Nhân ý kiến của ông J. Kerry (Mênh mông thế sự 51)

Tương Lai

J. Kerry vừa mời Đinh Thế Huynh đến Mỹ, vào dịp này, Ngoại trưởng Mỹ nói một câu xanh rờn: “Người dân Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng kinh tế đáng chú ý. Họ đang thực thi một nỗ lực kinh tế tuyệt vời, một nỗ lực theo kiểu tư bản”.

Ông ấy đùa dai à? Đâu có. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cũng từng là một cựu binh Mỹ có mặt tại chiến trường Việt Nam, nói một cách nghiêm túc đấy chứ. Cũng chẳng phải là ngẫu hứng nhất thời, mà là một nhận định có cân nhắc từ sự chiêm nghiệm của một chính khách từng trải. Đâu phải là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đưa ra nhận định “động trời” đó trước mặt nhân vật được xem sẽ là “người thay thế” (đương nhiên là dự kiến) cho “mitxtơ” Trọng. Thì chẳng phải trước đó, hôm 4/10, khi thăm Brussels, Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại ý tưởng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam. Ông nói: “Tôi vừa quay lại đó với Tổng thống Mỹ để loan báo việc mở Đại học Fulbright, hoàn toàn tự do về học thuật và sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam tại một đất nước hoàn toàn tư bản ngày hôm nay, không phải cộng sản”! Câu chuyện TPP này có một sức nặng đáng kể trong toàn bộ diễn biến mà rồi “hồi sau mới rõ” đây.

Rành rọt hơn, nhà chính khách lão luyện của nước Mỹ chẳng cần màu mè “ngoại giao, tế nhị” gì sất mà nói huỵch toẹt ra một điều thoạt nghe có vẻ đột ngột nhưng xem ra lại rất chi là thực tế: “Cộng sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam”.

Nghịch lý

Nguyễn Đăng Quang

Nghịch lý thì ở đâu cũng có, phần lớn là xấu và đều đáng ghét. Việt Nam có lẽ là xứ sở có nhiều nghịch lý nhất. Song nó đáng ghét hay đáng yêu thì tôi chưa rõ! Xin kể nhanh ra đây 4 nghịch lý nổi bật ở nước ta. Bốn nghịch lý này xuất hiện và tồn tại ở nước có hình chữ S khá lâu, trên dưới nửa thế kỷ rồi, để chia xẻ cùng quý bạn đọc xa gần:

1/ Ở Việt Nam trong suốt 70 năm qua, Đảng Cộng sản luôn khẳng định thể chế của mình là ưu việt nhất, nền chính trị ở Việt Nam là “dân chủ gấp vạn lần các nước khác” (Nguyễn Thị Doan); chế độ bầu cử, ứng cử ở Việt Nam là dân chủ tuyệt vời không đâu bằng, “dân chủ đến thế là cùng!” (Nguyễn Phú Trọng) v.v.. Thế nhưng một nghịch lý hiển nhiên là tất cả 90 triệu người dân Việt Nam không được phép chọn lựa thể chế chính trị mà mình tin tưởng, không một công dân Việt Nam nào có thể dùng quyền phổ thông đầu phiếu để lựa chọn chính đảng cầm quyền mà mình ưa thích! Và cũng không một công dân nào có thể trực tiếp cầm lá phiếu của mình để bầu chọn những người lãnh đạo thay mặt họ để quản trị đất nước! Các chức vụ chủ chốt của quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, tất cả đều do Đảng cử, song mỗi chức vụ trên, Đảng chỉ cử 1 ứng viên duy nhất để Quốc hội “bầu”! Quả đúng như lời phán của ngài TBT Phú Trọng: “Dân chủ như thế chứ còn thế nào nữa”!?

Về chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Đức: Báo chí Đức chú ý gì? Và Diễn văn tại Đại học Luật Hà Nội

Tác giả bài viết: Đặng Hà

Dịch giả: Nhóm THQBK

Cách đây 1 tuần Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLB Đức Steinmeier đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam 3 ngày từ 30/10 tới 1/11. Tại Hà Nội ông Steimeiner đã có những cuộc gặp nói chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

clip_image002

1- Qua tựa đề các bản tin và bài báo chúng ta sẽ thấy rõ báo chí truyền thông Đức đã chú ý và quan tâm đến những vấn đề gì trong chuyến viếng thăm này mà báo chí ở Việt Nam dấu nhẹm.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: ai sẽ thắng cử - Donald Trump hay Hillary Clinton?

Vũ Ngọc Yên

Ngày 8.11.2016 cử tri Mỹ sẽ chọn ứng cử viên tương đối tốt hoặc ít tồi nhất, xứng đáng là tân Tổng thống để lãnh đạo quốc gia. Tổng thống Donald Trump, tỷ phú 70 tuổi, thuộc đảng Cộng Hòa hay nữ Tổng thống Hillary Clinton, chính trị gia 68 tuổi, thuộc đảng Dân Chủ.

Mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hai ứng cử viên đều có cơ hội đạt được đa số phiếu trong cuộc bầu cử nên không kết luận rõ ai sẽ thắng cử. Nhưng rồi thế giới cũng sẽ phải trực diện trước một tân nam tổng thống hay nữ tổng thống với những chính sách có nhiều ảnh hưởng đến an ninh và kinh tế toàn cầu. Một điều chăc chắn chính sách đối ngoại thận trọng như dưới thời Obama sẽ không còn nữa và có thể ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa tại Việt Nam.

Mục tiêu chính của Tổng thống Trump

Trong cuộc tranh cử, Trump đã luôn nhấn mạnh mọi chính sách của ông sẽ phục vụ cho nước Mỹ (America first) và làm nước Mỹ vĩ đại trở lại qua khẩu hiệu “Make America great again”.

Cùng một lò: mị dân, độc tài

Nguyễn Hội

Thời còn học trung học, trong khuôn khổ giờ chính trị chúng tôi được nghe bài giảng của cán bộ tuyên huấn thành ủy về kế hoạch phát triển Sài Gòn được tổ chức tại câu lạc bộ thanh niên số 4 đường Duy Tân (đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay). Cán bộ đã phê bình gay gắt hệ thống đường dây điện Sài Gòn lúc bấy giờ là bắt trên không băng ngang qua các khu dân cư dễ gây tai nạn, ảnh hưởng đến mạng sống người dân. Chính quyền thành phố đương nhiệm đưa kế hoạch thiết kế hệ thống đường dây điện ngầm bắt dưới mặt đất, dẫn thẳng vào nhà dân, hãng xưởng. Cán bộ tuyên huấn còn cho biết, kế hoạch trên đây nhằm thực hiện lời của ông Hồ “đất nước ta sẽ đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn”. Câu trên đây cán bộ tuyên huấn đã trích ra từ lời ông Hồ kêu gọi dân chúng miền Bắc thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài với miền Nam:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Cuộc chiến Bắc Nam vừa qua đã cướp đi bao nhiêu tinh hoa của Dân tộc, phá hủy đi nền đạo lý nhân bản của Tổ tiên để lại, cản trở Tổ quốc phát triển về mọi mặt… Hơn bốn mươi năm cuộc chiến đã tàn, nhưng Việt Nam ngày nay vẫn lọt tọt đi sau người và thuộc một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Năm 1986, 41 năm sau thế chiến thứ hai, Tây Đức (mặc dù chưa được độc lập) đã trở thành quốc gia dẫn đầu kinh tế tại Âu châu.

clip_image002

Hệ thống đường dây điện tại Sài Gòn ngày nay. nguồn:www.saungon.net

Cạnh tranh... từ thiện

Thạch Đạt Lang

clip_image002

Mới đọc tựa đề bài viết, chắc nhiều độc giả sẽ bật cười, phán rằng: - Giỡn hoài cha! Làm từ thiện thì có gì để cạnh tranh, hơn thua nhau trong việc giúp đỡ người đang gặp hoàn cảnh khốn khó, nghèo khổ hay thiên tai, chiến tranh...? Ai có nhiều giúp nhiều, có ít, giúp ít, tất cả đều xuất phát từ lòng hảo tâm, thương xót đồng loại, đồng bào một cách tự nguyện, nói theo ngôn ngữ “cách mạng” là tự phát, tự diễn biến, không hề bị ép buộc, cưỡng bức. Cạnh tranh thì được cái gì? Được nổi tiếng vì nhiều người biết đến “động cơ” như Tạ Bích Loan phán sao?

Thảm họa do mưa lũ miền Trung càng lúc càng lớn

…Sau Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam (Đại Lộc, Hội An), Quảng Ngãi (Đức Phổ), tới lượt Bình Định, Phú Yên tan hoang vì lũ và lụt…

clip_image002

Ảnh chụp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, dù ở trên cao nhưng vẫn lụt sau khi thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh xả nước. (Hình: Báo Người Lao Động)

VIỆT NAM (NV) - Mưa tiếp tục trút nước, lũ càng lúc càng lớn, thủy điện tiếp tục phải xả nước để tránh vỡ đập giữa lúc mực nước lụt ở hạ du càng ngày càng cao đang là đại họa của miền Trung.

Phong trào ‘Việt Nam nói là làm’: dân mạng đang ‘like’ điều gì?

Ben Ngô

BBC Tiếng Việt

…có ý kiến cho rằng dường như cư dân mạng, phần lớn trong số đó là những người trẻ tuổi, chỉ thích nhấn ‘like’ cho những chủ đề ‘vô thưởng vô phạt’ hơn là những vấn đề mang tính chính sự…

Những lượt ‘like’ trên mạng xã hội cho thấy giới trẻ Việt Nam đang quan tâm, ủng hộ điều gì và nếu xem số lượng ‘like’ là thước đo thì liệu chúng ta có nên quan ngại?

Hiện đang có trào lưu “Việt Nam nói là làm” gây ra những vụ cười ra nước mắt.

Gần đây nhất, một thanh niên 21 tuổi, sống tại TP. Hồ Chí Minh, sở hữu trang cá nhân có gần nửa triệu người theo dõi, đăng tuyên bố sẽ nhảy từ tầng bốn tòa nhà Bitexco nếu có một triệu người bấm ‘like’. Vài hôm sau, có ba triệu người xem video và có hơn 300 ngàn lượt ‘like’. Người này, hồi tháng Chín cũng đã “đốt người” và nhảy cầu để thực hiện lời hứa khi bức ảnh của mình nhận được 40.000 lượt ‘like’.

BÀN VỀ MỘT SỐ THẤT BẠI VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Đình Cống

Đối ngoại và đối nội không phải chỉ là hoạt động của Quốc gia mà là của mọi tổ chức, mọi gia đình, mọi con người. Có 2 loại người với xu hướng khác nhau, hướng nội và hướng ngoại. Thông thường người hướng nội quan tâm nhiều đến đối nội, người hướng ngoại thích thú với đối ngoại hơn. Nhưng hướng về một phía nhiều quá sẽ thành cực đoan, không tốt. Vấn đề là giữ được quan hệ, giữ được cân bằng giữa hai lĩnh vực này.

Ngẫm nghĩ cho kỹ thấy rằng đối nội là gốc gác, cách gì cũng phải có. Vì vậy đối ngoại phải xuất phát từ đối nội và phục vụ cho đối nội. Trong hai việc, nếu bắt buộc phải ưu tiên cho một việc thì người khôn ngoan sẽ chọn đối nội, phải làm tốt đối nội mới có cơ sở vững chắc để đối ngoại. Ngược lại những người mắc“ bệnh sĩ “ sẽ chọn đối ngoại. Họ quá xem trọng hình thức và lời khen chê của mọi người, cố làm ra vẻ ta đây sang trọng, giỏi giang. Ca dao VN có bài nhận xét về loại người này: “ Ra đường võng giá nghênh ngang/ Về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày…”

Thảm họa Formosa và thảm họa BP: So sánh để học kinh nghiệm

Trà Mi-VOA

clip_image001

Sự cố Formosa đã khiến cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam.

Thảm họa môi trường biển chưa từng thấy trước nay tại Việt Nam do Formosa gây ra hồi tháng 4 khiến người ta nhắc nhớ thảm họa môi trường biển lớn nhất lịch sử Mỹ trong vụ tràn dầu của công ty BP cách đây 6 năm.

Obama khiển trách đám đông vì sách nhiễu một người biểu tình ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump

Michael Wash, phóng viên của Yahoo News, ngày 5 tháng 11, 2016

Trần Ngọc Cư dịch

Bản tin ngắn sau đây minh họa câu nói nổi tiếng được gán cho nhà văn Voltaire (1694-1778) của Pháp: “Tôi không đồng ý những điều anh nói ra, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến cùng cái quyền phát biểu của anh.” – Dịch giả

clip_image002

Một người ủng hộ Donald Trump làm gián đoạn bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Đại học Tiểu bang thuộc Thành phố Fayetteville, thứ Sáu, 4-11-2026 (Photo: Pablo Martinez Monsivais/AP) – “Love trumps hate” nghĩa là “Tình yêu thắng hận thù”.

CPJ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Hồ Văn Hải

Thanh Phương

clip_image002

Bác sĩ, Facebooker Hồ Hải. Ảnh : Dân làm báo

Trong một thông cáo đưa ra ngày 04/11/2016, Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo CPJ, trụ sở tại New York, đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bác sĩ Hồ Văn Hải, chủ một trang mạng xã hội Facebook, được biết dưới tên Hồ Hải.

Việt Nam: Đảng Cộng sản có thể bắt kịp những cải cách thị trường?

Anton Tsvetov, The Diplomat, ngày 28, tháng Mười, 2016

Duyên Anh dịch

clip_image001

Posters cổ động bầu cử Quốc hội lần thứ 14 trên đường phố Hà Nội, Việt Nam (20/5/2016). Ảnh: REUTERS/Kham

Đảng Cộng sản có sẵn sàng đối mặt với những hệ quả chính trị từ sự chuyển đổi kinh tế Việt Nam?

Năm 1986, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lần VI, nhà cầm quyền quyết định đã đến lúc thay đổi. Mười năm đã qua kể từ khi Đảng Cộng sản thống nhất quốc gia dưới sự cai trị của mình. Tính danh chính danh của Đảng, dựa trên thắng lợi từ cuộc tấn công quân sự, đã bắt đầu lung lay. Nền kinh tế phải vật lộn căng thẳng bởi những thực hành nhất nhất theo con đường chủ nghĩa xã hội không cung cấp đủ sản lượng nông nghiệp và công nghiệp cho dân chúng. Lối thoát là cải cách thị trường, được gọi là “Đổi mới”.

Vài suy nghĩ lan man về thời cuộc

Ngụy Hữu Tâm

Từ khi bắt đầu, Thiên niên kỷ mới cũng chỉ mới có... 16 năm; 16/2000 - chẳng đến 1%, thời gian quá nhỏ, quá ngắn để luận bàn, nhưng xin phép cứ nêu vài suy nghĩ! Ít nhất là riêng với nước ta cho nó... gọn nhẹ. Chuyện thế giới phức tạp quá!

Cuối tuần ngồi đọc „Giăng lưới bắt chim“ của Nguyễn Huy Thiệp (NXB Trẻ tái bản nhưng tôi chưa từng được đọc nên với tôi, nó vẫn là mới), không giăng lưới nên chẳng bắt được con chim nào, nhưng thấy hay nên cũng xin hân hạnh giới thiệu với bạn đọc. Anh Thiệp là người viết rất sâu sắc, những vấn đề anh nên vẫn rất hợp thời - dù đã mấy năm nay, nhưng mấy năm là gì khi so với bốn ngàn năm lịch sử dân tộc? Từ cuốn sách này mà suy nghĩ triền miên để viết ra đây ít dòng:

„...trong các tri thức thì việc làm chủ ngôn ngữ, việc nắm bắt các ngôn từ là yếu tố hàng đầu. Không phải tự nhiên mà các nhà văn lớn đều khuyên chúng ta nên biết học ở tục ngữ, ca dao, dân ca, bởi đây thật sự là một kho tàng kinh nghiệm đời sống và kinh nghiệm tu từ. Cũng phải nói thêm, hình như cách học hành của các nhà văn cũng từa tựa như cách đào tạo các nhà chính trị. Tôi không dám coi các nhà chính trị là các nhà văn không thành đạt hoặc các nhà văn là các nhà chính trị không thành đạt...“.

Nghị quyết 'tự diễn biến' của ĐCSVN bế tắc về lý luận?

clip_image001

Quy định về sở hữu đất là nguyên nhân của nhiều vụ va chạm ở Việt Nam. REUTERS

Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành một nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đề cập tới việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện được mô tả là "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Công bố danh sách dự án nguy cơ gây ô nhiễm – Một cảnh báo tốt

Thanh Trúc, phóng viên RFA

clip_image002

Một nhà máy nhiệt điện thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, ảnh minh họa. Courtesy evn

Trong nỗ lực giữ sạch môi trường, Việt Nam cho công bố danh sách các dự án có nhiều khả năng cũng như nguy cơ gây ô nhiễm môi sinh, yêu cầu phải báo cáo cụ thể về việc phát thải cuối năm nay.

Chính sách ngoại giao xoay trục của Tổng thống Duterte

LS Nguyễn Văn Thân

Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte vừa thực hành chyến công du Trung Quốc 4 ngày từ 18-21 tháng 10 vừa qua cùng với một phái đoàn có hơn 400 doanh nhân theo tháp tùng. Nước chủ nhà Trung Quốc đã long trọng trải thảm đỏ đón Duterte tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh. Tổng thống Phi hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ Tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc Hội Trương Đức Giang, tức là 3 nhân vật lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Sau các cuộc họp mặt, hai bên công bố hàng loạt hợp đồng thỏa thuận và viện trợ kinh tế trị giá 24 tỷ Mỹ kim.

Nhưng điều đáng chú ý nhất là lời phát biểu của Duterte. Ông tuyên bố là đã đến lúc Phi Luật Tân nói lời chia tay với "người tình trăm năm" Hoa kỳ. Ông còn bạo miệng cảnh báo là Phi Luật Tân sẽ cùng với Trung Quốc và Nga lập ra một trục ''3 quốc gia'' để đối trọng với "thế giới" (dưới tầm ảnh hưởng của Mỹ?). Vẫn biết Duterte là một người thường có những lời phát biểu bốc đồng nhưng câu nói này đã gây chấn động lớn không chỉ ở Mỹ mà toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không lẽ đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Mỹ sẽ ngoảnh mặt quay lưng và kết thân với "tình địch", một viễn cảnh không thể tưởng tượng được.

Dân yêu cầu xử lý Công ty Long Sơn

Nguyễn Đức

(PL)- Người dân cũng đề nghị thu hồi đất của Long Sơn được cấp chồng lên đất họ.

Ngày 2-11, ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông), dẫn đầu đoàn công tác của huyện đã vào tiểu khu 1535 - nơi xảy vụ nổ súng làm chết ba người và bị thương 16 người để họp dân. Mục đích của đoàn là lấy ý kiến của người dân về việc thành lập ban tự quản tại năm điểm dân cư mới trên các điểm nóng xen kẽ đất khai phá của dân và đất được giao của các công ty tại xã Đắk Ngo và Quảng Trực.

Lập điểm dân cư, cấp hộ khẩu

Buổi làm việc này xuất phát từ Thông báo 205 của Văn phòng Chính phủ (tháng 9-2016) về việc xử lý đất canh tác ở xã Đắk Ngo và Quảng Trực. Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo ổn canh, ổn cư cho nhân dân ở địa bàn, điều chỉnh và công nhận việc sử dụng đất cho các hộ theo quy định của pháp luật đất đai. Phó Thủ tướng chỉ đạo trước mắt thành lập các bom, buôn thuộc xã Quảng Trực, Đắk Ngo để đảm bảo an ninh, ổn định vùng biên giới, đảm bảo đời sống cho các hộ dân, tiến tới thành lập các đơn vị hành chính cấp xã...

Bắt 'bác sĩ Hồ Hải' để dập tắt tiếng nói phản biện?

clip_image001

Thông tin bắt blogger 'bác sĩ Hồ Hải' được công bố đêm 2/11

"Vụ bắt bác sĩ Hồ Hải cho thấy mọi công dân Việt Nam đều có nguy cơ là người tiếp theo nếu bày tỏ chính kiến và thực hiện những quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận," một nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm bình luận với BBC hôm 3/11.

Ai có thể làm thay đổi tình trạng tù đày của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Lê Dũ Chân

clip_image002

Đòi tự do cho Mẹ Nấm - Như Quỳnh là chống lại tội ác hủy hoại môi trường, là bảo vệ mạng sống, sức khỏe cho 90 triệu dân Việt hôm nay và các thế hệ con cháu mai sau. Đòi tự do cho Mẹ Nấm - Như Quỳnh là đòi công ty gang thép Formosa trả lại biển sạch, không khí trong lành, công ăn việc làm, đời sống ổn định cho người dân bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc miền Trung Việt Nam...

CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI: BAO GIỜ MỚI THÔI KHUẤT TẤT VÀ ỨNG XỬ BẤT NGHĨA?

Nguyễn Đông Phong

Theo Báo lao động ngày 19 tháng 10 năm 2016: UBND TP. Hà Nội có Công văn số 9378/VP-ĐT yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND quận Tây Hồ, Ba Đình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến dự án Trấn sông Hồng (Song Hong City).

Dự án Song Hong City được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xướng. Chính phủ đã cho phép Hà Nội phối hợp với Seoul (Hàn Quốc) nghiên cứu xem xét lập quy hoạch xây dựng Song Hong City với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD.

Phải chăng người ta lại lục lại cái Dự án đã bị nhiều nhà khoa học và giới truyền thông, báo chí một thời đã phê phán bác bỏ?

Tháng 5 năm 2015 tôi viết bài báo: “Chính quyền Hà Nội: Khuất tất và ứng xử bất nghĩa” (1). Bài báo nói về sự đóng góp đầy thiện chí và tâm huyết của một trí thức tài danh - họa sĩ Văn Thơ - cho Thủ đô Hà Nội với một loạt tranh có chất lượng cho các cơ quan Đảng và chính quyền của Hà Nội và trung ương. Đặc biệt là hưởng ứng Nghị quyết của UBND thành phố Hà Nội và Chỉ thị của Bộ Chính trị về nghiên cứu xây dựng quy hoạch thành phố Hà Nội và chính trị sông Hồng đoạn qua Thủ đô Hà Nội, họa sĩ Văn Thơ đã giành gần chục năm trời nghiên cứu và xây dựng hai dự án.

Thế nào là 18 'suy thoái' và 9 'tự diễn biến'?

clip_image002

Bí thư Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh (hàng hai, giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), là người bị phê là có 'cả nhà làm quan'.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa con số cụ thể các dạng tư duy và hành vi mà ban lãnh đạo hiện nay cho là 'suy thoái' về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và biểu hiện của 'tự suy thoái' và 'tự diễn biến' trong nội bộ.

Trung Quốc là nước phá hoại nhiều nhất môi trường biển Đông

Việt Hà, RFA

clip_image002

Một công trình Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, ảnh chụp hôm 15/5/2014. AFP

Chuyên gia quốc tế lên tiếng quan ngại về những hoạt động quân sự hóa và xây lấp các đảo nhân tạo và đánh bắt hải sản quá mức ở khu vực biển Đông thời gian qua vì cho rằng những hoạt động này đang tàn phá môi trường biển một cách nghiêm trọng và làm giảm đáng kể nguồn thủy sản trong khu vực.

Thiệt hại sẽ còn nhiều hơn nữa

Việt Hà phỏng vấn giáo sư John McManus, thuộc khoa sinh vật và sinh thái trường đại học Miami, Hoa Kỳ. Giáo sư là người đã có nhiều năm nghiên cứu về môi trường biển Đông tại các khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua hình ảnh vệ tinh và thực địa. Lần gần đây nhất ông đến thăm Trường Sa để chứng kiến những tác động của con người lên môi trường ở đây là vào tháng 2 năm nay. Trước hết nói về hiện trạng môi trường biển ở khu vực biển Đông, giáo sư McManus cho biết:

GS John McManus: Những loài cá ở tầng đáy như cá mackerel, cá ngừ, tất cả đều đang bị nguy hiểm. Đối với những loại cá từ rạn san hô thì đã có một số loài hoàn toàn biến mất. Đó là điều tôi chứng kiến khi tôi đến đây. Thay vì thấy những con cá lớn thường có ở đây tôi chỉ thấy một vài loại cá nhỏ như 7 cm hoặc 10 cm bơi qua các rạn san hô. Đây là một dấu hiệu rất xấu. Bên cạnh hoạt động đánh bắt cá quá mức làm tình hình ngày một thêm tệ, chúng tôi cũng thấy sự phá hoại hàng loạt đối với các rạn san hô. Có hai loại san hô, loại có vĩnh viễn và loại tái phát triển sau hai mươi năm. Những rạn san hô bị phá hủy bởi các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo, chủ yếu được tiến hành bởi Trung Quốc, ước tính khoảng  99% và một phần nhỏ hơn là từ các quốc gia khác, ước tính khoảng 1%.  Khoảng 14 km vuông san hô sẽ không bao giờ có thể phát triển trở lại.

Thêm vào đó rất nhiều rạn san hô khác bị phá hủy bởi hoạt động đánh bắt trai lớn ngoài biển. Hoạt động này tàn phá khoảng 69 km vuông ở khu vực Trường Sa. Nếu ta cộng thêm khoảng 35 km vuông ở Hoàng Sa thì chúng ta sẽ thấy có đến 104 km vuông bị phá hủy bởi hoạt động đánh bắt trai lớn ngoài biển Đông. Tổng số rạn san hô bề mặt bị phá hủy mất khoảng 10%. Con số thiệt hại của rạn san hô nằm sâu dưới đáy biển là khoảng 3%. Nó không quá lớn để làm chết hoàn toàn các rạn san hô khi con số chỉ không quá 10%. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục những hoạt động như hiện nay thì con số thiệt hại sẽ còn cao hơn nữa. Cho nên chúng ta cần phải chấm dứt các hoạt động này ngay bây giờ.

Những rạn san hô bị phá hủy bởi các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo, chủ yếu được tiến hành bởi Trung Quốc, ước tính khoảng  99% và một phần nhỏ hơn là từ các quốc gia khác, ước tính khoảng 1%.

- GS John McManus

Việt Hà: Từ trước đến nay chúng ta nghe nói nhiều về tầm quan trọng của biển Đông trong thương mại cũng như vị trí chiến lược. Ít người nói đến vấn đề môi trường ở đây. Theo ông những gì ông tìm hiểu được về thực trạng môi trường biển ở đây có ý nghĩa thế nào đối với khu vực?

GS John McManus: Cá là nguồn thực phẩm quan trọng ở Đông Nam Á. Ở các vùng ven biển, có khoảng hơn 200 triệu người, và có khoảng 38 triệu người sống  trong vòng khoảng 100 km từ bờ biển ở khu vực biển Đông. Khoảng 30% nguồn đạm của họ là đến từ cá. Nếu không có cá thì sẽ có hàng triệu việc làm bị mất và bạn sẽ gặp khó khăn về thiếu nguồn đạm mà không có nguồn thay thế. Cho nên về cơ bản là khu vực này sẽ phải đối mặt với nạn đói khi các nguồn cá biến mất và chúng sẽ biến mất lần lượt vì lượng cá có sẵn quá ít và chúng cứ biến mất dần. Điều quan trọng là số cá còn sót lại phải có đủ để tìm nhau để sinh con. Nhưng khi chúng có quá ít thì cũng không có cá con sinh ra.

Việt Hà: Trung Quốc từ lâu cũng áp đặt một lệnh đánh bắt cá đơn phương trên biển Đông hàng năm mà theo họ nói là để bảo vệ nguồn cá. Theo ông lệnh cấm này có thực sự giúp ích gì cho việc bảo vệ và khôi phục nguồn cá đang sụt giảm ở đây hay không?

GS John McManus: Trung Quốc có cố gắng đặt ra những lệnh đánh bắt cá trong một số tháng trong năm. Nó không bao gồm hết cả các tàu cá của Trung Quốc nhưng chủ yếu là đối với các tàu cá của Philippines và Việt Nam. Họ đưa ra lệnh đánh bắt cá để cá có cơ hội phục hồi trở lại. Nhưng đây là lệnh cấm đơn phương dẫn đến các phản đối và nó cũng có thể khiến các nước khác khuyến khích các hoạt động đánh bắt cá hơn nữa để chống lại lệnh cấm đơn phương bởi vì đây là khu vực đang tranh chấp.

clip_image004

Một công trình Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, ảnh chụp hôm 15/5/2014. AFP PHOTO

Để có thể kiểm soát tốt hơn các hoạt động đánh bắt cá thì điều quan trọng là các nước phải đóng băng các hoạt động đòi chủ quyền của mình. Nếu một nước nào đó đòi chủ quyền với một khu vực A mà một nước khác cũng đòi chủ quyền thì mọi người có thể nói đó là đòi hỏi chủ quyền của anh nhưng anh sẽ không được làm thay đổi gì hết trong khoảng thời gian của hiệp ước ví dụ như là 30 năm sau mới gia hạn giống như hiệp ước Nam Cực chẳng hạn. Tức là trong suốt khoảng thời gian đóng băng theo hiệp định không có bất cứ hành động nào của anh sẽ được dùng để củng cố những đòi hỏi về chủ quyền của anh. Lú đó các bên có thể nói chuyện hợp tác với nhau trong khai thác thủy sản, hay những lệnh cấm tạm thời.

Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về tác động của phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế PCA trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc xét về khía cạnh môi trường?

GS John McManus: Phán quyết của tòa là một bước đột phá quan trọng trong luật quốc tế. Luật có liên quan đến mục đích của luật dựa trên lịch sử, những gì đã được nói vốn đã không rõ ràng, và dựa vào những vụ kiện tương tự trong quá khứ. Vì vậy phán quyết này rất quan trọng. Nó tạo một tiền lệ để tận dụng cơ hội này làm rõ luật có nghĩa gì. Điều này là rất tốt. Bên cạnh những điểm khác của phán quyết mà mọi người đều biết về  các thực thể tại Trường Sa và đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc, có một điểm thứ ba rất quan trọng là luật cũng nói rõ về việc bảo vệ môi trường biển. Ngay cả nếu đó là vùng nội thủy hay những vùng nước thuộc chủ quyền khác của anh đi chăng nữa thì anh cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường biển. Việc phá hoại môi trường biển trong vùng biển của anh và các vùng nước xung quanh là sai luật quốc tế. Tức là trước kia thì quy định này chưa rõ ràng nhưng giờ thì đã rõ và trường hợp này có nghĩa là một nước có thể mang một nước khác ra tòa kiện nếu thấy nước đó phá hoại môi trường biển.

Vấn đề môi trường lúc đầu không phải là chủ đích chính của vụ kiện nhưng sau đó đã được bổ sung. Giờ thì đã rõ là Trung Quốc đã có các hoạt động phá hoại môi trường biển. Tất nhiên các nước khác cũng vi phạm luật quốc tế khi có các hoạt đông phá hoại môi trường biển dù chỉ chiếm khoảng 1% hư hại. Tôi hy vọng là điều này sẽ làm rõ là tất cả  các nước trên thế giới phải bảo vệ môi trường biển.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-s-activities-in-the-scs-take-up-huge-toll-on-the-marine-environment-vh-11022016103953.html

Mekong Connect Forum 2016: Thách thức và Cơ hội

Nguyễn Quang Dy

“Cần thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về” (Ca dao)

Nghịch lý Miền Tây

Từ xa xưa, người ta thường nói đến đồng bằng Nam Bộ trù phú là “vựa lúa của cả nước”, với những “cánh đồng thẳng cánh cò bay”, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, tôm cá đầy sông, hoa trái đầy vườn, lúa gạo đầy bồ… Miền Tây được “thiên nhiên ưu đãi”, với “Cần Thơ gạo trắng nước trong” và “người đẹp Tây Đô”, cuộc sống vật chất phong lưu như “công tử Bạc Liêu”, còn cuộc sống tinh thần hồn nhiên như “bài ca vọng cổ”…

Nhưng tất cả những hình ảnh đẹp đẽ và hồn nhiên đó đã trôi vào quá khứ như một huyền thoại về một “thời xa vắng”. Nó đang được thay thế bằng hình ảnh “Miền Tây hoang dã” với môi trường bị ô nhiễm, ruộng vườn bị hoang hóa vì hạn hán và ngập mặn. Cuộc sống của hàng triệu người dân miền Tây đang bị đe dọa. Con gái miền Tây phải bỏ quê hương đi lấy chồng Đài Loan, hoặc ra thành phố kiếm sống bằng nghề bia ôm...

Đại biểu Quốc hội truy vấn “ai nhận trách nhiệm vụ Formosa”?

Dân trí - Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội, Đại biểu Trần Công Thuật băn khoăn, đến nay vẫn chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ Formosa xả thải đầu độc biển, ai bù đắp thiệt hại cho người dân nếu 500 triệu USD bồi thường không đủ chi? Bộ trưởng TN-MT được yêu cầu giải trình thêm…

clip_image001

Đại biểu Trần Công Thuật phát biểu tại hội trường (ảnh: Quochoi.vn).

Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) đề cập sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh trực tiếp gây ra. Theo đại biểu, người dân đến giờ vẫn tâm tư vì hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và nghiêm trọng, là hành vi vi phạm Bộ luật hình sự nhưng trên thực tế đang xem xét ở mức vi phạm hành chính và bồi thường kinh tế.

“Người cộng sản tốt” hay người tốt chọn nhầm cộng sản?

Hồ Phú Bông

clip_image002

Milkhail Gorbachev, một người CS đã giật sập chế độ CS. Nguồn: internet

Nhân đọc 2 bài viết mới đây của quý anh Bùi Minh Quốc “Người Cộng sản chống Cộng” và Nguyễn Đình Cống “TÁC DỤNG PHỤ HAY TAI HỌA TẤT YẾU SINH RA TỪ CỘNG SẢN”, thấy 2 anh nhận xét khá giống nhau ở một điểm là người theo “cộng sản thuở ban đầu là tuyệt vời”! Họ là những người “yêu quê hương, đất nước”! Họ “hãnh diện được là đảng viên”.

Chính đảng hay băng đảng?

Tạp ghi Huy Phương

clip_image002

Đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam tham dự đại hội lần thứ 12. (Hình: KHAM./AFP/Getty Images)

Ngày 13 Tháng Mười, Ngoại Trưởng John Kerry đến vùng Silicon Valley của California tham dự một cuộc hội thảo bàn tròn về an ninh cũng như vai trò của Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, do tổ chức Virtuous Circle mời ông làm diễn giả. Tại đây, trong bài diễn văn, ông Kerry cho rằng tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản “cuồng nhiệt”.

Luật sư Thuận: Triển khai Nghị quyết 04 'không đơn giản'

An Tôn - VOA

clip_image001

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 30/10 đã ban hành Nghị quyết 04 của Trung ương Đảng. Nghị quyết do ông Nguyễn Phú Trọng ký nêu ra các dấu hiệu về việc đảng đang biến chất, và xác định các biện pháp để chỉnh đốn đảng.

Toàn văn nghị quyết được đăng trên nhiều báo Việt Nam, chỉ ra 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng.

Siết chặt thêm thòng lọng

Tâm Don

(VNTB) – “Nền báo chí cách mạng” đang bị quản lý chặt chẽ và toàn diện bởi một hệ thống vô hồn vô trí.

clip_image002

Thòng lọng mới

Dòng báo chí điện tử Việt Nam vừa mới sinh thành đã phải chịu quá nhiều sức ép. Vào ngày  01-9-2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định 72 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng gây nhiều bức xúc và phẫn nộ cho cộng đồng mạng. Mới đây nhất, vào ngày 24/10/2016, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) thuộc Bộ TT&TT đã có công văn gửi các Sở TT&TT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp.

Quyền tự do của Phan Anh

Ngô Nhân Dụng

clip_image002

Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng cảm động. Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.”

Những đoàn người cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ lụt, đó là cảnh chúng tôi đã chứng kiến cũng vào Tháng Mười, 1964, sau “trận bão năm Thìn” làm tràn ngập miền Trung từ Quảng Nam vào Bình Ðịnh. Năm đó, các ban đại diện sinh viên thuộc nhiều phân khoa đại học và các trường trung học ở Sài Gòn, cùng với những hội đoàn tư như Hướng Ðạo, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Sinh Công, vân vân, đã tự động đứng ra lạc quyên cứu trợ đồng bào. Họ không cần xin phép ai hết, đi xin gạo, xin tiền, quần áo, thuốc men, vân vân, rồi tìm cách đem ra miền Trung. Một nhóm sinh viên đã xin gặp cụ Phan Khắc Sửu, lúc đó cầm đầu chính phủ, và ông bộ trưởng Xã Hội để xin nhà nước giúp phương tiện di chuyển. Hai vị không những hứa can thiệp nhờ máy bay quân đội chuyên chở mà Bác sĩ Phan Quang Ðán, bộ trưởng Xã Hội, còn ra lệnh các Ty Xã Hội ở các tỉnh trao những phẩm vật cứu trợ của bộ cho các sinh viên, học sinh phân phối. Ông đồng ý rằng các bạn trẻ tình nguyện đi giúp ích có thể đưa các đồ cứu trợ tới người dân hữu hiệu hơn guồng máy công chức. Ít nhất, không sợ thất thoát vì tham nhũng, không sợ có cảnh thiên vị khi lập danh sách đồng bào nạn nhân để trao các món quà.

Đảng Cộng sản Việt Nam kiên quyết không đổi mới

Nguyễn Quang A

Có thể kết luận ngắn gọn như vậy từ Nghị Quyết TW 4 khóa 12 vừa do Tổng Bí thư ĐCSVN ký ngày 30-10-2016.

ĐCSVN không bao giờ công khai các buổi họp, hội nghị của mình để cho bàn dân thiên hạ thấy ai có ý kiến gì trong nội bộ đảng, như hầu hết các đảng chính trị hiện đại vẫn làm, cho nên có lẽ tiêu đề phải là "Đảng của ông Trọng... đổi mới" thì mới sát thực tế.

27 điểm mà ông Trọng đưa ra để nhận diện đảng viên nào của ĐCSVN:

1) suy thoái về

- tư tưởng chính trị (9 điểm);

- đạo đức, lối sống (9 điểm) và

2) "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" (9 điểm).

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

An Tôn – VOA

 

clip_image002

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.

Trong một cuộc phỏng vấn được nhiều báo Việt Nam đăng hôm 31/10, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói chính quyền “không ngăn cản tự do ngôn luận”, và các tác phẩm báo chí không thu hút bạn đọc là “do trình độ và tài nghệ của người làm báo”. Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo không đồng tình với phát biểu này của bộ trưởng.

Ngoại trưởng Mỹ và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam

clip_image002

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh Thế Huynh phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Washington D.C, ngày 25 tháng 10 năm 2016.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây nhắc tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, phần nào lấn át chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, gây ra nhiều tranh luận.

60 năm cuộc nổi dậy Budapest 1956

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image001

Xe tăng Liên Xô tại Budapest, Hungary hôm 12/11/1956. AFP/INTERCONTINENTALE

Ngày 23 tháng 10 năm 1956, cách đây tròn 60 năm người dân Hungary nổi dậy đòi dân chủ. Ngày 4 tháng 11 cùng năm, xe tăng Liên Xô kéo vào Hungary dẹp tan cuộc nổi dậy. Theo một số thống kê, có đến 30 ngàn người chết trong cuộc nổi dậy này.

‘Vẽ dự án’ 230.000 tỷ đồng để làm đường cao tốc Bắc-Nam?

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Không chỉ “tố” đến 230.000 tỷ đồng mà Bộ Giao thông Vận tải còn đòi chỉ định thầu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

clip_image003“Hoang tưởng giai đoạn cuối”

“Hoang tưởng giai đoạn cuối” vẫn thường là di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Ngay cả vào lúc nền kinh tế đã “chắc suất” bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy của hoài mộng tìm đâu ra từng chục ngàn tỷ đồng để chi lương công chức, giới lãnh đạo quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ vẫn nhuốm đầy ảo giác về “ăn ODA”.

Một trong những bằng chứng mới nhất về căn bệnh “uống thuốc liều” như thế là Bộ Giao thông Vận tải mới đây đã nhiệt tình đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam với ước toán lên tới 230.000 tỷ đồng, trong đó đòi ngân sách chi đến 93.000 tỷ đồng.

Đắk Nông và Văn Giang*

Trần Vũ Hải

Tôi đã cảnh báo ông Vũ Đức Đam như thế nào về khả năng bạo lực kinh hoàng ở Văn Giang? Và thực tế ra sao?

Vụ án doanh nghiệp tự hành xử như lực lượng chức năng ở Đắk Nông, khiến một số người chống trả đẫm máu, làm tôi nhớ lại vụ chống trả quyết liệt đổ máu ở Văn Giang hai năm trước, giống nhau kỳ lạ. Sự khác nhau duy nhất là báo chí hiện nay đăng tin đa chiều về vụ Đắk Nông, thủ tướng và Bộ Công an có ý kiến xem xét mọi mặt, còn vụ Văn Giang thì báo chí và các cơ quan "im lặng đáng sợ", dù vụ việc xảy ra ngay sát Hà Nội.

Trước đó, cách đây đúng ba năm tôi có thư ngỏ gửi ông Vũ Đức Đam (mời các bạn xem) sau khi có thông báo từ dân oan Văn Giang họ sẽ quyết tử.

Sau đó một năm, từ sáng sớm 5/10/2014 chủ đầu tư thuê một nhà thầu đến thi công, san ủi tại khu đất mà người dân Văn Giang không bàn giao cho chính quyền vì đang phản đối việc thu hồi đất (cũng không có quyết định thu hồi đất đối với từng hộ dân và lệnh cưỡng chế thu hồi), không có lực lượng chức năng "hỗ trợ thi công" đi cùng... Theo người dân, chủ đầu tư thuê hàng trăm người và hàng chục xe ủi vào ruộng của họ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra. Khoảng 500 nông dân đội mũ bảo hiểm đã "nghênh chiến". Nhiều xe bị phá huỷ, nhiều người bị thương, hai người bị đánh chết, trong đó có một thiếu niên.

Lũ lụt tại Quảng Bình, Hà Tĩnh và thuỷ điện Hố Hô

MƯA TO

Vnexpress: Mưa to, hàng trăm nhà dân Quảng Bình ngập một mét

Ít nhất 500 nhà dân dọc sông Gianh ở Quảng Bình bị ngập đến một mét, sau cơn mưa kéo dài 2 ngày nay.

clip_image001

Chợ Quảng Hải, sát sông Gianh ngập trong nước lũ. Ảnh: Phong Dương

Hai ngày nay, Quảng Bình có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 150-220 mm. Mực nước sông Gianh đang lên và chưa có dấu hiệu dừng.

Đôi lời với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Hoàng Hưng

Thưa nhà thơ Bằng Việt,

Tình cờ tôi được nghe mấy lời anh nói tại Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) ngày 30 tháng 10 năm 2016 vừa qua về Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐVĐĐL) khi trả lời chất vấn về trường hợp nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (qua clip ghi hình trên trang mạng Trần Nhương và Nguyễn Xuân Diện). Thấy phải có ngay “đôi lời” với anh, vừa theo chỗ thân tình – bạn học từ thời “áo trắng đơn sơ mộng trắng trong” dưới mái trường Phổ thông Ba Việt Đức 1958-1960, bạn thơ “bút mới” Hà Nội thời chiến tranh, bạn sinh hoạt với HNVHN những năm 2002-2008; vừa theo lương tâm của một trong các thành viên sáng lập BVĐVĐĐL buộc phải phản ứng với những phát biểu công khai gây ngộ nhận cho tổ chức của mình.

A. Trước hết, xin ghi nhận anh có một số ý kiến thẳng thắn, tương đối khách quan về BVĐVĐĐL.

Anh đã nói đúng bản chất của BVĐVĐĐL: “Tuyên ngôn chấn hưng nền văn học dân tộc đang xuống cấp nghiêm trọng”, “hoàn toàn độc lập, không chịu, không muốn liên quan bất cứ tổ chức chính thống nào…”, “tách biệt khỏi hệ thống các tổ chức xã hội của chúng ta [ý là của “Đảng ta” – HH] trong đó có Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội”.

Thư ngỏ gửi ông Bằng Việt, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội

Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2016

Ông Bằng Việt thân mến!

Xin cùng nhau nhớ lại hơn 40 năm trước:

Đại hội thành lập Hội VHNT Vĩnh Phú (lần I) diễn ra vào tháng 3 – 1975 sau hơn 3 năm Ban Vận động do nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi làm Thường trực Ban có những hoạt động nổi tiếng lẫy lừng nửa nước – đúng hơn là cả nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các vị Trưởng, Phó ban Vận động như Trần Quốc Phi, Nguyễn Chí Vượng mát mặt vì nhờ có ông Vợi, nên các văn nghệ sỹ TW và các tỉnh biết đến mình, đến Vĩnh Phú. Nhưng do thói GATO, các văn nghệ sỹ bất tài ghét ông Vợi, xúm nhau vạch lá tìm sâu, xắc mắc um lên ngay bên thềm đại hội ông Vợi là Nhân văn Giai phẩm, rồi việc bóp vú cô nọ cô kia.

Bằng cách ấy, ông Vợi bị gạt ra rìa.

Bằng cách ấy, người ta gạt hoạt động văn nghệ thứ thiệt ra rìa.

Từ chuyện vé số

Trịnh Khả Nguyên

Mấy ngày qua nhiều người trầm trồ về cái giải thưởng đặc biệt trị giá 92 tỉ đồng của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam, gọi tắt là VIETLOTT. Người ta còn bảo, đó là chơi theo “kiểu Mỹ”, báo Pháp Luật cũng dùng chữ này. Chỉ nói chuyện xổ số thì, theo “kiểu Mỹ” là kiểu gì? Lời người trúng thưởng “...là theo hướng hiện đại, minh bạch và có trách nhiệm”. Còn đại diện Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ (Bộ Công An) “Qua theo dõi thấy qui trình trả thưởng của Vietlott hoàn toàn công khai, minh bạch đảm bảo sự giám sát của các bên liên quan”. Hai người đều dùng từ “minh bạch”. A, thì ra theo “kiểu Mỹ” là kiểu minh bạch, công khai. Minh bạch, công khai là hai yếu tố quan trọng trong cuộc chơi, ai cũng thích vì nó “thật”, không xếp đặt, không gian lận.

Không cứ xổ số, không cứ Mỹ, trong những chuyện khác, trừ những việc liên quan tới an ninh quốc gia, ở đâu người ta cũng cần minh bạch, đúng sự thật. Những tài liệu mật về lịch sử, quốc phòng, ngoại giao... sau một thời gian cũng được “bạch hóa”, công bố cho mọi người biết sự thật.

Màn tuồng chợ vãn

Nguyễn Đình Cống

Từ 28 đến 30 thánh 10/ 2016 tại Hà Nội diễn ra cuộc họp của các Đảng Cộng sản từ khắp các châu lục. Các cuộc họp như vậy bắt đầu từ năm 1998, vừa rồi là cuộc họp lần thứ 18. Trước đây, vào thời còn phe xã hội chủ nghĩa đã từng có những cuộc họp các Đảng Cộng sản toàn thế giới tại Mạc Tư Khoa, bàn chuyện đào huyệt chôn vùi toàn bộ giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế quốc để đưa giai cấp vô sản thống trị nhân loại, xây dựng thiên đường nơi hạ giới. Thế rồi Đảng Cộng sản Liên Xô tự sụp đổ, chỉ còn thoi thóp thở. Thế là Đảng Cộng sản Việt Nam quyết nhảy ra, giành lấy và giương cao ngọn cờ tiên phong đã rách nát để tập hợp lực lượng cộng sản. Sau khi lên làm Tổng bí thư, ông Trọng vội vàng sang Cuba, đọc một bài diễn văn độc đáo, bộc lộ ý chí mãnh liệt: “Muốn tái dựng phong trào Cách mạng xã hội chủ nghĩa, ít nhất là ở quy mô các nước đang phát triển, mà Việt Nam là tấm gương chiếu sáng” (trích từ diễn văn). Trong khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc rời bỏ chủ nghĩa xã hội để trở thành chủ nghĩa bá quyền mèo trắng mèo đen, ông nuôi tham vọng đưa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông, sớm trở thành ngọn cờ đầu của phe xã hội chủ nghĩa tái lập, và ông trở thành nhà lý luận và vươn lên thành lãnh tụ của cộng sản thế giới.

'Khủng hoảng lý luận' của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đào Anh Dũng, gửi cho BBC từ Hà Nội

clip_image002

Tiến sĩ Đinh Thế Huynh (phải), Uỷ viên Bộ Chính trị, đang là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. GETTY IMAGES

Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương" của họ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập hội đồng này.

Nếu Đảng tự nhốt quyền lực trong “lồng pháp luật”

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image001

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp hôm 5/10/2016 tại Hà Nội. AFP

Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển kinh tế và sự tồn vong của chế độ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội hôm 7/10/2016 là cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phải nhốt quyền lực trong “lồng luật pháp”.

Thư gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn!

Ngô Nguyệt Hữu

Trên các trang mạng đang ồn ào về bức thư này của nhà báo trẻ Ngô Nguyệt Hữu. Đọc thư, thấy anh là người thẳng thắn, điềm đạm và tỉnh táo khi chia sẻ trước một chủ trương.

Mình ủng hộ sự ‘làm sạch” tư cách trục lợi của một bộ phận nhà báo khi làm nghề, dẫn đến những “hành vi bất lương” như vụ nước mắm vừa qua là một ví dụ cụ thể. Nhưng mình thấy quan niệm làm nghề của Ngô Nguyệt Hữu rất đáng suy nghĩ.

Làng báo những ngày này quả là quá nặng nề tâm trạng. Như Ngô Nguyệt Hữu đã thẳng thắn mô tả “Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng” các nhà báo, và như khi anh viết:

“Muốn khôi phục lại uy tín cho báo giới nhằm giành lại mặt trận truyền thông chính thống, tôi nghĩ rằng trong bộ máy lãnh đạo báo chí cần có những nhà báo chuyên nghiệp làm tham mưu, tư vấn.

Người sống trong thông tin sẽ biết phân tích thông tin, đánh giá thông tin hơn là những cá nhân vốn quen với sách vở.

Điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy của lãnh đạo quản lý báo chí với nhà báo, đó chính là mối quan hệ tôn trọng, đối thoại, thấu hiểu vì một mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng thông tin. Chứ không đơn thuần là mối quan hệ lãnh đạo và thuộc cấp.”

Nhà báo Kim Dung / Kỳ Duyên

Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa phát xít nhưng có thể là một báo hiệu ban đầu

Sheri Berman, Foreign Affairs, tháng 11-12, 2016

Trần Ngọc Cư dịch

Sheri Berman là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Barnard College, Đại học Columbia

“Các nhà chính trị cực đoan cánh hữu hiện nay vì thế đáng được gọi là dân túy [populist] chứ không phải phát xít, vì họ rêu rao là họ đang nói lên tiếng nói của người dân bình thường, nam cũng như nữ, chống lại giới quyền lực chóp bu thối nát, xuống cấp, và xa rời quần chúng cũng như chống lại các định chế hiện hành. Nói cách khác, họ chắc chắn phản lại xu thế tự do - bình đẳng [antiliberal], nhưng họ không phản dân chủ [antidemocratic]. Sự phân biệt này có ý nghĩa không nhỏ. Nếu các nhà lãnh đạo dân túy lên nắm chính quyền – thậm chí trong đó có các phần tử dân tộc chủ nghĩa – sự tồn tại liên tục của thể chế dân chủ sẽ cho phép xã hội lựa chọn một sự làm lại từ đầu [a do-over] bằng cách sau đó sẽ bỏ phiểu tống cổ họ ra khỏi chính quyền. Thật vậy, đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất của thể chế dân chủ: nó cho phép các nước hồi phục từ các sai lầm của mình” – Sheri Berman

clip_image002

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn