Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và về Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời.

Đứng đầu danh sách những điều cấm kỵ mà các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước không dám nhắc đến tại kỳ họp Quốc hội thường niên là những bí ẩn xoay quanh việc cựu ngoại trưởng Tần Cương bất ngờ bị sa thải vào năm ngoái và những thay đổi nhân sự ngoại giao theo sau.

Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ Ngoại giao nước này đã kỳ vọng một bộ trưởng mới sẽ được bổ nhiệm tại kỳ họp lần này. Vương Nghị, thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng, và là người tiền nhiệm trực tiếp của Tần, hiện đang đảm nhận vị trí này, nhưng đây được cho là một nhiệm vụ tạm thời.

Tuy nhiên, nhận thức đó bắt đầu thay đổi kể từ thời điểm Tết Nguyên đán vào giữa tháng 2. Đó là lúc những bình luận đầy ngờ vực bắt đầu râm ran trong nội bộ chính giới Bắc Kinh. “Có thể ghế ngoại trưởng sẽ không thay đổi trong một thời gian”.

Ngay trước khi Nhân đại toàn quốc khai mạc vào ngày 5/3, đã có thông báo rằng Tần Cương không có tên trong danh sách đại biểu tham dự, nhưng đó là toàn bộ tin tức về ông, ngoài ra, không có ngoại trưởng mới nào được nêu tên.

Tần Cương tổ chức một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 07/03/2023. Ông không có tên trong danh sách đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm nay. © Reuters

Kể từ năm ngoái, truyền thông nước ngoài đã đưa tin về chuyện Tần ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc và họ đã có một đứa con với sự giúp đỡ của một người đẻ thuê ở Mỹ. Ngoài ra còn có các thông tin rò rỉ từ bên trong nội bộ Trung Quốc, rằng một cuộc điều tra về “lối sống” của Tần đang được tiến hành, một động thái có thể hiểu là Bắc Kinh ngầm xác nhận vụ bê bối được báo cáo.

Gần đây, các quan chức đã công khai bàn tán về “các vấn đề liên quan đến phụ nữ” xoay quanh vị cựu ngoại trưởng. Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp trừng phạt nào được đưa ra.

Nhiều khả năng, đội ngũ lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa thể quyết định sẽ giải quyết vấn đề như thế nào.

Tập Cận Bình tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 8/3. (Ảnh của Mizuho Miyazaki)

Tần được cho là người được Tập yêu thích.

Vụ bê bối có thể sẽ trở nên phức tạp hơn nếu người ta phát hiện ra rằng các hành động của người dẫn chương trình truyền hình, vốn có lịch trình làm việc dày đặc ở nước ngoài, có thể đã gây tổn hại đến ngoại giao hoặc an ninh của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Tập còn một vấn đề phức tạp khác cần giải quyết – cuộc tranh giành quyền lực giữa các trợ lý thân cận của ông, nhiều người trong số họ đã thể hiện lòng trung thành với chủ tịch nước, nhưng họ lại chưa đoàn kết với nhau. Tập cần cẩn thận phân tích xem điều gì đang thực sự diễn ra. Những người được ông bảo trợ này đang tuyệt vọng tìm cách tồn tại trong một hệ thống đơn cực mang lại cho Tập quyền lực vô song; họ sẽ làm bất cứ điều gì để hạ bệ đối thủ.

Những vụ “mách nước” theo kiểu Trung Quốc đã xảy ra thường xuyên hơn dưới thời Tập, bằng chứng là sự biến mất đột ngột của nhiều lãnh đạo đảng và cán bộ sau cuộc chiến chống tham nhũng của chủ tịch nước.

Trong bầu không khí này, tung tích của Tần đã trở thành chủ đề cấm kỵ tại phiên họp thường niên của Nhân đại, vốn được rút ngắn xuống còn bảy ngày.

Vương Nghị không hề đề cập đến vấn đề này khi gặp các phóng viên vào ngày 7/3. Ông hiểu rằng việc thảo luận về Tần trước khi lãnh đạo tối cao đưa ra quyết định cuối cùng là hành động vô cùng nguy hiểm về mặt chính trị.

Vai trò ngoại trưởng của Vương Nghị có lẽ sẽ kéo dài hơn so với suy nghĩ ban đầu. (Ảnh của Mizuho Miyazaki)

Một vấn đề khác mà Vương không đề cập đến trong cuộc họp báo kéo dài một tiếng rưỡi là quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với Nhật Bản.

Ông đã nhận câu hỏi từ 21 nhà báo trong và ngoài nước, nhưng không có nhà báo nào từ Nhật Bản, và điều này rất bất thường.

Từ châu Á, các nhà báo Hàn Quốc và Indonesia đã đặt câu hỏi cho Vương. Các phóng viên châu Phi, Mỹ, và châu Âu cũng được mời đến. Nhưng chẳng một ai đề cập đến các vấn đề liên quan đến Nhật Bản.

Quan hệ Trung - Nhật đã trở thành một chủ đề nhạy cảm đối với Trung Quốc và Vương Nghị.

Cuộc họp báo diễn ra chỉ bốn ngày trước lễ kỷ niệm 13 năm trận động đất kinh hoàng tấn công Nhật Bản vào ngày 11/03/2011, gây ra trận sóng thần tàn khốc và làm hỏng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Nếu Vương có những phát biểu mạnh mẽ về lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản do Trung Quốc áp đặt nhằm đáp trả việc xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hậu quả sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông đưa ra những nhận xét cứng rắn liên quan đến việc Trung Quốc bắt giữ giám đốc điều hành hãng dược phẩm Astellas Pharma của Nhật Bản?

Rất có thể Nhật Bản sẽ phản ứng dữ dội, gây ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế của Trung Quốc với nước láng giềng. Đây là điều Trung Quốc không mong muốn khi quan hệ của nước này với Mỹ không có dấu hiệu cải thiện, và nền kinh tế của nước này vẫn sa lầy trong tình trạng ảm đạm.

Vương biết rất rõ hậu quả có thể xảy ra.

Tại cuộc họp báo, ông đã bắt đầu nói về đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Ông thậm chí còn đề cập đến tầm quan trọng của “ngoại giao kinh tế”, dường như là do nhận thức được sự sụt giảm gần đây của đầu tư trong nước.

Trong khi đó, phiên họp năm nay của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước, chỉ toàn những lời sáo rỗng. Phiên họp thường niên, được tổ chức song song với kỳ họp Quốc hội, đã tìm cách tung hô một “tương lai tươi sáng” nhờ “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” dưới sự lãnh đạo của đảng.

Những lời này cộng hưởng với bầu không khí chính trị hiện tại, trong đó mọi người được khuyến khích chỉ nói những điều tốt đẹp về Trung Quốc. Trong khi các vấn đề nghiêm trọng như thanh niên thất nghiệp chạy sang Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản lại không được thảo luận.

Bất chấp bầu không khí đó, một bài viết bất thường trên mạng đã tiết lộ một sự thật quan trọng, gây chấn động giới giáo dục và ngoại giao Trung Quốc.

Đó là bài viết của một nhân vật có thẩm quyền: Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng, đồng thời là thành viên của Chính hiệp.

Bài viết này, được đăng trên một trang liên quan đến Đại học Bắc Kinh, đã tiết lộ một đề xuất mà Giả đã đệ trình lên cơ quan cố vấn chính trị.

Cụ thể, ông viết “Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên nước ngoài từ các nước phát triển đến học tại Trung Quốc đã giảm mạnh. Theo dữ liệu công khai, số lượng sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc đã giảm xuống còn khoảng 350 người vào năm 2023, từ mức đỉnh khoảng 15.000 hồi một thập niên trước”.

Giả tiết lộ số lượng sinh viên Hàn Quốc tại Trung Quốc cũng giảm mạnh, gần 80% so với mức đỉnh vào năm 2017.

Tình hình hiện tại thậm chí còn tồi tệ hơn sau vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989, khi hàng loạt sinh viên nước ngoài rời Trung Quốc. Người Mỹ hồi đó đã lũ lượt rời khỏi Trung Quốc, nhưng số người ở lại chắc chắn vẫn nhiều hơn 350, đặc biệt là tại các trường đại học ở các thành phố nhỏ hơn, với tình hình an ninh ổn định hơn.

Quan trọng hơn là phần sau của bài viết, trong đó vị giáo sư phân tích lý do tại sao số lượng sinh viên nước ngoài ở Trung Quốc lại giảm mạnh và đề xuất các biện pháp đối phó với xu hướng này.

“Hướng dẫn chi tiết về việc triển khai các luật như luật chống gián điệp cần được sớm ban hành để giải thích những điểm còn mơ hồ trong luật”, ông viết. “Làm thế mới giúp bảo vệ và khuyến khích nghiên cứu học thuật hợp pháp”.

Ông nói rằng sự mơ hồ về các khái niệm và phạm vi của các luật liên quan đến an ninh quốc gia mà Trung Quốc ban hành trong những năm gần đây đang khiến các sinh viên Mỹ và nhiều nước khác rời khỏi Trung Quốc vì lo sợ.

Thẳng thắn chỉ trích những sai sót trong chính sách của bộ máy an ninh quốc gia – hiện đang ở đỉnh cao quyền lực – là một hành động dũng cảm ở Trung Quốc ngày nay.

Các hoạt động trao đổi quốc tế ở các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, và các tổ chức khác đã gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc tiếp tục đóng cửa theo cách này, họ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì năng lực khoa học và công nghệ hiện tại.

Không rõ liệu Chính hiệp có nghiêm túc xem xét đề xuất của Giả hay không. Nhưng chí ít có một điều chắc chắn: Bài viết này đã gây xôn xao khắp xã hội Trung Quốc.

Nhân đại năm nay bế mạc mà không có cuộc họp báo của thủ tướng như truyền thống. Và nhiều chủ đề quan trọng đã bị bỏ qua trong phiên họp – hoàn toàn trái ngược với khung cảnh 26 năm trước.

Tháng 3/1998, Chu Dung Cơ có tư tưởng cải cách, người được bầu làm thủ tướng trong phiên họp quốc hội cùng năm, đã trò chuyện với các nhà báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

“Tôi muốn nói rõ rằng tôi hoan nghênh mọi câu hỏi từ tất cả các vị, không có giới hạn nào ở đây cả,” ông nói với họ. “Tôi sẽ rất vui lòng trả lời.”

Quả thực, ông đã làm điều đó một cách lạc quan và vui vẻ.

Nhờ các sáng kiến của Chu, Trung Quốc đã bắt tay thực hiện một loạt các cải cách và khiến thế giới ngạc nhiên khi tiến vào kỷ nguyên tăng trưởng nhảy vọt. Tuy nhiên, ngày nay không có người kế nhiệm nào của Chu dám “hoan nghênh mọi câu hỏi”.

Đội ngũ lãnh đạo ngày nay dường như đang đi ngược lại chính sách mở cửa và cải cách mà Trung Quốc đã áp dụng dưới thời Thủ tướng Chu Dung Cơ. © Kyodo

K.N.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Nguồn: Nghiencuuquocte.org

4 lý do ông Tập giấu cuộc thanh trừng quân đội

Liên Thành

Cuộc thanh trừng trong lực lượng quân đội của ông Tập đã để lộ rất nhiều dấu hiệu, nhưng trên bề mặt vẫn đang được che giấu và không có một thông tin công khai, chính thức nào. Cựu quan chức Trung Quốc đã chỉ ra những lý do ông Tập đang phải âm thầm làm việc này và vì sao dân Trung Quốc không thể được biết dù họ được cho là người làm chủ đất nước.

Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường?

BBC tiếng Việt 

12 tháng 3 2024

Việt Nam đề nghị Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế Việt Nam có đang thực sự vận hành theo quy tắc thị trường hay không?

Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường

Chụp lại hình ảnh: Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường. Nguồn hình ảnh: Getty Images

Việt Nội luật hóa điều ước quốc tế đối với Công ước về quyền tự do công đoàn?

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Khi Việt Nam phê chuẩn Công ước 87 về quyền tự do công đoàn, thì xem ra các công đoàn độc lập vẫn khó có thể ra đời trong một sớm, một chiều.

Quốc hội Việt Nam nhiều khả năng sẽ phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào tháng 10 năm nay, DW ở Đức và Taiwan News ở Đài Loan đưa tin hôm 12-3. Mondaq, dịch vụ thông tin có trụ sở ở Anh, đăng bài cùng ngày nói rằng việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 87 dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10-2024.

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine - 17-3-2024

Phúc Lai / Phúc Lai GB

1. Tin chiến sự theo bản tin của Bộ tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine cách đây 1 giờ (khoảng 16h chiều giờ Hà Nội)

- Kẻ thù không tiến hành các hành động tấn công theo hướng Kupyansk.

- Trên hướng Lymansky, các chiến sĩ của ta đã đẩy lùi 1 đợt tấn công của địch tại khu vực định cư Bilogorivka, tỉnh Luhansk.

Chiến tranh

Huy Đức

Đáng sợ nhất là có những cuộc chiến tranh nổ ra chỉ vì cơn nghiện quyền lực của những kẻ đứng đầu, những kẻ không coi dân mình là con người. Đáng sợ hơn là những kẻ thích sử dụng chiến tranh xâm lược để thỏa mãn quyền lực cá nhân ấy luôn có một bọn người đồng lõa, bọn người cho dù ở rất xa ấy, luôn muốn dùng máu của người khác điểm tâm cho các lạc thú của mình.

Hoàng gia Hà Lan hoãn thăm Việt Nam liên quan gì đến cuộc đốt lò ở thượng tầng?

16/03/2024

 Hoàng Trường

Vua và hoàng hậu Hà Lan (trái), và ông bà Võ Văn Thưởng. Hoàng gia Hà Lan ra thông báo, chuyến thăm cấp nhà nước của vua và hoàng hậu phải hoãn lại do phía Việt Nam "yêu cầu," với lý do "tình hình nội bộ."

Vua và hoàng hậu Hà Lan (trái), và ông bà Võ Văn Thưởng. Hoàng gia Hà Lan ra thông báo, chuyến thăm cấp nhà nước của vua và hoàng hậu phải hoãn lại do phía Việt Nam "yêu cầu," với lý do "tình hình nội bộ."

Hiện chưa rõ thông tin khẳng định rằng việc Vua và Hoàng hậu Hà Lan bất ngờ hoãn thăm Việt Nam có liên quan gì tới ‘chuyện xáo trộn nội bộ’ của Hà Nội?

Ukraine tấn công thành phố, nhà máy lọc dầu của Nga vào ngày thứ hai của bầu cử tổng thống Nga

16/03/2024

VOA tiếng Việt / Reuters

Hiện trường sau cuộc tấn công mà chính quyền địa phương nói là bằng tên lửa của Ukraine ở Belgorod, Nga, ngày 16/3/2024. (Kênh Telegram của Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov qua Reuters)

Hiện trường sau cuộc tấn công mà chính quyền địa phương nói là bằng tên lửa của Ukraine ở Belgorod, Nga, ngày 16/3/2024. (Kênh Telegram của Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov qua Reuters)

Một cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine đã làm hai người thiệt mạng ở miền Tây nước Nga và một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã khiến một nhà máy lọc dầu bốc cháy hôm thứ Bảy 16/3, ngày thứ hai của cuộc bầu cử mà Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc Kyiv đang tìm cách phá hoại.

Tẩu hoả nhập ma

Chu Mộng Long

16-3-2024

Xem clip giáo sư Hoàng Chí Bảo ngợi ca đại tăng Thích Chân Quang như một lãnh tụ vĩ đại, sáng ngời chân lý (chân quang) và tiến bộ (tấn việt), tôi phải háo hức nghe các bài thuyết pháp của ngài để được giác ngộ chân lý và tiến bộ.

Trước tiên ứng dụng triết lý nhân quả. Kiếp này phải làm thầy giáo là do kiếp trước đốt sách nên hứa sắp tới nghỉ hưu tôi sẽ lo đốt hết sách để kiếp sau làm thầy giáo lần nữa. Các bác sĩ muốn kiếp sau tiếp tục làm bác sĩ thì kiếp này tranh thủ giết người nhiều lên nhé!

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Lê Học Lãnh Vân

1) Cứ tới ngày ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Tuyên giáo ta tài thật!

Mạc Văn Trang

Nhiều lần mấy nhân viên an ninh trò chuyện thân mật với mình, cứ bảo: Xã hội nào chẳng có cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, chú cứ nhìn vào mặt tiêu cực rồi phê phán nhiều không có lợi…

Mình bảo, khen - chê đều phải có xúc cảm: Cái xấu, ác, vô lý hiện ra, mình thấy bức xúc thì phải lên tiếng; cái tốt đẹp làm mình xúc động thì mình khen ngay. Chỉ mong có nhiều điều tốt đẹp thật, gây xúc cảm để khen.

Quảng Bình, một con đường mang tên Trần Văn Phương – Anh hùng Gạc Ma

Lưu Trọng Văn

14-3-2024

Theo nhà văn Phạm Phú Thép chủ tịch hội VHNT Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Hôm nay Nga bầu Tổng thống – Đứng về đâu Thiện hay Ác?

Lưu Trọng Văn

15-3-2024

Kim Dung Pham

Đúng vậy đứng về đâu Thiện hay Ác phản ứng cuộc chiến này cho thấy rõ những não trạng và nhân tâm của cả hai phía. Tiếc thay không ít kẻ có học mà Ác.

Bộ phim tài liệu "20 ngày ở Mariupol" ghi lại những ngày đầu của cuộc giao tranh giữa Nga vào Ukraine năm 2022 đã giành giải Oscar 2024 cho Phim tài liệu xuất sắc nhất.

Thói quen xấu của báo chí nên thay đổi

Thái Hạo

15-3-2024

Đến thời điểm này đã có khoảng 20 tờ báo đăng tin-bài về vụ việc phụ huynh tố cáo hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thọ và công ty Phúc Nguyễn cấu kết ăn bớt bữa ăn của học sinh, như Báo Thanh Hóa, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Công an Nhân dân, VietNamNet, Người Đưa Tin, Pháp luật TPHCM...

Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam Văn Việt Tự do sáng tạo Nguyên Ngọc

Văn Việt 

image


Xin ông nói về ý tưởng cho ra đời Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cách đây 10 năm.

Nguyên Ngọc: Đúng ra tôi đã nghĩ đến chuyện này từ nhiều năm trước nữa.

Chắc có người còn nhớ năm 1979, để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ ba của Hội Nhà văn Việt Nam, với tư cách là bí thư Đảng đoàn của Hội, tôi có viết một bản gọi là Đề dẫn, nêu ra một số vấn đề về tình hình và nhiệm vụ của văn học trong điều kiện mới sau chiến tranh. Bản Đề dẫn ấy bị ông Tố Hữu lên án nặng nề, cho là nó nhiễm nặng quan điểm tự do tư sản. Vụ Đề dẫn gây ồn ào rắc rối khá lâu. Cho đến đầu năm 1981, một hôm tôi đang họp Quốc hội thì được điện thoại từ văn phòng của ông Lê Đức Thọ, bấy giờ là ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Bí thư Trung ương Đảng gọi sang báo cáo ở số 6 Nguyễn Cảnh Chân, trụ sở Ban Bí thư Trung ương.

Những ngày tháng không quên

 (Cái “buổi ban đầu” của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập và Văn Việt)

Hoàng Hưng nhớ lại

Ngày đầu tiên không thể quên là một ngày giữa tháng 1/2014, tại một quán cơm niêu trên đường Ngô Thời Nhiệm Sài Gòn, 6 người đầu tiên họp mặt để cụ thể hoá ý tưởng lập ra một tổ chức quy tụ các cây bút không phải do Đảng CS lập nên và lãnh đạo! Nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Lê Phú Khải, nhà ngữ học Hoàng Dũng, nhà thơ Bùi Chát, nhà văn Phạm Đình Trọng, và tôi; có mặt nhà báo Tống Văn Công mà tôi mời tới “chứng kiến”. Cũng “vui” là một em an ninh mà tôi biết mặt từ trước – trong một sự kiện tại Sàn Art khi tôi trình bày về diễn đàn talawas.org của nhà văn Phạm Thị Hoài ở Đức – xuất hiện trong vai “quản lý”, ra đón và nhiệt tình sắp xếp bàn ăn cho chúng tôi!

Không hiểu nổi

Mạc Văn Trang - Nguyễn Thị Kim Chi

Nguyễn Đình Bin

Tôi hoàn toàn đồng tình vả ủng hộ ý kiến của GS Mạc Văn Trang tại bài viết này! Thật là tệ hại, hư hỏng đến mức không thể tin nổi!

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. 09.00 em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó thương nhau với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, u 90, chắc gặp nhau được lần này…

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn