Từ cải cách y tế Mỹ ngẫm về lộn khái niệm

Nguyễn Quang A *

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama ký ban hành 
luật cải cách y tế. Ảnh: Getty
Ngày 23-3-2010 Tổng thống Mỹ Obama đã ký ban hành luật cải cách y tế Mỹ. Dẫu luật này còn gặp nhiều khó khăn do Đảng Cộng hòa nói sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn cản việc thực hiện và cả chục bang (do đảng Cộng hòa nắm quyền) đe dọa sẽ kiện đạo luật này vi hiến, Tổng thống Obama đã có một kỳ công ngoạn mục, giữ được một lời hứa quan trọng của mình khi tranh cử.
Sau khi được thực hiện, luật này sẽ cải tổ sâu sắc xã hội Mỹ, nó là một sự điều chỉnh rất khó khăn và vô cùng lớn của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nó sẽ đảm bảo thêm cho 32 triệu người Mỹ các dịch vụ y tế cơ bản mà họ chưa được hưởng. Đảng dân chủ đã định đưa ra đạo luật cải cách y tế từ nhiều chục năm qua nhưng đều thất bại, lần này họ đã thành công.
Trong khi các nhà nước phúc lợi châu Âu đã đảm bảo dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân từ lâu, thì hệ thống y tế của Mỹ dựa quá nhiều vào sự tự nguyện, vào thị trường, vào khu vực tư nhân nên đã khiến hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế.

Người viết sai chính tả

Dr. Nikonian
Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ.
Với tôi, đất Qui Nhơn không phải là nơi xa lạ. Hơn một lần, tôi lang thang chụp ảnh ở vùng quê Trung Bộ đầy nắng gió nhưng phì nhiêu tươi tốt, con người rất mực hiền lương này. Hơn một lần, tôi lặn lội đến Tây Sơn, đứng tần ngần trước chiếc giếng cổ bằng đá ong, tương truyền là của tổ phụ Tây Sơn tam kiệt. Hơn một lần, tôi loanh quanh ở bảo tàng Tây Sơn, thở dài nhìn những chiếu chỉ, thư tịch nguyên bản của Tây Sơn Nguyễn Huệ. Chúng nằm trong những lồng kính ố vàng, bụi bặm. Và bị bảo quản trong những điều kiện rất tồi tệ, không như người ta phải làm với các cổ vật vô giá: hút ẩm, cách nhiệt, hạn chế flash máy ảnh… Từ chiếu cầu hiền gởi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cho đến hịch đánh quân Thanh và rất nhiều thư tịch cổ khác, chúng vẫn sống sót một cách kỳ lạ, sau cuộc báo thù thảm khốc của Gia Long Nguyễn Phúc Ánh.
Lòng bồi hồi cảm động, khi được nhìn tận mắt nét chữ gân guốc, thô mộc năm xưa của vị anh hùng áo vải…
Dòng cảm xúc của tôi bị cắt ngang cái rụp vì cái vỗ vai bổ bã của một gã hồng hào, to béo, mặt còn đỏ ửng vì nắng gió miền Trung. Gã hí hửng chỉ cho tôi một văn bản (hình như là chiếu cầu hiền), mà theo gã, vua Quang Trung nhà ta đã viết sai chính tả. Ái chà, vốn tiếng Anh lẫn tiếng Hán của tôi thì chỉ đủ để hiểu lõm bõm những gì gã Tây ba lô, tiến sĩ Hán Nôm của Đại học Boston này nói. Hắn cho rằng chữ này chữ này phải viết theo bộ Qua, hay bộ Can chi chi đó, nhưng nhà vua thân mến của chúng ta đã viết theo bộ Mộc bộ Thổ. Và một tràng giảng giải về cách ký âm chữ Hán Nôm mà tôi đành “dựa cột mà nghe”, không dám hó hé. Gặp “chiên da” thứ thiệt rồi, nó nói trật mình cũng hổng biết đường nào mà cãi (?). Mặc dù nghe nó nói, mình cũng hơi nóng mặt. Bộ chả ăn cơm Tàu rồi bỏ tiền qua đây để kiếm cớ chê vua mình sao chớ, cái thằng Mỹ này?
Tu một hơi hết nửa chai nước suối, hắn nghiêm giọng bảo: “Tao hổng có chê vua mày. Đối với tao, phát hiện này rất thú vị. Nó giúp tao hiểu được gốc gác low class, hổng phải royal, high educated của ổng”. Nheo mắt, đưa ngón tay cái làm dấu number one, hắn nói: “He fucked Chinese, that’s all!”

Nhóc tì đa năng

 Bé Hiền Lâm - Ảnh: CTV
TT - “Khóc đi con!”, “Dạ, chú đợi con chút xíu”, “Nhanh lên con”... Giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt bầu bĩnh, thông minh của chú nhóc 8 tuổi. Đạo diễn Bùi Cường hài lòng: “Tốt”.
Không phải một lần Hiền Lâm khóc ngon lành sau hiệu lệnh của đạo diễn. 8 tuổi, cậu nhóc còn cả một quãng dài trước mắt với nghiệp diễn viên, nhưng hiện tại Hiền Lâm đã là một “ngôi sao nhỏ” trên truyền hình.
Bắt đầu “diễn xuất” khi mới...hai tháng tuổi và một “vai” trong quảng cáo tã giấy, Hiền Lâm liên tục đắt show quảng cáo. Sau đó là phim ảnh.
Đến nay lưng vốn của cậu bé đã gần 100 phim truyền hình. Ngay cả chị Lâm Uyên - mẹ của bé - cũng không nhớ nổi con mình đã tham gia bao nhiêu vai diễn. Có thể kể đến các phim: Luật giang hồ, Tham vọng, Tường vy cánh mỏng, Cuộc chiến hoa hồng...
Hiện Hiền Lâm đang có hai vai trong Anh em nhà bác sĩ và Dù gió có thổi. Những vai diễn dành cho các nhóc tì trên phim thoạt nhìn khá đơn giản, nhưng có làm phim với các bé mới biết để các nhóc vào vai thật chẳng dễ dàng gì, nhất là với những cảnh cần... khóc. Đạo diễn không thể đánh hoặc mắng để bé khóc, vì nếu làm như vậy các bé mà bỏ đi thì chẳng cách gì kéo lại được.

Tra tấn, một chuyện xấu xa thâm căn cố đế


Phạm Toàn dịch
Bên trong nước Trung Hoa, khắp cả nước, hiện đang công khai kết án việc người ta thường sử dụng biện pháp này. Những cái chết của các bị can thường xuyên được các cơ quan thong tấn nêu lên. Một báo cáo gần đây trước Quốc hội về pháp lý cũng nhấn mạnh là vẫn còn tồn tại việc tra tấn – chuyện sau đây là một chứng cứ.
22.03.2010 bài của Fu Jianfeng trên Nam phương Đo thị báo Bình luận Tuần san


Công an Trung Quốc chìa trát bắt người cho một bị can.

“Tại sao [công an] đánh người? Tại sao lại để mặc cho công an được làm chuyện đó? Tại sao không một ai tố cáo những hành động như vậy của họ?" Những câu hỏi như thế đặt ra không phải là của một người đang lướt mạng nào đó thấy choáng vì những lời của bị can do bị tra tấn mà phải cung khai. Đó là những câu hỏi do Jiang Jianchu đặt ra, ông là phó ủy viên Tổng công tố Tòa án nhân dân tối cao trong cuộc họp của nhóm đại biểu Quốc hội trong cuộc họp hằng năm năm 2010. Chỉ thế thôi cũng đã nói lên rất nhiều điều về những lo lắng và cảm giác bất an trong giới lãnh đạo và cai trị đất nước tại những cơ quan pháp lý tối cao trước “đại họa" diễn ra khi có các cuộc hỏi cung “mạnh”. Để sửa chữa tình trạng đó, ông Jiang Jianchu đề nghị phải dồn bắt nghiêm ngặt cho kỳ được những lạm dụng của các nhân viên công an pháp lý. Nhưng tôi cho rằng, nếu không tiến công vào gốc rễ của cái xấu, thì khác gì dùng kiếm đâm xuống nước. Vấn đề nằm ở chỗ, công an có những quyền lực nhất định, nhưng đơn giản đó cũng là những người đang thực tập để ngày một ngày hai trở thành những kẻ tra tấn.

Xấu xa hơn cả bọn ăn thịt người: Harry Kreisler phỏng vấn Daniel Ellsberg

Harry Kreisler phỏng vấn Daniel Ellsberg

Nguyên tác:
Worse than Cannibals
Guernica, tháng 1-2010

Lời giới thiệu của người dịch: Trong một phần tư thế kỉ Mĩ can thiệp ở Việt Nam (1950-1975), nhất là trong những năm quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham gia chiến trận (1965-1973) với hơn 3 triệu binh lính, hàng triệu người Mĩ đã lên tiếng chống lại chính sách chiến tranh, bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Họ là những trí thức, sinh viên, thanh niên, mục sư, linh mục, nghệ sĩ… Họ là những người có tên tuổi do sự nghiệp, chức vị, như Martin Luther King, Noam Chomsky, Benjamin Spock, Jane Fonda… hoặc là những người mà dư luận chỉ biết tên qua hành động chống chiến tranh dũng cảm như Angela Davis, hai linh mục anh em Daniel và Philip Berrigan (vào tù vì chống chiến tranh), Norman Morrison (tín đồ Quaker, tự thiêu trước Lầu năm góc)… Đằng sau họ, chung quanh họ là hàng triệu người “vô danh” đã “biểu tình ngồi”, “biểu tình đứng”, “biểu tình đi vòng quanh”, đốt thẻ quân dịch, chấp nhận án tù hay lưu đầy để không tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Trong những con người ấy, Daniell Ellsberg giữ một vị trí đặc biệt. Anh thuộc thế hệ và loại người mà nhà báo Mĩ David Halberstam gọi là “ The Best and the Brightest ” (những con người ưu tú và xuất sắc nhất), những cá nhân giỏi giang được tuyển mộ vào chính quyền Mĩ, trở thành những cộng sự viên đắc lực nhất của tổng thống Hoa Kì. Sinh năm 1931, Daniel Ellsberg là một điển hình của mẫu người “văn võ toàn tài” kiểu Mĩ: tiến sĩ kinh tế học (Trường đại học Harvard, 1962), tốt nghiệp thủ khoa khoá đào tạo 1100 thiếu uý Thuỷ quân lục chiến (Marine Corps Basic School, Quantico, Virginia). Sau hai năm phục vụ trong quân chủng “sừng sỏ” này, Ellsberg vào làm “phân tích viên” của tập đoàn RAND. Từ đó cho đến mùa hè năm 1969, với tư cách là nhân viên của “think tank” này, hay với tư cách là viên chức của chính quyền, ở Lầu năm góc, Việt Nam hay Nhà Trắng, Ellsberg đã làm việc với những cánh tay mặt của các tổng thống (Kennedy, Johnson, Nixon) như Robert McNamara (bộ trưởng quốc phòng của Kennedy và Johnson), Edward Lansdale (CIA, cha đỡ đầu của chế độ Việt Nam cộng hoà), Henry Kissinger (cố vấn an ninh của Nixon).

Những cái tên

thichhoctoan

Trò cũ viết tặng thầy Đại nhân dịp thầy nhận giải thưởng Phan Châu Trinh. Không biết địa chỉ của thầy Đại, nên trò tạm treo lên đây, hy vọng sẽ có người chuyển đến tay thầy.
Chú giải cho lời đề tăng [của “hòa thượng” Thích Học Toán trên trang blog thichhoctoan do giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu quản trị]:

… Thực ra thì những lời thày Đại nói với học trò đều thuộc “Ngôn ngữ học đại cương”: tính võ đoán của ngôn ngữ. Ferdinand de Saussure minh họa khái niệm đó: cách nhau một “ngã ba biên giới”, cùng một con ngựa, bên này gọi cheval, bên kia gọi horse, bên kia nữa gọi pferd. (Bên trong một nước Việt, người Kinh gọi con ngựa, còn người Tày lại gọi tu mạ đấy thôi?). Đó chính là luật về tính võ đoán (arbitrariness hoặc arbitraire).

Trong hệ thống có tên Công nghệ Giáo dục do thày Đại mở, luật về tính võ đoán ngôn ngữ học được học từ lớp 2. Sách do thày Đại chủ biên gọi nội dung đó bằng hai khái niệm vật thật (cái con ngựa có thật trong đời sống) và vật thay thế (cái symbol bằng âm thanh “thay thế“ được cho cái con ngựa thật kia).

Ngô Bảo Châu biết quá rõ điều này. Anh chàng giả vờ thật thà, vận dụng vào trường hợp thày Đại, kể ra mấy cái tên từ thày Đại, đến giáo sư Rồ Ngọc Dại, cho đến cụ Chí Vĩ, nhằm chỉ rõ thái độ của xã hội với Hồ Ngọc Đại. Lẽ ra Ngô Bảo Châu nên kể thêm một vài cái tên khác nữa do những người và những thế lực ú ớ đặt ra, đám này chẳng biết gọi nhà giáo dục được giải Phan Châu Trinh 2009 là gì!

Ngô Bảo Châu còn nhắc khéo cả xã hội, muốn đánh giá đúng giáo sư Hồ Ngọc Đại, phải xem xét đúng bản chất cái “vật thật” đó, không xét đoán theo những cách gọi tên thay thế cho Công nghệ Giáo dục, càng không nên dại dột gọi tên theo lời đồn mà bé cái lầm!

Một chú thích nhỏ: việc bạn Ngô Bảo Châu nhắc nhở hệ thống Công nghệ Giáo dục của thầy Đại là việc làm đúng đắn và cần thiết. Anh chàng chỉ quên có một tí tẹo này thôi: cậu đã xa trường trên dưới một phần tư thế kỷ. Bấy nhiêu năm, bao nhiêu nước chảy dưới chân cầu, hệ thống ấy chẳng rồ chẳng dại gì mà không “tự diễn biến” theo hướng tích cực.

Phạm Toàn

Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Ảnh: vietimes.com.vn
Thái độ của xã hội với Hồ Ngọc Đại cũng sắc nét quyết liệt như bản thân con người ông. Kẻ ghét ông gọi ông là Rồ Ngọc Dại. Trò yêu gọi ông là thầy Đại. Một vài bạn bè quí ông gọi ông là cụ Chí Vĩ. Bản thân ông thì coi cái tên chỉ là một qui ước. Có lần ông ôn tồn giải thích với các bạn cùng lớp của tôi rằng cái tên của bạn Châu cũng chỉ là qui ước. Chúng ta hoàn toàn có thể qui ước lại là Trâu, Trâu Bò hay Châu Chấu. Lúc đó trò còn bé quá, chưa cãi thầy được, cho nên tức lại càng tức.

Cái tên là một sự qui ước nhưng là một sự qui ước có lý do. Trò hay đùa với đồng nghiệp rằng chọn ký hiệu trong toán còn khó hơn chọn tên cho con. Ký hiệu phải vừa gọn gàng, vừa phải gợi lên trong tiềm thức của người đọc những gì liên quan đến đối tượng. Đấy là lý do tại sao ta không nên coi thường những cái tên có sự đồng thuận cao trong xã hội như ông Rồ Ngọc Dại, thầy Đại và cụ Chí Vĩ.

Khi sự tinh tế cắp nón ra đi…

Phạm Toàn

Đây là một cách nhìn của một nhà giáo đồng thời cũng là người Hà Nội gốc. Chuyện nữ sinh đánh nhau và ngang nhiên quay hình ảnh xấu xa đó rồi tung lên mạng, chúng ta nên quy lỗi cho ai? Nhân vật nào – người lớn, gia đình, luật pháp, nhà trường … – sẽ đứng ra nhận lỗi?

Thời xưa, để chỉ bằng một nét cũng đủ diễn tả hình ảnh người con gái Hà Nội, thì đã có câu nói “cái dá cắn làm đôi”. Cô gái Hà Nội xưa được hình dung có vóc dáng mảnh mai, ăn uống nhỏ nhẻ như mèo, chưa ra đường mà chỉ ở trong nhà cũng ăn mặc lịch sự, còn lời ăn tiếng nói thì hết sức dẽ dàng, trang nhã, hiền lành!

Riêng chuyện ăn mặc chẳng hạn, thì đến các chị hàng rong cũng mặc thứ áo dài tứ thân đã tạo dáng cho áo dài Lemur những năm Thơ Mới thời họa sĩ Lê Phổ. Chiếc áo dài của chị hàng rong và cô gái Hà Nội chỉ khác nhau ở chất vải. Còn thái độ người mặc áo thì cả hai đều như nhau, cái thái độ đúng mực để không người lạ mặt nào ở ngoài đường dám sàm sỡ với các cô. Vào thời đó hoàn toàn không thể có và không bao giờ có chuyện ông xe ôm ghếch chân trên càng xe, tay ngừng nhổ râu, hất hàm nói trống không với cô gái đi đường “Xe ôm không em, anh chở?”

Một dân tộc may mắn hay bất hạnh là do người lãnh đạo dân tộc ấy?

Nguyễn Quang A

Tôi đặt thêm dấu hỏi (?) vào một khẳng định do Ts. Mai Liêm Trực nêu ra trong buổi trực tuyến với Vietnamnet. Trong buổi trực tuyến đó, Ts. Mai Liêm Trực và Gs. Dương Phú Hiệp đã đề cập đến nhiều vấn đề (nhằm góp ý cho đại hội Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới).

Ý kiến của hai vị được đông đảo bạn đọc tán thưởng. Tôi cũng chia sẻ nhiều ý kiến của hai ông. Riêng về khẳng định nêu trên tôi muốn bàn thêm một chút. Có thể do báo chưa nêu rõ khung cảnh của lời khẳng định, hay nói chưa hết ý của ông Mai Liêm Trực. Tôi thực tình nghĩ thế, nhưng chỉ xin lạm bàn riêng về khẳng định đó thôi.

Khẳng định này nhiều lắm chỉ đúng một nửa. Nó chỉ đề cập đến khía cạnh nhân sự, sự anh minh hay ngu dốt của người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất mà chưa đả động gì đến khía cạnh thể chế của vị trí đó.

Hoa Kỳ: Trung Quốc gia tăng quân sự ảnh hưởng tới cân bằng trong khu vực


Hình (lấy từ báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ): Tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm liên lục địa. Trung Quốc có khả năng bắn tên lửa tới các mục tiêu trên khắp khu vực và khắp thế giới, bao gồm cả lục địa Hoa Kỳ. Hệ thống mới hơn, chẳng hạn như DF-31, DF-31A, và JL-2, giúp Trung Quốc có khả năng chống chọi năng lượng hạt nhân

Washington: việc tăng cường các lực lượng vũ trang của Trung Quốc tiếp tục “không suy giảm” và các mục tiêu của Bắc Kinh có vẻ như là một cường quốc qua mặt châu Á và thách thức các hoạt động tự do của Mỹ trong khu vực, đô đốc hàng đầu của Hoa Kỳ đã nói.

Phác thảo về sự gia tăng của Trung Quốc ảnh hưởng đến cân bằng quân sự trong khu vực, đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói: “Việc gia tăng nhanh và thay đổi toàn diện các lực lượng vũ trang của Trung Quốc cho thấy đã vượt ra ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

“Không thể chỉ nghe dân nói vì… dân là gian”!

Nhóm Phóng Viên Điều Tra
Cán bộ là từ nhân dân mà ra, hay nói thẳng ra cán bộ là do nhân dân đẻ ra. Ấy thế mà có cán bộ dám “nói thẳng luôn” nhân dân là gian. Bất luận vì cớ gì, xin bạn hãy căn cứ vào cách thức ông bà ta xưa nay đánh giá những lời lẽ như thế – kết hợp thêm cách đánh giá của giáo viên thời nay – để xem mọi người sẽ đánh giá những phát ngôn của mấy người lãnh đạo đó ra sao!

Bauxite Việt Nam

VietnamNet – Nhiều phóng sự đăng trên VietNamNet cho thấy việc lấn chiếm hồ chủ yếu là do người dân thực hiện. Tuy vậy, tại hồ Hào Nam (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), chính quyền sở tại lại khoanh mảnh đất dân lấn chiếm lòng hồ để làm bãi giữ xe với mục đích kinh doanh…

Hồ Hào Nam bị thu hẹp 50% (?)


Theo nhiều người dân sống ở gần hồ Hào Nam,
những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát này
chính là đất lấn chiếm lòng hồ.
Tìm hiểu thêm thông tin về hồ Hào Nam qua những người dân sống lâu năm xung quanh hồ, chúng tôi được biết trong khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích hồ Hào Nam đã bị thu hẹp nhanh chóng.

Là người chứng kiến cảnh hồ Hào Nam bị lấn chiếm không thương tiếc sau nhiều năm, anh N.T.Vinh, nhà gần hồ Hào Nam, không khỏi đau xót khi kể cho chúng tôi nghe về số phận của hồ này. Theo anh Vinh, khu vực cây đa trên đường Vũ Thạnh kéo dài đến bãi giữ xe hiện nay trước đây đều là diện tích mặt hồ Hào Nam hết, kể cả phần đất tại Bệnh viện Hà Thành hiện nay.

“Thời điểm năm 2001 thì hồ còn lớn lắm, nhưng cứ sau mỗi năm thì hồ lại biến dạng thu nhỏ rất nhanh. Nhìn thấy họ lấn hồ vậy cũng xót lắm nhưng biết làm thế nào được!(?)”, anh Vinh thành thật.

Gửi em chiếc nón Ba Đồn


Thiếu nữ và nón lá Ba Đồn (Quảng Bình)
Tô Hoàng

Cự Nẫm-một làng nằm ở bờ Nam sông Gianh vốn nổi tiếng với những chiến công trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Vào cuối năm 1968, đầu năm 1969, Cự Nẫm bỗng trở thành nơi tập kết quân cuối cùng trên đất Bắc trước khi nhập trạm T.5-trạm đầu tiên trên tuyến đường Trường sơn. Một hoặc hai ngày nghỉ ở Cự Nẫm, giữa bom đạn ùng òang gần xa lính ta còn được nhìn thấy lần cuối cùng đôi vai tròn, bóng dáng óng ả của các cô gái Quảng Bình làm ruộng trên đồng, kéo nước bên giếng; còn được nghe lần cuối tiếng guốc võng kẽo kẹt như điểm nhịp tiếng bà ru cháu, tiếng chị ru em..Trạm Cự Nẫm bổ xung cho người sắp lên Trường Sơn thịt hộp, mắm ruốc, sữa đường..Lính ta cũng vội vã sé số tay, viết những dòng thư cho người yêu ở lại hậu phương để được bỏ phong thư vào thùng bưu điện của một làng cuối cùng trên đất Bắc…

Việt Nam quốc tế hóa Biển Đông

Trần Đông Đức

(Ký giả tự do từ Hoa Kỳ – Bài trên BBC Tiếng Việt ngày 26-3-2010)
Ngày thứ bảy, 27-3-2010, BVN đã lấy một đoạn tin của VOA để thông tin này tới bạn. Hôm nay, chúng tôi lại trở lại cũng vấn đề đó, do một cây bút viết và bài viết ra xem có phần kỹ lưỡng hơn bài trước quá ngắn gọn. Với bài viết này của ông Trần Đông Đức, hy vọng rằng bạn đọc sẽ không coi đó chỉ như một bản tin, và bạn sẽ tìm cơ hội đọc lại nó và suy ngẫm về những điều tác giả đặt ra một cách tinh tế nhưng rõ ràng, khó có ai hiểu lầm.
Bauxite Việt Nam

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã (phải) kể rằng ông từng khóc nhiều lần khi làm công tác bản đồ sau năm 1975
Lần đầu tiên, một hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.

Tàu cá Việt Nam lại bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc

Trí Tín

Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu (Quảng Ngãi) Nguyễn Thành Hùng sáng nay cho biết, tàu cá của thuyền trưởng Tiêu Viết Là với 12 ngư dân đang bị Trung Quốc tạm giữ tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.


Tàu đánh cá của ông Nguyễn Tấn Lự cùng các ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa, sau đó được thả về vô điều kiện vào tháng 8/2009. Ảnh: Trí Tín

Chủ tàu là ông Nguyễn Tấn Thành, quê ở xã Bình Châu, không đi cùng chuyến ra khơi lần này. Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Thành kể, tàu mới ra khơi đánh bắt chỉ được vài ngày nay. “Nghe tin có gió mùa Đông Bắc tràn về, anh em đưa tàu vào tránh gió ở gần đảo Phú Lâm thì bị Trung Quốc bắt giữ”, chủ tàu cho biết.
Theo ông Thành, phía Trung Quốc đã buộc các ngư dân điện thoại về quê yêu cầu thu xếp 7.000 nhân dân tệ (khoảng 180 triệu đồng) nộp qua tài khoản vì “xâm phạm lãnh hải”, thì mới thả cho người và tàu về quê.

Kẻ đốn mạt thời nào cũng có !

Thái Hữu Tình

( Chỉ dụ mới của Trưng Nữ  vương, nhân việc Miếu hội Mã Viện làm điều xúc phạm về Hai Bà Trưng)
(Thái Hữu Tình kính cẩn sao lục)
Mời đồng bào nghiêm chỉnh tiếp chỉ dụ mới nhất của Trưng Nữ vương.
Số là, từ khi tại hạ bị “chó dại” cắn suýt chết thì bỗng phát sinh công lực ngoại cảm, nên từ lâu đã thiết lập được đường dây nóng với cõi âm. Đặc biệt là đúng giờ Tý canh ba sáng nay, tại hạ nhận được một cú điện thoại đích danh của Nữ vương Trưng Trắc từ Mê Linh gọi về (các cụ dưới ấy vẫn cập nhật đầy đủ những thông tin và kỹ thuật trần gian, do Trung tâm Công nghệ và Tin học phố Hàng Mã Hà nội cung cấp không thiếu thứ gì).
Trưng Nữ vương truyền dụ vào tai tại hạ chừng một giờ đồng hồ, có ghi âm vào bộ nhớ ảo, xin thuật lại nguyên văn để bà con rõ. Thông điệp hiện đại của Nữ vương Trưng Trắc rành rọt như sau:


Bức ảnh được chú thích: Màn múa hát ngày 21/3/2010 của các diễn viên Việt Nam trong vai Hai Bà Trưng, Thi Sách, múa hát ngợi ca công đức của Mã Viện do mạng Trung Quốc đưa tin.
“ Bớ thần dân Giao Chỉ mà nay là nước Việt. Ta vừa lên “mạng” biết Bắc phương vừa đưa một tin rất xúc phạm về ta. Tin rằng : Trong Hội miếu Mã Viện tại Đông Hưng, Trung Quốc , “phía Việt Nam có mang đỗ lễ sang cúng Miếu Phục Ba Tướng quân và có dàn cảnh Hai Bà Trưng, Thi Sách múa hát ca ngợi công đức Phục Ba Tướng quân Mã Viện”. [1]
Ta đau lòng tự hỏi: những con em nào của nước Việt lại hợp tác với kẻ xâm lược làm điều điếm nhục đối với tổ tiên và xã tắc như vậy?
Thực ra, đối với những lương dân nước Tàu ta cũng thương yêu, bao dung không khác gì các con em nước mình, nhưng những tên xâm lược kéo quân sang đô hộ nước ta như Mã Viện, Tô Định… thì ta phải cho chúng những bài học lịch sử nhớ đời chứ làm gì có chuyện cả bầu đoàn thê tử của ta phải bắt chước bọn hèn mạt nào đó kéo nhau sang Tàu làm cuộc cầu hòa hèn mạt?

Khúc ruột Hoàng Sa qua lời kể của nhân chứng

Hải Châu

VietnamNet – “Tôi viết những dòng này để con cháu biết được sự thật Hoàng Sa là của Việt Nam” - nhân chứng Phạm Khôi
Điểm nhấn của gian triển lãm “Hoàng Sa biển đảo quê hương” nằm trong triển lãm chung về thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Đà Nẵng đang diễn ra chính là tập tài liệu ghi lại hồi ức không thể phai của những nhân chứng sống từng gắn bó một thời trai trẻ với quần đảo ruột thịt của Tổ quốc.
Đã hàng chục năm trôi qua nhưng Hoàng Sa trong họ vẫn hiện lên sống động, gắn bó như chưa từng bị chia cắt…
Các em học sinh đọc tập "Ký ức Hoàng Sa" của các nhân chứng từng sống và làm việc trên đảo Hoàng Sa. Ảnh: HC
Các em học sinh đọc tập "Ký ức Hoàng Sa" của các nhân chứng từng sống và làm việc trên đảo Hoàng Sa. Ảnh: HC

Ngoại giao Anh thuyết giảng

BBC

Thật thú vị khi Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, địa chỉ duy nhất đào tạo người cầm cân nảy mực về chính trị-hành chính của đất nước, lại có cuộc tiếp xúc với nhà ngoại giao Anh. Không chỉ tiếp xúc, còn thỉnh giảng và nghe giảng!
Đây là một dấu hiệu hai mặt rất đáng hoan nghênh.
Một mặt mé này là sự thừa nhận chi tiết lịch sử Nguyễn Ái Quốc từng đến London học hỏi cách giải phóng dân tộc mình, cũng thừa nhận Karl Marx từng sống và hoạt động cách mạng trên đất nước Anh, và thân xác cũng được bao dung tại xứ sở đã đón tiếp hai nhà cách mạng tuy cách xa nhau nhưng cùng là đồng chí với nhau đó.
Một mặt mé bên kia là sự hết sợ, cái nỗi sợ mơ hồ của một ông nhà quê ra tỉnh gặp ai cũng lo người ta bịp mình, và vào thời hiện tại là nỗi canh cánh của tất cả các ông nhà quê sợ bị “diễn biến”.
Xin cám ơn … buổi thuyết giảng.
P.T.

Ông Wightman nói chuyện với phóng viên trong nước tại Đại sứ quán Anh ở Hà Nội ngày 23/3.

Quan chức Ngoại giao Anh, Scott Wightman vừa có buổi nói chuyện về chính sách trước các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam tại học viện Chính trị Hồ Chí Minh.
Ông Wightman là Vụ trưởng Á châu Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Anh.
Trong chuyến thăm Việt Nam bốn ngày, nhà ngoại giao cao cấp của Anh đã gặp ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Cạnh đó ông Wightman cũng gặp thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó trưởng Ban đối ngoại của ĐCS, ông Vương Thừa Phong. Và trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh.

“Đến hội nghị Trung Ương là để giải quyết vấn đề của cuộc sống”

Việt Lâm - Khánh Linh



Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển. Ảnh: VNN
“Là ủy viên Trung ương, chúng ta đến đây không phải để nói lập trường mà để bàn cách giải quyết những vấn đề của cuộc sống”, ông Trương Đình Tuyển đã từng phát biểu thẳng thắn như vậy trong một hội nghị trung ương.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Trương Đình Tuyển chia sẻ những suy tư thời cuộc về Đại hội XI sắp tới.
Không khí tranh luận dân chủ sẽ kích thích mọi suy nghĩ
- Hội nghị trung ương đã khai mạc, sắp tới vào trung tuần tháng 10 các dự thảo văn kiện quan trọng sẽ được đưa ra để lấy ý kiến của người dân. Còn nhớ, trước thềm Đại hội X đã có một không khí thảo luận sôi nổi trong xã hội về các văn kiện Đại hội. Theo cảm nhận của ông, liệu lần này chúng ta có thể kì vọng một không khí như vậy không?
Đúng là trước thềm đại hội X đã có một không khí tranh luận sôi nổi về những vấn đề của đất nước đặt ra cho đại hội Đảng. Được như vậy là nhờ không khí dân chủ mà Đảng đã tạo ra.

Sư đôi co với Sĩ

Người Buôn Gió

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xá-lị hay xá-lợi chỉ thi thể sau khi hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. “Xá-lị” còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.
Theo truyền thuyết đạo Phật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bànthi thể Phật Thích Ca được phật tử hỏa táng. Sau khi lửa tàn, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý, tất cả được 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu.
Các hạt xá lị thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến 7 hạt xá lị.
Tại Việt Nam, ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ tại Chùa Xá Lợi.
Trong vườn tháp Huệ Quang trên núi Yên Tử, Việt Nam, có ngọn tháp tổ 9 tầng bằng đá là nơi thờ xá lị vua Trần Nhân Tông – vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Như thế, xá lị Phật  không thể xem là vật thể bình thường được. Vì không là bình thường nên việc đón rước đã xảy ra… không bình thường – điều mà báo chí râm ran mấy ngày nay.
Trên Vietnamnet, họa sĩ Lê Thiết Cương trăn trở: sao việc đón xá lị Phật lại tổ chức linh đình tốn kém quá, huy động cả chuyên cơ và những chiếc xe bạc tỉ (!).
Chuyên cơ của ai, xe bạc tỉ của ai?
Nếu của nhà nước, thử hỏi nhà nước lấy đâu ra tiền, và vì thế, nhà nước mỗi khi chi tiền, phải chi cho đúng đối tượng, đó là nhân dân.
Nếu là của nhà chùa, thì cũng xin khẳng định chùa không thể tự in ra tiền, mà đích thị là của Phật tử chúng sanh.
Phật tại tâm, và vì thế Đức Phật tổ Như lai chắc không khỏi xót xa khi nhìn chúng sanh vừa chật vật kiếm miếng ăn hằng ngày vừa nhìn chuyên cơ và đoàn xe bạc tỉ rước xá lị của ngài!
Bauxite Việt Nam

Sư đôi co với Sĩ (1)



Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn
Họa sĩ Lê Thiết Cương vừa qua có đăng trên Vietnamnet một bài viết, thắc mắc sao việc đón tiếp xá lị Phật tổ chức linh đình tốn kém quá, huy động cả chuyên cơ và những chiếc xe bạc tỉ.
Thiết tưởng nhà Phật là giản dị, từ bi. Nghe thấy điều đúng thì tiếp thu, không đúng cũng nên từ bi, hỉ xả . Lấy cái tâm độ lượng để thuyết phục chúng sinh.
Nhưng Phật pháp bây giờ cũng phải có những chuyển biến, phù hợp với xã hội. Phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp vào trong Phật Pháp. Bởi thế cho nên Sư Trí Không xắn tay múa bút nhảy lên trang Phattuvietnam phang lại họa sĩ Lê Thiết Cương.
Thế là Sư chiến nhau với Sĩ.

Nhân dân Hoàng Sa và Quảng Ninh có tham gia “Miếu hội Phục Ba Tướng Quân?

Tuổi Trẻ - Phạm Viết Đào






“Cụ bà tặng lá cờ 100m2 cho huyện Hoàng Sa
TT – UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) cho biết vừa nhận được một lá cờ Tổ quốc rộng 100m2 do cụ bà Phan Thị Phán (81 tuổi) gửi đến từ xã Tân Hưng, TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bằng đường bưu phẩm, bên ngoài đề tặng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa.
Đi kèm lá cờ Tổ quốc còn mới tinh nguyên này là một lá thư do chính cụ bà Phan Thị Phán viết tay có nội dung: “Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, chúng tôi là một nhóm công dân xin được tặng một lá cờ Tổ quốc rộng 100m2 cho nhân dân huyện đảo Hoàng Sa”.
Bên dưới lá thư là chữ ký và con dấu của phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng xác nhận cụ bà Phan Thị Phán là người địa phương, rất năng nổ trong các hoạt động xã hội.
.Theo chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ, lá cờ trên sẽ được đưa đi trưng bày tại triển lãm “Đà Nẵng – chặng đường mới” tổ chức tại Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng Đà Nẵng.”Tuổi Trẻ ngày 24.3.2010

Chu Cẩm Phong nhà văn anh hùng

Bùi Minh Quốc

LTS – Nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong (1941 – 1971) tên thật là Trần Tiến sinh năm 1941 tại Hội An (Quảng Nam), cha là cán bộ chỉ huy quân sự của Hội An thời kháng chiến chống Pháp, mẹ là cơ sở cách mạng hoạt động bí mật cũng tại thị xã này thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.Năm 1954 Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra miền Bắc, học phổ thông tại các trường học sinh miền Nam và học đại học tại khoa ngữ văn trường đại học tổng hợp Hà Nội, được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam năm 1963 khi đang học năm thứ ba.Tốt nghiệp đại học vào hàng xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng Chu Cẩm Phong đã không chọn con đường ấy mà xin về Nam chiến đấu cuối năm 1964, thời gian đầu làm phóng viên TTXVN sau đó chuyển sang làm phóng viên, biên tập viên tạp chí VĂN NGHỆ GIẢI PHÓNG TRUNG TRUNG BỘ (Khu 5), bí thư chi bộ tiểu ban văn nghệ Ban tuyên huấn Khu 5.Trong công tác cũng như  trong đời sống hàng ngày, ở  đâu làm gì Chu Cẩm Phong cũng luôn luôn là  một đảng viên, một cán bộ rất gương mẫu.Ngày 1 tháng 5 năm 1971, trong một cuộc chiến đấu tuyệt đối không cân sức từ dưới hầm bí mật với lực lượng đối phương đông gấp bội tấn công từ bên trên, Chu Cẩm Phong cùng bốn chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương ngời sáng của một nhà báo nhà văn chiến sĩ cùng những trang viết giá trị. Đặc biệt cuốn nhật ký cuối cùng mà nhà văn đem theo bên mình tưởng đã bị mất vĩnh viễn không ngờ đã được một sĩ quan quân đội Sài Gòn trân trọng gìn giữ, sau ngày giải phóng Đà Nẵng tìm đến trao lại cho nhà thơ Bùi Minh Quốc, năm 2000 tập hợp với các phần nhật ký Chu Cẩm Phong viết trước đó in thành sách mang tên “Nhật ký chiến tranh” (NXB Văn Học xuất bản), được Hội Nhà Văn Việt Nam trao tặng thưởng.Năm 2005, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản “Tuyển tập Chu Cẩm Phong” bao gồm truyện ngắn, bút ký  và “Nhật ký chiến tranh”của Chu Cẩm Phong. Nhà văn Chu Cẩm Phong đã được truy tặng Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật.                                                                                            Ngày 11 tháng 05.2006, tại Hội An, Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo “Nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong – cuộc đời và sáng tác”.Toàn thể những người dự hội thảo đã nhất trí về giá trị văn học của “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong cùng phẩm chất anh hùng của tác giả và đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng cho nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong.
Vừa qua, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong đã được Nhà nước phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Quyết định 212 QĐ/CTN do Chủ tịch nước ký).
Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc của BVN bài của nhà thơ Bùi Minh Quốc, bạn học và bạn chiến đấu của nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong,  viết về bạn mình.

Sản phẩm của tuyên truyền dĩ nhiên thuộc lề bên phải

Nguyễn Đình Đông

Lính trung quốc trong tranh cổ động kỉ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Lính trung quốc trong tranh cổ động kỉ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Chắc bà con còn nhớ tranh cổ động này? Nó là tranh cổ động kỉ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (cuối năm 2009) được treo dựng tại những địa điểm chính yếu và trước các công sở tại TP HCM. Dưới lá cờ đỏ sao vàng: những anh lính bồng súng nghiêm trang dưới lá cờ đỏ sao vàng không phải là bộ đội Việt Nam, mà là lính Trung Quốc. Ông Nguyễn Thành Rum giám đốc sở nói là do sơ suất của anh em

Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông tại Hoa Kỳ

VOA

Một cuộc hội thảo ‘mang tính học thuật’ bàn về tranh chấp lãnh hải ở biển Đông đã được Trung tâm Văn hóa, Xã hội và Triết học Việt Nam thuộc Đại học Temple tổ chức hôm 25 tháng 3 tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Tin cho hay, có khoảng 100 người tham dự cuộc hội thảo có tên gọi ‘Các tuyên bố chủ quyền trái ngược đối với biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông)’, với các diễn giả là các chuyên gia người bản xứ và người Hoa Kỳ gốc Việt.
Được biết, trong số những người đọc tham luận có các chuyên gia từ Việt Nam cũng như đại diện từ Ủy ban Biên giới Quốc gia và Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao Việt Nam).
Trả lời VOA Việt ngữ hôm 25 tháng 3, ông Nguyễn Nhã, một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, cho biết bài tham luận của ông tại hội thảo đã đề cập một vấn đề thời sự liên quan tới việc Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ gần đây, ghi chú chữ China (Trung Quốc) ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới do họ phát hành.
Ông Nhã cho biết: “Nhân vụ việc của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ gây phản ứng ở Việt Nam, tôi cho rằng những cơ quan học thuật đó do sự thiếu thông tin, cho nên dẫn tới những sự kiện không đúng. Tôi nghĩ hội thảo này phải làm tốt để cho những cơ quan nghiên cứu ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, biết rõ sự thực về chủ quyền của Việt Nam như thế nào”.

Bất đồng ngôn ngữ – Tiếng Mỹ và tiếng Việt

Nguyễn Quang Lập khơi mào và Hiệu Minh sưu tầm

Hôm nay nhậu sơ kết một tháng bọ ở Sài Gòn với Phil và Hồng Chương, tất cả đều thuận lợi, đặc biệt về mặt sức khoẻ, một tháng trời không một ngày ốm yếu, nhậu một ngày ba trận mà lúc nào cũng khoẻ khoắn, tươi tỉnh, thật quá mừng. Ngặt một nỗi bất đồng ngôn ngữ quá xá, chẳng ngờ tiếng bọ của bọ dân Sài Gòn có quá nhiều người không hiểu.
Bọ nói tiếng bọ ở Hà Nội mười người thì có một người không hiểu, vào đây mười người không hiểu cả chục. Vào quán giải khát hỏi mua gói thuốc lá, nói cho gói Esse chị ơi, bà chủ quán xởi lởi, nói dạ, chú có uống đường không chú.
Thế cũng chưa hay bằng việc gọi taxi, đến khổ. Gọi về hãng taxi, nói cho một xe về tám tám Lê Lợi, cô tổng đài nói dạ chú gọi lộn rồi chú. Bọ nói đây có phải hãng taxi không, cô này nói phải, bọ nói thế thì tôi gọi đúng rồi, cô này nói tại chú nói cho một taxi chầm chậm lấy lời, con tưởng chú muốn mua taxi trả chậm.

Trại sáng tác cho trẻ vạn đò

Quách Tiểu Bảo

TP – Đứa sống lênh đênh sông nước, đứa quanh năm tất tả mưu sinh, tất cả đều mừng vui được tham gia một cuộc thi vẽ tranh đầy sắc màu, vẽ những ước mơ đơn giản nhất của trẻ thơ…


Niềm vui với những bức tranh của chính các em. Ảnh: Quách Tiểu Bảo
Gõ cửa từng nhà tìm họa sĩ
Trong một phiên họp của Đội Công tác xã hội (Hội LHTN TP Huế), mọi người băn khoăn, làm thế nào để trẻ em vạn đò và trẻ lang thang đường phố có thể tham gia sân chơi một cách hòa đồng nhất.
Tổ chức thi viết văn, thơ thì rất hay nhưng lại khó thực hiện, vì đa phần các em đều thất học, muốn viết một câu hoàn chỉnh đã khó, huống chi là một bài văn hoàn chỉnh.
Một bạn đưa ra ý kiến: “Sao không thi vẽ tranh ? Ai cũng có thể vẽ được mà không cần trải qua trường lớp”. Thế là ý tưởng về trại sáng tác mini dành cho trẻ vạn đò ra đời, chủ đề được chọn : “An toàn giao thông” và “Vẽ ước mơ của em”. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để tập hợp các em, bởi các em sớm tối lam lũ mưu sinh, khi về gia đình thì cũng rất muộn, đò thì không đậu cố định, nay đây mai đó.
Để mời các hoạ sĩ nhí đến với trại sáng tác, mọi người chia thành từng nhóm nhỏ đến tận từng nhà, từng chiếc đò để mời gọi. Một số đội viên phải mật phục đến 22h-23h chờ các em về…

Tuyên Quang: Tiếng kêu cứu từ thôn bản chịu đói suốt 10 tháng

Dân Trí

(Dân trí) – Bố mẹ nhốt con trong nhà để đi tìm cái ăn, mấy ngày sau mới đưa được củ mài về, con đã lả gần chết. Đói, không có củ thì vặt tạm lá rừng, lá nào sâu ăn được mình cũng ăn được… Chuyện về cái đói ở Pác Củng kể cả ngày không hết.
Đã nhiều tháng nay, người dân thôn Pác Củng, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang phải kéo nhau đổ dồn lên núi tìm củ mài, củ sắn, rau rừng để cầm cự với cái đói tấn công người dân suốt 10 tháng qua.
Đường vào thôn Pác Củng rất khó đi, thôn nằm lọt  trong một thung  lũng bốn bề là núi. (Ảnh: Thế Cường)

Đường vào thôn Pác Củng rất khó đi, thôn nằm lọt trong một thung lũng bốn bề là núi. (Ảnh: Thế Cường)

Tuyên bố về vấn đề quần đảo Hoàng Sa (Paracel)

National Geographic Society

Phạm Toàn dịch.
Nhằm theo đuổi một chính sách bản đồ nhất quán và đúng đắn của hội Địa lý quốc gia (National Geographic Society—NGS) trong suốt chiều dài lịch sử 122 năm qua như một cơ quan khoa học và giáo dục không vụ lợi, chúng tôi cố gắng hành động một cách phi chính trị, tham khảo nhiều nguồn tin có thẩm quyền, và có những quyết định độc lập dựa trên những nghiên cứu rộng rãi kỹ lưỡng. Chúng tôi không có ý định giải quyết hoặc thiên vị trước những tranh chấp về lãnh thổ hoặc về các địa danh, mà chỉ theo đuổi một chính sách vụ thực (de facto) – đó là mô tả cho người đọc và người xem bản đồ cái thực tại hoặc cái hiện trạng theo điều chúng tôi tự cho là đúng nhất.
Về quần đảo Paracel (tên quen gọi từ lâu đời), NGS thừa nhận rằng quần đảo này bị chính phủ Trung Quốc chiếm đóng và quản trị từ năm 1974, vì thế nên NGS dùng tên Xisha Qundao của Trung Hoa là tên chính. Việc này là nhất quán với chính sách Bản Đồ của chúng tôi. Trên các bản đồ vùng hoặc các bản đồ có tỉ lệ đủ lớn, chúng tôi cũng thừa nhận rõ và dùng cách ghi rõ tên Việt Nam là Hoàng Sa cùng tên quen gọi lâu đời trong lịch sử là quần đảo Paracel, và đưa thêm chú thích là Trung Quốc đang chiếm đóng và quản trị và Việt Nam thì đang tuyên bố là có chủ quyền ở nơi đây. Chúng tôi tin rằng đó là cái thực tại đúng như chúng tôi được biết.

Các nguyên lý của triết học pháp quyền

Bùi Văn Nam Sơn

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Hegel

GRUNDLINIEN DER PHILOSOPIE DES RECHTS

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch tác phẩm của Hegel

CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN :
từ pháp quyền tự nhiên – lý tính
đến pháp quyền tự nhiên – tư biện

“ Vòng nguyệt quế của sự mong muốn đơn thuần
là những chiếc lá khô đã không bao giờ biết tới màu xanh
”(i)


G.W.F. Hegel : Các nguyên lý của triết học pháp quyền (Grundlinien der Philosophie des Rechts). Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2010.
1. Triết học pháp quyền là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề : Các nguyên lý của triết học pháp quyền (Grundlinien der Philosophie des Rechts) và Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời (ii). Từ đó, tên gọi ngắn gọn ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh  (Cộng hòa Politeia) của Platon, Chính trị học của Aristoteles, Leviathan của Thomas Hobbes, Siêu hình học về đức lý (Metaphysik der Sitten) của Immanuel Kant… Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người.

Nhanh chóng tạo thế mạnh từ chiến lược phát triển nông nghiệp

Thanh Hà

VIT – Trong nhiều năm tới, hiện tượng sa mạc hóa ở Trung Quốc sẽ còn tiến triển mạnh cộng với sự tranh giành nguồn nước sông Mê Kông khiến cho việc sản xuất lúa gạo ở Thái Lan cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, sản xuất gạo sẽ trở thành vai trò nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước. Câu phương ngôn “mạnh vì gạo…” sẽ trở nên thiết thực hơn đối với Việt Nam.

Ảnh minh họa
Trước hiện tượng biến đổi khí hậu, sự nóng lên nhanh chóng của khí hậu toàn cầu khiến nhiệt độ mặt nước biển tăng cao làm gia tăng hiện tượng El-Nino. Khi hiện tượng lưỡng cực ở Ấn Độ Dương bước vào giai đoạn “âm”, biểu hiện là nước ở phía Tây ấm lên trong khi ở phía Đông lạnh đi, thì hiện tượng El Nino có thể xuất hiện ở Thái Bình Dương. Sự luân chuyển khí quyển giữa hai vùng đại dương tạo ra mối liên hệ giữa hiện tượng lưỡng cực ở Ấn Độ Dương và hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương. Khi các luồng gió quần đảo trên mặt nước ở Thái Bình Dương bắt đầu suy yếu, tạo nên một vùng nước ấm ở bờ Tây, sau đó tràn sang bờ Đông. Biến động về nhiệt độ mặt nước dẫn đến sự thay đổi mạnh về lượng mưa, thường làm ngập lụt và gây sụt lở ở những vùng đất khô cằn thuộc Tây Nam Mỹ và hạn hán ở Tây Thái Bình Dương. Do đó, hiện tượng khô hạn xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu, do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, các nước đang bị chịu ảnh hưởng khô hạn do El Nino gây ra như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam… và một số quốc gia khác.

Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học: Quốc hội cần “mở” hơn

Hoàng Thư

Con đường hiệu quả tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học cho hoạt động Quốc hội là sự đặt hàng của Quốc hội và đại biểu cùng sự chủ động nêu ý tưởng của VUSTA.

Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) đã từng được Vusta tham gia tư vấn, phản biện. Ảnh: HTD
Bàn về cơ chế hợp tác giữa giới khoa học với Quốc hội nhằm giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin và kiến thức chuyên môn mỗi khi chất vấn hay bấm nút ra quyết định, PGS-TS Hồ Uy Liêm, GS-TS Trần Ngọc Đường cùng nhiều nhà khoa học khác đều có chung nhận định: Việc hợp tác phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế “mở” của Quốc hội và cá nhân các đại biểu.

Ba cách thức hợp tác
Tại hội thảo về vai trò của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật (VUSTA) (ngày 19-3), GS-TS Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng việc hợp tác giữa Quốc hội và các nhà khoa học – với đầu mối lớn mạnh nhất là VUSTA là điều tất yếu.
Ông Trần Ngọc Đường nhấn mạnh vào ba cách thức chính:

Thị xã bị đầu độc! Chuyện khó tin bên “dòng sông chết”

Đỗ Doãn Hoàng


Sông Hiến (tại thị xã Cao Bằng) đục như vũng bùn, có thể chứa cả thủy ngân, xianua.
(LĐ) – Thị xã tỉnh lỵ Cao Bằng vốn bình yên và xinh đẹp, nằm giữa bốn bờ của hai con sông Bằng, sông Hiến, mấy năm nay đang nóng bỏng đối mặt với sự thật bị “đầu độc tập thể”.
Nguồn nước sinh hoạt của bà con (sông Hiến) đục ngầu, đặc sánh và chứa nhiều hoá chất do hàng trăm, hàng nghìn người khai thác vàng gây nên. Người ta sấp mặt vì thứ “lộc giời” có được do đào đãi vàng có phép và trái phép, để sông Hiến sắp biến thành con sông chết, để 70% bà con của một thị xã với hơn 5 vạn người phải ăn thứ nước có độ đục gấp hàng trăm lần cho phép, rất nhiều khả năng đã và đang nhiễm cả hai thứ độc tố kinh hoàng: Thuỷ ngân và xianua…

“Thiên thủ thiên nhỡn” và cái két sắt

Vũ Thế Long

Lên kế hoạch dẫn cánh Miền Nam lần đầu ra thăm đất Bắc đi các danh lam thắng cảnh, tôi gợi ý nên đến thăm Bút Tháp, ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và pho tượng Phật Bà Nghìn mắt nghìn tay độc nhất vô nhị.
Nghe nói vậy, có anh cãi: “Ủa, sao lại nghìn mắt nghìn tay? Nghìn mắt nghìn tai chứ? Phật bà có nghìn mắt để soi xét thiên hạ, nghìn tai để nghe thấu ý muôn dân rồi chỉ bảo con người làm việc thiện, giữ gìn cỏ cây muôn lòai trường tồn. Sao lại nói nghìn tay?” Thì ra tiếng Nam Bộ chữ tay hay chữ tai nó nghe lớ lớ nên ông bạn hiểu lầm rồi suy luận như ý ông nghĩ dzậy mà không phải là dzậy. Chẳng buồn cãi lại, tôi bảo: “Cứ đến tận nơi khắc biết”.
Lâu lắm không lên thăm chùa, bước qua cổng thấy chỉ lèo tèo dăm chiếc xe máy, xe đạp, hàng quán vắng tanh. Độc mỗi cái ô tô do mấy anh chị chụp ảnh đám cưới dẫn đôi bạn trẻ sắp lên xe hoa vào sân chùa ôm nhau chụp ảnh làm cuốn an bom khổng lồ để trưng trong đám cưới sắp tới.

Việt Nam sẽ nhập lao động phổ thông?

Ngọc Bảo



Nhu cầu tìm LĐPT tại các sàn giao dịch việc làm luôn cao.
(LĐ) – Lao động phổ thông (LĐPT) đang thiếu trầm trọng. Nhưng thông tin hai DN ở TPHCM xin nhập khẩu LĐPT đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
Đó được xem là nghịch lý, trong bối cảnh VN là nước có nguồn nhân lực dồi dào, tỉ lệ LĐ thất nghiệp còn cao và Nhà nước vẫn đang phải tìm đủ mọi cách để giải quyết việc làm trong nước và đẩy mạnh XKLĐ.
Có thiếu LĐPT?
Các DN KCN Thái Bình đang cần hàng chục ngàn LĐPT, nhưng số LĐ tuyển được chỉ ở con số hàng trăm; khảo sát gần 90 DN tham gia sàn giao dịch việc làm Hà Nội phiên 10.3 với nhu cầu tuyển 3.500 LĐ, nhưng DN chỉ tuyển được 312 LĐ có nghề và 78 LĐPT…
Trước tình trạng cung không đủ cầu, lãnh đạo các DN, TTGTVL đã phải than trời, không hiểu LĐPT chạy đi đâu hết – khi mà VN có tới 50 triệu LĐ và con số công bố tỉ lệ thất nghiệp hằng năm vẫn ở mức cao. Kết quả tổng hợp từ các TTGTVL, sàn giao dịch cả nước năm 2009 cũng cho thấy, có tới trên 100.000 chỗ làm việc còn trống cần LĐ, trong đó có tới 80% là nhu cầu LĐPT, chủ yếu là của các DN ngành may mặc, giày da, chế biến nông – lâm sản. Nhưng, các TTGTVL mỗi năm chỉ có thể cung ứng 20% nhu cầu của các DN, cơ sở SX trên địa bàn…

Kim Chính Nhật: thuở Học trò của một kẻ bạo chúa

David McNeill

THE INDEPENDENT
Một người thầy đang phải sống lưu vong của Kim Chính Nhật đã tiết lộ về cách mà lần đầu tiên ông gặp một học sinh ‘bình thường’, người đã trở thành quái vật giải thoát cho Bình Nhưỡng khỏi những con người tàn tật – và đã ra lệnh giết cả nhà ông.

Bức ảnh chụp năm 1992 cho thấy Kim Chính Nhật (phải) và nhà lãnh đạo khi đó, cha Kim Chính Nhật, Kim Nhật Thành (trái) đang đi kiểm tra một sân vận động tại Bình Nhưỡng.
Thứ Năm, ngày 21-8-2008
Có vẻ như đó là một khoảnh khắc bình thường, lặp đi lặp lại tới hàng ngàn lần tại các trường học khắp nơi trên thế giới. Ngồi một bên là một đứa trẻ nhút nhát “với đôi gò má tấy đỏ”, trả lời ấp úng qua một bài kiểm tra dịch tại văn phòng hiệu trường nhà trường. Ngồi bên cạnh là một gia sư được cha cậu thuê để coi sóc cậu học hành.
Thế nhưng ngôi trường này lại ở Bắc Triều Tiên, người cha là nhân vật huyền thoại sáng lập nên đất nước này, ông Kim Nhật Thành, và cậu bé là con ông và là nhà lãnh đạo tương lai, Kim Chính Nhật. Và mối quan hệ giữa người học trò và vị gia sư đã đạt đến đỉnh cao trong một kết cục khủng khiếp: cậu bé đã lớn lên rồi ra lệnh thi hành án tử hình tất cả gia đình của người thầy giáo đó.
Câu chuyện này được kể bằng những lý lẽ ôn hòa hơn của người thầy, ông Kim Hyun-sik, giờ đã 76 tuổi và là một giáo sư nghiên cứu tại trường đại học George Mason University, bang Virginia.

Thủ tướng “hoãn binh”?

Cù Huy Hà Vũ

gửi cho BBC từ Hà Nội
Ngày 9/3/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 405/TTg-KTN về việc “rà soát kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát công trường bauxite
Công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông và tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; được đưa ra hơn một tháng sau khi hai Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo trên trang mạng Bauxite Việt Nam của giới trí thức Việt Nam yêu nước về “hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia”, xuất phát từ việc 10 tỉnh của Việt Nam trong có có các tỉnh giáp giới Trung Quốc cho người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê trên 264 nghìn ha đất rừng đầu nguồn.
Công văn nêu rõ: “có nơi đã cho thuê cả diện tích đất có rừng tự nhiên; quy hoạch cho các dự án thuê đất vào những vùng nhạy cảm đã phải thu hồi lại”.
“Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan lập đoàn công tác tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản”.
“Trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên”.

Biển Đông sẽ là tranh luận kế tiếp trong chương trình nghị sự hàng đầu của ASEAN

Kavi Chongkittavorn



Vùng biển "lưỡi bò" Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. - Ảnh: tuoitre.com.vn
The Nation
(Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ là tranh luận kế tiếp trong chương trình nghị sự hàng đầu của ASEAN)
22-03-2010
Sớm hay muộn, vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể thay thế vấn đề Miến Điện như là một thách thức lớn nhất của ASEAN khi Việt Nam giữ chức chủ tịch.
Kể từ bây giờ, Miến Điện có thể tự tin để theo đuổi bảy điểm trong lộ trình của họ mà  không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ các nước Asean như là đã từng xảy qua trong bốn năm trước đây khi Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan giữ chức chủ tịch. Từ khi giữ chức chủ tịch ASEAN hồi tháng giêng, Việt Nam đã dè dặt và không đối đầu trong việc tiếp nhận tình hình chính trị Miến Điện. Bất kỳ đề xướng mới nào của Asean về Miến Điện, đặc biệt là trước cuộc bầu cử [ở Miến Điện] sắp tới, sẽ là khó khăn, nếu không nói là không thể được.
Việt Nam là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất nguyên tắc không can thiệp trong khối Asean. Lần đầu tiên, khi Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 1998, ba năm sau khi gia nhập tổ chức này, Hà Nội rất tự hào về kỷ lục của mình trong việc nâng cao tính đoàn kết và nhất trí trong khối ASEAN.

Sau cuộc vận động ký tên yêu cầu Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ xóa bỏ tên China tại Hoàng Sa: Phỏng vấn Giáo Sư Carlyle Thayer

Nhã Trân

Đọc bài giáo sư Carlyle Thayer trả lời phóng viên Nhã Trân, thấy ông giáo sư này xem ra lại yêu nước Việt Nam hơn ông bạn ở cùng chi bộ với ông Tống Văn Công: ông Thayer không một lần nói Hoàng Sa và Trường Sa là những bãi hoang chim ỉa. Không những không bôi bác đất nước và khinh thường tinh thần đấu tranh giữ đất –giữ nước của đồng bào như đồng chí ở chi bộ ông Tống Văn Công, giáo sư Thayerr còn có những luận cứ giúp Việt Nam đấu tranh.
Thế mới biết, không thể dung tuyên truyền quảng cáo để che dấu sự ngu dân và kết quả của nó!
Bauxite Việt Nam
NTHF – 23.03.2010

Giáo Sư Carlyle Thayer
Cũng trong ngày kết thúc chiến dịch ký Thư Yêu Cầu, Nhã Trân, trưởng ban báo chí của Quỹ Nguyễn Thái Học (NTHF), phỏng vấn một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á, Giáo sư Carlyle A. Thayer, Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu quốc phòng Đại học New South Wales – Australia, theo dõi và quan tâm đến các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Nhã Trân: Xin được nghe quan điểm của GS trước sự kiện Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (NGS) ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa trong một bản đồ mới đây của họ?
GS Thayer: NGS năm nay đã sai phạm khi ghi là quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Ít ra NGS nên chú thích rằng chủ quyền khu vực này đang trong tình trạng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Máy bay JH-7, quân cờ cho chiến lược khống chế biển Đông của Trung Quốc

Thanh Hà

                                                              Máy bay JH-7A

VIT – Để thực hiện cho tham vọng vươn rộng xuống phía Nam biển Đông, cũng như ý đồ khống chế toàn bộ khu vực này, giới chức quân sự Trung Quốc đã để mắt tới việc bố trí các phi đội máy bay JH-7 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất trong nhóm Đông (Amphitrite Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở biển Đông. Tên tiếng Anh: Woody Island, tiếng Pháp: île Boisée. Đảo nằm ở tọa độ 16°50 vĩ Bắc, 112°19 kinh Đông, có chiều dài tới 1,7 km, chiều ngang 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km². Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.

Vụ cấp phép đầu độc sông Thị Vải: Vẫn chưa xử lý trách nhiệm

Nhóm phóng viên



Nhà máy dệt kim Eclat Fabrics Việt Nam xây xong nhưng phải “đắp chiếu”
TP – Ngày 11-2, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có văn bản đề nghị UBND tỉnh BR-VT thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Phó TT Hoàng Trung Hải về việc rút lại nội dung cho phép trong dự án dệt kim, cấp cho Cty Eclat Fabrics VN và kiểm điểm nghiêm túc tổ chức, cá nhân liên quan cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hiểu sai chủ trương của Chính phủ?
Ngày 11-9-2006, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu tạm thời không cấp phép cho những dự án thuộc năm loại hình (nhuộm, mủ cao su, thuộc da, chế biến tinh bột, sản xuất hóa chất cơ bản) trên lưu vực sông Thị Vải (bị ô nhiễm nặng).
Ngay sau đó, Sở Tài nguyên & Môi trường (TM-MT) BR-VT cũng đã tham mưu cho UBND BR-VT ban hành kế hoạch bảo vệ sông Thị Vải trong đó có đề cập đến việc tạm ngừng cấp phép những ngành nghề nhạy cảm với môi trường theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Nhà máy dệt kim có nhuộm Eclat Fabrics trong KCN Mỹ Xuân A2, Tân Thành BR-VT tổng vốn đầu tư 40 triệu USD,  công suất 6.000 tấn có 10% sản phẩm nhuộm (600 tấn sản phẩm dệt kim nhuộm/năm).

Vụ lấy đất khu bảo tồn thiên nhiên chia cho 238 cán bộ ở Long An: Cùng nhau chiếm đất công

Trần Hải Nguyên



Danh sách 238 cán bộ được chia đất quận 8 - TPHCM
Ban đầu là “mượn” đất công, sau là cho thuê rồi âm thầm cấp hẳn, nhiều cán bộ đã mang đất công cho thuê lại để trục lợi
Liên quan đến việc UBND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An lấy gần 400 ha đất trong khu vực bảo tồn rừng ngập mặn Láng Sen chia cho 238 cán bộ dưới hình thức “cho mượn”, Báo NLĐ ngày 22-3 đã thông tin, tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết năm 1994, lãnh đạo huyện Tân Hưng xin UBND tỉnh Long An cho phép cắt 400 ha thuộc vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen để làm quỹ đất công do huyện trực tiếp quản lý, sử dụng khi cần thiết.
Trong văn bản xin lập quỹ đất công, UBND huyện Tân Hưng nói rõ: Dùng vào việc bồi thường cho những hộ dân bị thu hồi đất xây dựng những công trình phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, trụ sở làm việc… Tuy nhiên, sau khi được tỉnh phê duyệt, UBND huyện Tân Hưng liền biến quỹ đất công thành “quỹ đất của cán bộ”.

Bắc Kinh nhà giàu, Bắc Kinh nhà nghèo

Bruno Philip

Bài của phóng viên thường trú tại Bắc Kinh
Phạm Toàn dịch

Ảnh: Guang Niu/Getty Images
Đó là một khu dân cư ngổn ngang những ngôi nhà siêu vẹo bẩn thỉu, đôi khi “nhà” mọc lên bát nháo, bên trên ban-công thì phơi đầy quần áo dưới đất là những con hẻm bùn lầy và ngập rác, toàn cảnh nằm bẹp dí dưới bầu trời sùm sụp mùa đông. Chợ có khá nhiều gà vịt và cá mú, nhưng mùi nồng nặc xông lên từ những quán cơm bụi rẻ tiền. Góc phố, một bác đầu bếp đang đảo đảo trộn trộn một món quái đản nào đó trong chảo. Những anh đàn ông mặc áo giả da và đội mũ lưỡi trai kiểu Mao Trạch Đông ngồi hút thuốc và tán chuyện. Phụ nữ ẵm con bọc kỹ trong chăn.
Từ khu Olimpic hoàn tráng chạy xe mười lăm phút là tới Dong XiaoKou một khu phố của dân nhập cư ngoại tỉnh. Chốn này không phải là cực khổ mà là nghèo hèn.
Nơi đây minh họa rõ rệt cho cái điều cách đây mươi hôm các phương tiện truyền thông Trung Hoa đã đưa tin: chưa khi nào kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978 khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị lại xa nhau đến thế.

Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quốc Tuấn

Cuộc tranh chấp về chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Hoa kéo dài từ nhiều năm qua dưới hình thức tranh nghị đã tiến tới một hình thức cực đoan khi giữa hai nước đã có một trận đụng độ hải quân lớn tại quần đảo Hoàng Sa vào trung tuần tháng 1 năm 1974. Trung Cộng với một lực lượng hùng hậu hơn đã đánh chiếm quần đảo này của Việt Nam Cộng Hòa.
Để biện minh hành vi xâm lăng của mình trái với tinh thần hiến chương Liên hiệp quốc mà Trung Cộng từ khi gia nhập vào tháng 10 năm 1971 đã cam kết tôn trọng và bảo vệ, Trung Cộng đã nại cớ quần đảo Hoàng Sa (Trung Hoa gọi là Tây Sa) cũng như quần đảo Trường Sa (Nam Sa trong danh từ Trung Hoa) vốn từ đầu là một phần lãnh thổ Trung Hoa nhưng đã bị Nhật Bản xâm chiếm trong trận Thế chiến thứ 2 và đã được Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thu hồi lại khi trận chiến tranh chấm dứt. Sự biện minh này của Trung Cộng đã được Trung Hoa Dân Quốc gián tiếp phụ họa.

Giấc mơ Việt Nam – không có đường tắt để thành Rồng

Phạm Toàn

Tặng Hoàng Tụy, người đã dùng chữ “rẻ tiền” để đánh giá một ý tưởng nào đó – PT


Ba chữ này nằm trên bìa một cuốn sách: “Trung Quốc Mộng” – chữ “Mộng” nằm ở mé tận cùng bên phải. Viết theo lối hội ý, ở chữ “mộng” này, bên dưới cái “giường gỗ” còn có một con mắt vẫn thức khi ta ngủ.
Người Việt Nam đã mơ mộng lại đang thèm khát một cơn mơ cho bõ cơn mơ. Thế nên, chỉ sơ sơ nhắp chuột kiểm tra trên một trang Vietnamnet, đã có thể thấy những tít bài chạy liên tiếp, những bài viết nói về đủ loại giấc mơ và đủ cách thể hiện khát khao đó:
Từ giấc mơ Trung Quốc đến giấc mơ Việt NamBay lên, Việt Nam ơi!…  Việt Nam có trở thành quốc gia giàu có?Việt Nam: Điểm đến cho những giấc mơ làm chủ …  Việt Nam quê hương tôi – giấc mơ về một xứ sở thanh bình …  Phạm Quỳnh Anh – từ “Bonjour Việt Nam” đến “J’espère” …  Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới và chiến tranh Việt Nam (cũng là nói về những giấc mơ đã được Philip Jones Griffiths thể hiện giúp – PT)  …   Phút lặng sau kỳ tích của bóng đá Việt Nam!Giấc mơ 10 năm đã… hoá Vàng (“VIỆT NAM VÔ ĐỊCH”, “VIỆT NAM CHIẾN THẮNG”) …   Về Việt Nam để sống vui hơn…  Tôi là người Việt Nam!Báo chí Việt Nam: xin hãy “hích” tôi!Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam …   Sức mạnh truyền thông và giấc mơ mang tên Việt Nam …  Một người Mỹ kể chuyện cổ tích Việt Nam…  Liên hoan phim Việt Nam 16: khi tấm màn nhung khép lại (khi mỗi “cánh diều” đều mang theo một giấc mơ – PT) …  Dựng chân dung Việt Nam mới bằng đức tin và hành động …   Nhạc cổ điển ở đâu trong nền âm nhạc Việt Nam? …  GS Tương Lai: Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!…   Quảng bá Việt Nam không phải lãnh địa riêng của tùy viên văn hóa…  Việt Nam nên đóng vai nào trong thế giới mới?Những mẫu xe được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam …  Nói thẳng về nền kiến trúc Việt Nam…  Chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế Ngân hàng Việt Nam: những bài học đã quên …  Bay lên Việt Nam!

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn