôi chim họa mi. Gần đây anh bảo: Đành là chịu thất nghiệp vậy, bởi mấy ông quản lý Hồ Gươm giỏi hơn bầy chim của tôi rất nhiều.

Bauxite Việt Nam

Chán góp ý... làm đẹp Hà Nội

clip_image001Tháp nước Hàng Đậu bị trát vữa, che mất lớp “da” bằng đá lấy từ thành cổ Hà Nội

“Oải, buồn, chán là cảm giác của các anh em Kiến trúc sư vào thời điểm này”. Đó là nhận xét của Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, sau khi hàng loạt dự án, ý tưởng của giới kiến trúc đóng góp nhằm làm đẹp Hà Nội bị bỏ quên, dù được đánh giá là có chất lượng và khả thi.

Theo Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Trực Luyện, khi có những cuộc thi làm đẹp cho Hà Nội (HN), giới KTS rất hào hứng tham gia, mong muốn được đóng góp. Họ đã đưa ra nhiều ý tưởng hay, táo bạo và thiết thực.
Bặt vô âm tín

Cuộc thi đầu tiên về ý tưởng làm đẹp HN với chủ đề Hà Nội 36 phố phường - ý tưởng cho một góc phố đẹp, do mạng kiến trúc Ashui.com tổ chức cách đây 7 năm, đã chọn được ba đề án, được giới chuyên môn đánh giá là rất khả thi. KTS Lê Việt Hà, Chủ nhiệm Ashui.com cho biết, ngay sau đó, những đề án này được chuyển cho Ban Quản lý phố cổ HN - đơn vị đồng tổ chức - để tìm cách ứng dụng vào thực tế, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thấy động tĩnh.

Hình dung một vạn lý trường thành xẻ dọc Việt Nam

Bùi Văn

“Đã có rất nhiều thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, thế nhưng có một chi tiết rất đời thường, lại dường như chưa được nhắc đến.

Chúng ta đã nghe chuyện máy bay tai nạn vì đâm phải chim, hay chuyện đường sắt Việt Nam tai nạn vì đâm phải trâu. Điều gì  sẽ xảy ra với đường sắt chạy trên mặt đất với tốc độ của máy bay? 
Bất kể giả  định nào, thì một điều chắc chắn là cả tuyến đường sắt cao tốc sẽ là bức “trường thành” [vĩnh viễn] xẻ dọc ba miền, tạo thành khái niệm phía Đông và phía Tây cho mỗi tỉnh” – Bùi Vân.

Nghe mà bỗng thót tim vì một sự thực nghiễm nhiên mà lâu nay không ai chịu nghĩ.

Đặng Thị

clip_image002

Cả tuyến đường sắt cao tốc sẽ là bức trường thành xẻ dọc ba miền, tạo thành khái niệm phía Đông và phía Tây cho mỗi tỉnh. Ảnh minh họa

Chúng ta đã nghe chuyện máy bay tai nạn vì đâm phải chim, hay chuyện đường sắt Việt Nam tai nạn vì đâm phải trâu. Điều gì xảy ra với đường sắt chạy trên mặt đất với tốc độ của máy bay?

Chỉ cần một con dê chạy ngang đường, là cả một thảm họa có thể xảy ra.

Chính vì vậy mà  ngay tại Nhật, dọc theo các tuyến tàu Shinkansen luôn là  những hàng rào cứng, thậm chí nhiều lớp rào. Hàng rào rất kiên cố chứ không để cho người dân xé rào băng ngang.

Bởi vì, với tốc  độ tàu 70km mỗi giờ hiện nay ở ta, tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra ở đường ngang. Với tàu tốc  độ 300km mỗi giờ, chỉ cần nhìn thấy tàu là  không còn kịp tránh. 
Chính vì vậy, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ được rào hết sức kiên cố. Để vượt qua đường, sẽ không thể có đường ngang với barie, mà chỉ là cầu vượt hay hầm chui.

Với tuyến đường dài gần 1.600km, nếu đầu tư bình quân mỗi km đường một cầu vượt hay hầm chui thì cần đến 1.600 cái. Không biết những khoản này đã tính vào chi phí đầu tư chưa, nhưng hãy giả định là có!

Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan sát hải quân Trung Quốc

Liu Dong/ Global Times

image Những người đứng đầu [cơ quan] quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm thứ tư đồng ý cam kết các nỗ lực chung để tăng cường giám sát hải quân Trung Quốc khi các các cuộc diễn tập quân sự gần đây đã khuấy động các mối quan ngại, theo báo Bloomberg.

Trong một cuộc họp kéo dài 40 phút tại Lầu Năm Góc, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ông Toshimi Kitazawa, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản “nói về các hoạt động gần đây của hải quân Trung Quốc và đồng ý tiếp tục hợp tác và theo dõi các hành động của Trung Quốc trong khu vực”, ông Geoff Morrell, phát ngôn Lầu Năm Góc nói trong một tuyên bố.

Hành động này chứng tỏ rằng cả hai nước đang ngày càng bị khuấy động về sức mạnh hải quân Trung Quốc ngày càng phát triển, mặc dù Trung Quốc không che giấu bất kỳ ý định theo đuổi sự mở rộng quân sự nào”, ông Jia Qingguo, Phó Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói với Global Times.

Sao phải hạ mình đến thế?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Lời dạy khẽ khàng của bậc cha chú đối với đàn con cháu, nhưng sức nặng của nó là một trận đòn rát mông (yêu cho roi cho vọt) cho những ai kém hiểu biết và thiếu tự trọng, không được dạy dỗ đến cả phép tắc ngoại giao hoặc có được dạy qua quýt nhưng vì mặc cảm nên đánh rơi ngay khi vừa bệ kiến “đàn anh”, làm nhục đến quốc thể.

Bauxite Việt Nam

Trên thế giới giữa các quốc gia bất kể lớn, nhỏ, giàu nghèo đều bình đẳng. Trong quan hệ giao dịch và thăm viếng xã giao phải đối đẳng (ngang cấp). Chủ tịch thăm và hội đàm với Tổng thống hoặc ngược lại, tùy theo tên gọi của nguyên thủ từng nước; Thủ tướng đón tiếp và hội đàm với nhau; Bộ trưởng với Bộ trưỏng.

Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Trung Quốc thăm Việt Nam

Ngọc Thu tổng hợp

BVN thấy không cần bình luận gì thêm vào bản tin này, vì đã có những lời khuyên ân cần của một người như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người thừa kinh nghiệm làm việc với Trung Quốc trong những năm thử thách cam go nhất sự thật giả của mối quan hệ láng giềng “môi hở răng lạnh” giữa ta với họ. Xin nhắc lại ở đây hai câu của Thiếu tướng. Về “16 chữ vàng”, ông nói: “Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, “để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng”, “xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều”” (“16 chữ vàng là thật hay giả?”). Về thái độ của các quan chức cao cấp nước ta nhún mình quá đáng trước nước “đàn anh”, ông nói: “Trước hành xử của các vị như trên, tôi không còn biết nói thế nào, chỉ muốn chui xuống đất” (“Sao phải hạ mình đến thế?”). Thế thôi là đủ để hiểu lời nhắn gửi đích thực của dân tộc này đối với các ngài. Các ngài có thể đại diện cho một bộ phận nào đấy trong Đảng CSVN, đại diện cho cái Chính phủ mà các ngài đang là thành viên, nhưng xin đừng có mơ rằng các ngài mà cũng đại diện cho nhân dân, một dân tộc kiên cường, bất khuất và chắc chắn là không hèn hạ.

Bauxite Việt Nam

imagePhoto: Dinh Xuan Tuan

HÀ NỘI, ngày 27 tháng 5 - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đã gặp ông Lý Kể Nại, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm thứ Tư, theo một tuyên bố của PLA đưa ra hôm thứ năm.

Nguyện mãi mãi là láng giềng tốt

Trong cuộc gặp, ông Mạnh nói rằng Việt Nam cam kết củng cố và phát triển, hợp tác hữu nghị toàn diện với Trung Quốc, [ông cho biết] thêm rằng Việt Nam nguyện mãi mãi là láng giềng tốt của Trung Quốc.

Ông Mạnh cho biết, ông tin rằng với nỗ lực chung từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện song phương sẽ liên tục được nâng cao. Các mối quan hệ sẽ mang lại thịnh vượng và lợi ích cho hai quốc gia và hai dân tộc.

“Một bức hình có giá trị nghìn lời”

Nguyên Đình

clip_image002Bất luận câu chuyện như thế nào, lỗi tại ai, chỉ cần nhìn vào bức hình này, hành xử của những cán bộ gọi là công bộc của dân cần phải được xem xét, đạo đức cần phải được chấn chỉnh.

Một người đã bị thương, dù là tội phạm nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm, cũng phải được đối xử như một con người – tính mạng phải được bảo vệ theo một nguyên tắc bất di bất dịch: cần phải được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện y tế hỗ trợ, bất luận là nạn nhân còn sống hay đã chết. Đó là nguyên tắc của một xã hội văn minh, biểu thị sự tôn trọng đối với quyền sống của con người.

Phát ngôn ấn tượng: Vay nợ ư? lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả!

Khánh Linh

image Đọc trên Tuần Việt Nam cháu thấy có bài “Phát ngôn ấn tượng: Vay nợ ư? lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả!” rất hay nhưng không hiểu sao mới vừa đăng lên chưa lâu bài này đã bị gỡ xuống. Nếu có thể cháu muốn Bauxite Việt Nam đăng lại bài đó mà cháu còn giữ được, cho những người chưa kịp đọc.
Và thú thực cháu cũng có một thắc mắc. Trong đoạn sau đây tóm trích lời đại biểu Nguyễn Văn Thuận: “Như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thẳng thắn gọi dự án đường sắt cao tốc là "xa xỉ, ăn chơi", rằng "Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Không cha mẹ nào lại ăn vào phần con cháu. Không thể quyết một dự án lớn mà không biết bao giờ mới trả nợ được", rồi "Trách nhiệm của QH thế nào? Chúng ta đã ai tính đến bài học nợ của Hy Lạp chưa? Cả EU bây giờ phải cứu mà không biết có cứu được không. Chúng ta chấp hành ý kiến cấp trên nhưng phải căn cứ vào thực lực. Không thể quyết một dự án lớn thế này mà không biết bao giờ mới trả nợ được".
Cháu muốn hỏi, cấp trên của Quốc hội là ai? Chẳng phải Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho người dân sao???
Nguyễn Thanh Tiến

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Có cần, có nên làm?

Thành Văn thực hiện

LTS: Nhiều chuyên gia tiếp tục góp ý về tính khả thi của siêu dự án này. Theo TS Lê Đăng Doanh, một dự án lớn khi quyết định cần phải nhìn một cách tổng thể bối cảnh chung của nền kinh tế.

TS Phạm Sĩ Liêm cảnh báo việc thẩm định dự án có vấn đề khi được làm trong một thời gian quá gấp. TS Nguyễn Xuân Đào lưu ý vấn đề quan trọng là chọn thời điểm và cách làm. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng nếu làm thì nên làm từng đoạn chứ không làm liền một lèo.

Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH, chuyên gia kinh tế cao cấp:

Dự án lớn, sai một ly, đi một dặm.

. Dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) Bắc-Nam đang gây ra nhiều quan điểm trái chiều. Là chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về tính khả thi của dự án?

+ Đây là một dự án của sản phẩm công nghệ cao mà chỉ có các nước giàu mới làm. Việt Nam chúng ta nếu có nhiều tiền mà xây dựng ĐSCT thì tốt quá rồi. Nhưng đi vay một số vốn rồi thuyết phục, biện minh để làm thì dường như chúng ta đã quá say sưa về công nghệ, quên mất rằng những vấn đề về tài chính mới là quyết định.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam - Chuyện đã rồi nhưng vẫn chưa xong

KTS Trần Thanh Vân 

image

“…vậy còn 26 tỷ USD nữa sẽ vay của ai? Xin mách nhỏ: Vay của Trung Quốc, họ rất muốn cho ta vay hoặc cho không ta, chỉ cần họ được dùng con tàu sang trọng ấy trong 3 năm để chở người thất nghiệp sang rải khắp nước ta là đủ.”

KTS Trần Thanh Vân

Đọc bài của tác giả Nguyễn Văn Tuấn vừa lên mạng tôi rất buồn, phen này thì thể nào cũng sẽ xuất hiện một trang mạng mới có tên đại loại là "Cao tốc Bắc Nam.net" hay "Chiếc xe ngựa dành cho quý tộc.net" gì đó. Nhưng nghiền ngẫm kỹ, suy đi tính lại tôi vẫn thấy còn nhiều khả năng xoay chuyển được tình thế. Vậy tại sao chúng ta không cố gắng và vững tin để nói những điều cần nói?

Tôi luôn ghi nhớ câu ngạn ngữ xưa "BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE" cho nên khi thấy xôn xao xẩy ra cuộc tranh luận về ĐSCTBN trong kỳ họp Quốc hội lần này, tôi không thể có bài phân tích về kỹ thuật hay tài chính để có ý được kiến sâu sắc nào về tính bất khả thi của Dự án xài sang này cả, mà chỉ chăm chú đọc ý kiến của mọi người, chắp nối lại để củng cố nhận thức của mình, cuối cùng mới xin phát biểu.

Về nội dung bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, tôi cho rằng ông Thủ tướng và ba ông Bộ trưởng GTVT, Bộ trưởng TC & Bộ trưởng KHĐT đã đi trước một bước, đã dùng một nhóm chuyên gia Nhật - Việt tiến hành khảo sát sơ bộ, rồi đã trao đổi với Thủ tướng Nhật để tranh thủ sự đồng tình và thăm dò khả năng vay vốn ODA là cách làm đúng đắn. Ta tạm gọi đó là bước thăm dò sơ bộ để xây dựng một ý tưởng. Nếu ý tưởng hay được mọi người đồng tình và quan trọng nhất là phải có được nguồn tiền thì mới được tổ chức lập "Dự án Tiền khả thi", rồi nếu thuận buồm xuôi gió mới chuyển sang "Dự án khả thi"... Bởi vậy, khi chỉ mới dừng ở bước

Nga gửi các tàu chiến hùng mạnh nhất cho các cuộc tập trận ở Viễn Đông

Ngọc Thu tổng hợp

 imageKỳ hạm của Hạm đội Hắc Hải là tàu tuần dương có tên lửa Moscow đã đến một căn cứ hải quân gần Vladivostok hôm thứ tư 25 tháng 5. Kỳ hạm này kết hợp với kỳ hạm của Hạm đội Bắc Hải là tàu tuần dương Pyotr Veliky chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị tên lửa dẫn đường và kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương là tàu tuần dương Varyag có tên lửa dẫn đường. Các kỳ hạm cùng tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự ở biển Nhật Bản.

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, các kỳ hạm của ba hạm đội Nga đã tập hợp ở Viễn Đông cho các cuộc diễn tập hải quân với quy mô lớn ở biển Nhật Bản trong tháng 6. Ngày chính xác của các cuộc tập trận chưa được công bố.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: 'Sẽ điều chỉnh nợ quốc gia'

Song Linh

clip_image001Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trao đổi với báo chí sáng 27/5. Ảnh: T.T.D.

 

Chính phủ đang cân nhắc xây dựng chiến lược nợ mới, theo hướng có thể tăng tỷ lệ vay căn cứ trên điều kiện phát triển và khả năng thanh toán, thay vì chỉ giữ ở mức dưới 50% như hiện nay.

 

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết thông tin này khi trao đổi với báo chí sáng nay, bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội.

- Nợ quốc gia đang trở thành mối quan tâm rất lớn của nhiều đại biểu Quốc hội, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng nợ công ở nhiều nơi trên thế giới. Chính phủ nhìn nhận vấn đề này thế nào, thưa Phó thủ tướng?

- Ngày nay, nợ quốc gia được thị trường hóa trên thị trường tài chính quốc tế. Trái phiếu của người phát hành ra đều do các tổ chức tài chính trung gian mua vào. Vì vậy, nợ quốc gia không chỉ là vấn đề của chính quốc gia ấy. Nợ quốc gia của một số nước phát triển đang diễn biến xấu, nó ảnh hưởng không chỉ tới kinh tế của các nước đó, mà còn ảnh hưởng tới cả thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu. Chúng ta cũng phải đề phòng.

Chủ trương của chúng ta từ lâu đã đưa ra hệ số an toàn cho việc vay nợ. Tỷ lệ này thường được đưa ra phù hợp với điều kiện sức khỏe của từng nước. Có nước có thể trên 100% GDP, xấp xỉ 100%, dưới 100%. Còn nước ta khoảng 50% GDP.

- Phó thủ tướng đánh giá khả năng trả nợ của nước ta thế nào?

Doanh nghiệp 'chạy dự án' khai khoáng: Lũng đoạn chính sách

Lê Nhung - Cao Nhật

Vấn đề "loạn" khai thác khoáng sản gây thất thoát tài sản nhà nước, doanh nghiệp "chạy" dự án, địa phương quản lý lỏng còn Trung ương "buông" làm "nóng" cả trong và ngoài Hội trường trong ngày thảo luận kinh tế - xã hội hôm nay (27/5).

Theo ĐB Nguyễn Đình Xuân, để xảy ra chuyện DN lũng đoạn khai thác khoáng sản thì trách nhiệm phải thuộc người đứng đầu địa phương đó. Một khi Trung ương đã phân cấp cho địa phương thì không thể lợi dụng "quyền" trong tay mà buông lỏng quản lý.

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, người phát ngôn khá hăng trong nhiều kỳ họp và phát ngôn với tinh thần trách nhiệm, nhưng xem ra ông cũng còn quá gượng nhẹ khi chỉ phê phán các vị quan đầu tỉnh “buông lỏng quản lý”. Nên gọi sự vật cho đúng bản chất, mà chúng tôi nghĩ, bản chất của kẻ có chút quyền và thấy mình đang phất (và chỉ phất trong cái nhiệm kỳ mình đang ngồi trên ghế) thì không gì khác hơn là... hau háu ngóng tiền.

Bauxite Việt Nam


"Không phải hễ "chạy" giỏi là xin được dự án"

clip_image002

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng: "Luật Khoáng sản sửa đổi sẽ phải tính tới các bất cập này". Ảnh: Lê Anh Dũng.

Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định "Tôi thừa nhận tình trạng khai thác quặng mỏ vừa qua có những diễn biến phức tạp như báo chí đã phản ánh. Có một "nghịch lý" là những nơi giàu khoáng sản thì đời sống nhân dân phần đa vẫn còn khó khăn".

Về lý do dẫn đến tình trạng các tỉnh cấp phép "dự án chồng lên dự án", theo ông Hoàng, một phần do sự chồng chéo quản lý.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường được xem là "đầu mối" Trung ương nhưng địa phương lại được giao trách nhiệm quản lý khoáng sản trên địa bàn và được cấp quyền khai thác các mỏ nhỏ, những điểm quặng rời...

Như phản ánh của VietNamNet, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, DN được cấp phép khai thác mỏ vàng cả trên những diện tích đất lúa, đất rừng và suốt quá trình DN đến thăm dò, người dân cũng như lãnh đạo huyện, xã không hề biết. Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã "hé lộ", ở đây có dấu hiệu DN "chạy" dự án.

Phản đối Trung Quốc khai thông mạng di động tại Trường Sa

T.G.

clip_image001Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Phản ứng trước việc Trung Quốc chính thức khai thông mạng di động ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

“Chúng tôi khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hôm nay.

“Chúng tôi cho rằng trong khi các tranh chấp chưa được giải quyết, các bên liên quan không nên có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, bà Nga nói thêm.

Việt Nam nhiều lần tuyên bố có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đầu tháng trước, Trung Quốc có động thái bắt đầu điều tàu ngư chính xuống khu vực và tăng cường tuần tra, Việt Nam cũng tuyên bố phản đối và yêu cầu chấm dứt hành động này.

Nguồn: Vnexpress

Những câu hỏi bức xúc của người dân trước tình trạng xã hội thoái hóa đáng sợ

Kính gửi bác Nguyễn Huệ Chi và Luật sư - TS Luật Cù Huy Hà Vũ,

Cháu không phải nhà báo, cũng không có khả năng viết nhiều nên không thể diễn tả đúng cảm giác của mình khi đọc được câu chuyện này trên báo, nhưng cháu nghĩ rằng bài báo này cho ta thấy nhiều điều “tồn tại” của xã hội qua câu chuyện có thực dưới đây.

Cháu xin hỏi bác một số điểm khúc mắc nhờ bác phân tích giùm cháu được không, cháu xin vô cùng cảm ơn!

Câu hỏi đầu tiên cháu xin hỏi bác: “Ông Hùng đã làm đơn gửi đến công an địa phương cầu cứu nhưng chưa được giải quyết”, như vậy thì theo cháu, cơ quan pháp luật tại địa phương cũng phải có một phần trách nhiệm trong vụ việc đau lòng này chứ, tại sao lại làm ngơ trước sự cầu cứu của người dân đến như vậy?

Nếu như thế, gặp trường hợp những người dân khác sợ cảnh tù đày, hoặc lòng thương con không được quá bao la như người cha này thì biết kêu ai hoặc giải quyết thế nào bây giờ vậy bác?

Cháu nghĩ luật pháp cũng từ con người mà ra, vậy nếu ở vào những trường hợp éo le như trường hợp nói ở đây thì các nhà làm luật nên đặt cán cân công bằng ra sao cho hợp lý hợp tình thưa bác?

“Ông Hùng đã làm đơn gửi đến công an địa phương cầu cứu nhưng chưa được giải quyết. Xét thấy bị hại có một phần lỗi trong vụ án. Bị cáo vì tự vệ chính đáng và trong trạng thái tinh thần bị kích động, hành động bộc phát nên Tòa phúc thẩm đã giảm mức án 7 năm xuống còn 5 năm tù đối với Nguyễn Văn Hùng”. Có phải chăng đây là giá của người cha nghèo biết tôn trọng pháp luật, sống vì con, và bị kẻ xấu dồn đến chân tường?

Có phải chăng từ những “Ông Hùng đã làm đơn gửi đến công an địa phương cầu cứu nhưng chưa được giải quyết” mà cháu thấy gần đây rộ lên nhiều chuyện quá dã man trong xã hội của mình, vì người ta biết pháp luật không làm gì nổi người ta, trái lại nếu phản ứng tự vệ thì bị “ăn đòn” nặng?

Kính mong quý bác phân tích cho cháu hiểu, cháu xin chân thành cảm ơn!

Phạm Tân Thanh

Lá đơn khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Tụ

image Không nghi ngờ gì nữa, cùng với việc Tướng an ninh Vũ Hải Triều khoe với thiên hạ là đã chỉ đạo bộ phận kỹ thuật đánh sập 300 trang mạng và blog “xấu”, việc Công an tỉnh Lâm đồng yêu cầu cơ quan chuyên môn cắt đường điện thoại của công dân Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, từ hơn nửa tháng nay với lý do điện thoại này đã “chuyển tải những thông tin có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vô hình trung đã đặt Nhà nước Việt Nam vào hàng những thể chế phi nhân quyền và man rợ nhất thế giới!

Kính mong Bauxite Việt Nam sớm đưa lá đơn khiếu nại của công dân Nguyễn Xuân Tụ gửi Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng lên mạng để những người văn minh còn lại ở Việt Nam hiểu được tại sao và như thế nào câu chuyện thuộc thời đại đồ đá đầu thế kỷ XXI này.

Cù Huy Hà Vũ

Phản biện dự án đường cao tốc Bắc Nam

Nhật Hiên, Thông tín viên RFA

clip_image001

Ga Sài Gòn. Photo courtesy of landtoday.netL

Trong những ngày qua, trong phòng họp quốc hội, không khí đang nóng lên bởi những cuộc tranh luận, phản biện xung quanh siêu dự án xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam với bài toán 56 tỷ USD.

Số tiền này chiếm một nửa tổng thu nhập bình quân trong một năm vào thời điểm hiện tại, mà Chính phủ vừa đưa ra trình Quốc hội xin chủ trương, thì trên hầu hết các trang báo từ báo chí của nhà nước cho đến hải ngoại, các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân… dư luận cũng sôi lên.

Có vẻ như sau vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vụ cho thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh phía Bắc, đây tiếp tục là một dự án thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội.

Quan điểm của người phản biện

Phải thấy rằng dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam vẽ ra một viễn cảnh rất hấp hẫn với hình ảnh những con tàu hiện đại, sang trọng lao vun vút trên đường ray, hành khách thì buổi sáng mới uống café ở Hà Nội, buổi trưa đã vừa ăn trưa vừa ngắm cảnh bãi biển Đà Nẵng và buổi tối ngồi nhậu ở Sài Gòn. Ai mà chẳng thích? Nhưng nói như nhà văn Nguyễn Quang Thân: “…TGV [viết tắt từ tiếng Pháp: Train à grande vitèsse, Tàu cao tốc - BVN chú thích] là một giấc mơ phải trả tiền, phải mang nợ số tiền khổng lồ bằng một nửa thu nhập quốc dân hàng năm…”.

'TP HCM thành biển nước do sai lầm trong quy hoạch'

Kiên Cường

Biến đổi khí hậu diễn ra không phải một sớm một chiều, nước biển dâng là câu chuyện dự báo cho tương lai. Những yếu tố gây ngập tại TP HCM được nhiều chuyên gia cho rằng đang được tạo ra bởi con người, bởi tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa, quy hoạch thiếu tầm".

Lâu nay các vị lãnh đạo chuyên môn và hành chính luôn lớn tiếng đổ thừa là tình trạng "nóng toàn cầu" (global warming) nên TP HCM (và Hà Nội) mới ngập càng ngày càng nặng như thế. Nhưng thực ra cho đến nay, trong giới khoa học quốc tế còn đang cãi nhau chán chê, và chưa ai hiểu global warming là cái gì đâu. Ấy thế mà, các vị lãnh đạo nhà ta đã nhanh nhẩu chớp lấy, coi như là cái "phao cứu mạng" để đổ vấy, lấp liếm trách nhiệm và sự dốt nát của mình vì nỗi không tìm được "lọ mắm tôm" nào khác!

Hóa ra các nhà quy hoạch vĩ đại của chúng ta đang làm "Yết Kiêu thời nay" và tự đục lấy thuyền của mình!

Nguyên Đình

clip_image001

Sau mỗi năm TP HCM lại ngập nặng hơn. Ảnh: Kiên Cường.

Thay vì phát triển về vùng cao phía Đông - Đông Bắc thì TP HCM lại chọn hướng ngược lại; các khu đô thị phía Nam Nhà Bè mọc lên tại các khu vực vùng trũng trước đây là hồ chứa nước khiến Sài Gòn ngày càng ngập nặng.

Nhận định này của nhiều chuyên gia về quy hoạch tại cuộc họp bàn về các giải pháp chống ngập trên địa bàn thành phố, diễn ra sáng nay, được không ít đại biểu gật gù hưởng ứng.

TP HCM nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn nên được gọi là "đô thị ngập triều", do chịu ảnh hưởng của triều cường. Vùng đất thấp chiếm 61% diện tích với gần 7.900 km hệ thống kênh rạch chằng chịt là hệ thống thoát nước. Hướng thoát lũ chính của thành phố là từ Bắc - Tây Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Đông Nam - Tây Nam.

"Càng mở rộng đô thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, tức là đang ngăn đường thoát nước của thành phố", Giáo sư Lê Huy Bá nói.

Thực tế cho thấy, hiện nay khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở Nam Sài Gòn tọa lạc ngay trên khu vực vùng trũng - nơi trước đây từng là những hồ tự nhiên chứa nước của thành phố. Thêm nữa, toàn bộ khu Nhà Bè, quận 7 - cửa thoát nước chính của Sài Gòn cũng đang bị đô thị hóa mạnh mẽ, mà hệ quả của nó là tình trạng san lấp kênh rạch vô tội vạ.

Đối thoại chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc kết thúc với bảy thỏa thuận

imageBắc Kinh – Hôm thứ ba, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã kết thúc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược qua việc ký các thỏa thuận về biến đổi khí hậu và cung cấp lò phản ứng hạt nhân Mỹ, nhưng không đạt được bất kỳ đột phá nào về vấn đề tranh cãi tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ.

Hai bên cũng không đạt được sự đồng thuận về vấn đề áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn về việc tấn công tàu hải quân Nam Hàn, với Bắc Kinh dường như không sẵn sàng để đứng ra chống lại đồng minh ẩn dật của mình.

Trong khi đối thoại chiến lược được tổ chức giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, đối thoại kinh tế đã diễn ra giữa ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Ngân khố và ông Vương Kỳ Sơn, Phó Thủ tướng Trung Quốc.

Hai nước cũng ký bảy thỏa thuận bao gồm cung ứng an ninh và tạo thuận lợi, và các hoạt động tài trợ thương mại bên cạnh một biên bản ghi nhớ về sự an toàn của lò phản ứng hạt nhân AP 1.000 Westinghouse, sẽ được sử dụng ở nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc.

Một biên bản ghi nhớ khác với việc thực hiện Cơ cấu về Đối tác Kinh tế - hỗ trợ hành động toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. 

16 chữ vàng là thật hay giả

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

image Cũng từ xưa Việt Nam luôn muốn sống hoà bình hữu nghị với Trung Quốc, không hề xâm phạm lợi ích chính đáng của Trung Quốc, chỉ có yêu cầu là giữ vững độc lập chủ quyền của mình và sống yên ổn, từ khi đề ra 16 chữ, Việt Nam thực hiện rất nghiêm chỉnh, đôi khi còn nhân nhượng quá mức.

Còn phía Trung Quốc thì sao? 16 chữ do Trung Quốc chủ động nêu ra có nội dung thật không, trong tư tưởng có thật như thế không?

Nếu thật thì Trung Quốc hãy trả cao điểm 1.500m nằm trong huyện Vị Xuyên cho tỉnh Hà Giang. Nếu thật thì hãy trả 1/2 thác Bản Giốc lại cho tỉnh Cao Bằng. Hãy trả biên giới Việt Nam về sát Hữu Nghị Quan (mà xưa gọi là Ải Nam quan, Nguyễn Trãi đã tiễn cha là Phi Khanh đến tận đấy). Nếu hữu nghị thật thì hãy trả lại cho Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và một bãi đá ngầm chiếm năm 1988 sau khi đánh đắm tàu tiếp tế và giết hơn 70 binh sĩ Việt Nam. Nếu hữu nghị thật thì hãy xóa bỏ cái "lưỡi bò" vẽ một cách vô lý và phi pháp bao trùm hầu hết biển đảo của Việt Nam và từ bỏ âm mưu chiếm Trường Sa của Việt Nam, hãy thôi bắt, bắn ngư dân Việt Nam và tước đoạt tài sản và ngư cụ của họ; hãy rút chiến hạm gọi là tàu "Ngư chính" khỏi vùng biển Đông xua đuổi ngư dân Việt Nam. Nếu là thật thì hãy hủy mọi hợp đồng thuê rừng dài hạn của Việt Nam.

Bội chi ngân sách 2009 là bao nhiêu?

Nguyễn Quang A

Những phép toán khá đơn giản, cộng trừ nhân chia, xung quanh thu chi ngân sách năm 2009. Nhưng đáp số lại không rõ ràng. Người ta không thể dứt khoát con số bội chi ngân sách năm qua!

Nếu so với con số tổng chi 506,55 ngàn tỷ (theo báo cáo tháng 10-2009 của Chính phủ), thì thâm hụt ngân sách thực chỉ là 506,55 - 442,34 = 64,21 (ngàn tỷ đồng) (chỉ bằng 3,82 % GDP, thấp hơn mức thâm hụt khoảng 5% GDP của nhiều năm trước).

Vậy tại sao UBTV Quốc hội, trong phiên họp ngày 14-4-2010, lại chấp thuận thâm hụt ngân sách là 6,9 % GDP?

Nguyễn Quang A

Đường sắt cao tốc: “Dục tốc bất đạt”!

Vũ Thành Tự Anh

Để có thể "nhấn nút", Đại biểu Quốc hội phải biết rõ họ sẽ "nhấn nút" cho vấn đề nào, đồng thời phải có thông tin chính xác và đầy đủ về hiệu quả của dự án đầu tư.

Theo phân tích và lập luận của tác giả Vũ Thành Tự Anh, có thể thấy rằng dự án "Đường sắt cao tốc Bắc-Nam" đã báo cáo không trung thực, số liệu sai lệch, thông tin cung cấp không đầy đủ. Trong khi đó nhiều quan chức cấp bộ đã mạnh dạn hô hào ủng hộ dự án một cách nhiệt tình bằng những từ ngữ "đao to búa lớn" như "muốn hiện đại hóa nhanh" (Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng), BT KH-ĐT Võ Hồng Phúc còn lãng mạn hơn với việc đặt kế hoạch dự án trên nền giả định của sự tăng trưởng kinh tế trong... những năm tới! Thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Nhật vào 11/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo cho Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama biết về quyết định lựa chọn công nghệ của Shinkansen Nhật bản để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

Hóa ra là chuyện "Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, ba bộ đồng tình... qua mặt Quốc Hội!"

Nguyên Đình

Đường sắt cao tốc: Lường hết nguy cơ với môi trường

Lê Nhung

clip_image001 - Phá rừng, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sạt lở đất và lũ cục bộ ở những vùng đường sắt cao tốc đi qua... là lo ngại của TS Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam).


Sẽ "phá" gần 1.400 ha đất rừng

clip_image003

TS Nguyễn Đình Hòe: "Trong gần 56 tỷ USD, chưa tính chi phí bảo vệ môi trường". Ảnh: NH

Thẩm tra dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, UB Khoa học, công nghệ và môi trường QH cho rằng chủ đầu tư phải nghiên cứu phương án xây dựng hợp lý, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Theo ông, phải lường trước những tác động môi trường nào?

- Dự án mới chỉ có phần sơ lược điểm danh 9 loại tác động môi trường: giai đoạn thi công (ô nhiễm khí, nước mặt, nước ngầm, đất, chất thải, ồn, rung, sụt lún đất, MT xã hội) và 3 loại tác động ở giai đoạn vận hành (chất thải, ồn và rung). Như vậy là rất sơ sài.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có rất nhiều dự án con. Theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21 của Chính phủ, chúng đều phải báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Quy định cũng nêu rõ là xây dựng đường sắt trên cao từ 50km trở lên đã phải lập báo cáo ĐTM.

Theo kế hoạch thì sẽ xây rất nhiều cầu vĩnh cửu trên đường bộ, cầu hầm và nhiều hạng mục khác.

Thảo luận tại QH vừa qua, vị tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư nói dự án này chủ yếu đi qua vùng đồi núi nên không có chuyện phá rừng. Theo ông thì sao?

Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: chuyện đã rồi

Nguyễn Văn Tuấn

Điều ngao ngán không phải ở chỗ một dự án mà hiệu quả hay hậu quả khôn lường chưa hề tính toán cân nhắc đã được người ta ký trước rồi đem ra bàn bạc cho vui, mà là ở chỗ, tại sao đường đường một ông Thủ tướng lại có thể cười nhạo vào tất cả các ông Nghị một cách ngang nhiên y như mấy ông ấy chỉ là đám “nhà trò” gia thuộc của mình không hơn không kém. Lạ hơn nữa là Quốc hội lại cũng cứ mần thinh không phản ứng mà làm như không biết để cho mọi người trao đổi bàn ra tán vào sôi nổi y như thật. Lý thuyết “trò diễn” bắt buộc người đóng trò đôi khi phải làm động tác giả để tạo gay cấn, còn người xem thì đã biết tỏng cái thủ pháp ấy nên càng lăn ra cười. Ở đây, trừ ba ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư là vai “phò chính thống” lộ diện ngay từ đầu, còn thì hình như ông nào cũng nghĩ mình đang sắm vai “trung” nên ông nào cũng lên tiếng phản bác rất hăng và xem ra đều rất tâm huyết. Kỳ thực thì ông nào cũng một mắt liếc lên trên, một mắt chăm chăm nhìn vào cái nút... để có lệnh là “bấm”.

Bauxite Việt Nam

Dùng cả gái mại dâm để hối lộ

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

clip_image001
Dùng phụ nữ để hối lộ. Ảnh minh họa RFA

Truyền thông của Úc vừa công bố thêm những thông tin liên quan đến vụ Công ty Securency hối lộ các quan chức ngân hàng trung ương một số quốc gia ở châu Phi, châu Á và Việt Nam để giành những hợp đồng in tiền polymer.

Cảnh sát Úc bỏ qua khiếu nại của nhân viên

Securency International là một công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc. Công ty này từng bị cáo buộc đã hối lộ quan chức nước ngoài, nhằm giành các hợp đồng in tiền polymer cho một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước đây, theo hệ thống truyền thông Úc, Securency đã hối lộ một số quan chức Việt Nam khoản tiền 12 triệu đô la Úc để được chọn làm nhà thầu in tiền polymer cho Việt Nam.
Mới đây,  hệ thống truyền thông Úc vừa loan báo, một cựu nhân viên của Securency lên tiếng cáo buộc Cảnh sát Liên bang Úc đã bỏ qua một khiếu nại có liên quan đến vụ tham nhũng và đưa hối lộ của Securency.

Tị nạn giáo dục: Còn đi nhiều, đi trống rỗng, đi hết...

Phù Sa thực hiện

clip_image003

Nhà văn Dạ Ngân

clip_image001- Nhà văn Dạ Ngân nói nếu cứ đùa dai với truyền thống hiếu học thì sẽ còn chuyện học sinh đi du học hết.

 

Du học để “tị nạn giáo dục”

Các ông bố, bà mẹ hiện đại ở các đô thị đang có xu hướng “ấn” con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này phản ánh điều gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay?

Xin đừng quên người Việt mình rất chăm con, bất đắc dĩ người ta mới chịu xa con sớm và họ biết rõ, con mình sẽ “lóng ngóng” ở xứ người một thời gian dài.
Nhưng tại sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm? Là vì cung cách của nền giáo dục không còn khiến người ta an tâm.
Tính hiếu học của người Việt đang bị thách thức. Những người có tiền không dại gì để con mình chịu đựng sự thể nghiệm mãi của những nhà cải cách và phải học theo kiểu “nhồi sọ” ở trường, lại còn phải học thêm học nếm mãi.
Ở khía cạnh giáo dục, chị lý giải hiện tượng này như thế nào?

Du học sinh tại Nga cầu cứu Bộ trưởng vì đói

Tiến Dũng

Nếu không nhầm thì cách đây mấy năm cũng đã rộ lên tình trạng sinh viên đi theo học bổng 332 ở rất nhiều nước bị bỏ đói, thấy các cháu khổ quá có phóng viên phải cho mấy gói mỳ tôm. Những tưởng chuyện đó đã được khắc phục, vậy mà sau bằng ấy thời gian đằng đẵng tình hình vẫn không được cải thiện chút nào. Bộ Giáo dục Đào tạo nghĩ thế nào mà lại để mọi việc dẫm chân tại chỗ lâu đến thế? Biết bao đoàn công cán của Bộ ra nước ngoài nhằm học tập cung cách quản lý của các nước văn minh cuối cùng công cốc hết hay sao?  Ôi, thế mới biết bọn tư bản "giãy chết" nó giỏi thật. Nó cấp học bổng cho học sinh sinh viên toàn thế giới cứ nhẹ như không. Chẳng thấy học sinh sinh viên nào bị đem con bỏ chợ như các sinh viên này.

Hình như không phải chỉ chuyện quan liêu mà thôi, mà 60 năm là một chặng đường đủ để cơ chế chúng ta tạo ra những con người chức năng tim và óc đều khuyết tật bẩm sinh.

Đặng Thị

clip_image001

Một góc đại học Bauman, nơi các sinh viên Việt Nam du học. Ảnh: svbauman.ru.

Gần 6 tháng không nhận được học bổng, nhiều sinh viên du học theo đề án 322 tại Nga đã phải vất vả để lo toan cho việc sinh sống và học tập. Tình trạng ngồi trong lớp học mà bụng đói meo xảy ra như cơm bữa.

VnExpress.net vừa nhận được lá thư của 19 lưu học sinh chương trình 322 tại ĐH Kỹ thuật Tổng hợp Bauman (Liên bang Nga) "cầu cứu" Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân. Theo các sinh viên này, với khoản trợ cấp 400 USD, trừ tiền thuê nhà, phí chuyển tiền, tiền bảo hiểm... các em còn lại 214-284 USD mỗi tháng. Ở thủ đô của Nga, khoản sinh hoạt phí này quả là eo hẹp, các em phải chi tiêu ở mức thấp nhất mới đủ sống.

Không thắc mắc về mức sinh hoạt phí nhưng những lưu học sinh này cho hay, rất bức xúc về việc không bao giờ được nhận học bổng đúng thời hạn và "việc chậm học bổng 5-6 tháng, thậm chí dài hơn, xảy ra thường xuyên". Ngồi học, đầu óc luôn bị "cái đói" bám đuổi nhưng các em không dám kêu vì sợ gia đình lo lắng.

Thực tế này đã khiến lưu học sinh đứng giữa hai sự lựa chọn là tiếp tục chờ sinh hoạt phí hoặc chấp nhận lơ là học tập để tìm cách kiếm tiền. Điều này đã khiến kiến thức mòn dần, nhiều em cảm thấy "đi học ngày một nặng nề".

Đại diện ngoại giao: tranh chấp Biển Đông có khả năng làm rạn nứt quan hệ Indonesia – Trung Quốc

Lilian Budianto/ The Jakarta Post

Các tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Indonesia bất hợp pháp ở Biển Đông, đặt ra một thách thức đối với quan hệ song phương giữa Jakarta và Bắc Kinh, một cựu đại diện ngoại giao nói.

Cựu Đại sứ Indonesia ở Trung Quốc, ông Sudrajat, hôm thứ Hai nói rằng, tranh chấp về các hoạt động bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc nên được giải quyết ngay lập tức trước khi dấy lên một rạn nứt lớn hơn.

Năm ngoái, sáu tàu đánh cá của Trung Quốc đi vào vùng biển Natuna, lãnh thổ Indonesia ở Biển Đông. Một số báo cáo mật cho biết, các tàu này cũng được trang bị các hệ thống vũ khí, nhưng ông Sudrajat lại ngưng không xác nhận các tin tức.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn