Tâm sự với Thầy – GS Nguyễn Huy Quý – một nỗi buồn…

Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế

image

"Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng.

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

(Chiếu xuất quân - Quang Trung Nguyễn Huệ)

Thưa Thầy! Em xin tự giới thiệu em là là Hà Văn Thịnh, cựu sinh viên G18, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1973 -1977). Nói như thế để Thầy thấy rằng em là học trò đích thực do chính các thầy đào tạo ra. Em không phải là người giỏi nhưng chắc chắn là người có hiểu biết ít nhiều về Trung Quốc – nhất là từ khi em được Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hồng tận tình cưu mang, chỉ bảo…

Em vô cùng buồn và xót xa khi đọc bài viết của tác giả Đinh Kim Phúc (BVN, 30.12.2010). Em không biết ông Đinh Kim Phúc là ai nhưng em nghĩ (và rất tin) đó là một người có trình độ hiểu sâu, hiểu đúng các vấn đề về lịch sử Trung - Việt. Do vậy, lẽ ra em phải đọc bài viết của Thầy để kiểm chứng nhưng nói thật rằng em không đủ can đảm để đọc nó vì nghĩ rằng sẽ đớn đau nhiều lắm…

Chúng em ai cũng biết Thầy đi học ở Trung Quốc về và dĩ nhiên là biết thế nào cái ngon, cái tuyệt của bánh bao, vịt quay Bắc Kinh, sủi cảo Hàng Châu… Thế nhưng, giữa những điều vĩ tuyệt của nền văn minh Trung Hoa và chủ nghĩa bành trướng, bá quyền độc tàn của họ là cả một khoảng cách thật xa vời. Em còn nhớ Thầy đã dạy chúng em (chuyên đề Trung Quốc học) rất rõ rằng bản chất của tư tưởng Đại Hán là điều không thể thay đổi được, rằng mối thâm thù – mâu thuẫn hàng ngàn năm không giải quyết được thì cũng sẽ không thể nào giải quyết được trong vài năm, rằng chừng nào họ còn có ý định thôn tính một phần hay toàn bộ đất nước ta thì chừng đó phải luôn cẩn trọng, giữ gìn… Những cái “rằng” bát ngát của tư duy và hiểu biết đó cho chúng em đi đúng con đường mà những người Thầy đáng kính như Thầy đã chỉ ra. Thế mà, tại sao bỗng dưng những điều Thầy đã dạy ngày nào so với hôm nay lại khác nhau như đêm và ngày? Em không hiểu vì quả thật, trong muôn nỗi phức tạp của đời thường, sự nhố nhăng của cái gọi là “khoa học lịch sử” thời nay; em đau xót thật sự vì không biết đặt niềm tin vào đâu, ai đúng, ai sai, như thế nào là khoa học…?

Cha tôi, thầy Trang Tử và Thủ tướng

Lê Trung Thành

imageNhà tôi ở trong con ngõ nằm trên phố Bạch Mai, gần với rạp chiếu bóng và chợ Mơ. Hai nơi ấy cuốn hút lũ trẻ bằng những cuốn phim “Vượt sông trinh sát”, “Rừng thẳm tuyết dầy”, “Thượng Cam Lĩnh”,… Tuy nhiên, con trẻ lúc ấy chẳng mấy khi có tiền mua vé vào rạp nên thường rủ nhau xuống chợ Mơ xem phim chiếu ở bãi. Mấy đứa cùng tuổi đứng sát nơi dây thừng căng bao quanh sân chiếu bóng, lợi dụng lúc mấy anh trật tự sơ hở là… hai, b… nhảy vào. Nhiều đợt nhảy không thành thì đành xem “phim ngược” hoặc chờ “tháo khoán”, xem gỡ vài ba chục phút cuối phim.

Tôi học ở trường Độc Lập cuối phố Huế nên có nhiều đám bạn quanh khu vực chùa Vua, Lò Đúc. Thỉnh thoảng, chúng rủ tôi lên tận bãi chiếu bóng Lương Yên để xem. Khi tôi xin phép cha tôi cho đi, cho một, hai hào nhưng ông vẫn âu lo chờ đợi tôi về. Có một ngày, ông nói tối thứ bẩy tới sẽ cùng tôi đến bãi Lương Yên xem phim. Tôi rất vui vì đây sẽ là lần đầu tiên hai cha con đi xem phim ngoài bãi.

Tản mạn cuối năm

Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế

Dù sao cũng buộc phải làm “nhà sử học” cho dù không ít đồng nghiệp vẫn thích gọi tôi là nhà báo. Đó cũng có thể là do cho rằng tôi chưa / không phải là nhà khoa học. Mới đây (12.12.2010), trong một buổi bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới ở thành phố H., một PGS nói: “Em [tức là người mới bảo vệ thành công luận văn] là Thạc sĩ, có nghĩa em là nhà khoa học” (?). Câu nói đó chẳng khác gì vả vào mặt tất cả những người tạm biết về khoa học và thật ngây ngô, chẳng lẽ cứ có bất kỳ mảnh bằng nào, là ngay lập tức thành nhà khoa học sao? Đây có lẽ là phát ngôn hay nhất theo cách phân loại của Trương Duy Nhất chứ không phải chuyện cụ Triết cho “Thánh Gióng về trời để vui thú điền viên”. Dài dòng như thế để nói rằng tổng kết, lạm bàn về lịch sử là một trong những chức năng của nghề nghiệp. Nếu có gì sai, xin các vị cứ góp ý thoải mái – miễn là đừng quá hằn học, vì đôi khi nuốt không nổi cái lẽ viết để góp cho đời vài cọng cỏ mà cứ bị thảy lên bờ xuống ruộng rào rào, bị chửi cho te tua theo cách một chiều, do những điều “sai” nhưng không sai và tuy đúng nhưng vẫn sai (từ lãnh đạo, an ninh, đến các loại web)…

Thứ hạng tín dụng của Việt Nam

Việt Long, phóng viên RFA

AFP photo

Bảng hiển thị mức lãi suất tiền đồng và đô la Mỹ tại Hà Nội hôm 16/12/2010. Moody's hạ mức tín dụng trái phiếu chính phủ Việt Nam vào ngày 15, do nguy cơ của cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, lạm phát tăng cao và các khoản nợ của Vinashin.

Công ty lượng giá tín dụng S&P's hạ thấp giá trị trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ cũng như tiền đồng của Việt Nam xuống tới mức mà giới tài chính quốc tế gọi là "junk bonds", loại trái phiếu sọt rác.

Nghịch lý từ cái bóng nhập siêu Trung Quốc

Phạm Huyền

(VEF) - Nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc không chỉ là câu chuyện thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Việc để tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn đang tiềm ẩn những nghịch lý khó hiểu.

LTS: Trung Quốc là công xưởng khổng lồ của cả thế giới. Điện thoại, máy tính, thời trang may mặc của những hãng nổi tiếng ở Mỹ, Ý cũng được gia công, hay mua linh kiện từ Trung Quốc. Một nước láng giềng sát nách như Việt Nam bị cuốn vào dòng chảy nhập khẩu mang tên Trung Quốc âu cũng là dễ hiểu. Đôi khi, việc nhập khẩu và phụ thuộc một số ngành hàng được coi là lẽ tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa.

Nhưng điều day dứt, trăn trở nhất trong câu chuyện này là chúng ta đã thực sự tỉnh táo để tìm lối riêng cho mình khi phải đón nhận dòng chảy ồ ạt hàng hóa từ nước bạn? Mời bạn đọc tham gia ý kiến, xin gửi về hòm thư: vef@vietnamnet.vn.

Những ngôi làng... chờ chết ở Nghệ An

Những ngôi làng... chờ chết ở Nghệ An

Mẹ con chị Sen bên bàn thờ anh Triều

(Tin tuc 24h) - Người dân Nghĩa Lộc, Nghệ An giờ mới thấm thía câu nói: “Ra ngõ là gặp… ung thư” mà nhiều người dân ở các địa phương khác vẫn gọi. Có xóm có tới hơn chục gia đình có người chết vì ung thư và người ta gọi đó là “xóm chết chóc”.

Bệnh ung thư với mức độ “tàn phá” khủng khiếp, đang được ví như một “sát thủ” bao trùm nhiều làng, xã ở một số địa phương trong cả nước.

Ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư, gấp 7 lần số tử vong do tai nạn giao thông và đang có xu hướng gia tăng.

Riêng tại Nghệ An, mức độ ô nhiễm và chết chóc tại địa phương này nếu liệt kê thì thuộc hàng “topten” trong cả nước. Ung thư đang trở thành một tai họa, giáng xuống đầu những người dân vô tội...

Lại một làng nữa “dính” ung thư

Năm 2005, xuất xứ của tên gọi “làng ung thư” bắt đầu được khởi xướng khi các ngành chức năng tình cờ phát hiện tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao (Phú Thọ), chỉ trong vòng mấy năm, đã có hàng trăm người vô tội bị chết bởi căn bệnh ung thư. Nguyên nhân chính được xác định là do người dân quanh vùng dùng nguồn nước bị ô nhiễm, mà thủ phạm chính lại là Nhà máy Hóa chất Lâm Thao.

Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học?

Đinh Kim Phúc

Đọc bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huy Quý với tựa đề “Trung Quốc – Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà” trên tờ Hoàn cầu Thời báo, tôi xin được thưa chuyện cùng Giáo sư.

Trước nhất, không phải “Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s” như lời thiệu của tờ Hoàn cầu Thời báo đâu, thưa Giáo sư.

“Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, Wilfred G. Burchett – và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa – đã cho biết: “ không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nói một cách trung thành: các kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa”. (1)

Tập đoàn kinh tế nhà nước: Tại sao sẽ phá sản? Có thể tái cấu trúc được không?

Trần Thành Nam

Trong bài Tập đoàn kinh tế Nhà nước: từ đâu ra và đi về đâu? tôi đã trả lời hai câu hỏi đã nêu ra, rằng tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hình thành theo và từ mô hình các tổng công ty đầu ngành của các nước xã hội chủ nghĩa cũ vốn đã làm các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đó sụp đổ, nên cũng sẽ làm nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sụp đổ.

Với bài này tôi muốn phân tích tiếp, tại sao mô hình kinh tế này sẽ sụp đổ ở Việt Nam và nếu thế thì nó sẽ sụp đổ như thế nào? Liệu có cách nào “tái cấu trúc” chúng để tránh sự sụp đổ được báo trước đó không?

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước năm 2010 chỉ góp 21% GDP nhưng chiếm trên 40% vốn đầu tư quốc gia và chỉ tạo công việc cho chưa tới 4% lực lượng lao động. Đó là các con số của Chính phủ. Còn theo ước tính của các nhà quan sát kinh tế độc lập thì, nếu tính cả các đơn vị làm kinh tế của Đảng, của các đoàn thể Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, của các lực lượng vũ trang và an ninh, kinh tế Nhà nước tại Việt Nam chiếm đến trên 80% nguồn vốn đầu tư của quốc gia [?] và vì thế nó phải được coi là lực lượng kinh tế chủ đạo.

Mô hình tập trung quyền lực

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn khẳng định tiếp tục theo đuổi mô hình tập trung quyền lực.

VIETNAM-POLITICS-PVC-POSTER  

Áp phích tuyên truyền được nhìn thấy khắp nước VN trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011. AFP photo/Hoang Dinh Nam

 

Nói theo cương lĩnh đại hội Đảng lần thứ X, đó là “Quyền lực thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp”.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng mô hình này vẫn cho thấy nhiều bất cập và chồng chéo, trong đó người dân là nạn nhân.

Quản lý bằng chỉ thị và nghị quyết

Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng cơ bản để xây dựng nền Hiến pháp tư sản, trong đó quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp, tư pháp tồn tại dưới dạng “chân kiềng” – độc lập, kiềm chế, giám sát lẫn nhau. Học thuyết này ra đời đầu tiên từ những năm 384-322 trước Công Nguyên và được nhà tư tưởng người Pháp Montesquieu hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17 - 18.

Trong bất cứ xã hội nào, về lý thuyết thì quyền lực quần chúng luôn được đặt lên hàng đầu. Nói một cách khác, đó chính là mục đích phát triển chính trong sự vận hành của bất cứ thể chế nào. Ngay cả thể chế quân chủ, vua chúa cũng phải nghĩ đến những sách lược hầu mang lại ấm no cho dân chúng và không để cho quyền lực người dân bị xâm phạm. Để làm được điều này, học thuyết Montesquieu cho rằng phải có sự độc lập giữa ba nhánh quyền lực bởi vì nếu quyền lực tập trung, sẽ tạo ra xu hướng mở rộng và lạm quyền.

Khả năng quân sự Trung Quốc được phóng đại?

Đức Tâm

clip_image001

Reuters

Biết được Trung Quốc hiện đại hóa quốc phòng ra sao là điều quan trọng đối với Hoa Kỳ và cả thế giới. Phải chăng bản thân Bắc Kinh đã phóng đại khả năng quân sự của mình ? Giới chuyên gia và quan chức Mỹ cho rằng cần phải nhiều năm Trung Quốc mới có thể chế tạo được loại tên lửa đạn đạo tấn công tàu chiến.

Sự phát triển bộ máy quân sự của Trung Quốc là chủ đề gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng. Trong thời gian qua, nhiều nước phương Tây cho rằng đây là một thách thức. Do vậy, biết được Trung Quốc hiện đại hóa quốc phòng ra sao là điều quan trọng đối với Hoa Kỳ và cả thế giới.

Thế nhưng, theo giới chuyên gia, dường như khả năng quân sự của Trung Quốc đã được phóng đại, không chỉ bởi các cường quốc và còn bởi chính Bắc Kinh. Theo tờ Washington Post, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc còn phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, đặc biệt là của Nga.

Bách Xuân - Xuân Bách

Hà Sĩ Phu

Ông Trần Xuân Bách là một người đáng nhớ.

Cuối năm 1989 là thời kỳ vô cùng “nhạy cảm” đối với vận mệnh của thế giới Cộng sản, mà một Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách nghiên cứu lý luận như ông, đã dám nói đến “đa nguyên chính trị” song song với đa nguyên kinh tế (tuy chưa dùng chữ đa đảng) thì thật dũng cảm, và sự hồn nhiên chính trị của một con người có lòng với dân tộc, với nhân dân ấy đã phải trả giá nặng nề: mất chức vụ rất cao và hầu như mất sạch quyền lợi. Nhưng ông đã an nhiên chịu sự thiệt thòi cho đến cuối đời. (http://boxitvn.blogspot.com/2010/12/mot-tam-long-son.html).

Trung Quốc, ASEAN cam kết tuân thủ tuyên bố về biển Đông

clip_image001  

Hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Hình: REUTERS

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần qua cho biết chính quyền Bắc Kinh và các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cam kết sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Nam Trung Hoa (tức Biển Ðông).

Bộ này nói rằng tuần trước, tại thành phố Côn Minh của Trung Quốc, một nhóm làm việc hỗn hợp Trung Quốc – ASEAN đã tiến hành cuộc họp thứ năm để bàn về việc triển khai Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (tức DOC).

Thông cáo từ Bắc Kinh cho hay, tất cả các bên tại cuộc họp này nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC đồng thời cam kết biến biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] thành một khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Trả lời các phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói rằng Bắc Kinh ‘luôn nghiêm túc tuân thủ tuyên bố (DOC) nhằm thúc đẩy hợp tác ở khu vực biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], cũng như tạo các điều kiện thuận lợi để tìm kiếm một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp song phương, cũng như cùng bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực’.

Tản mạn cuối năm: Phải chăng có một hình thái nhà nước kiểu mới?

Nguyễn Hữu Quý

clip_image002

Tham vọng của TQ

Ngày 06/12/2010 báo điện tử TuanVietnam.net (TVN), đăng bài “Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng”, trong đó có câu được báo trích dẫn lấy làm “Phát ngôn trong ngày”. Nguyên văn trích dẫn câu nói của cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An như sau:

“Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN”.

Tôi sẽ không viết bài này, nếu như hai hôm nay trên các báo không xuất hiện thêm hai bài báo đáng để suy nghĩ.

Bài thứ nhất là “Trung Quốc không phải là nước với chủ nghĩa cộng sản mà là một đế chế không hoàng đế”, đăng trên RFA ngày 25/12, là phần trả lời phỏng vấn của nhà văn, nhà sử học Anh Jonathan Fenby với nhà báo Ba Lan Anna Masłoń, bài do Lê Diễn Đức dịch.

Bài thứ hai, được đăng TVN vào ngày 25/12, đó là bài “Lãnh đạo và lãnh chúa", của tác giả Trần Huy Thuận.

Vinashin “mới” và các tập đoàn phải “mới”

Nguyên Hà

Nếu nhìn vào quá trình tái cơ cấu mà Vinashin đang thực hiện, hãy tạm ứng một niềm tin vào những nỗ lực của Chính phủ và của Vinashin trong việc xây dựng một Vinashin mới.

LTS: Năm 2010 sắp khép lại với nhiều dư âm đáng suy ngẫm. Nhìn nhận một cách công bằng, năm 2010 Việt Nam đã "vượt bão" tương đối thành công, với những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận. Đây cũng là năm của nhiều sự kiện có ý nghĩa bản lề đối với công cuộc phát triển của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới. Mỗi sự kiện đã xảy ra, dù vui, hay buồn, ảnh hưởng tích cực, hay tiêu cực đều đáng được nhìn nhận như những bài học hữu ích trên con đường phát triển nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này.

Hãy cùng Tuần Việt Nam nhìn lại những sự kiện/vấn đề nổi bật của năm, tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông và thu hút sự quan tâm rộng rãi của công luận.

Bài viết dưới đây nhìn lại một trong những "hiện tượng" của năm: tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu Việt Nam: Vinashin lâm cảnh nợ nần chồng chất vì làm ăn thua lỗ. Không đi vào mổ xẻ những nguyên nhân cũng như trách nhiệm dẫn tới sự cố Vinashin, vốn đã được phân tích quá nhiều trên báo chí thời gian qua, góc nhìn của tác giả tập trung vào vấn đề tái cấu trúc Vinashin nói riêng và các tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung nhằm để khối doanh nghiệp này phát triển lành mạnh và thực thi được vai trò mà người ta kỳ vọng ở chúng.

Lạm phát: Thực trạng và giải pháp

Minh Đăng

clip_image001(Tamnhin.net) - Năm 2010, Việt Nam lạm phát hơn 11,75% gấp rưỡi mức 6,52% của 2009, vượt xa mục tiêu ban đầu (dưới 7%). Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đó là mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao, mà còn làm gia tăng nợ nần.

Nhập siêu năm 2010, so với năm trước và so với kế hoạch năm, đã giảm và thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD). Điều này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm phát …

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ngay từ quý I/2011, cần tiếp tục thắt chặt để đạt được mục tiêu quan trọng nhất vào thời điểm này là giảm lạm phát.

Nghĩ về từ "đồng chí"

Nguyễn Khắc Phê

clip_image001Năm trước, có một bài báo "chất vấn" một tòa báo nọ vì sao không gọi người đại diện cơ quan X. là đồng chí mà lại gọi là ông. Nói thẳng ra thì bài báo ấy phê phán tờ báo nọ lập trường không rõ ràng, hoặc là mập mờ không muốn tỏ thái độ chính trị của mình.

Có lẽ vấn đề không đơn giản như thế. Từ đồng chí thời nay quả là chuyện đáng bàn.

Trước hết, xin mở Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1977), trang 308:

Đồng chí có 2 cách cắt nghĩa: 1- Những người cùng một chí nguyện; 2- Từ chỉ những người thuộc cùng một đoàn thể cách mạng.

Nếu chỉ vậy thì còn gì đáng bàn nữa. Cũng như từ Đồng Chí thời nhà thơ Chính Hữu sáng tác bài thơ nổi tiếng thể hiện một tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng đã được khẳng định. Những ai từng sống thời đó, cái thời mà "Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...", hẳn đều có lúc bồi hồi tưởng nhớ tình đồng chí cao đẹp ấy xen một chút như ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng như không hiểu sao mình có thể sống đẹp và đơn giản như vậy; ngỡ ngàng không biết mình đã đánh mất "nó" từ bao giờ!...

Giới chức Hoa Kỳ: ‘Việt Nam đóng vai trò quan trọng tại châu Á’

clip_image001  

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Joseph Yun nói rằng 'một cột trụ rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là nhân quyền'. Hình: Trung Nguyen

 

Thưa quý vị, năm 2010 đánh dấu 15 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ trong bối cảnh Washington mạnh mẽ tăng cường ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương. Năm nay, Hoa Kỳ được đánh giá đã thể hiện vai trò ngoại giao của mình ở khu vực này với khẳng định của Ngoại trưởng Hillary Clinton về ‘quyền lợi quốc gia’ của Mỹ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun, cho rằng tuyên bố từng khiến Trung Quốc mạnh mẽ phản ứng của bà Clinton đã ‘dẫn tới các cuộc họp mang tính đa phương’. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Phó trợ lý ngoại trưởng Joseph Yun nói: 'Vậy nên có thể nói rằng nếu quan hệ cải thiện, thấu hiểu nhau hơn cũng như thực thi tốt hơn về nhân quyền, quyền hoạt động chính trị và không còn tù nhân chính trị thì lúc đó quan hệ song phương sẽ tốt hơn và sâu sắc hơn. Tôi không thấy có điều gì mâu thuẫn trong chuyện đó cả'.

VOA: Ngoại trưởng Hillary Clinton hai lần công du tới Việt Nam trong năm 2010. Những chuyến thăm đó mang ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Quan hệ Việt - Mỹ 2010: Sôi nổi nhờ Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết (trái) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Đứng giữa là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: Reuters

 

Nhìn lại một năm 2010 sắp kết thúc, có thể nói không sai là khía cạnh ngoại giao chiến lược đã trở thành yếu tố nổi bật nhất trong quan hệ Việt Mỹ, phần nào che khuất hai lãnh vực truyền thống là nhân quyền và kinh tế, vẫn thường xuyên chi phối bang giao giữa hai bên. Do thái độ quyết đoán hung hăng của mình trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã mặc nhiên biến thành tác nhân thúc đẩy Washington và Hà Nội xích lại gần nhau hơn.

Hàng không mẫu hạm George Washington thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ neo lại ngoài khơi Đà Nẵng, tiếp đón một phái đoàn quan chức chính quyền và quân đội Việt Nam lên thăm. Sự kiện diễn ra ngày 8/8/2010, có thể được xem là biểu tượng, đánh dấu một năm phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là trong lãnh vực nhạy cảm nhất là quân sự quốc phòng.

Lẽ dĩ nhiên, năm 2010 là một năm quan trọng đối với quan hệ Việt - Mỹ vì lẽ đây là thời điểm đánh dấu 15 năm ngày hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, các hoạt động kỷ niệm cột mốc này lại sôi động hơn hẳn những lúc bình thường, nhất là trong địa hạt quốc phòng, cho đến gần đây, vẫn còn hết sức dè dặt.

Riêng trong lãnh vực này, năm 2010 đã chứng kiến việc Hoa Kỳ và Việt Nam “nâng cấp” quan hệ quốc phòng, với việc Việt Nam lần đầu tiên mở cuộc thao diễn hải quân chung với Hoa Kỳ, dù chỉ ở quy mô nhỏ, nhân dịp chiến hạm John McCain ghé cảng Đà Nẵng vào tháng 8 vừa qua. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện việc bảo trì, sửa chữa các tàu quân sự của đệ thất hạm đội khi có yêu cầu. Các chuyến tàu Mỹ ghé Việt Nam cũng nhiều hơn, mà nổi bật nhất là chiếc George Washington.

Biên giới Trung-Ấn không loại trừ khả năng xung đột

clip_image001Binh sĩ Ấn Độ.

(VTC News) - Mặc dù quan hệ Trung-Ấn có nhiều điểm sáng về kinh tế, nhưng tranh chấp biên giới giữa hai nước vẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt Ấn Độ liên tục tăng quân đến khu vực biên giới Trung-Ấn trong thời gian vừa qua.

Một nhà phân tích của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển vừa cho biết, do vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết, điều này làm cho làm cho quan hệ hai nước Trung-Ấn có thể nảy sinh căng thẳng bất cứ lúc nào, thậm chí không loại trừ khả năng dần dần phát triển thành xung đột quy mô lớn.

Ngày 26/12, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin của hãng AFP đưa tin cho biết, đến nay tranh chấp biên giới Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết, trong vấn đề này, không những Trung Quốc có thái độ cứng rắn, mà Ấn Độ cũng tăng cường sự hiện diện quân sự của họ tại khu vực xung quanh biên giới, bao gồm điều động đến hàng nghìn binh sĩ và xe bọc thép, đồng thời mở rộng căn cứ không quân tiền tuyến.

Nhà nghiên cứu cao cấp Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Thụy Điển là Simon Weitzman phân tích cho biết:

Vinashin có làm thay đổi hội chứng “tăng trưởng bằng mọi giá”?

 

clip_image003

 

Tăng trưởng năm 2010 của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào đầu tư công - chiếm hơn 40% GDP (IE)

Liệu những bài học được rút ra từ sự cố Vinashin có làm thay đổi tư duy "tăng trưởng băng mọi giá"? Bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho thêm một ý kiến bình luận để tham khảo

Tập đoàn đóng tàu Vinashin thuộc sở hữu nhà nước cuối tuần trước không trả được khoản vay đáo hạn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế đã làm cho chính phủ Việt Nam thêm đau đầu trong việc kiểm soát nền kinh tế sau một chuỗi dài tăng trưởng và lạm phát cũng tăng cao.

Vinashin đã không thể trả được khoản nợ 60 triệu đô la trong tổng số 600 triệu đô la phải trả cho các nhà đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu của họ và thông báo với các chủ nợ rằng tập đoàn này chỉ có thể trả được khoản lãi của số tiền trên.

Vinashin đã đồng ý sẽ gặp các chủ nợ vào giữa tháng giêng để bàn việc trả nợ, dù một số nhà đầu tư cho biết họ không chắc là Vinashin sẽ có khả năng trả số tiền lãi này.

Việc Vinashin mất khả năng thanh toán thêm một lần nữa giáng thêm một đòn vào nền kinh tế Việt Nam, từng là một trong những nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất thế giới.

Doanh nghiệp thuộc Vinashin được vay để trả nợ tiền lương

Hoàng Diên

clip_image001

 

Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin sẽ được vay tiền để trả nợ tiền lương, nợ BHXH, bảo hiểm y tế,.... Ảnh minh họa

 

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc cho doanh nghiệp, người lao động thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vay để chi trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tạo việc làm, học nghề.

Theo đó, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin; doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được chuyển giao từ Vinashin đang nợ tiền lương, nợ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động có nhu cầu, sẽ được vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để trả nợ.

Mức vay tối đa bằng số kinh phí chi trả nợ tiền lương, nợ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (kể cả số tiền lãi phát sinh phải thanh toán do nợ tiền lương, nợ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định) tính đến ngày 31/10/2010 và thời kỳ tiếp theo đến hết ngày 31/12/2011. Lãi suất cho vay bằng 0%.

Cho vay để tạo việc làm, học nghề

Công nghiệp 2010: ngoài Nhà nước vượt Nhà nước

Minh Đăng

clip_image001(Tamnhin.net) - Tính chung năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 794.200 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009 trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 333.400 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 42% so với toàn ngành công nghiệp), tăng 17,2%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 284.900 tỷ đồng (chiếm 35,9% toàn ngành công nghiệp), tăng 14,7%; giá trị sản xuất của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 175.800 tỷ đồng (chiếm 22,1% toàn ngành công nghiệp), tăng 7,4.

Trong ba ngành công nghiệp cấp I, năm 2010, ngành công nghiệp khai thác ước chỉ đạt 38.900 tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm 2009. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 710.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 89,5% so với toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009 - gấp đôi chỉ số này của năm ngoái; ngành công nghiệp điện, khí đốt và nước ước đạt 44.300 tỷ đồng, cũng có mức tăng 14,8%.

Trong năm 2010, nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp có tốc độ tăng so với năm 2009 cao hơn mức tăng chung của toàn ngành như khí hoá lỏng, sơn hoá học, sữa bột, bia, giày thể thao, kính thuỷ tinh, tủ lạnh, tủ đá, khí đốt nhiên liệu dạng khí, điện sản xuất, xe máy, xi măng, quần áo mặc cho người lớn,...

Công trình có vốn ngân sách: Chính quyền phải là khách hàng khó tính

KTS Nguyễn Ngọc Dũng

clip_image001

 

Cầu vượt Thủ Thiêm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - một trong những công trình sử dụng vốn ngân sách - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

 

TTCT - Từ lúc có chủ trương đến khi bắt đầu thi công đường Nguyễn Tri Phương mất đến tám năm, thời gian dài đủ để Thâm Quyến hình thành đô thị mới và bằng nửa thời gian để Singapore trở thành một nước công nghiệp mới. Một nghịch lý nhức nhối buộc ta phải nhìn lại.

Vấn đề không phải là rút ngắn thời gian ở từng cấp thẩm định phê duyệt, mà ở đây chúng tôi muốn đặt ra: ai là khách hàng, ai là người thiết kế, thi công, ai là người thụ hưởng?

Khách hàng là ai?

Trong vùng xây một cây cầu, một đô thị mới hay một khu công nghiệp mới, người được xem là khách hàng chính là UBND TP hay UBND quận, huyện đại diện cho toàn bộ người thụ hưởng (sử dụng). Những cơ quan này phải toàn tâm toàn ý nghiên cứu và đề xuất, dự báo mọi việc liên quan đến xã hội - kinh tế - văn hóa hiện tại và tương lai của TP. Những cơ quan nghiên cứu này cần tập hợp nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực để cùng nhau đưa ý kiến xác đáng, khách quan và không có bất kỳ ý đồ tư lợi nào. Từ đó TP xem xét kế hoạch đầu tư, trưng cầu ý dân, có kế hoạch trước sau, công khai minh bạch.

Điều cần nói là tất cả dự án thuộc ngân sách TP hay ngân sách trung ương cấp cho TP đều phải được UBND TP làm chủ đầu tư, làm người khách hàng khó tính nhất. Nếu cấp TP giao lại cho sở, ban, ngành lãnh trách nhiệm mà không đủ quyền hạn thì công việc càng rối rắm hơn. Vì chỉ giao trách nhiệm mà không trao quyền nên các sở đó sẽ phải đi xin ý kiến, thẩm định lòng vòng, kéo dài thời gian, cơ hội trôi mất...

Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc

Phạm Huyền

(VEF) - Nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đã lập “kỷ lục” chóng mặt: ước 12,6 tỷ USD, bằng tới 105% tổng mức nhập siêu của Việt Nam trong năm 2010. Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam quá phụ thuộc vào một thị trường như vậy?

LTS: Nhập siêu có thể là chuyện "bình thường" khi nền sản xuất Việt Nam vẫn còn yếu kém và nhu cầu cho tăng trưởng lại rất lớn. Trong thời toàn cầu hóa, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì việc Việt Nam "phụ thuộc" vào một số nước lớn có thể là dễ hiểu. Nhưng, sẽ là không bình thường, khi mức phụ thuộc đó quá lớn, quá tập trung ở một quốc gia: Trung Quốc.

Độc giả hãy chia sẻ ý kiến về câu chuyện này qua hòm thư: vef@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!

Cheese Thụy Điển vs mắm tôm Việt Nam

Hiệu Minh

clip_image001

Vasterbotten Cheese. Ảnh: internet

Dân Thụy Điển có món cheese (pho-mat) khá nổi tiếng. Người Việt nếu ăn lần đầu thấy bốc mùi khó chịu. Tương tự, nếu mời món đậu phụ chấm mắm tôm, người Bắc Âu phải bịt mũi. Tuy thế, cả cheese và mắm tôm đều là quốc hồn của mỗi nước.

Có người nói, Thụy Điển giúp Việt Nam về minh bạch và chống tham nhũng cũng khó như bắt dân ta ăn cheese. Có vị quan bên phía ta còn thách, đem mắm tôm cho dân Bắc Âu, liệu họ có dám ăn không?

Mỗi lần đi qua Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội), tôi không thể không ngước nhìn khu nhà của Đại sứ quán Thụy Điển lợp tôn mầu đỏ hồng. Sau bao năm, mái nhà ấy vẫn giữ được vẻ tươi tắn như hồi mới xây.

Những người bạn Thụy Điển luôn thủy chung bên cạnh chúng ta trong những năm tháng đen tối nhất của chiến tranh. Tôi chợt nghĩ, mầu đỏ hồng kia chẳng bao giờ phai nhạt như tình hữu nghị 40 năm giữa hai quốc gia này.

Sáng qua, một bạn đồng nghiệp gọi điện báo tin, tòa nhà này sẽ đóng cửa. Lý do chính thức đưa trên thông tin đại chúng như Đại sứ Herrström tại Hà Nội cho biết: “Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định đã dẫn tới việc Chính phủ chúng tôi phải đóng cửa các Đại sứ quán, trong đó có Đại sứ quán ở Hà Nội – trong vòng năm 2011”.

Bên trong Triều Tiên

clip_image001

 

Cảnh đám cưới trên một quảng trường ở Bình Nhưỡng. Ảnh: NYT.

 

Đi cùng phái đoàn của đặc sứ Mỹ Bill Richardson tuần trước đến Triều Tiên có hai nhà báo. Trong sáu ngày ở đó, họ đã tận mắt chứng kiến cuộc sống bên trong quốc gia nổi tiếng mà bí ẩn này.

Bài viết dưới đây đăng trên The New York Times, của nhà báo Sharon LaFraniere.

Một đội bóng đá nữ của học sinh thi đấu quyết liệt trong sân thể chất rộng mênh mông. Hai cô dâu trẻ, một cô váy trắng, cô kia váy hồng sẫm, làm lễ cưới trên quảng trường đầy tuyết. Cha mẹ kéo các em bé ngồi chơi trong những chiếc xe nhựa. Nhiều người xếp hàng trước các quầy bán khoai lang nướng.

6 ngày ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, cho tôi cơ hội được nhìn ngắm – dù là dưới sự giám sát kỹ lưỡng – một cuộc sống như trong một thế giới khác. Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nguy cơ bất ổn chính trị hay sức khỏe yếu ốm của nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng, tuy nhiên chuyến thăm ngắn ngủi và hiếm hoi cho tôi hiểu vì sao Triều Tiên đặc biệt cần thêm viện trợ và thương mại từ cộng đồng quốc tế.

Một tấm lòng son

Vũ Cao Đàm, Bùi Thế Vĩnh, Nguyễn Mạnh Tôn

Ông Trần Xuân Bách là một nhà lãnh đạo có những tư tưởng cải cách rất mạnh dạn đã dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ trong Đảng CSVN, và bản thân ông phải nhận những kỷ luật nặng nề của Đảng.

Nhân ngày giỗ đầu của ông (1/1/2007), những người thuộc nhóm cộng sự của ông đã viết bài gửi một tờ báo đã từng viết về tư tưởng cải cách của ông, nhưng rất tiếc, bài viết đã không có may mắn được xuất hiện trên công luận.

Nhân kỷ niệm làn thứ năm ngày ông mất (1/1/2011), nhóm cộng sự xin gửi bài viết này tới trang Bauxite Việt Nam, để tỏ lòng tưởng nhớ kính cẩn tới một chí sỹ đã dành những năm tháng cuối đời của mình cho một ý tưởng cải cách chưa thành đạt của ông.

Vũ Cao Đàm

Tản mạn về Vinashin & lãi suất ngân hàng

Nguyễn Hữu Quý

clip_image002

 

Có lẽ chỉ có Thống đốc NH mới hiểu thực trạng nền kinh tế?
(Ảnh: vnexpress.net, ngày 25/12/2010)

 

Ngày 25/12/2010 mạng Bauxite Việt Nam đăng bài “Vào năm 2011, Vinashin trả nợ hay tiếp tục khất nợ???”, của tác giả Lê Trung Thành, người có nhiều bài viết về Vinashin trên mạng Bauxite Việt Nam. Có thể nói, ngoài việc am hiểu về Vinashin, về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tác giả Lê Trung Thành còn có lối viết để những người không am hiểu về hai lĩnh vực này rất dễ hiểu và bị cuốn hút.

Là người theo dõi Vinashin, không chỉ vì khoản nợ khổng lồ của nó mà mọi người đã biết, sau khi sự kiện này đi ra từ diễn đàn QH, thực tình, là người VN ai cũng mong Vinashin qua cơn hoạn nạn, bởi vì, có lần người viết bài này đã từng nói “Việt Nam – một quốc gia biển thì không thể không có ngành công nghiệp đóng tàu…”, nhưng thực tế, Vinashin đang gặp muôn vàn khó khăn.

Đọc qua bài viết, tôi “thu hoạch” được các dữ liệu sau:

1. Nói về việc trả nợ của Vinashin:
Theo tác giả Lê Trung Thành, trong năm 2011, VNS cần có 300-350 triệu USD để thanh toán các khoản nợ nêu trên. Số tiền này không bao gồm phần trả lãi, gốc đã quá hạn hoặc đến hạn của rất nhiều ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển trong nước mà VNS đã vay mượn.

Người nông dân không im lặng

Quốc Việt

TT - Người nghèo thường cam chịu, dễ bị đè đầu cưỡi cổ. Nhưng với anh nông dân nghèo Phùng Sĩ Lâm thì không...

clip_image001

 

Trong căn nhà trống hoác, ông Lâm kiên trì viết đơn, tìm chứng cứ để đấu tranh chống tham nhũng - Ảnh: QUỐC VIỆT

 

Tiếp tôi ngay bên bờ ruộng với đôi tay vẫn còn lấm lem bùn lầy, người nông dân không im lặng Phùng Sĩ Lâm ở xã nghèo Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trầm tư kể: “Họ bắn tin đe dọa sẽ diệt từng người dám tố cáo mà trong đó đầu danh sách là tôi. Lúc đầu tôi cũng lo. Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu sợ hãi mà rút lui giữa chừng thì mình cũng chết! Tôi có niềm tin rằng khi những nông dân chân đất ít học như tôi mà dám đứng lên vì lẽ phải thì chắc chắn cái thiện sẽ chiến thắng cái xấu thôi...”.

Mồ hôi, nước mắt ở quê nghèo

Trước khi về Thanh Hóa tìm Phùng Sĩ Lâm, tôi đã gặp những người cùng anh được mời đi dự hội nghị vinh danh chống tham nhũng ở Đà Nẵng. Bác Nguyễn Công Uẩn, người từng “lên bờ xuống ruộng” vì đấu tranh chống tiêu cực ở Bắc Ninh, kể: “Cái nhà anh Lâm ấy được trung ương mời đi vinh danh mà chân tay vẫn còn đen sì sì bùn đất, nhưng tính cách mạnh mẽ lắm. Anh chẳng vòng vo cứ vỗ thẳng mặt, nói thẳng tên những kẻ tham nhũng, hại dân”.

Từ Hà Nội, tôi đã gọi điện hẹn trước anh Lâm, nhưng khi về tận xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, vẫn rất khó khăn mới tìm được nhà. Vợ chồng anh đang cày cuốc ngoài ruộng, cô con gái làm công nhân ở tận Đồng Nai. Hàng xóm có người lại ngại chỉ đường.

Đầu tư công và lạm phát

Huỳnh Bửu Sơn, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

clip_image001Điều quyết định cho một quốc gia có sớm trở nên cường thịnh hay không tùy thuộc ở chỗ cách thức có hiệu quả hay không mà quốc gia đó sử dụng để sung dụng các nguồn lực - đặc biệt là nội lực.

Vào đầu tháng 12/2010, mặc dù Chính phủ đã kêu gọi các địa phương thực hiện những biện pháp can thiệp quyết liệt với mong muốn ngăn chặn đà tăng giá dường như có xu hướng ngày càng mạnh trên thị trường trong nước, khả năng kiềm chế lạm phát năm 2010 dưới hai con số xem ra rất khó khăn, khi vào cuối tháng 11/2010, tốc độ lạm phát đã ngấp nghé ngưỡng 10% và tháng 12 là tháng của lễ tết, của mua sắm và theo "truyền thống thị trường", đó vẫn là một trong những tháng có chỉ số tăng giá cao nhất. Việc lạm phát vượt ngưỡng hai con số không phải là điều đáng ngạc nhiên, tuy rằng lẽ ra, với một chính sách tiền tệ thắt chặt suốt năm 2010 bằng các biện pháp hạn chế gia tăng tín dụng ngân hàng không quá 25% và duy trì một mức lãi suất cơ bản (base rate) cao, người ta có thể kỳ vọng một mức lạm phát thấp hơn.

Chắc chắn người ta không thể cáo buộc chính sách tiền tệ năm 2010 là "thủ phạm" gây ra lạm phát. Trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế của hai năm 2008-2009, hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ vẫn chưa hề được nới lỏng thực sự, điều này được minh chứng qua việc Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ hạ lãi suất cơ bản (base rate) xuống dưới 8%/năm, trong khi những đồng nghiệp của họ trong khu vực và trên thế giới đã đưa mức lãi suất này xuống rất thấp, có trường hợp xấp xỉ 0%.

Vạ lây vì Vinashin

Nhật Minh – Hoàng Ly 

clip_image001

 

Chi phí huy động vốn quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng sau sự kiện Vinashin xin hoãn nợ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

 

Xếp hạng tín nhiệm quốc gia bị hạ bậc, vị trí của các nhà băng lớn theo đánh giá của Moody’s hay Standard & Poor’s cũng giảm theo. Chưa hết, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế cũng bị ảnh hưởng vì Vinashin.

Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch một quỹ đầu tư cho biết, vụ Vinashin mới vỡ lở ở Việt Nam thời gian gần đây nhưng dân trong ngành tài chính thì dự đoán trước đó khá lâu. Năm 2008, trái phiếu quốc tế của Vinashin đã được mua bán trên thị trường với lợi tức từ 24-27% một năm, thể hiện mức độ rủi ro rất cao mà các nhà đầu tư nhận định về tập đoàn này. Cũng từ đó, ông này nhận định, chi phí huy động vốn quốc tế nói chung của Việt Nam (bao gồm cả Chính phủ và các doanh nghiệp) cũng sẽ bị gia tăng.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, khó khăn nhất sẽ là các ngân hàng đang có trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế. Lợi tức đối với các trái phiếu này sẽ tăng cao khi nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro trả nợ. Trong trường hợp các ngân hàng nội địa chào bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài, thị giá của chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng do uy tín tài chính của các ngân hàng Việt Nam nói chung bị giảm sút.

Tuy nhiên, phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn lưu ý, việc hạ bậc tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poor’s đối với một số nhà băng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Techcombank, Vietcombank được thực hiện theo yêu cầu của chính những tổ chức này. Vị này nói: “Mức đánh giá của họ cũng phản ánh tình hình chung của ngành chứ không phải một ngân hàng cá biệt nào”.

Ðất Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam: HUYỆN PHÒNG THÀNH

Hồ Bạch Thảo

Huyện Phòng Thành tại phía tây nam châu Khâm ; năm Vạn Lịch thứ 34 [1606] Phó tổng binh Dương Ứng Xuân lập trấn Phòng Thành để chế ngự lưu khấu cùng bọn cướp biển. Theo Thanh sử cảo trước kia đất này thuộc châu Khâm, năm Quang Tự thứ 14 [1888] lấy 2 ty Phòng Thành và Như Tích lập ra huyện Phòng Thành, vị trí tại phía tây nam châu Khâm 100 lý [58 km]. Phía tây bắc huyện giáp Thập vạn đại sơn ; phía tây nam từ núi Long Sơn sườn núi hiểm trở ra đến biển, trước đây đất này thuộc về Việt Nam, năm Quang Tự thứ 13 [1887] được nhập vào. Việc nhượng đất này do bởi hòa ước Thiên Tân, ký giữa thực dân Pháp và nhà Thanh, trong đó có điều khoản rằng nước Pháp trả lại những chỗ hải quân đã chiếm giữ tại mặt bể ; rồi để làm vừa lòng Trung Quốc, lúc bấy giờ người Pháp đã đem một vùng đất Việt Nam giáp biển nhượng cho họ. Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép về hòa ước Thiên Tân như sau:

“Không hỏi – khỏi nói”

Nguyễn Xuân Nghĩa

imageKhi các đồng minh phản ứng...

Một ngày sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thu hồi đạo luật “Không hỏi, Khỏi nói” – Don't Ask, Don't Tell – để khỏi gây lúng túng cho các binh sĩ đồng tính trong quân lực, lãnh đạo Hoa Kỳ lại lúng túng về chuyện khác.

Trưa Chủ Nhật 19, giờ New York, Hội đồng Bảo an Liên hiệp qQuốc khẩn cấp nhóm họp. Và một đặc sứ không chính thức của Mỹ, Thống Ðốc Bill Richardson của tiểu bang New Mexico, thì tuyên bố tại thủ đô Bắc Hàn, rằng bán đảo Triều Tiên có nguy cơ là thùng thuốc súng.

Xin quý độc giả đọc lại đoạn trên. Ðầy phi lý! Một đặc sứ mà không chính thức thì đại diện ai và tới Bình Nhưỡng làm gì để nói về thùng thuốc súng? Chuyện binh lính đồng tính là ưu tiên thế nào? Mà vì sao Hội đồng Bảo an lại họp khẩn cấp vào một ngày Chủ Nhật, cuối năm...?

Lãnh đạo và "lãnh chúa"

Trần Huy Thuận

clip_image001Loài người đôi khi thua các loại động vật khác ở đức hy sinh vì cuộc sống cộng đồng. Không ít người cứ leo lên vị trí lãnh đạo là chỉ muốn hưởng thụ hơn người, quyền lực hơn người.

Từ "lãnh đạo" nghĩa thực chất của nó chỉ là "dẫn đường".

Khi động vật là số đông, sống bầy đàn - động vật hoang dã, thì thường phải có một con giữ vai trò đầu đàn - vai trò dẫn đường, lãnh đạo. Chức năng của con vật lãnh đạo là bảo vệ cuộc sống cộng đồng, chống kẻ thù, chống bầy đàn khác xâm nhập lãnh địa của mình và hướng dẫn việc kiếm ăn cho các thành viên... Nhiệm vụ của từng cá thể là phải tuân theo sự lãnh đạo đó. Có lãnh đạo mạnh mẽ  thông minh, am hiểu địa hình địa vật thì bầy đàn no ấm, ngược lại thì đói khổ, thậm chí bị tiêu diệt!

Với giống vật thì con vật đầu đàn (lãnh đạo) đồng thời là con vật chỉ huy. Con người thì khác: Người "lãnh đạo" - dẫn đường có thể đồng thời là người chỉ huy, nhưng người chỉ huy không nhất thiết phải là người dẫn đường. Ví dụ: Khi cần vượt qua một vùng đất lạ, người ta tìm người "bản xứ" để thuê dẫn đường chứ người chỉ huy không tự ý mò mẫn tìm đường một cách hú họa đầy bất trắc.

Vinashin là vấn đề thế kỷ

Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Invest Consult

Tạp chí Pháp lý cuối tháng

clip_image001Hai vấn đề nhân dân cả nước đang rất quan tâm và cũng vừa được phản ánh nóng bỏng ở Quốc hội là Vinashin và Bauxite Tây Nguyên, với tư cách là một nhà kinh tế, ông Nguyễn Trần Bạt đã có những nhận xét đáng quan tâm xung quanh vụ đổ vỡ Vinashin.

Vinashin là loại dự án, không chỉ liên quan đến kinh tế, mà là loại vấn đề liên quan một cách toàn diện đến tương lai cấu trúc sống của xã hội chúng ta,vì thế xã hội quan tâm một cách rất riết ráo đối với chuyện này. Vinashin cũng là một vấn đề chiến lược. Bởi vì nó là kết quả của một quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế. Cương lĩnh của chúng ta nói đến tập đoàn kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước như là một lực lượng chủ đạo. Điều này đang gây ra các tranh luận khá rộng rãi trong xã hội, làm cho vấn đề các tập đoàn kinh tế trở thành một vấn đề nóng bỏng. Cho nên, vấn đề Vinashin, ngoài ý nghĩa về sự thua thiệt về mặt tiền bạc thuần tuý, nó còn có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đối với toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Đấy là vấn đề rất lớn, mà nói cho cùng là vấn đề thế kỷ. Bởi vì nói đến thời kỳ quá độ tiến lên CNXH mà người Trung Quốc nói rằng phải mất hàng trăm năm nữa thì đấy tức là những vấn đề thế kỷ.

Tư nhân là động lực chính của nền kinh tế

Tường Nguyên thực hiện

Ông Lê Duy Bình.

(TBKTSG) - Vì sự thịnh vượng của nền kinh tế, tư duy về doanh nghiệp tư nhân cũng như các chính sách hỗ trợ đối với khu vực này cần phải được thay đổi một cách mạnh mẽ hơn. Đây là thông điệp mà ông Lê Duy Bình, Trưởng nhóm nghiên cứu đề tài “Vươn tới tầm cao mới: rà soát một số lĩnh vực chính sách ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp tư nhân” muốn đề cập qua cuộc phỏng vấn dưới đây của TBKTSG.

TBKTSG: Báo cáo dường như chỉ mới dừng ở việc nêu hiện tượng mà chưa lý giải vì sao chính sách cho khu vực tư nhân vẫn còn hạn chế như vậy?

- Ông Lê Duy Bình: Có thể nói, cái nhìn định kiến đối với tư nhân xuất phát từ mô hình kinh tế trước đây vẫn còn rơi rớt trong nhiều chính sách. Ngoài ra lợi ích cục bộ của các cơ quan ban hành chính sách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trong báo cáo, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cần có một tư duy mới về khu vực kinh tế tư nhân và về cách thức hỗ trợ đối với khu vực này. Điều này còn quan trọng hơn việc xử lý một số những bất cập trong một số luật và nghị định mà báo cáo đã phát hiện và khuyến nghị điều chỉnh. Chỉ khi tư duy đổi mới thực sự thì mới có thể kỳ vọng được sự thay đổi căn bản, lâu dài trong chính sách, pháp luật, thể chế và cách hành xử của các cơ quan quản lý vì sự phát triển hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân.

TBKTSG: Theo nhóm nghiên cứu, cần coi khu vực tư nhân là trụ cột của nền kinh tế và chính sách phát triển công nghiệp; các chương trình nâng cao năng lực quốc gia cần dựa trên nền tảng doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực tư nhân? Đây là một đề xuất mạnh mẽ nhưng cơ sở của đề xuất này là ở đâu?

Cái bụng thiêng liêng

Nguyễn Quang Thân

image  

Tờ 100 tỷ đô vừa được Zimbabwe phát hành chỉ mua được 3 quả trứng. Zimbabwe là nước có mức lạm phát cao nhất thế giới, 2,2 triệu %. - Internet

 

Lạm phát một hay hai con số, chỉ số giá cả tăng có thể làm các nhà chính khách giật mình, các kinh tế gia đau đầu. Nhưng với người lao động, những phép tính trừu tượng ấy lại trở thành cụ thể. Đó là những đêm không ngủ, những ngày lao động vã mồ hôi và đã từng xảy ra những vụ ngất xỉu một lúc nhiều người trong trường học, trong xí nghiệp.

Vì những người lao động cũng như bất kỳ ai, có cái bụng. Nó đòi hỏi được no để làm việc dù làm như cái máy trong dây chuyền xí nghiệp hiện đại hay thổ mộc “ăn no vác nặng” trong hầm mỏ, trên cánh đồng.

Một nhà nước vì dân trước hết phải nghĩ đến cái bụng của dân. Cái bụng của dân yên thì nước thái bình, thịnh trị. Từ đầu năm 2010 đến nay, báo chí đưa nhiều tin về các cuộc đình công của công nhân từ Trà Vinh đến Thái Bình. Cao trào như tháng Tư có tới 10.000 công nhân xí nghiệp giày 100% vốn nước ngoài ở Đồng Nai đình công đòi nâng bữa trưa từ 5000 ngàn đồng lên 10 ngàn. Cũng tháng Tư, khoảng 5.000 công nhân Công ty liên doanh Chí Hùng chuyên sản xuất, kinh doanh giày tại xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đã tiếp tục đình công đòi cải thiện bữa ăn. Theo các công nhân, hiện nay suất ăn dành cho công nhân rất nghèo nàn, chỉ hơn 7.000 đồng/suất không đủ tái tạo sức lao động.

Vấn đề đơn giản, đòi hỏi không cao xa. Tăng 7 lên 10 ngàn là chỉ mới thêm một cái trứng vịt, hay nửa mớ rau muống, hay một bịch cà muối vào bữa cơm. Đâu phải yến sào hay vi cá mập. Đòi hỏi ấy chưa đến mức “cầm cuốc chôn chủ nghĩa tư bản” mà các ông chủ phải sợ. Đó chỉ là tiêng sôi của cái bụng đói. Chỉ năm ngoái thôi, 7 ngàn một bữa trưa là tạm đủ sức đứng máy cả chiều. Nhưng vật giá lên gấp rưỡi, gấp đôi thì bảy ngàn chỉ còn ba ngàn rưỡi. Phép tính ấy không cần phải các nhà kinh tế mới tính được. Chỉ số CPIt hay CPIx của các vị ấy đưa ra cao siêu khó hiểu lắm, chỉ biết ra chợ mớ rau muống thấy đã lên 8 ngàn đồng.

Khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô: Những bài học lớn

Bùi Quang Bình

clip_image001

Khai thác vàng trái phép tại Nà Lẹng, Minh Khai, tỉnh Cao Bằng

Ngay tại châu Á, hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Trong khi đó, Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài. Bài học của các nước nói trên đáng để chúng ta suy nghĩ nhằm đưa ra các biện pháp quyết liệt, hạn chế tình trạng “chảy máu khoáng sản” đang diễn ra ồ ạt hiện nay.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Câu chuyện thứ nhất được bắt đầu với Trung Quốc – một quốc gia có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) cho mục đích phát triển nền công nghiệp của mình. Đến nay, ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp1. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác TNKS; thành lập trung tâm dự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.

Giúp đỡ có ẩn ý

Wieland Wagner, Spiegel

clip_image002

 

Hồ Cẩm Đào và tổng thống Cavaco Silva vào ngày 6 tháng 11 tại Lissabon: người Trung Quốc đã được mong đợi như những người cứu giúp. Ảnh. DPA.

 

Người Trung Quốc lợi dụng sự suy yếu của châu Âu để mở rộng ảnh hưởng của họ trên châu lục. Họ lôi kéo bằng đầu tư và bằng cách mua trái phiếu của những nước đang suy yếu trong khu vực đồng Euro – và qua đó tạo cho mình những đồng chí liên minh trong EU.

Đội kỵ binh của Bồ Đào Nha duyệt binh để long trọng chào mừng người lãnh đạo nhà nước và Đảng của Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, 67 tuổi. Bất thình lình có một con ngựa lồng lên và hất ngã người đang cưỡi nó xuống đất. Vị khách quốc gia người Trung Quốc yên lặng đứng chờ cho tới khi nghi lễ chấm dứt, rồi ống ấy đi đến chỗ người vệ binh vừa ngã ngựa, ôm lấy người đấy và hỏi thăm.

Động thái chăm sóc của ông Hồ vào đầu tháng 11 trong Lissabon có một giá trị tượng trưng: đó là "khoảng khắc đẹp nhất" mà "trong đó thế giới nhận thấy nước Trung Quốc thực bằng xương bằng thịt", cơ quan của Đảng Cộng sản "People's Daily" hân hoan.

Hiện giờ trong châu Âu có nhiều cơ hội để Trung Quốc biểu lộ sự đồng cảm. Cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng trong khu vực đồng Euro là một dịp. Với những lời hứa hẹn giúp đỡ về tài chính và với những lời tuyên bố tin tưởng vào đồng Euro, Bắc Kinh đang cố gắng làm ổn định đối tác thương mại lớn nhất của mình – trước hết là vì lợi ích riêng của Trung Quốc.

Ngay từ trước khi đến Lissabon, ông Hồ đã được mong đợi trong Bồ Đào Nha như là người cứu giúp. Với cái nhìn đến tai họa nợ nần, người Trung Hoa này đã hứa với quốc gia EU là sẽ "giúp đỡ bằng những biện pháp cụ thể". Trung Quốc muốn nâng thương mại song phương lên gấp đôi cho tới năm 2015.

Việt-Mỹ đang nhắm đến ‘quan hệ chiến luợc’

clip_image001  

ĐS VN tại Hoa Kỳ muốn hai nước thiết lập “quan hệ đối tác chiến luợc”.

 

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Lê Công Phụng cho rằng hai nuớc Việt-Mỹ nên đặt mục tiêu thiết lập “quan hệ đối tác chiến luợc” trong những năm tới.

Ông Phụng gọi đây là “đỉnh cao hơn” của mối quan hệ.

“Nếu làm được, nó sẽ tạo ra một môi trường mới, không gian mới đưa quan hệ hai nước đi lên trong tương lai,” Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ trả lời TTXVN trong cuộc phỏng vấn ngày 24/12/2010.

Ông Phụng nói thêm, Việt Nam đã chuyển lời mời tổng thống Barak Obama thăm Hà Nội trong năm 2011.

Về chuyện này, phía Mỹ đang “cân nhắc.” Và ông nói: “Cũng không loại trừ khả năng lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ đi thăm song phương trong năm 2011.”

Việt Nam đang tổ chức họp Đại hội Đảng lần thứ XI. Khi đại hội bế mạc vào ngày 19/1, thế giới sẽ biết ban lãnh đạo mới của Việt Nam.

Như thuờng lệ, các nhân vật lãnh đạo mới này sẽ có nhiều chuyến thăm nước ngoài để giới thiệu và làm quen.

Vào năm 2011, Vinashin trả nợ hay tiếp tục khất nợ???

Lê Trung Thành

imageCho đến hôm nay, các chủ nợ từ ngân hàng Thụy Sĩ làm đại diện chưa chính thức trả lời có cho Vinashin (VNS) khất nợ 60 triệu USD phải trả đợt đầu hay không. Nếu chủ nợ đồng ý, ông Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS – Nguyễn Ngọc Sự sẽ tạm yên lòng mừng đón lễ giáng sinh và có thể ngủ giấc ngon lành vào đêm giao thừa chuyển sang năm mới 2011?

Là một chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Ngọc Sự đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên có nhiều người lãnh đạo hy vọng vào khả năng “chuyển bại thành thắng” khi điều động ông sang VNS dọn dẹp “đống đổ nát, hoang tàn” mà mấy người tiền nhiệm “tạm vắng mặt” gây ra?

Ông hẳn không vui vẻ gì khi được “tín nhiệm” giao trọng trách này vì phải dời bỏ nơi rủng rỉnh tiền bạc, tha hồ chi tiêu. Hình như ở nơi làm việc cũ, việc nợ quá hạn, nợ khó đòi vài ba chục, thậm chí năm, sáu chục tỉ đồng chẳng là nghĩa lý gì nên khi có đơn tố cáo từ các cán bộ công nhân viên làm việc ở Công ty Nhập khẩu thiết bị Dầu khí PVN (Machinoimport PVN), ông Sự đã ký công văn số 3726/DKVN ngày 05/05/2010 trả lời nhưng theo bài báo “Phản biện thư trả lời của Phó TGĐ Dầu khí Việt Nam Nguyễn Ngọc Sự” thì công văn này “có biểu hiện bao che của cá nhân ông Sự trong khi lại nhân danh Tập đoàn, không tập trung vào các sai phạm, hành vi phạm tội của giám đốc công ty Machino Trần Đức Trương cũng như công nợ, giải quyết chính sách cho người lao động […] (Trích từ trang mạng Machinoimport PVN ngày 7 tháng 5-2010).

Vì sao người dân cần được phúc quyết hiến pháp?

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

clip_image002  

Giáo sư David Clair Williams (bên trái), Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana University thời kỳ đang làm việc ở Burma. Source law.indiana.edu

 

Trước thềm đại hội đảng và trong bối cảnh thay đổi nhân sự, chắn hẳn người dân hy vọng và mong mỏi sẽ có những thay đổi.

Một trong những thay đổi cơ bản và cần thiết chính là một bản hiến pháp mới của toàn dân, trong đó không thể thiếu quyền phúc quyết của nhân dân. Xung quanh vấn đề này Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với Giáo sư David Clair Williams, Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana University.
Giáo sư David Clair Williams đã có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy cũng như tham gia tư vấn và thiết kế hiến pháp cho một số nước. Đặc biệt, những năm gần đây, sau nhiều năm nghiên cứu hiến pháp Myanma và Sri Lanka, ông bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu hiến pháp Việt Nam.

Sửa đổi hiến pháp cần có trưng cầu dân ý

Quỳnh Chi: Trước tiên xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự do. Thưa ông, tính từ hiến pháp năm 1946 đến nay, hiến pháp Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, ông cho hiến pháp nào tiến bộ nhất và vì sao?
David C. Williams: Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên dùng từ “tiến bộ” vì từ này nói đến sự cải tiến của một việc gì đó. Mỗi nước cần có một hiến pháp khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Bởi vì hiến pháp là công cụ chính để giúp đất nước giải quyết các vấn đề mà quốc gia đối mặt, mà vấn đề và tiềm lực của mỗi quốc gia đều khác nhau. Chính vì thế, thay vì nói đến một hiến pháp tiến bộ nhất, tôi chẳng thà nói đến một hiến pháp thích hợp nhất cho Việt Nam vào thời điểm này.  Đó chính là một hiến pháp thể hiện được sự nới lỏng của chính quyền và trở lại với các yếu tố đã có trong hiến pháp 1946.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn