Hội ngộ Chủ nhật 31 tháng 01 năm 2010

Bauxite Việt Nam



Bạn thân mến, sáng mai, thứ Hai 01-02-2010, trang Boxitvn.info sẽ chính thức đón các bạn về nhà mình!

Hôm nay, trong phút giao thừa, các bạn nghệ sĩ không chuyên ở Đà Nẵng quy tụ chung quanh trang bachkhoadanang.net (Nguyễn Thế Hùng, Phạm Quyết Thắng, Mai Triệu Quang, Nguyễn Biên Cương, Nguyễn Huy Hoàn) có nhã ý mời mọi người một bữa tiệc hình ảnh.

Không chỉ có vậy, các bạn còn muốn chúng ta nhận rõ hình ảnh giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong toàn bộ các hoạt động cứu trợ bão lũ lụt đã được ghi lại ở đây.


Boxitvn.info xin phép nhắc lại lời nhắn nhủ đó, “tình cảm của anh em Đà Nẵng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi”, và “mong giáo sư Huệ Chi không bị hành hạ vì huyết áp cao” để sớm tiếp tục vai trò Tổng Biên tập trang mạng sắp có hai mươi triệu bạn vào đọc.
Xin cảm ơn các bạn Đà Nẵng, và thân ái gửi tới bạn.
Bauxite Việt Nam 

Chú Tễu Đà Nẵng ra đảo Lý Sơn

Tác giả: Chú Tễu bachkhoadanang.net

- Xin bạn chia sẻ với Chú Tễu bachkhoadanang.net

Những chiếc thuyền nhỏ bé vẫn xuất hiện kiêu hùng trên khắp vùng Biển Đông bao la.


Tễu mỗ kiên cường đứng trước mũi tầu suốt cuộc hành trình để cảm nhận về những con sóng giữa cái đại ngàn, về những con thuyền đánh cá, nhỏ nhoi, cô đơn, kiêu hùng trên biển bao la mà thiêng liêng của máu thịt Việt Nam, thỉnh thoảng những chú cá chuồn bay như chim cách mặt nước chừng 20 phân như đón chào đoàn của Tễu ra với Lý Sơn, khúc ruột tiền tiêu của biển đảo Việt Nam, mãi rồi hình ảnh đảo Lý Sơn cũng hiện dần ra trước mắt Tễu đầy oai hùng nổi lên kiêu hãnh trên nề xanh thiên thanh, sừng sững như chàng Thánh Gióng trên Biển Đông ở thế kỷ 21.

Tâm lý không bị trừng phạt

Phạm Toàn

Ngày thứ sáu, 29 tháng 01 năm 2010, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận được một cú điện thoại của “người quen”, tức là những người “cùng làm việc” hơn chục ngày vừa rồi. Nội dung: hỏi xem ngày mai “Bác” có thể làm việc không? Cái “ngày mai” nói đến ở đây không phải cái hạng ngày mai thơ mộng kiểu “ngày mai tươi sáng”, “ngày mai thanh xuân của nhân loại”, mà là cái ngày mai cụ thể, Ngày Thứ Bẩy, cái ngày cùng với ngày Chủ Nhật được cả nước đang buộc phải sính tiếng Anh gọi là “Uých-Ken”.

Giáo sư Huệ Chi gọi ngay cho tôi, và nói thêm: “Thật vô cùng khó chịu, huyết áp lại lên đây này!” “Thế ông trả lời sao?” Tôi bảo họ: “Các cậu định khủng bố và bức cung mình đấy à?” “Thế họ trả lời ông ra sao?” “Họ cười: chúng cháu muốn làm với bác cho nhanh cho gọn thôi mà” (!?).

Sẽ còn phải suy nghĩ thêm để đặt một tên gọi chân xác cho những cách làm việc như vậy. Trong lúc chờ đợi, để giúp cho việc đặt tên được thuận tiện, ta thử điểm qua xem cái lề lối làm việc đó gây ra những điều vô cùng khó chịu gì cho các công dân.


Thật thà như Huệ Chi

Tác giả: Phạm Toàn

Trong ngành Từ nguyên học, người ta không chỉ nghiên cứu gốc của một từ, có khi còn nghiên cứu cả gốc của một ngữ. Gốc gác của “hiền như Bụt” hẳn là không khó nhận ra đối với người Việt. Còn “nóng như Trương Phi” hoặc “oan như Thị Kính” (hoặc có khi “oan như Thị Mầu”) hoặc “chết đứng như Từ Hải” … thì phải xem xét đôi ba điển cố mới nhận ra nghĩa gốc.

Hôm nay tôi phải ghi nhanh lại gốc gác của thành ngữ “thật thà như Huệ Chi”, kẻo vài ba trăm năm nữa chẳng ai còn nhớ, việc dùng nghĩa của ngữ đó sẽ hết ý vị. Thực ra, người đời vẫn truyền nhau và nói “thật thà như là Huệ Chi” hoặc nói “thật thà như bà Huệ Chi” đều không sai. Yếu tố “như là” Huệ Chi thì chẳng có gì rắc rối. Còn yếu tố “như bà” Huệ Chi thì chỉ cần vào công cụ tìm kiếm Google sẽ được đọc nguyên si lá thư của Ủy ban Pháp luật một cơ quan cao nhất nào đó là sẽ rõ. Trong bài này, tôi chỉ kẻ lại nội dung của “thật thà như Huệ Chi” thôi. Thế cho gọn.

Trước hết, ta cần quay trở lại buổi tối hôm thứ Tư, 26 thắng 01 năm 2010. Buổi tối đó, Huệ Chi thông báo với vợ và bạn bè – giữa chừng có bị ngắt để thông báo cho con gái và con dâu – rằng “ngày mai sẽ là buổi làm việc cuối cùng”. Huệ Chi kể lại cho mọi người về thái độ của mấy người ở hai phía cùng làm việc với nhau – “mấy cái cậu đó thì khá, tương đối có hiểu biết”.

Bà con mình quen nghe chuyện kể, đến đoạn này hẳn là đoán được ngay là sắp có chuyện: “mấy cậu đó thì…” nghĩa là sẽ có cái gì đó chọi lại với mấy cậu đó.

Trước 9 giờ và sau 9 giờ

  Phạm Toàn

Hôm nay, 28 tháng 01 năm 2010, giáo sư Nguyễn Huệ Chi của chúng ta sẽ "làm việc" nốt một buổi cuối cùng, dứt khoát là cuối cùng đấy nhé, vì chiều hôm qua "các anh ấy" đã hẹn rồi, hẹn hò thân tình, lại còn pha trò cho thân tình thêm, để chuẩn bị cho cuộc hội ngộ cuối cùng sẽ phải thân tình hơn nữa. Một đồng chí dặn dò Huệ Chi trong nụ cười: "Thôi bác về, chiều mai một giờ ta gặp nhau, sáng mai bác vui vẻ đi, nhưng vui vẻ ở chỗ nào đó không có bác gái ấy nha … "

Các đồng chí A B C bây giờ cũng vui tính thật đấy! Mà tôi đoán định cũng chẳng mấy sai. Cách nay chừng mươi hôm, tôi có bảo Huệ Chi rằng, "trong cái cơ quan to nhất cả nước này, thì bộ phận ấy có học hơn cả, và chắc chắn là nó trong sạch hơn nhiều bộ phận khác". Huệ Chi liền gân cổ cãi, rất chi là cụ đồ Nho, "thì tôi bao giờ chẳng lịch sự hòa nhã với họ?" Thì vưỡn! Nào tôi có nói gì trách cứ ông!

Chuyên gia nhân quyền LHQ đến Việt Nam

BBC Tiếng Việt – Thứ tư, 27 tháng 1, 2010


Một thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam cho hay Việt Nam sẽ mời ba chuyên gia độc lập và báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của LHQ tới thăm trong năm nay.

Trong khi đó đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, ông John Hendra thông báo chuyến thăm đầu tiên của Chuyên gia độc lập tìm hiểu về nhân quyền và nghèo đói sẽ diễn ra vào tháng Tư.

Hai tin này được công bố tại Hà Nội ngày 26/1 trong cuộc hội thảo quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức, có tên: “Việt Nam và các cơ chế LHQ về nhân quyền: Một số hoạt động hợp tác quốc tế gần đây.”



 VN trình báo cáo kiểm điểm định kỳ tại phiên họp của HĐNQ tháng 5/2009.


Trung Quốc đặt tên lửa ở Quảng Tây

BBC Tiếng Việt – thứ tư, 27 tháng 1, 2010

Báo chí Đài Loan vừa báo động việc Trung Quốc điều hoả tiễn tới tỉnh Quảng Tây, với tầm che phủ vươn tới Việt Nam, Bắc Ấn và Nhật Bản.




Các báo này trích nguồn tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, chuyên cung cấp tin và bình luận về các đề tài quốc phòng và ngoại giao Á châu, nói một loạt hỏa tiễn Trường Kiếm 10 từng xuất hiện trong cuộc duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc năm ngoái đã được chuyển tới binh đoàn tên lửa số 215 đóng tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.

Tầm che phủ của loại tên lửa này là hơn 1.500 cây số, vươn tới Việt Nam, Đài Loan, Bắc Ấn Độ, bán đảo Triều Tiên và đảo Okinawa của Nhật Bản.

Giải cứu hai bé gái người Việt ở Campuchia

Tuổi trẻ - Thứ Tư, 27/01/2010

TTO - Truyền thông Úc đưa tin một tổ chức nhân đạo nước này vừa giải thoát thành công hai bé gái người Việt khỏi một nhà chứa ở Campuchia.


Gái bán hoa trên đường phố Phnom Penh - Ảnh: Straits Times

Hãng tin AAP (Australian Associated Press) cho biết tổ chức đó tên là The Grey Man, trụ sở ở Brisbane (Úc), chuyên tập trung vào hoạt động cứu nô lệ tình dục là trẻ em ở Đông Nam Á. Các thành viên tổ chức này gồm những cựu binh lực lượng đặc nhiệm Úc, cựu cảnh sát và thường dân.

Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường

Người lao động - Thứ năm, 21/01/2010 | 00:29GMT+7

Máy bay có vận tốc trung bình 85 km/giờ, chở được vật nặng 4 kg, có thể mang camera quay phim, chụp ảnh trên không, thiết bị đo nhiệt độ, áp suất không khí... nhằm ứng dụng trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Một nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa TPHCM vừa chế tạo thành công máy bay không người lái bằng vật liệu composite, sải cánh 2,5 m, tổng trọng lượng 12 kg. Đây là sản phẩm giai đoạn 1 của đề tài cấp TPHCM có tên “Nghiên cứu ứng dụng khí cụ bay tự động vào công tác quan trắc phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường”.




Nhóm nghiên cứu đang kiểm tra lại các bộ phận của máy bay

Một liệt sĩ trở về sau 40 năm lưu lạc

Dân Trí, Việt báo, Thứ hai, 24 Tháng chín 2007

Năm 1967, ông Nguyễn Song Thao (xã Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An) đi bộ đội. Năm 1968, gia đình nhận được giấy báo tử và đến năm 1977 liệt sĩ Nguyễn Song Thao được cấp bằng Tổ quốc ghi công. Gần 40 năm mất tích, ngày 19/9 ông Thao đột ngột trở về...




Là con trai thứ 5 trong gia đình nông dân nghèo, 19 tuổi, Nguyễn Song Thao lên đường tòng quân. Ông Thao cho biết trong một trận đánh ở Thừa Thiên - Huế vào năm 1968, ông bị thương vào đầu, bất tỉnh, được người dân cứu sống.

Phe đối lập Miến Điện không thể xác nhận nguồn tin bà Aung San Suu Kyi sẽ được thả vào tháng 11

Ghi chú: Khi loan báo việc trả tự do cho bà, các tướng lãnh Miến Điện có ý đồ lấy điểm với Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu. Nhưng cử chỉ này chỉ có một tầm quan trọng rất hạn chế. Bà Aung San Suu Kyi chỉ được trả tự do sau cuộc bầu cử toàn quốc vốn sẽ diễn ra chậm nhất là vào tháng 10 năm 2010
 
Tú Anh

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6630.asp


Aung San Suu Kyi (DR)

Bị giam lỏng tại tư gia từ năm 2003, bà Aung San Suu Kyi đã bị kết án 18 tháng tù vào tháng tám năm ngoái vì đã chứa chấp một người Mỹ. Tính cả ba tháng bị giam giữ trong một nhà khách quân đội sau sự kiện trên, đúng là bà sẽ hết hạn tù vào tháng 11 tới.

Ai gây chuyện với gia đình Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

Phạm Toàn

Hồi 8 giờ 30 phút sáng nay, 27 tháng 01 năm 2010, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ quận Ba Đình, Hà Nội,) Lê Văn Định hung hổ dẫn đầu một lực lượng gồm cả công an áo xanh, dân phòng áo đen… đến 24 Điện Biên Phủ, nhà ở của gia đình Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, gọi là để "cưỡng chế" bức tường rào!

Ngày 15-9-2009, trong vườn nhà TS Hà Vũ có hai cây bị bão trốc rễ đè sập tường rào. Ngay sau đó để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình nên vợ chồng TS Hà Vũ đã khẩn cấp xây lại phần tường rào bị sập. Vậy lẽ thường là nếu không giúp đỡ được khổ chủ thì chính quyền chí ít cũng phải động viên người dân mau chóng khắc phục hậu quả thiên tai mới phải, đằng này... Bị người nhà TS Hà Vũ phẫn nộ hỏi riết nguyên do, ông Nguyễn Trọng Khanh, phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên cực chẳng đã phải toạc móng heo: "Chúng tôi cũng chẳng muốn làm, nhưng đây là chỉ đạo của Thủ tướng !".

Nhà toán học Ngô Bảo Châu làm giảng viên ĐH Chicago

Tuổi trẻ Thứ Tư, 27/01/2010

TTO - Trường ĐH Chicago vừa ra thông cáo báo chí cho biết nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu - người có nghiên cứu được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009 - đã nhận lời làm giảng viên ĐH này.


Nhà toán học làm rạng danh nước Việt Ngô Bảo Châu
-Ảnh: Newswise


Theo ĐH Chicago, Ngô Bảo Châu sẽ trở thành giáo sư toán học ĐH Chicago từ ngày 1-9-2010. “Rõ ràng Ngô Bảo Châu là một trong những nhà toán học vĩ đại của thời đại”, trang web thông tin Newswise.com dẫn lời giáo sư toán Robert Fefferman, trưởng khoa Vật lý ĐH Chicago nhận định. “Tôi mong chờ những điều vĩ đại từ chàng trai trẻ này”.

Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy

Tác giả: HÀ VĂN THỊNH
Tuần Việt Nam 26/01/2010

Sau phát biểu của bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn về những thành tích của địa phương được đăng tải trên một số tờ báo, một nhà Sử học muốn ông Mãn nói rõ hơn, cụ thể hơn về những thành tích đó.

Để rộng đường dư luận cũng là tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam đăng ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế.

Trong mục Chào buổi sáng của báo Thanh Niên, số ra ngày 25.1.2010, có đăng tải những phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Ông Mãn cho rằng đầu nhiệm kỳ, người nghèo ở tỉnh TTH là 28%, nay còn 8%; tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà "4 cứng" và; nhất là tỉnh TTH luôn "nói đi đôi với làm". Nếu đúng như thế thì thật là diệu tuyệt. Nhưng vì là một nhà sử học, nói cái gì cũng phải có sách, mách có chứng nên tôi muốn ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH cho biết rõ - cụ thể hơn những thành tích rất đáng trân trọng ấy.

Cái hậu của cuộc Cách mạng

Đọc bài "Cách mạng màu" của Huy Đức



Lời Ban Biên  Tập : Thực tế lịch sử chứng minh rằng hầu như những nhà Cách mạng, nhà chính trị khi quyết tâm tranh đoạt chính quyền thường hứa hẹn với dân chúng thật nhiều điều tốt đẹp. Thế nhưng chính họ lại rất dễ quên hoặc có khi lực bất tòng tâm, muốn giữ lời mà không thể làm như đã hứa. Đó chính là sự bội ước. 


Sau cuộc cách mạng, phần thưởng mà dân chúng mong muốn thật đơn giản: đó là tự do và dân chủ. Tự do và dân chủ sẽ khiến cho sự bội ước thường gặp ấy sẽ được sửa chữa.



Phải công nhận là bố cục bài viết và ý tứ của Huy Đức trong bài "Cách mạng màu" thật hoàn hảo, thật dễ hiểu mặc dù không đến mức lộ ra là ông ấy nói về cuộc Cách mạng nào và cách viết của Huy Đức có vẻ như đứng trung gian giữa các chủ thuyết, giữa các thể chế. 


Thậm chí nếu cho rằng Huy Đức muốn ám chỉ đến ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức cũng không phải là nhầm lẫn, bởi lẽ nếu như Công Định, Duy Thức trở thành lãnh đạo thì cũng nên đọc bài này để hiểu về "cái hậu" của một cuộc Cách mạng.


Trang Bauxite Việt Nam – Hành động và suy nghĩ đúng bản chất sự vật!

Phạm Toàn


Mấy hôm nay, tình hình "lao động" của vị giáo sư khả kính có vẻ hơi lờ phờ! Nếu chỉ xét bề ngoài – sáng làm việc từ 9 rưỡi, trưa ngủ dậy trễ, chiều mới ba giờ hơn bốn giờ kém đã "xe ta bon bon…" về với các cô gái Lam Hồng – thật khó có thể xếp lao động trung bình, nói gì đến tiền tiến, nói gì đến chiến sĩ thi đua!  


Đó là nói "nếu chỉ xét bề ngoài". Còn bên trong thì sao? Bên trong, tức là bản chất sự vật, có chuyện gì? Bên trong thì "thiên tướng" đấy, mặc dù chỉ có nhõn một chuyện: cùng đi tìm một phương thức đóng cửa trang Bauxite Việt Nam sao an toàn cho cả đôi bên.


Để khỏi mang tiếng hồ đồ hoặc hàm hồ hoặc "thiếu tính lý luận", ta cần đến công cụ phân tích. Thì ta cùng phân tích!


Bắc Hà vào xuân

25/01/2010 

(TNO) Trên mảnh đất rẻo cao Bắc Hà (Lào Cai), những ngày đầu tháng Chạp nhộn nhịp khách thập phương từ muôn nơi đổ về. Mùa xuân đã đến trên mảnh đất này với những sắc hoa mận, hoa đào bừng nở khắp nơi...

Đường từ Lào Cai đi Bắc Hà giờ đã rất đẹp. Đoạn đường dài gần 60km uốn mình quanh những dãy núi, vòng qua nhiều bản làng, để rồi bất chợt mở ra một khúc quanh rộng đưa du khách tiến vào cổng chào của thị trấn nổi tiếng Bắc Hà xinh đẹp. Từ xa xa đã trông thấy nhiều cô gái người Mông, áo xanh áo hồng áo đỏ, chít khăn đủ màu sặc sỡ, nô nức đi chợ phiên.

Phiên chợ buổi sáng chủ nhật nào cũng giống nhau, một phiên chợ đậm màu sắc với những chiếc váy áo đủ màu, với những nụ cười bẽn lẽn sau vạt khăn che mặt...

Dưới đây là một số hình ảnh Bắc Hà vào xuân mới do CTV của Thanh Niên Online thực hiện trong những ngày cuối năm:


 Mảnh đất Bắc Hà xinh đẹp đang đón một mùa xuân mới

Hàng vạn người dân dự Lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông

Thanh Hóa:
Hàng vạn người dân dự Lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông


(Dân trí) - Nghe tin sáng nay 25/1 thi hài vua Lê Dụ Tông sẽ về đến nơi, nhiều người dân tỉnh Thanh Hóa đã không ngủ, thức đợi để được tận mắt chứng kiến giây phút trọng đại này.

Về tham dự buổi lễ hoàn táng thi hài Hòa Hoàng đế Lê Dụ Tông có nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thứ trưởng Bộ VH - TT - DL Trần Chiến Thắng. Về phía tỉnh Thanh Hóa có Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh và các ban ngành đoàn thể cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.

Trước đó mọi công tác chuẩn bị đã gấp rút được hoàn thành, đến 23h ngày 24/1, chiếc quách đã gấp rút được hoàn thiện, những nghệ nhân đã cố gắng để tái tạo lại những hoa văn hình vân mây trên bề mặt của quách.
 
Cụ Hoàng Văn Hiền, làng Bái Trạch vui mừng nói: “Ngày đưa vua đi tôi được tận mắt chứng kiến cả quan, cả quách nên đã mấy ngày nay khi nghe tin thi hài vua được đưa trở về làng tôi hồi hộp và chờ đợi mong được chứng kiến ngày này".

Nhà ngoại giao Bắc Hàn đào thoát sang Nam Hàn xin tị nạn chính trị

Seoul - Theo thông tin từ giới ngoại giao Nam Hàn ở Addis Abeba cho biết một nhân viên ngoại giao của cộng sản Bắc Hàn ở Ethiopia đã đào thoát tìm tự do.

Như thông tấn xã YTN của Nam Hàn đã đưa tin vào thứ ba, 26/1/2010 một nhân viên ngoại giao trẻ có bằng cấp bác sĩ, tuổi 40 được biết tên là Kim đã đào thoát vào tháng 10/2009 qua tòa đại sứ Nam Hàn ở Ethiopia và xin chính quyền Seoul cho hưởng quy chế tị nạn chính trị. Vào đầu tháng 11/2009 nhà ngoại giao này được được hộ tống về Seoul dưới sự bảo trợ của nhân viên bộ ngoại giao Nam Hàn đi kèm.

Đến nay bộ ngoại giao Nam Hàn vẫn từ chối bình luận công khai về cuộc đào thoát của bác sĩ Kim. Về hoàn cảnh gia đình của bác sĩ Kim cũng như chỗ cư ngụ hiện tại đang được chính quyền Nam Hàn giữ kín.

Một buổi sáng ở Đại học Khoa học Tự nhiên

Saturday, January 23, 2010

Sáng hôm 21/1 tôi có vinh hạnh ghé qua trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), tức là trường Đại học Khoa học cũ (trước 1975). Nhờ một anh bạn giảng viên trong trường “mai mối” tôi giảng một bài ngắn (chỉ 2 tiếng) cho gần chục bạn giảng viên trẻ trong khoa sinh học. Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp vào khuôn viên trường này, nên đi đâu cũng nhìn chằm chằm cứ như là Hai Lúa mới lên thành thị. Những cây cổ thụ vẫn còn đó, nhưng hình như số cây ít hơn so với trước đây. Tòa nhà chính vẫn còn đó, dù có vài thay đổi nhỏ và tường có vẻ rêu phong, hành lang thì hình như cũ kĩ hơn. Cũng có một vài tòa nhà được xây mới (hay tương đối mới) nhưng rất chấp vá, không hài hòa trong cái khung cảnh chung của các tòa nhà cũ. Những tòa nhà từ thời Tây còn lại đã bị xuống cấp thê thảm. Bậc thang đi lên khoa sinh học trông thật là dơ bẩn, tối tăm, chật hẹp. Đứng trên cao nhìn xuống khuôn viên trường trông rất lô nhô, lổm chổm, và nhếch nhác. Tôi cảm thấy ngậm ngùi cho cái trường một thời danh tiếng trong vùng Đông Nam Á này.

Trước khi giảng bài, tôi lang thang trong thư viện nhỏ của khoa sinh và phát hiện rằng cái tủ sách nhỏ này chứa nhiều tập san rất quí trên thế giới. Tủ sách cũ kĩ được để ngoài hành lang này có những số báo của tập san Nature từ năm 1910, một số xuất bản trong thập niên từ 1950-1970. Ngoài ra, còn có một số tập san nổi tiếng khác về sinh học và môi trường học nữa. Tôi có nói với các bạn trong khoa rằng đây là những tài liệu cực kì quí hiếm mà ngay cả đại học New South Wales của tôi cũng không có. Tôi rất sợ là mấy tập san này sẽ tiêu tan nay mai, vì với thời tiết mưa nắng khắc nghiệt và tủ sách để ngoài hành lang như thế không biết mấy tài liệu này có thể “sống” bao lâu nữa. Không biết các bạn ấy có quan tâm đến sự quan tâm của tôi.

Lễ hội hôn nhau ở Việt Nam gây sốt trong cộng đồng mạng

23/01/2010




Những ngày này, cụm từ “lễ hội hôn nhau ở Việt Nam” cho ra trên 3 triệu kết quả trên trang tìm kiếm Google. Lễ hội này được tổ chức đúng vào khoảnh khắc giao thừa Tết Canh Dần tại quảng trường sông Hoài và khu vườn tượng ở Hội An.

Đây là ý tưởng độc đáo của chính quyền TP Hội An (Quảng Nam) để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch do ngày mùng 1 Tết trùng vào ngày Lễ Tình yêu Valentines Day 14.2.

Phận đời phụ nữ Việt lấy 'chui' chồng Trung Quốc

VNN - Thứ Ba, 26/01/2010 (GMT+7)

Gần đây một số phóng viên tờ “Tân khoái báo”(CHND Trung Hoa) đã tới Thanh Viễn, Quảng Đông điều tra, phát hiện thấy một số vùng núi xa xôi hẻo lánh thuộc thành phố này có khá nhiều phụ nữ Việt Nam di dân tới ở. 



Những người phụ nữ nghèo, ít học là đối tượng dễ bị lừa bán sang Trung Quốc. (Ảnh minh họa: achr.vn)

Theo giới thiệu của quan chức Phòng Dân chính huyện Thanh Tân, thành phố Thanh Viễn thì cho đến hiện nay, ít nhất đã có tới hàng trăm phụ nữ Việt Nam “được gả” tới huyện này và đã sinh con đẻ cái. Các khu vực miền núi xa xôi khác của Quảng Đông như Thiều Quan, Mai Châu…, thậm chí tại các miền núi xa xôi của Quảng Tây cũng có hiện tượng tương tự.

Người phụ trách Phòng Dân chính huyện Thanh Tân cho rằng hiện tượng phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp, kết hôn phi pháp với đàn ông trong nước là nghiêm trọng, hiện nay chính quyền phối hợp cùng các ngành liên quan tiến hành giám sát, quản lý người nước ngoài đã nhập cảnh, nhưng “tất cả những cái đó dường như không có hiệu quả”.

Sinh viên "già" và tổng thống "trẻ"

Nguyễn Thị Tuyết Ngân

Cuộc gặp gỡ Tổng thống Barack Obama chỉ có 900 vé được phát ra trong khi hàng chục nghìn người ở Ohio muốn được đến nghe ông nói chuyện. Và tôi, một sinh viên Việt Nam vừa đến nước Mỹ theo học ngành công nghệ môi trường, thật may mắn có trong tay một trong 900 tấm vé ấy.

* Nguyễn Thị Tuyết Ngân, sinh viên Việt Nam theo học ngành công nghệ môi trường tại ĐH Cao Đẳng Cộng Đồng Lorain County (Lorain County Community College) ở Ohio, Mỹ, may mắn được tham dự cuộc đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến thăm và nói chuyện ở thành phố này. Cô đã viết những cảm xúc và suy nghĩ của mình về cuộc gặp gỡ đặc biệt ấy và gửi cho Tuần Việt Nam.

11 giờ sáng ngày 22/1, ban tổ chức bắt đầu mở cửa cho những người được mời tham dự cuộc gặp gỡ. Nhưng quá nhiều người đã đến và đợi chờ từ 8 giờ sáng trong giá lạnh và tuyết trắng của mùa đông nước Mỹ. 10 giờ tôi mới có mặt và xếp hàng nhích dần từng bước trong  khoảng thời gian hơn một giờ đồng hồ mới vào được hội trường. Trong lúc xếp hàng, nhiều người tỏ ra sốt ruột, định cắt hàng lên trước nhưng đều bị nhân viên bảo vệ ngăn lại.

Chính phủ TQ bác bỏ liên quan vụ Google

BBC – 25-1-2010


Google đã dọa sẽ rút khỏi Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc bác bỏ liên quan trong các vụ tin tặc tấn công Google và chỉ trích Hoa Kỳ bất nhất về tiêu chuẩn.

Phát ngôn viên của Bộ Công nghiệp Trung Quốc nói với Tân Hoa Xã rằng cáo buộc Bắc Kinh đứng đằng sau các vụ tin tặc là hoàn toàn “không có cơ sở”.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuần này đã đề nghị Trung Quốc điều tra cáo buộc của Google là trang mạng của hãng này bị tin tặc đặt tại Trung Quốc tấn công.

Google đã dọa sẽ rút khỏi Trung Quốc.


Khoảng cách giàu nghèo

Boxitvn giới thiệu một góc nhìn minh họa khoảng cách giàu nghèo

Ai phá Rừng Quốc gia Yok Đôn ?
Báo Người Lao động Thứ ba, 26/01/2010


Một trong hai công ty ngang nhiên phá Rừng Quốc gia Yok Đôn có Công ty Quản lý và Xây dựng đường bộ Đắk Lắk, do ông Phạm Ngọc Thành làm giám đốc. Ông Thành chính là chủ đàn chó đã cắn chết bà Phạm Thị Ngắn...

Ông Phạm Ngọc Thành không chỉ được biết đến là chủ “Rẫy ông Thành 507” gây tai tiếng trong vụ thả chó cắn chết bà Phạm Thị Ngắn mà ông còn là giám đốc Công ty Quản lý và xây dựng đường bộ (QL-XDĐB) Đắk Lắk, một trong hai đơn vị đem máy móc phá Rừng Quốc gia Yok Đôn.


Cán bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn bên những thân cây vừa bị  đốn hạ

Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn

Trần Trọng Thức


Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết.

Năm hết Tết đến, một trong những mối bận tâm lớn của người làm công ăn lương là khoản tiền thưởng Tết mà họ xứng đáng có được từ công sức đóng góp của mình là bao nhiêu? Thế cho nên thông tin trên báo chí đề cập đến những khoảng cách quá lớn về tiền thưởng Tết giữa khu vực kinh tế này với khu vực kinh tế khác, ngành này với ngành khác được nhiều người quan tâm cũng là điều dễ hiểu.

Thông tin từ Vụ Lao động Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội) cho thấy, cá nhân được thưởng Tết cao nhất năm nay là 389 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp FDI của TP HCM. Trong khi đó mức thưởng Tết cao nhất cho lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh tại thành phố này là 185 triệu đồng. Ở khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất là 99,7 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Khánh Hòa.

Năm nay, thưởng Tết bình quân chung của cả nước khoảng 1,85 triệu đồng một người, cao hơn 300.000 đồng so với năm ngoái, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 2,2 triệu đồng, doanh nghiệp dân doanh 1,4 triệu đồng và doanh nghiệp FDI 1,9 triệu đồng một người. Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương giữ kỷ lục về thưởng Tết với mức bình quân cá nhân 4,3 triệu đồng, kế đó là TP HCM 3,8 triệu đồng, Khánh Hòa 3,6 triệu đồng, Đà Nẵng 2,5 triệu đồng, Hà Nội 2,3 triệu đồng, Bình Dương 2,1 triệu đồng và Đồng Nai 1,7 triệu đồng.

Thấp nhất năm nay là ở Nam Định, khối doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất là 100.000 đồng/người, thấp nhất là 50.000 đồng/người. Riêng khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng cao nhất lên tới 3,2 triệu đồng, nhưng mức thấp nhất lại chỉ có 30.000 đồng/người. Đây cũng là mức thấp nhất trong cả nước.


                                                        Khoảng cách giàu nghèo.

Khai thác chung Biển Đông và những nguyên tắc công bằng

Dương Danh Huy - Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông

Gác tranh chấp, cùng khai thác chỉ là một giải pháp tạm thời. Người Anh có tục ngữ, "Rào giậu tốt tạo ra láng giềng tốt". Giải pháp cơ bản, lâu dài cho tranh chấp lãnh thổ là phân định chủ quyền một cách công bằng, phù hợp với luật quốc tế.

LTS: Gần đây, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng.

Trong phần 1 bài viết, tác giả Dương Danh Huy đã phân tích chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của phía Trung Quốc, chỉ rõ nếu theo những quan điểm của Trung Quốc trước mắt sẽ bất công cho Việt Nam còn về lâu dài sẽ nguy hại tới chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Trong phần 2 này, tác giả tập trung chỉ rõ các nguyên tắc công bằng để "gác tranh chấp, cùng khai thác".

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Xác định khu vực tranh chấp một cách hợp lý

Trước khi có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, trước hết phải xác định khu vực tranh chấp một cách hợp lý. Lý lẽ của một bên để tranh chấp một vùng lãnh thổ phải hợp lý hơn một mức tối thiểu nào đó. Không thể có chuyện hễ một nước tranh chấp vùng lãnh thổ nào thì nước kia nên gác tranh chấp, cùng khai thác vùng lãnh thổ đó với nước thứ nhất.

Mẫu chuyện nhỏ về nhân dân vĩ đại

Nhân ngày kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng, kính nhờ blog Boxitvn công bố giùm bài thơ dưới đây, tôi viết trong chiến tranh, kể lại chuyện có thật của một đảng viên trung kiên ở xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, nhưng vì bài thơ này (cùng 3 bài khác nữa) mà tôi bị đưa ra kiểm điểm ở chi bộ.Ý kiến phê phán bài thơ này là : đề cao Nhân dân, hạ thấp Đảng.

Mãi đến năm 1985, bài thơ này mới được công bố lần đầu trong đặc san chào mừng đại hội đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


BÙI MINH QUỐC
 
    Mẹ vẫn đuổi con sao?
    Mẹ vẫn đuổi con sao?
    Tôi ngồi vật xuống bậc thềm sũng nước
    Điều cay đắng dẫu đã thầm tính trước
    Vẫn không ngăn nổi uất nghẹn trong lòng.
  
    Đêm mênh mông. Mưa xối mặt ròng ròng
    Tôi nín thở, lắng từng giây khùng khiếp
    Tiếng mẹ tắt bao giờ? Sau cánh liếp
    Mẹ đang nghĩ gì, mẹ ơi?

Viên thuốc an thần dân chờ đợi

Vietnamnet

Một vài cơ quan truyền thông nước ngoài hỏi tôi có nghĩ rằng mình là "đối lập" không? Tôi trả lời tôi chỉ cố là một tiếng nói "độc lập" để đóng góp cho lợi ích chung thôi.

Sắp hết hai nhiệm kỳ Quốc hội, tự kiểm định lại ông thấy mình có gì sai sót, thiếu trách nhiệm khi người dân đã bỏ phiếu tín nhiệm mình không?

- Đôi khi tôi cảm thấy mình chỉ như viên thuốc an thần được dân chờ đợi.

Cái mà ta gọi là có uy tín bao nhiêu nghĩa là viên thuốc an thần nồng độ cao bấy nhiêu thôi. Khi dã thuốc thì họ càng oán mình vì có quá nhiều điều mà một ĐBQH không thể làm được. Đây là tôi nói đến việc bất cập trong xử lý đơn khiếu nại của dân.


Bất cập không chỉ vì năng lực hay ĐB không nhiệt tình mà do cơ chế. Điều kiện làm việc của ĐBQH không hề tương xứng với chức năng và càng không tương xứng với kỳ vọng của dân.




Đại biểu Quốc hội đầu tiên lập blog

Quần soóc, áo phông, ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội khoá XI và cũng là ứng cử viên khoá XII, lặn lội đi học... blog

Cự ly nào giữa blogger và chính khách

Đúng tinh thần một blogger, ông thoải mái tâm sự:

Ai cũng có thể mở blog, nhưng một chính trị gia mở blog lại có ý nghĩa khác. Nếu blog của họ có những điểm tích cực, họ có thể dùng nó để xây dựng hình ảnh, vận động tranh cử, truyền thông điệp tới người dân theo cách gần gũi hơn so với những bài phát biểu trước Quốc hội.

Tuy nhiên, vẫn có những điểm rất bất cập. Ở vị trí một chính trị gia, lời ăn tiếng nói của họ rất được quan tâm. Một khi lập blog là họ trở thành blogger. Có người cho rằng tôi là một blogger, tôi muốn nói gì cũng được, đây là thế giới riêng của tôi. Nhưng tên tuổi của họ lại mâu thuẫn với điều đó.

Ví dụ như Ngoại trưởng Thụy Điển. Ông luôn nói trước công luận theo tính chất ngoại giao. Nhưng khi lên blog, ông ấy lại thể hiện một quan điểm khác hẳn so với tư cách của một ngoại trưởng. Khi được phỏng vấn, ông lý giải rằng, ở đây tôi nói với tư cách của một blogger chứ không phải tư cách của một ngoại trưởng.

Vấn đề là nhận thức của người dân về việc làm blog. Con người có hai chức năng, có những cái thống nhất với nhau, có những cái thuộc về nghề nghiệp thì phải phân biệt được. Nếu không phân biệt được là do lỗi của người đọc, không phải lỗi tại người viết blog.

* Nhưng chắc chắn người làm blog cũng có lỗi vì họ đã tự mình lẫn lộn hai vai trò đó với nhau.

- Anh phải biết ranh giới, đây là blog, còn kia là công việc. Đương nhiên để thể hiện một sự thống nhất giữa hai vai đó là rất khó, nhưng điều đó đòi hỏi blogger phải có người đọc có thể chia sẻ. Nó giống như cuộc đời riêng tư, với vợ chồng chẳng hạn, đằng sau cuộc sống vợ chồng là gì? Có nói ra được không?

* Nhưng thế giới blog rất hỗn loạn. Thêm vào đó là tính nặc danh của môi trường internet. Đôi khi nhờ một cái nick ảo, người ta có thể bình luận thoải mái những gì mình thích, kể cả văng bậy...

- Không, đó chính là môi trường để mình rèn luyện những phẩm chất cần có, có được một bản lĩnh để chấp nhận. Đối với một chính khách, theo tôi, điều đó rất quan trọng.

* Nhưng không ai nắm tay được từ sáng đến tối. Đến một lúc nào đó, có khi chỉ do một sai lầm nho nhỏ khi phát ngôn trên blog mà các chính khách lại có thể phá hỏng sự nghiệp. Lúc đó họ lại hối hận, giá như mình không làm blog...

- Sẽ có người như thế. Bản thân mình rơi vào hoàn cảnh như thế mình mới biết được.


Nhà sử học Dương Trung Quốc phút thảnh thơi, tươi trẻ (Ảnh nguồn: zing.vn)   

Lá thư đầu tuần – lời cảm ơn chung

Bạn đọc yêu quý, Cuối tuần trước, bạn đọc gửi nhiều thư về trang blog Boxitvn. Nội dung những lá thư này gần như giống nhau, bầy tỏ vui mừng trước sự kiện giáo sư Nguyễn Huệ Chi được “ngừng làm việc”.

Niềm vui thì giống nhau, nhưng cách biểu đạt niềm vui thật đa dạng! Có biểu đạt theo cách nói bi tráng đến những giọt nước mắt của con người từng vào sinh ra tử song không khi nào khóc. Có biểu đạt theo cách nói cười cợt của con người từng trải thích dùng cái đùa làm vũ khí. Trong các lá thư gửi về, tịnh không thấy cách biểu đạt hàm hồ dung tục.
Trang Boxitvn nhân lá thư đầu tuần này xin ngỏ lòng biết ơn tới tất cả các tác giả thành lời và những đồng tác giả lặng thầm của những lá thư chúng ta vừa nhắc đến.

Cuộc sống chẳng còn là dòng sông êm ả

Bài của Thomas Fuller (The New York Times) – in lại trên tuần báo Courrier international ngày 20-01-2010 – PT dịch 

Càng ngày càng có thêm nhiều dự án ngăn dòng trên con sông Mêkông. Phát triển kinh tế lại thành ra phương hại đến tương lai ngư dân và cuộc sống muôn thuở dọc đôi bờ sông, tờ New York Times viết.



Một ngư dân Thái Lan trên sông Mê-Koong, đoạn nằm cách không xa biên giới Lào-Thái © AFP

Những thúng cá, những người dân làng bơi lội tắm táp, một cái chợ bán đủ thứ kiếm được từ rừng sâu: đó là những kỷ niệm ấu thơ của Pornlert Prompanya về con sông Mêkông hoang dã xưa. Bây giờ, người đàn ông 32 tuổi ấy tổ chức những chuyến du lịch dọc con sông Mêkông với bộ mặt hoàn toàn khác: ở Sop Ruak, nơi biên giới với Thái Lan và Myanmar, một sòng bạc mới toanh có mái vòm giát vàng giang tay đón những con bạc cỡ bự từ xe ô tô hòm đen bước xuống.

Cách Mạng Cam


Người hùng Ukraine trong cuộc “Cách mạng Cam” năm 2004, Victor Yushchenko, chỉ nhận được hơn 5% số phiếu bầu, thua xa hai đối thủ. Ngay từ năm 2005, dân chúng đã bắt đầu thất vọng khi thấy Yushchenko chưa đưa lại được cho họ những gì đã hứa. Và sau 5 năm nhân dân Ukraine đã “sửa chữa sai lầm”.

Có người giải thích thất bại của Yushchenko là “cả tin vào phương Tây”, có người cho là ông đã “giỡn mặt con gấu Nga thời Putin”. Rõ ràng là Yushchenko đã không giỏi “đi dây” trước một tay hàng xóm đang nắm van khí đốt và cứ chực đến khi giá rét nhất lại cắt gaz lò sưởi của dân Ukraine. Thất bại của ông Yushchenko nhắc lại thất bại của Lech Walesa. Năm 1995, người dân Ba Lan cũng đã không tái bỏ phiếu cho người hùng Công đoàn Đoàn kết Walesa. Cho dù, cuộc Cách mạng mà ông tiến hành ở Ba Lan không dễ dàng như “Cách mạng Cam”. Phong trào mà ông lãnh đạo trong suốt thập niên 80, có khi đã phải trả giá bằng tù đày và máu. Nhưng người hùng trong đấu tranh không có nghĩa là khi nắm được chính quyền sẽ không làm cho dân thất vọng, người dân sẽ đổi thay khi không thấy hài lòng.

Tòa án quốc gia Tây Ban Nha truy tố các quan chức ĐCSTQ: Công lý đã được thực thi

Hồi trung tuần tháng 11-2009, trong một quyết định chưa từng có tiền lệ, một thẩm phán Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công, một môn tu dưỡng tinh thần với các bài động tác khí công và nguyên lý tinh thần Chân Thiện Nhẫn.


Luật sư Tây ban nha Carlos Iglesias.

Sau cuộc điều tra kéo dài 2 năm, thẩm phán của Tòa án quốc gia Tây Ban Nha, ông Ismael Moreno đã thông báo cho luật sư Carlos Iglesias của Quỹ Luật Nhân quyền (HRLF) rằng Tòa án đã nhận được một đơn kiện truy tố các bị can với cáo buộc tra tấn và diệt chủng. Theo bản thông báo, với việc thực hiện tội ác diệt chủng, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.

Các bị can có từ 4-6 tuần để trả lời và có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát – nguyên tắc cho phép tòa án bất kỳ nước nào cũng có thể thụ lý những vụ án liên quan đến các tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra.

Trung Quốc lại diễn trên biển Đông

VIT – Ngày 22/01 Trung Quốc cho biết, Hạm đội Nam Hải tổ chức một cuộc diễn tập thực binh trên khu vực biển Đông của Việt Nam (mà chưa được phía Việt Nam cho phép). Mục đích của cuộc diễn tập là để thích nghi với thời tiết, và còn có thể, để thể hiện “chủ quyền Lưỡi Bò”.

Theo yêu cầu của diễn tập, các lực lượng tàu chiến của Hạm đội Nam Hải phải tiến hành hàng loạt các khoa mục tác chiến khác nhau, trong đó tập chung vào hai nội dung chính là hoả lực tấn công và chiến thuật phòng thủ.

Các khoa mục diễn tập này được tiến hành trong điều kiện thời tiết biển vô cùng khắc nghiệt, đây là một trong những yếu tố huấn luyện tiếp cận với chiến trường thực tế, trước sự tác động của mưa, bão và sự hạn chế tầm nhìn của sương mù dày đặc.


Tàu hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển Đông ngày 19/01/2010 (Ảnh Chinamil)

Tại sao Mỹ và Trung Quốc sẽ đụng độ ?

Gideon Rachman
Trần Ngọc Cư dịch


Một thanh niên đến đặt một bó hoa ủng hộ Google trước trụ sở của công ty này ở Bắc Kinh

Sự va chạm giữa Google và Trung Quốc không những chỉ liên quan tới số phận của một công ty tầm cỡ đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Quyết định của Google đòi rút ra khỏi thị trường vĩ đại này, nếu Bắc Kinh không chịu thay đổi chính sách kiểm duyệt thông tin, còn báo hiệu những quan hệ tương lai đầy sóng gió giữ Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ).

Sở dĩ sự kiện Google cực kỳ có ý nghĩa là vì nó nói lên điều này: những giả định cơ bản trong chính sách ngoại giao của HK đối với TQ, kể từ cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, có thể là hoàn toàn sai lạc. Lâu nay HK vẫn chấp nhận – thậm chí còn chào đón – sự trỗi dậy của TQ như một đại cường kinh tế, vì các nhà làm chính sách HK đinh ninh tin tưởng rằng việc mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do chính trị tại Trung Quốc.

Ân Huệ

Thơ Trịnh Sơn

Anh thương em
Không giận
Một nửa láng giềng một nửa cả tin
Đôi khi khoảng trống mở ra cho ánh sáng chui vào
Nhân tình
Lảng vảng
Ngáy khò khò lũ côn trùng chen mộng mị bốn mươi năm ngớ ngẩn
Ngủ ngon nghe emXuôi tay tháng mười hai
Mốt mai hết Chạp lạnh rướn đông qua quẩn quanh Giêng kịp
Anh ăn cắp hơi ấm kiếp sau của mình cho vòng tay em đêm nay
Không tiếc nữa
Sáo chìm sông
Còn Trương Chi mê mẩn đáy tình
Ngủ ngon nghe anh
Ngược phía tối có đôi cánh Satan che móng vuốt
Cánh nào cũng là cánh
Bay lên là kẻ thắng ?
Trái tim muôn đời mắc nợ trơ trọi vạc sành rơi
Trống đồng rơi
Em rơi
Em bơi
Em chơi vơi
Con còng chạy ngang còn biết tìm hang mà lấp
Ngược ngược xuôi xuôi anh tìm sóng nấp nghiêng người
Có thể ngày mai con chiên lên giàn thiêu
Có thể ngày mai tên châm lửa lên giàn thiêu
Có thể ngày mai giàn thiêu tự thiêu
Anh thương em
Không giận
Nát mùa đông
Đóng băng ổ cứng
Mỗi con người có quyền giữ riêng mình một ổ cứng
Cho đến khi thòng lọng thõng eo mềm

Trịnh Sơn

Thư giãn Chủ Nhật

Kính gởi bác Phạm Toàn,

Có người đọc Chuyện Loài Chim Rủ Nhau Bảo Vệ Rừng thắc mắc không biết con chim buồn tười trông ra làm sao?

Tôi xí xọn trả lời rằng chim buồn tười có tên tiếng Anh là bushtit, tên khoa học là Psaltriparus minimus.  Gọi là minimus bởi vì con chim này rất bé, đo từ mỏ cho đến cuối phần đuôi cũng chỉ được 9 cm.  Nhưng chim này rất gan dạ, cho nên được bầu làm đầu đàn….

Tôi xin gởi kèm theo đây hinh ảnh chim buồn tười đang đứng trong tổ dương cặp mắt cảnh giác bọn đang rắp tâm phá tổ phá nhà của nó ở ven rừng Liễu!

Nay kính,
Võ Văn Cần


Kịch ở sân trường, bãi thả ngựa… làm ta rơi nước mắt

Hơn nửa triệu khán giả nhí của chương trình Tiếng nói trẻ thơ đã được xem kịch miễn phí trên sân khấu là sân trường, sân đình, phòng bệnh viện, bãi thả bò, ngựa…

Dự án sân khấu Tiếng nói trẻ thơ (Children’s voice) dành cho trẻ em nghèo, khuyết tật được Quỹ hợp tác và phát triển quốc tế Thụy Điển tài trợ, với sự tham gia của ba đơn vị Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội), Nhà hát Kịch TP.HCM, Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B TP.HCM, đã kết thúc 3 năm thực hiện.


Sân khấu là những chiếc bàn học ghép lại. Hơn nửa triệu khán giả thiếu nhi ở nhiều miền đất nước đã được xem kịch miễn phí. Ảnh: Hoàng Duẩn

Hơn nửa triệu trẻ em trên khắp mọi miền đất nước đã được xem kịch miễn phí từ chương trình. Người trong cuộc, đạo diễn Hoàng Duẩn (Nhà hát Kịch TP.HCM) ghi lại những câu chuyện xúc động từ chương trình, và những suy tư về sân khấu dành cho thiếu nhi.


Chuyện loài chim rủ nhau bảo vệ Rừng

Nhân vật

… Trước hết có một con chim được bà con trong Rừng coi là chim đầu đàn. Đầu đàn không vì xác to lực khỏe mà cũng chẳng vì ăn sấm nói chớp. Đầu đàn chỉ vì trẻ em khắp nơi đều kháo nhau rằng con chim đó buồn tười. 

“Buồn tười” nhất là cách cho con ăn, nó kết hợp ăn và học, gọi là ăn-học, theo cách rất thi vị như sau.

Nó mở nhạc gọi con về, sau đó nó lấy ngón tay như những cái mỏ gõ gõ chữ “lương thực” chẳng hạn, gõ tới đâu con cái nhặt lương thực mà ăn, bụng lưng lửng thì cũng vừa nhớ mặt chữ.

Bữa sau nó gõ chữ “ngũ cốc”, con cái vừa no bụng vừa học cách viết tên các loại hạt. Muốn gọi con về uống nước thì gõ gõ chữ “thủy” hoặc “trà”. Bạn đến, muốn đãi cốc rượu vang thì gõ gõ thành thơ Bồ đào mỹ tửu … liền có ngay chai vang đỏ và mấy cái ly.

Thấy con mình ăn hạt mãi cũng nhạt nhẽo, nó liền gõ chữ “điền kê”, các con ăn vào thấy khoái lắm, hỏi món gì, hóa ra đó là món “gà đồng” hoặc món “thịt ếch”. “Điền kê” thì có một loại chữ để gõ gõ, còn “gà đồng” và “thịt ếch” thì không có chữ,  nó liền dùng thứ chữ khác nôm na hơn mà gõ gõ…

Cứ thế chẳng bao lâu nó có biệt danh là con chim Buồn Tười. Có một cái ủy ban nào đó muốn mời nó đến dạy chuyện ăn-học, nhưng thư lại đề nhầm tên, vì thấy nó khéo nuôi con nên tưởng nó là con chim cái, thành ra thư không bao giờ đến nơi, và cái ủy ban nọ đành chịu mù chữ.


Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đẻ ra óc kỳ thị chủng tộc kiểu Trung Hoa

Hãy gọi sự kỳ thị dành cho người dân tộc Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là một cuộc thanh tẩy chủng tộc (ethnic cleansing) có đặc tính Trung Hoa.

Trong hai thập niên vừa qua, các quan lớn cộng sản Trung Quốc (TQ) đã cố vận dụng chủ nghĩa dân tộc nhằm lấp liếm tính chính đáng đầy nghi vấn (dubious legitimacy) của chế độ. Bằng cách biến mọi sai phạm của Trung Quốc thành một sự xúc phạm do người nước ngoài gây ra, chế độ Bắc Kinh đã tạo được một cảm thức “Trung Quốc là trên hết” (China Uber Alles), xin mượn cụm từ của một chế độ đã bị vùi sâu vào dĩ vãng [1].

Biến chứng của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa kiểu mới là một dạng kỳ thị chủng tộc độc hại. Nói chính xác hơn, đó là óc kỳ thị chủng tộc của người Hán Hoa.

Tấm lòng bè bạn

LBT – Được tin giáo sư Huệ Chi “ngừng làm việc”, ai ai cũng mừng cho sự “thất nghiệp” thú vị đó. Nhiều thư điện tử được gửi về. Boxitvn xin trích đăng vài ba lá…
_____________
Kính thưa các anh Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng và những người đã có bài trên trang bauxite,

… hãy cho tôi bày tỏ sự trân trọng, lòng kính mến, cảm phục của tôi một con người trong độ tuổi “tri thiên mệnh” thuộc thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tới các anh Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng. Hãy cố lưu giữ bài các anh đã viết vì không cần chờ đến “ba trăm năm nữa ta đâu biết, thiên hạ ai người khóc…”.

Tôi đã không khóc khi trúng đạn bị thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Nam Lào - Đường 9. Tôi đã không khóc khi nhiều lần quằn quại vì những cơn sốt rét rừng tàn phá thể xác mình ở tuổi mười tám, đôi mươi. Nhưng lúc này đây tôi đang khóc, khóc vì kính trọng, vì yêu quý và khóc vì sợ và lo cho các anh… hu, hu, hu…

nguoi dan nuoc viet
_____________
Kính gởi bác Huệ Chi và toàn thể các cô chú trong BBT Bauxite,

Cháu rất vui khi vừa đọc thông báo, trang Blog của Bauxite đứng thứ 49 trong hơn 9 triệu Blog trên thế giới. Hoan hô! Hoan hô!

Mấy ngày nay cháu rất muốn hỏi thăm bác Huệ Chi vì biết bác ấy đang vất vả vật vã với mấy ông an ninh, nhưng nghe ổ cứng máy bị mượn nên cháu sợ email không tới bác Chi được. Cháu mừng khi thấy Blog thông tin địa chỉ email mới.

Thông Báo – Gs Nguyễn Huệ Chi ngừng “làm việc”

Thông báo
cùng đông đảo bè bạn trang mạng Boxitvn và những ai quan tâm


Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã được ngừng “làm việc” kể từ khoảng 14 giờ hôm nay, thứ sáu, 22 tháng 01 năm 2010.

Giáo sư vừa về tới nhà và mới gọi điện thoại lúc 14 giờ 45 cho bè bạn để báo tin, và cốt lõi của “bản tin” nằm trong thông báo rằng sau nhiều ngày “làm việc” ông đã thừa nhận phạm hai lỗi nhỏ, một lỗi biên tập và một lỗi thủ tục.

Giáo sư nhắc lại với lòng thành tâm thực sự, và muốn rằng điều này cần được diễn đạt lại tương đối đầy đủ cho bà con bầu bạn:

Một cậu “làm việc” với tôi (tức Huệ Chi) bảo tôi rằng “rồi bác sẽ nghĩ lại và thấy sự thành tâm của chúng cháu… Chúng cháu chỉ muốn bác được thảnh thơi, vì chúng cháu cũng thấy rõ tấm lòng thành của bác”".

Trong một ngày vui, trước một niềm vui, có những tâm trạng khác nhau, đó là điều bình thường. Nhưng chắc chắn có một tâm trạng chung mà mọi người chia sẻ theo nhiều cách khác nhau, đó là cách nhìn nhận rằng cuộc sống bao giờ cũng tốt đẹp.

Cái Tốt Đẹp không hiểu theo nghĩa một bức tranh hoàn thiện tĩnh tại, mà theo nghĩa của sự Triển Diễn không ngừng.

Trang Boxitvn mời các bạn hãy cùng vui với chị Huệ Chi và các cháu, với bè bạn khắp nơi, với những người quen biết và nhiều người sắp quen biết giáo sư Nguyễn Huệ Chi.

Xin cám ơn Trời Đất cùng Tổ Tiên vẫn còn dành cho chúng ta những giờ phút sung sướng như thế này.

Xin biết ơn.

Boxitvn

Thông báo

Bộ phận kỹ thuật Trang Boxitvn.wordpress.com trân trọng kính báo:

Cho tới ngày hôm nay, thứ sáu, 22 tháng 01 năm 2010, số lượng người vào đọc trang blog này đã đặt nó vào thứ tự xếp hạng số 49 trên tổng số khoảng 9 triệu trang blog của wordpress.com toàn thế giới.  (Chú thích: xếp hạng 49 từ trên xuống)

Xin có lời nhắn để giáo sư Huệ Chi thông tin ngay tới các đồng chí ở nơi làm việc (không phải Viện Nghiên cứu Văn học) mà là nơi “đang làm việc” để góp phần cùng các đồng chí đó làm sáng tỏ một và chỉ một vấn đề.

Vấn đề gì?

Vấn đề gì, xin mời bạn vào đọc sáng mai. Dĩ nhiên là cũng đọc trên trang blog do ba nhà giáo lù đù khởi xướng.

Kính báo,
Boxitvn

Ông Ninh và ông Nang

Ông Ninh và ông Nang
hay là

Lời hứa hão của ông Phờ Tờ


Phạm Toàn

Ông Ninh và ông Nang thì bà con ta biết rồi. Đó là những nhân vật quen thuộc, vừa vô danh vừa hữu danh, ông Nỉnh ông Ninh, ông ra đầu đình lại gặp ông Nang, ông Nảng ông Nang, ông ra đầu làng lại gặp ông Ninh. Còn ông Phờ Tờ là như sau: tên gọi thân tình và châm chọc của giáo viên trường Thực nghiệm ở Hà Nội đặt cho tác giả bài viết này (mở ngoặc, do một cô giáo tuổi Ất Mùi rất có lý tưởng một hôm nào đó vào năm 1981-82 đã ngẫu hứng gọi ra: nom kìa, anh Phờ Tờ tung tăng thế kia, chắc hôm nay lại có sáng kiến gì đó…).

Phờ Tờ gợi ra hình ảnh một người lao động mệt nhoài nhưng vẫn vui tươi. Hôm nay Phờ Tờ tự phê bình với bà con độc giả trang Boxitvn: hôm thứ tư 20-1-2010, Phờ Tờ gửi thư cho nhiều bà con, nói rằng buổi “làm việc” ngày thứ năm 21-1-2010 của giáo sư Huệ Chi sẽ là buổi làm việc cuối cùng, và như vậy thì ngày thứ sáu kế tiếp sẽ là ngày tai qua nạn khỏi, có thể đun nồi nước tắm bằng lá thơm và mua vàng mã đốt vía tổng kết được đấy.

Hồng Hà cạn kiệt và câu chuyện của tương lai

Tuổi Trẻ – Thứ Sáu, 22/01/2010, 02:27 (GMT+7)

Sông Hồng thời cạn kiệt – Kỳ cuối:
Hồng Hà cạn kiệt và câu chuyện của tương lai

TT – Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc kể rằng vào những năm 1920-1930, dòng chính của sông Hồng nằm về phía nam.

 
Sông cạn nên tôm cá cạn kiệt, dân làng chài phải bắt ốc mưu sinh – Ảnh: Đ.H.Lực

Làng biến thành sông

Ông hình dung cả một ký ức Hồng Hà: “Dạo ấy đường Trần Nhật Duật nằm sát mé sông, vào mùa nước lên đứng trên bờ có thể thò chân xuống rửa. Từ con đường này chạy dọc xuống tới chân cầu Chương Dương ghe tàu ra vào tấp nập. Tàu buôn, tàu hàng của Bạch Thái Bưởi, của Hoa kiều và của Pháp mang hàng ngược sông Hồng từ Nam ra và từ vùng núi phía Bắc xuống. Chính nó đã hình thành các tuyến phố Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Chiếu, Hàng Nâu, Hàng Đường, Hàng Cau, Hàng Tre… Việc buôn bán sầm uất đến nỗi Pháp đã định xây dựng một thương cảng tại đây”.

Góp ý với Hoàng Hưng

LBT- Sau khi Boxitvn đăng bài “Ngày hôm nay tôi có một niềm vui” của Hoàng Hưng, tác giả nhận được lá thư dưới đây của kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một cây viết quen thuộc với Bauxite Việt Nam. Nhưng lá thư lại đề gửi “anh Thuận Thiên ơi”, chứ không gửi “kính gửi anh Hoàng Hưng”. Người biên tập thấy cần giải thích đôi chút để bạn đọc cùng nếm náp ý vị của cách “thay tên đổi họ” đó.

Thuận Thiên chính là bút danh đã đăng ký với Cục Báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam của Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo, trước khi về hưu là cây bút chủ lực về văn hóa-văn nghệ của báo Lao động. Thay vì long trọng “kính gửi anh Hoàng Hưng”, việc khẽ khàng gọi “anh Thuận Thiên ơi” hình như còn muốn nhắc nhở chút gì đó về tính cách Thuân với Ý Trời của Mọi Điều và Muôn Loài. “Thuận Thiên” cũng gắn bó với các đời Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Trần Thái Tông, gợi cho ta những thời thịnh trị đã lưu truyền trong ca dao, đời vua Thái Tổ Thái Tông, con ẵm con bế con bồng con mang, nhắc nhở tới các thời thịnh trị thuận với Ý Trời, cũng được hiểu là thuận với Ý Người, cũng tức là Thuận với Ý Người Dân.

Về Chuyện 2 Ông Bauxite

NHKIEN – Blog Gốc Sậy

Chuyện công an “làm việc” với GS Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn đang gây nhiều chú ý không chỉ của cư dân mạng. Điều đáng nói là không có thông tin chính thức nào, toàn từ nguồn blog và các hãng tin nước ngoài. Đến bao giờ mới thay đổi được điều này?
Báo chí hoàn toàn im lặng, hay không/chưa được đăng?

Vụ bắt mấy blogger năm ngoái, NPN bộ Ngoại giao còn ra thông báo cơ mà. Tất nhiên, lần này công an chỉ mời 2 ông Bauxite lên đồn “làm việc” rồi về, chứ chưa giữ. Nhưng nói gì thì nói, Bauxite.info cũng đã là tồn tại như 1 thực thể gây nhiều ảnh hưởng trong xã hội. “Làm việc” thì cứ “làm việc”, nhưng sao không tuyên cáo lý do cho mọi người biết, đỡ “lời ra lời vào”. Trí thức thì hoang mang, còn “địch” lại có cớ lợi dụng tung tin với ý đồ xấu.
Theo nhà giáo Phạm Toàn thì ’Làm việc’ với A25 bây giờ so với cục 78 ngày xưa, khác nhau 1 trời 1 vực. ” Cán bộ A25 nay cũng tự nhận là không còn ấu trĩ như cục 78 xưa. Riêng tôi lại thấy họ vẫn cứ làm ra vẻ quan trọng, bí mật một cách không cần thiết. Ví như 14:59:00 ngày 13/01/2010, báo mạng CAND online đăng bài ”Sự thật là sáng rõ”. Để chứng minh 1 sự thật là cơ quan an ninh Việt Nam bắt đúng người, đúng tội, đúng các thủ tục quy định của Pháp luật Việt Nam . Thế nhưng tấm ảnh đăng kèm lại dùng thủ thuật xóa nhoè mặt người cán bộ an ninh đi. Để làm gì? Có gì phải bí mật về nhân dạng ở đây?

Chuyện này cũng vậy, có gì phải bí mật nhỉ. Để chấm dứt “ỳ xèo” cứ công bố hẳn: Chúng tôi “làm việc” về việc này, việc kia.  Ngày trước, Thày Vượng dạy chúng tôi lý thuyết về tin đồn, là chỉ vì không có tin thật.

Và thực sự tôi không thể hiểu lý do công an “làm việc” với 2 ông Bô-xít.

Một số hình ảnh kỷ niệm chuyến đi cứu trợ bão lũ lụt đợt 2 từ ngày 6-1-2010 đến 8-1-2010

 
Đoàn cứu trợ của nhóm trí thức Hà Nội do GS Nguyễn Huệ Chi dẫn đầu đến Đà nẵng

 
Thăm hỏi nhà sập ở Tam Quang – Núi Thành.
 
Trao quà cứu trợ ở Tam Quang, Núi Thành.
 
Nghỉ ngắn trên chặng đường dài từ Quảng Ngãi lên Kontum
Từ trái sang phải: Nhạc sỹ Văn Cung, chị Dung, Nhà giáo Phạm Toàn, GS Nguyễn Huệ Chi, GSTS Nguyễn Thế Hùng, hoan533, Thu Nguyên, nbc đại nhân và quangdn (Thiếu mất người chụp ảnh )

Góp ý với Hà Văn Thùy

Chào các bác trong BBT báo Bauxit!

Cháu là độc giả thường xuyên của Bauxit. Mấy hôm nay cháu rất buồn vì việc bác NHC và bác PT bị làm khó dễ. Mong các bác giữ vững tinh thần để xây dựng web Bauxit ngày một lớn mạnh hiệu quả đúng theo tiêu chí mà BBT đã đặt ra. Xin chia sẽ cùng các bác và BBT.
Hôm nay cháu vào đọc bài này (http://boxitvn.wordpress.com/2010/01/21/khong-tron-chay/) của tác giả Hà Văn Thùy, cháu có suy nghĩ vài điều muốn chia sẽ cùng BBT Bauxit.

1. Rõ ràng tác giả Hà Văn Thùy dùng những luận điểm của mình để bác lại những luận điểm “Thoát Á” bài khi tác giả đọc bài “Xây danh dự cho dân tộc Việt” của Nguyễn Lương Hải Khôi,  “Thoát thân luận” của Giáp Văn Dương và “Thoát Á mới có thể ‘Thoát thân’” của Phạm Gia Minh trên TuầnViệtNam.

Một trong những vấn đề tác giả muốn tìm hiểu là “Cái văn hóa nguyên bản mà tộc Việt sáng tạo là gì?“. Tác giả đã đưa ra rất nhiều chứng tích về sự phát triển tiến hóa của các tộc người Á Châu, và đưa ra một kết luận rất làm nức lòng người Việt: “vì lẽ đó, toàn bộ nền văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN là sản phẩm của Việt tộc. Nền văn hóa Trung Hoa là sự kế thừa, tiếp thu văn hóa của tộc Việt. Như vậy, nhờ thành tựu của khoa học nhân loại, chúng ta chắc chắn xác định được cội nguồn sinh học của mình”

Không trốn chạy mà quay về nguồn cội!

Hà Văn Thùy

Đọc bài “Xây danh dự cho dân tộc Việt” của Nguyễn Lương Hải Khôi, “Thoát thân luận” của Giáp Văn Dương và “Thoát Á mới có thể 'Thoát thân'” của Phạm Gia Minh trên TuầnViệtNam, tôi chia sẻ với nhiệt huyết của các vị lo cho dân, cho nước. Tuy nhiên xin được nói rằng, suy tư của các vị không mới. Hàng chục năm trước, ông Nguyễn Gia Kiểng viết cả cuốn sách dầy hơn 500 trang A4 Tổ quốc ăn năn nhằm chối bỏ văn hóa Việt đồng thời muốn thay đổi tận gốc văn hóa để canh tân… Qua ý kiến quý vị, tôi cảm tưởng rằng, là những người giầu lòng yêu nước nhưng ít hiểu về dân tộc nên khi ra ngoài gặp trăm hồng ngàn tía lấp lánh, có vị nóng lòng sốt ruột muốn “nhớm cây mạ”* cho nhanh có mùa màng!

Xin mạo muội trao đổi với quý vị đôi điều.

Ngày hôm nay tôi có một niềm vui

Hoàng Hưng

Giữa những ngày rất buồn này, hôm nay tôi có một niềm vui. Khá bất ngờ. Khi đọc bài phỏng vấn được Tuổi Trẻ đưa trang trọng đầu trang nhất và tiếp tràn cả một trang trong, với ông Pham Quang Nghị. Phải nói rằng, là một nhà báo chuyên nghiệp trong hệ thống báo chí chính thống của Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản VN từ trên 30 năm, một nhà báo tự do trên nhiều tờ báo in, báo mạng, radio trong ngoài nước từ gần 10 năm nay, đây là lần đầu tiên tôi được nghe những lời khá đúng đắn về nhiệm vụ, vai trò báo chí từ một nhân vật đang tham gia cầm quyền cấp cao nhất ở Việt Nam.

Tóm tắt những ý chính của ông PhạmQuang Nghị trong bài phỏng vấn trên như sau:

1/ Báo chí phải thông tin khách quan, trung thực, kịp thời: “Yêu cầu thông tin báo chí hiện nay không chỉ tính theo 24 giờ mà tính từng phút. Trong những vụ việc báo chí bị xử lý vì đưa tin thiếu chính xác vừa qua có lỗi của nhiều bên. Lẽ ra các cơ quan chức năng phải chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin khách quan, trung thực và kịp thời.

Xã hội cần biết sự việc đó ngay khi nó diễn ra chứ không phải chờ đến khi các cơ quan chức năng tổng kết bài học kinh nghiệm rồi mới công bố"

Lãnh đạo phải chủ động thông tin kịp thời

TT - “Cần chủ động thường xuyên cung cấp thông tin, đối thoại với báo chí nhiều hơn. Không chỉ nói về những mặt tích cực, việc tốt mà còn phải nêu cả những mặt yếu kém để báo chí lên tiếng phê bình hỗ trợ TP tháo gỡ khó khăn”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phát biểu như vậy tại Hội nghị Đảng bộ TP đầu năm 2010.

Công luận đang hi vọng đây không chỉ là quyết tâm của lãnh đạo một TP mà còn là chủ trương và xa hơn là những chính sách kịp thời để đưa chủ trương này vào thực tế của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Về vấn đề này, ông Phạm Quang Nghị đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Tuổi Trẻ.



Ông Phạm Quang Nghị - Ảnh: V.V.Thành

- Ông Phạm Quang Nghị: Nhu cầu thông tin trong xã hội hiện đại là rất lớn, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép chúng ta thực hiện nhu cầu đó tốt hơn bao giờ hết. Hai mặt này tổng hợp lại thành một đặc điểm mà chúng ta quen gọi là thời đại bùng nổ thông tin. Vấn đề đặt ra là làm sao để thực hiện nhu cầu thông tin chính đáng của người dân một cách tốt nhất, để thông tin không những kịp thời mà còn chính xác. Việc này không chỉ đòi hỏi đối với những người làm báo, mà ngay cả những người lãnh đạo cũng phải chủ động nhận thức được tình hình để có cách ứng xử phù hợp.

Qua theo dõi dòng chảy thông tin hiện nay, tôi thấy mặc dù hoạt động của báo chí đã có được những thuận lợi hơn trước rất nhiều, nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp thông tin không kịp thời, không trung thực. Rất nhiều thông tin không nói được bản chất vụ việc, làm người tiếp nhận thông tin hiểu không đúng.

Khủng bố hay đi tìm Sự thật ?

Phạm Toàn
Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Cù Huy Hà Vũ trong đêm đầu năm mới 2010.
Từ hôm giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị khám nhà mà không có lệnh khởi tố bị can, từ hôm đó đến nay, anh liên tiếp bị mời đi “làm việc”, và ngày nào cũng như ngày nào, anh chỉ được thả về nhà vào hồi 9 giờ đêm.
Về phía tôi, mặc dù rất khó chịu, nhưng phản ứng với cách “làm việc” như thế lâu nay vẫn rất là kiềm chế.
Không phải vì tôi sợ. Nhưng vì tôi không thích làm mếch lòng anh Huệ Chi. Anh và tôi là hai cá tính: tôi dễ nổi nóng, còn anh thì điềm đạm. Tôi hay đùa (một chọn lựa để khỏi phản ứng nổi nóng), hay bóng bẩy, hay dông dài, cả khi lý luận cũng có thể dông dài, còn anh thì thận trọng, rành mạch, chặt chẽ. Anh thường trách tôi vì những khác biệt như vậy.

Hoàng Sa nổi lên trở lại thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Trọng Nghĩa – RFI
Trước một loạt hành động mới đây của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ tại Biển Đông, đặc biệt là tại vùng quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cần công khai hoá vấn đề này hơn nữa trước công luận trong và ngoài nước để gây áp lực với Bắc Kinh. Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, thái độ kín đáo cố hữu có nguy cơ làm chính quyền Việt Nam suy yếu, chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây, vấn đề Hoàng Sa nổi lên thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, với việc Bắc Kinh có hàng loạt hành động nhằm áp đặt chủ quyền trên quần đảo vốn đã bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng từ tháng giêng năm 1974 đến nay. Hà Nội đã liên tiếp phản đối về mặt ngoại giao, đồng thời xác định trở lại chủ quyền của mình.
Theo một số nhà phân tích, để đối phó với chiến lược của Trung Quốc trong hồ sơ Hoàng Sa, Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh của mình : đó là đòi hỏi chủ quyền có cơ sở pháp lý vững chắc hơn Trung Quốc rất nhiều. và nhất là quảng bá rộng rãi vấn đề này trong công luận trong nước và ngoài nước để gây sức ép trên Trung Quốc.

60 năm quan hệ Việt-Trung

Dương Danh Dy
Nhà nghiên cứu Trung Quốc

Ngày 13/01/1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Minh Giám và ngày 18/01/1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, thay mặt chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn nhau và đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Từ đó, ngày 18/01 được coi là ngày kỷ niệm chung.

60 năm qua, quan hệ hai nước đã có những lúc tốt đẹp, thân thiết với nhau như anh em.

Ngay trong lúc khó khăn nhất, Việt Nam vẫn làm hết sức mình để giúp các đồng chí Trung Quốc vùng biên giới hai nước và sau này nhân dân Trung Quốc qua những viện trợ to lớn đã giúp Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh.

Tuy vậy quan hệ giữa hai nước nhiều lúc có vấn đề, khi thì ngấm ngầm, lúc thì nổi lên.

Vượt gió mưa đưa Tết vào Sinh Tồn Đông

TTO – Sau gần 1 giờ vật lộn trên biển giữa gió, mưa dữ dội và sóng biển cấp 5-6, hai chuyến xuồng từ tàu Trường Sa 14 chở hàng Tết cùng đoàn công tác chúc Tết quân và dân trên đảo Sinh Tồn Đông đã cập cảng đảo an toàn vào lúc 15g ngày 18-1-2010.

Chuyến hải trình đưa Tết đến quân và dân trên quần đảo Trường Sa năm nay cũng như mọi năm luôn đi giữa những đợt gió mùa Đông Bắc gây biển động dữ dội nhưng không bao giờ người lính Trường Sa bị nhỡ quà Tết.

Trận mưa dữ dội ngày 18-1 khiến tất cả mọi người có mặt trong chuyến đi thêm một phần vất vả, hiểm nguy nhưng đã cập cảng an toàn “mọi người đều ướt nhưng hàng không ướt”.
Với những người lính đảo ở Sinh Tồn Đông niềm vui nhân đôi: Vui vì Tết đã đến, vui vì Tết đến cùng trận mưa vàng bổ sung nước cho các bể chứa và các vườn rau sẽ xanh hơn trong những ngày xuân này.



Hạ xuồng đưa người và hàng xuống đảo trong trời mưa và biển động


Ngày mất Hoàng Sa

Ngày 19/1/1974 sau một cuộc hải chiến ngắn ngủi, hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa, khi ấy do Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố chủ quyền.
 

36 năm trước, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã ra lệnh khai hỏa trước.

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề đốc hải quân Việt Nam CH, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải là một trong các chỉ huy tham dự trận đánh.

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Vài ngày trước ngày 19/1, chúng tôi chịu trách nhiệm bảo vệ Vùng 1 Duyên hải, kể cả các hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Chúng tôi thấy xuất hiện những sinh hoạt bất thường trên đảo. Trong các đảo thuộc chủ quyền VN thì đảo Hoàng Sa (Pattle) có người ở. Trên đảo có đài khí tượng và một đại đội lính đồn trú.

Những đảo kia thuộc quyền kiểm soát của VNCH, và không có quân. Khi thấy xuất hiện một số sinh hoạt khác thường trên đảo, chúng tôi cử người nhái và biệt hải lên thăm dò thì thấy quân nhân lạ và những chiếc tàu đánh cá có võ trang xuất hiện xung quanh.

Chúng tôi cư xử ôn hòa mời họ ra khỏi đảo. Tuy nhiên tàu lạ có hành động khiêu khích. Được sự đồng ý của tổng thống, chúng tôi dùng vũ lực để mời họ ra.

Trận hải chiến xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng Giêng. Sự thiệt hại của hai bên coi như bằng nhau. Chúng tôi có tất cả 58 sĩ quan và thủy thủ đã bỏ mình trên chiến hạm, kể cả hai người nhái trên đất liền.

Việt Nam muốn khai thác du lịch Trường Sa

Chính phủ Việt Nam loan báo kế hoạch mở các tour thăm quan cho du khách và Việt kiều tới quần đảo Trường Sa.



Huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) trích lời ông Nguyễn Viết Thuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cho hay giới chức huyện này "đang nghiên cứu định hướng và đề xuất cấp trên để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển".

Ông Thuân nói: "Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách trong nước, và kiều bào khi có nhu cầu."

Động thái mới này được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối kế hoạch khai thác du lịch tại Hoàng Sa của chính quyền tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoan nghênh ý kiến của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Hà Sĩ Phu

Vài dòng gửi Nguyễn Trọng Tạo tài hoa (không phải người Kinh Bắc mà nhạc điệu thì duyên dáng hệt người Kinh Bắc quê tôi vậy)

- Hoan nghênh ý kiến của Nguyễn Trọng Tạo về Gs Huệ Chi, khi anh gợi lên được sự thật này:

Chỉ cần cảm thấy một người, một việc nào đó có thể đe dọa cho “độc quyền, độc lợi” của phe đảng mình là người ta sẵn sàng vô lễ với cả những giá trị đáng kính, phải kính; một cách bất chấp. Từ đáng kính cứ “tiến thẳng” sang đáng hành hạ, bỏ qua “sự thận trọng và trân trọng đối với con người” (như lời Nguyễn Trọng Tạo)!. Khi đã không thận trọng và trân trọng với Con người thì cũng sẽ ứng xử tùy tiện như vậy với Dân tộcTổ quốc, chân lý ấy không còn phải bàn cãi.

- Nếu không phải là “người quen” của những phi lý XHCN thì không ai có thể cảm thấy bình thường khi thấy một vị giáo sư có tài năng, tuổi tác và nhân thân như Gs Nguyễn Huệ Chi lại có thể bị những người phi văn học xộc vào giường ngủ (tức khám ổ cứng vi tính, như ví von của Nguyễn Trọng Tạo) và “mời” đi làm việc một cách thô bạo bất xứng như vậy. (Dù tai họa được đưa đón bằng xe con lịch sự và bằng những lời ngon ngọt thì tai họa vẫn tên là tai họa).

Nhớ ngày 19.01.1974, Quần đảo Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc

Bùi Minh Quốc

THƠ DÂNG

Kính dâng anh linh các liệt sĩ
vì Tổ Quốc đã bỏ mình trong lòng đất lòng biển
Hoàng Sa Trường Sa


Tôi ngước mắt vọng trời
Trời rựng máu
Hoàng Sa
Trường Sa

Tôi cúi đầu tìm đất
Đất ứa lệ
Hoàng Sa
Trường Sa

Tôi vây giữa ngàn thông ngàn hoa
Gốc thông nào cũng khắc
Hoàng Sa
Trường Sa

Cánh hoa nào cũng nhắc
Hoàng Sa
Trường Sa

Kìa vụt hiện ngọc ngà
Người mẫu
Em lớn từ lệ máu
Hoàng Sa
Trường Sa

Ê a bên thềm miệng sữa ê a
Vỗ lòng tôi tựa sóng
Hoàng Sa
Trường Sa

Sực nghe xuân gõ cửa mọi nhà
Âm âm
rền
Hoàng Sa
Trường Sa.

Đà Lạt 24g30.19.01.2008
BMQ

Nhân chuyện gs Nguyễn Huệ Chi được “người quen” mời

Nguyễn Trọng Tạo


Tin giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị “ mượn ” ổ cứng máy tính nhưng giáo sư không cho “ mượn ” nên đã bị “ người quen ” đọc lệnh khám nhà và thu ổ cứng rồi mời lên công an “ làm việc ” đã loang khắp trên mạng, trong nhân dân suốt mấy ngày qua, nhưng không thấy báo chí Việt Nam ta đưa một dòng tin nào. Điều này tôi thấy hơi lạ vì trang Web BauxiteVietNam.info hoạt động đã gần 1 năm rồi mà không thấy cơ quan quản lý nào nhắc nhở về giấy phép. Bỗng đùng một cái khám nhà “ mượn ” ổ cứng và “ làm việc ” về chuyện đó. Việc này khiến tôi nghĩ đến công an giao thông. Công an sinh ra để nhắc dân chấp hành luật pháp chứ đâu phải bẫy dân phạm luật để phạt lấy thành tích hoặc nhận tiền mãi lộ. Vậy mà Công an giao thông của ta đã được dân phong danh hiệu “ anh hùng núp ” từ bao giờ không biết, nghĩa là núp vào chỗ kín để mai phục bắt người đi đường phạm luật !!!

Trong chuyện “ mượn ” ổ cứng và “ mời ” giáo sư Nguyễn Huệ Chi lên xe đưa đón đến CA “ làm việc ” mấy ngày liền một cách đột ngột vậy có gì giống mấy “ anh hùng núp ” giao thông không ?

Trước hết nói chuyện cái ổ cứng : Ổ cứng là cái kho dữ liệu của máy tính mà chủ nhân có thể chứa từ thượng vàng đến hạ cám. Có cái đọc có cái không đọc, có cái dùng có cái không dùng. Ổ cứng của tôi cũng vậy, tôi nhận được quá nhiều thông tin kể cả người lạ gửi vào Email. Nhiều tập tin do đã mở mail rồi nên cứ lưu tạm vào ổ cứng, lúc nào có thì giờ mới xem xem nội dung hay dở thế nào. Nếu gặp bài viết “ phản động ” tức anh ách thì mình cũng cần giữ để sau này có thì giờ mà phản bác lại nó. Phải giữ bằng chứng mới phản bác được. Làm thế mà tôi cũng có tội hay sao ? Chả lẽ cái gì tôi cũng phải báo cáo xin ý kiến tổ chức hay CA mới được lưu vào máy? Nghe nói trong máy giáo sư Nguyễn Huệ Chi có lưu tập hồi ký của ông Trần Độ là một công thần của cách mạng, thì sao nhỉ ? Bọn nhà văn chúng tôi rất thích đọc các hồi ký như vậy để biết thêm những con người và xã hội thời họ sống. Nhiều cuốn tiểu thuyết đã được viết ra từ việc đọc sử của dân tộc, đọc hồi ký của những nhân vật quan trọng. Vậy thì hồi ký Trần Độ, Bảo Đại, Võ Nguyên Giáp... dân phải được đọc. Không phải cuốn sách nào cũng đúng, nhưng không có cuốn nào hoàn toàn sai. Với tôi, thêm 1 % Sự Thật cũng đã quý vô cùng. giáo sư Nguyễn Huệ Chi là nhà nghiên cứu khoa học xã hội, thì việc lưu giữ các cuốn sách lịch sử hay hồi ký là vô cùng cần thiết. Nếu có cả băng hình sex nữa thì cũng chả sao, vì ngày nào chúng ta chả tiếp xúc với sex dù chỉ trong ý nghĩ. Xâm nhập công khai vào ổ cứng của một người chưa xác định là có tội, cũng giống như xâm nhập vào buồng ngủ của họ. Việc đó theo tôi là phải hết sức thận trọng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn